Header Ads

  • Breaking News

    Phú Nhuận - Làm tổn hại uy tín đảng: Tướng lãnh cảnh sát biển Việt Nam bị kỷ luật

    Ban Bí thư đã quyết định khai trừ Đảng với 2 thiếu tướng và cách toàn bộ chức vụ trong Đảng với 7 tướng lĩnh khác đều là tư lệnh, phó tư lệnh, chính ủy, phó chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam và đơn vị trực thuộc.

    Phú Nhuận - Làm tổn hại uy tín đảng: Tướng lãnh cảnh sát biển Việt Nam bị kỷ luật

    Tin tức trên gây chấn động vì đây là lực lượng tuần duyên của Việt Nam, giữ vai trò là lực lượng quân sự chuyên trách thuộc Chính phủ Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên trên các vùng biển và thềm lục địa của nước này.

    Cụ thể hơn, theo các văn bản pháp luật hiện hành tại Việt Nam, Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Chính phủ.

    Cảnh sát biển Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo quy định của Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam ngày 5-2-2008 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.

    Như vậy, liệu với các mức án kỷ luật Đảng nói trên, sắp tới đây có liên đới truy cứu về trách nhiệm quản lý của cựu Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, của đương kim Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc?

    Khi tướng lãnh Cảnh sát biển Việt Nam ‘suy thoái chính trị’

    Tin tức được đăng tải công khai về vụ việc như sau:

    Ngày 1-10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Ban Bí thư để xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Đảng ủy Cảnh sát biển Việt Nam nhiệm kỳ 2015 – 2020 và một số cá nhân.

    Sau khi xem xét đề nghị của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, nghe đại diện Quân uỷ Trung ương phát biểu, Ban Bí thư kết luận, Ban Thường vụ Đảng ủy Cảnh sát biển Việt Nam nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã vi phạm rất nghiêm trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tự phê bình và phê bình, quy chế làm việc, quy định của Quân ủy Trung ương, để nhiều cán bộ, đảng viên – trong đó có cả các bí thư, phó bí thư Đảng ủy, tư lệnh, phó tư lệnh và lãnh đạo, chỉ huy đơn vị trực thuộc suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    Bên cạnh đó, còn thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để Bộ Tư lệnh và các đơn vị trực thuộc có nhiều vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của Bộ Quốc phòng trong công tác quản lý, sử dụng tài chính; thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản; mua sắm thiết bị kỹ thuật, vật tư, hàng hoá; đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    Về cá nhân, Ban Bí thư cho rằng, trung tướng Nguyễn Văn Sơn, với cương vị là Phó bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Cảnh sát biển, cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy nhiệm kỳ 2015 – 2020; chịu trách nhiệm chính và trách nhiệm người đứng đầu về các vi phạm, khuyết điểm của Bộ Tư lệnh và các đơn vị trực thuộc.

    Bản thân ông Sơn suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc khi ký ban hành một số văn bản quan trọng trong công tác trọng yếu. Bên cạnh đó, thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác nghiệp vụ và pháp luật, để xảy ra việc xử lý một số vi phạm không đúng quy định, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.

    Trung tướng Hoàng Văn Đồng, trong thời gian giữ cương vị Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Cảnh sát biển, chịu trách nhiệm chính và trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng uỷ nhiệm kỳ 2015 – 2020; bản thân suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

    Thiếu tướng Doãn Bảo Quyết, với cương vị là Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó chính ủy Cảnh sát biển, cùng chịu trách nhiệm về các vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng uỷ nhiệm kỳ 2015 – 2020; bản thân suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

    Thiếu tướng Phạm Kim Hậu, với cương vị Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó tư lệnh – Tham mưu trưởng Cảnh sát biển, cùng chịu trách nhiệm về các vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy nhiệm kỳ 2015 – 2020.

    Bản thân ông Hậu suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; đồng thời, chịu trách nhiệm cá nhân trong việc báo cáo kết quả đánh giá năng lực nhà thầu đối với gói thầu mua sắm thiết bị không đúng quy định pháp luật, gây lãng phí ngân sách nhà nước.

    Thiếu tướng Bùi Trung Dũng, trong thời gian giữ chức Đảng ủy viên, Phó tư lệnh Cảnh sát biển từ đầu nhiệm kỳ đến tháng 3-2020, suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; đã vi phạm quy định pháp luật trong phê duyệt một số kế hoạch mua xăng dầu.

    Cạnh đó, với trách nhiệm là Chủ tịch Hội đồng mua sắm vật tư, phê duyệt thanh, quyết toán xăng dầu nhưng thiếu kiểm tra, giám sát, dẫn đến gây thất thoát lớn ngân sách nhà nước.

    Bề nổi của tảng băng chìm?

