Header Ads

  • Breaking News

    Tình hình Biển Đông đầu tháng 10 năm 2021

    Ngày 3.10 cho thấy HKMH/ HMS Queen Elizabeth tiến hành tập trận cùng với tàu HKMH/ USS Carl Vinson tàu đổ bộ tấn công JS Ise của Nhật Bản ở Biển Philippines với màn bay theo đội hình của các chiến đấu cơ F-35B, F-35C và F/A-18E.

    Tình hình Biển Đông đầu tháng 10 năm 2021

    Tuy chưa thể xác nhận, nhưng nhiều khả năng cả 3 HKMH này đã cùng huấn luyện ở phía đông eo Ba Sỹ vào cuối tuần qua.

    Hiện tại cả hai nhóm HKMH của Mỹ đã di chuyển về phía nam và đông nam Okinawa còn tàu HMS Queen Elizabeth có thể đã trở lại Biển Đông.

    1. Tàu khảo sát Trung Quốc

    Đúng như dự đoán trong bản tin trước, tàu Hải Dương Địa Chất 10 của Trung Quốc đã quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Indonesia vào sáng nay 4.10, sau khi đến Đá Chữ Thập ngày 29.9. Tàu Hải cảnh 6305 vẫn ở lại khu vực để chờ tàu khảo sát quay trở lại.

    Trong khi đó, tàu Đại Dương vẫn tiếp tục hoạt động trong vùng biển Malaysia những ngày qua cùng với sự hộ tống của tàu Hải cảnh 6307 và các tàu dân quân biển.


    2. Trung Quốc - Đài Loan

    Cuối tuần qua, Trung Quốc tiến hành 5 đợt xâm nhập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) của Đài Loan, với tổng cộng 93 lượt máy bay quân sự bay vào khu vực này.

    Ngày 3.10: 8 tiêm kích J-16, 4 tiêm kích Su-30, 2 máy bay săn ngầm Y-8, 2 máy bay cảnh báo sớm KJ-500 (16).

    Đêm 2.10: 12 J-16, 6 Su-30, 1 KJ-500 (19).

    Ngày 2.10: 14 J-16, 4 Su-30, 2 Y-8 (20).

    Đêm 1.10: 10 J-16, 2 oanh tạc cơ H-6, 1 KJ-500 (13).

    Ngày 1.10: 18 J-16, 4 Su-30, 2 H-6, 1 Y-8 (25).

    Đặc biệt, trong 2 ngày 1 và 2.10, Trung Quốc liên tiếp phá vỡ kỷ lục về số lượt máy bay quân sự bay vào ADIZ Đài Loan trong 1 ngày, lần lượt là 38 và 39 lượt.

    Một điểm đáng lưu ý nữa là Trung Quốc bắt đầu tiến hành các phi vụ bay đêm.

    Phản ứng trước những động thái của Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 3.10 đã đưa ra tuyên bố bày tỏ lo ngại.

    " Hoa Kỳ rất lo ngại về hoạt động quân sự khiêu khích của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa gần Đài Loan, hoạt động này đang gây mất ổn định, có nguy cơ gây ra tính toán sai lầm và phá hoại hòa bình và ổn định của khu vực. Chúng tôi kêu gọi Bắc Kinh ngừng gây áp lực và cưỡng ép về quân sự, ngoại giao và kinh tế đối với Đài Loan."

    3. Hàng Không Mẫu Hạm

    Các chuyến bay của Trung Quốc diễn ra trong thời điểm hai HKMH /Mỹ USS Carl Vinson và USS Ronald Reagan cùng hoạt động ở phía đông eo Ba Sỹ. Thế nên, chúng có thể là màn thị uy của Trung Quốc nhân kỷ niệm ngày quốc khánh, đồng thời là cơ hội để diễn tập đối phó với các nhóm tác chiến HKMH của Mỹ.

    Đặc biệt trong đêm 1.10, 10 tiêm kích J-16 cùng 2 oanh tạc cơ H-6 đã bay qua eo biển Ba Sỹ ra Biển Philippines trước khi vòng trở lại. Vị trí hoạt động của 12 máy bay này cách không xa các nhóm tác chiến HKMH/ Mỹ.

    Trong khi đó, hình ảnh được đăng tải trên Twitter ngày 3.10 cho thấy HKMH/ HMS Queen Elizabeth tiến hành tập trận cùng với tàu HKMH/ USS Carl Vinson tàu đổ bộ tấn công JS Ise của Nhật Bản ở Biển Philippines với màn bay theo đội hình của các chiến đấu cơ F-35B, F-35C và F/A-18E.

    Tuy chưa thể xác nhận, nhưng nhiều khả năng cả 3 HKMH này đã cùng huấn luyện ở phía đông eo Ba Sỹ vào cuối tuần qua.

    Hiện tại cả hai nhóm HKMH của Mỹ đã di chuyển về phía nam và đông nam Okinawa còn tàu HMS Queen Elizabeth có thể đã trở lại Biển Đông.

    Trong khi đó, tàu hộ vệ HMS Richmond đã rời Cam Ranh sau khi kết thúc chuyến thăm 3 ngày. Một tàu chiến khác của Anh là tàu khu trục HMS Diamond đã vào Biển Đông và gặp nhóm tàu chiến Úc do tàu HMAS Caberra dẫn đầu trước cuộc tập trận Bersama Gold.

    Tàu HMS Diamond ban đầu vốn nằm trong đội hình nhóm tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth nhưng gặp trục trặc trên đường nên phải dừng lại để sữa chữa.


    Tờ South China Morning Post ngày 3.10 dẫn một số nguồn tin tiết lộ thêm các chi tiết đáng chú ý liên quan đến căng thẳng quân sự Mỹ - Trung trước và sau cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 năm ngoái.

    Một số chi tiết đáng chú ý:

    Trung Quốc vẫn chưa yên tâm sau cuộc điện thoại của Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mike Milley với Tổng tham mưu trưởng Lý Tác Thành ngày 30.10.2020.

    Trung Quốc nổi giận vì Giám đốc Tình báo quân sự của Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Michael Studeman bất ngờ đến Đài Loan trong tháng 11.

    Trung Quốc càng tức tối hơn nữa trước kế hoạch thăm Đài Loan của Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Kelly Craft và tin đồn về việc Ngoại trưởng Mike Pompeo cũng có thể bất ngờ thực hiện một chuyến đi như thế.

    "Tin tức đó được đưa ra chỉ vài tuần sau cuộc gọi của Milley, khiến Bắc Kinh tin rằng chính quyền Trump đang áp dụng 'chiến thuật khiêu khích' để thúc đẩy PLA thực hiện các biện pháp trả đũa có thể gây ra xung đột hoặc thậm chí là chiến tranh", nguồn tin cho biết.

    “PLA cần biết liệu chuyến thăm Đài Bắc của Studeman có ngụ ý rằng có những tiếng nói khác nhau trong Lầu Năm Góc ủng hộ âm mưu tiềm tàng của Trump hay không. Nếu Mỹ kiên quyết làm điều đó, thì đó sẽ là chiến tranh”.

    PLA ngay lập tức chuyển những quan ngại của họ tới các tùy viên quân sự Mỹ tại Đại sứ quán ở Bắc Kinh. Trong khi đó, cấp dưới của Lý cũng cố gắng sử dụng các kênh phi quân sự để bày tỏ quan điểm của họ, bao gồm cử người đưa tin để duy trì liên lạc với Tổng lãnh sự Mỹ ở Hồng Kông, theo nguồn tin.

    Nguồn tin cho biết: “Sau vài tuần liên lạc qua một số kênh, ông Milley đã thực hiện cuộc gọi thứ hai cho Lý (vào tháng 1)."

    Trên thực tế, chuyến thăm của Đại sứ Kelly Craft đã bị hủy bỏ vài giờ trước khi khởi hành.

    Vào tháng 3 năm nay, tạp chí Storm đã đăng bài viết tiết lộ một số chi tiết xung quanh chuyến thăm bị hủy bỏ của bà Craft. Nội dung của nó được lược thuật trong bản tin vào tháng 3.

    " Tạp chí Storm ở Đài Loan mới đây dẫn các nguồn tin tiết lộ một số chi tiết về câu chuyện căng thẳng liên quan đến chuyến công du Đài Loan bị hủy vào phút chót của Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Kelly Craft vào tháng 1.

    Theo bài báo, sau khi Mỹ bỏ ngoài tai những phản đối của Trung Quốc về chuyến đi, Bắc Kinh quyết định viện đến biện pháp quân sự.

    Ngày 11.1, hai ngày trước khi bà Craft đến Đài Loan, quân đội Trung Quốc cảnh báo với quân đội Mỹ qua đường dây nóng rằng một khi máy bay chở bà Craft bay đến không phận Đài Loan, chiến đấu cơ Trung Quốc sẽ xâm nhập không phận và tuyên bố chủ quyền đối với Đài Loan. Nếu chiến đấu cơ Đài Loan can thiệp sẽ không loại trừ việc khai hỏa.

    Quân đội Mỹ đã đánh giá tình hình, với các khả năng chiến đấu cơ Mỹ ở Okinawa hộ tống máy bay của bà Craft, hoặc chiến đấu cơ Đài Loan hộ tống, và kết luận các trường hợp này đều có nguy cơ dẫn đến bùng phát xung đột. Vì thế họ đã khuyến nghị Bộ Ngoại giao hủy bỏ chuyến thăm vào phút chót.

    Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khi đó dù không hài lòng cũng đã phải xem xét các hậu quả và quyết định hủy bỏ chuyến thăm. Để che giấu lý do thực sự của việc chuyến thăm bị hủy bỏ, các chuyến công du của Bộ Ngoại giao Mỹ khi đó đều bị hủy bỏ với cái cớ là tập trung vào quá trình chuyển giao chính quyền."

    Tuy không thể kiểm chứng nhưng những thông tin được tiết lộ sau này về tình hình căng thẳng lúc bấy giờ khá khớp với những gì được tờ Storm tiết lộ.

    Đặc biệt, ý tưởng cử máy bay quân sự bay vào không phận Đài Loan để tuyên bố chủ quyền sau này được Tổng biên tập tờ Hoàn Cầu thời báo Hồ Tích Tiến nhắc lại nhiều lần như một biện pháp leo thang trả đũa của Trung Quốc.

    Không có nhận xét nào