    Thiếu tướng Trần Văn Nam, với cương vị Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó tư lệnh Cảnh sát biển, cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy nhiệm kỳ 2015 – 2020 (từ tháng 2-2020 đến tháng 8-2020).

    Trong thời gian giữ chức Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật, đã ký phê duyệt nhiều kế hoạch và đề nghị thanh toán tiền thuê phương tiện vượt thẩm quyền, không đúng quy định; để các đơn vị trực thuộc vi phạm trong lập hồ sơ thuê phương tiện, gây thất thoát lớn ngân sách nhà nước.

    Cạnh đó, ông Nam đã thiếu trách nhiệm trong chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu trên biển, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm; xử lý vi phạm không đúng quy định, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.

    Thiếu tướng Đào Hồng Nghiệp, với cương vị Phó bí thư Đảng uỷ, Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2, đã vi phạm quy định của pháp luật trong việc ký, phê duyệt các văn bản, hợp đồng để đề nghị và được thanh toán chi phí bắt giữ, xử lý vụ việc, gây thất thoát lớn ngân sách nhà nước; chịu trách nhiệm trong việc tham mưu cho Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển xử phạt một số vụ việc vi phạm không đúng quy định pháp luật, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.

    Thiếu tướng Lê Xuân Thanh, với cương vị Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ Cảnh sát biển, Phó bí thư Đảng uỷ, Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3, đã vi phạm pháp luật trong việc ký các văn bản, hồ sơ để thanh toán chi phí xử lý vụ việc, thuê phương tiện, xăng dầu, gây thất thoát lớn ngân sách nhà nước; nhận hối lộ, đã bị khởi tố, bắt tạm giam.

    Thiếu tướng Lê Văn Minh, với cương vị Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Cảnh sát biển, Phó bí thư Đảng uỷ, Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4, đã vi phạm pháp luật trong việc ký, phê duyệt các văn bản, hồ sơ xử lý các vụ việc, thuê phương tiện và đề nghị thanh toán, rút tiền từ ngân sách nhà nước; nhận hối lộ, đã bị khởi tố, bắt tạm giam.

    Ban Bí thư cho rằng, vi phạm của Ban Thường vụ Đảng ủy Cảnh sát biển nhiệm kỳ 2015 – 2020 và các cá nhân nêu trên là rất nghiêm trọng, một số cán bộ cấp tướng, người đứng đầu đã suy thoái phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm những điều đảng viên không được làm, quy định về trách nhiệm nêu gương, làm thất thoát, thiệt hại rất lớn tiền và tài sản của Nhà nước, làm tổn hại nghiêm trọng đến uy tín của tổ chức đảng, hình ảnh của Cảnh sát biển và Quân đội nhân dân Việt Nam, gây bức xúc dư luận xã hội, đến mức phải thi hành kỷ luật nghiêm theo quy định của Đảng.

    Từ đó, Ban Bí thư quyết định, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Đảng ủy Cảnh sát biển nhiệm kỳ 2015 – 2020 bằng hình thức cảnh cáo.

    Về cá nhân, Ban Bí thư quyết định kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với thiếu tướng Lê Xuân Thanh và thiếu tướng Lê Văn Minh.

    Kỷ luật bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với trung tướng Nguyễn Văn Sơn, trung tướng Hoàng Văn Đồng, thiếu tướng Doãn Bảo Quyết, thiếu tướng Bùi Trung Dũng, thiếu tướng Phạm Kim Hậu, thiếu tướng Trần Văn Nam và thiếu tướng Đào Hồng Nghiệp.

    Không trung thành với Đảng nên cần phải trị?

    Tin tức cho biết, Ban Bí thư đã giao cho Quân ủy Trung ương tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo xử lý nghiêm minh, kịp thời, đồng bộ các tổ chức đảng, cá nhân liên quan theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

    Như vậy, có thể tóm gọn vụ việc xảy ra ở Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam là tham nhũng vì “suy thoái về phẩm chất chính trị”, tức không còn trung thành với lý tưởng của Đảng.

    Không rõ là từ chuyện hàng loạt tướng lãnh “suy thoái về phẩm chất chính trị” này có dẫn đến việc lơ là bổn phận của quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật và điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên trên các vùng biển và thềm lục địa của nước này?

    Sở dĩ có thắc mắc về loạt tướng lãnh “suy thoái về phẩm chất chính trị” đến mức cần “xử lý nghiêm minh”, phải chăng là chiêu thức của loại thứ võ công “Song thủ hỗ bác” trong truyện chưởng Kim Dung? – vì Bí thư Quân ủy Trung ương, và Tổng bí thư Đảng đều là một người: đảng viên Nguyễn Phú Trọng.

    Không có nhận xét nào