Header Ads

  • Breaking News

    Đối với nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long, đa dạng hóa là chìa khóa của chịu đựng khí hậu

    · Nông dân Việt Nam ở Đồng bằng sông Cửu Long đối mặt với những ảnh hưởng tồi tệ của thay đổi khí hậu. Suy thoái môi trường đe dọa đời sống và sinh kế của hàng triệu người ở đây.

    Đối với nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long, đa dạng hóa là chìa khóa của chịu đựng khí hậu

    · Từ năm 2006, một dự án của Ngân hàng Thế giới đã hỗ trợ cho trên 1 triệu nông dân để chuyển qua những cách sinh sống chịu đựng khí hậu và hiệu suất cao hơn.

    · Dự án cũng chú trọng đến việc tạo nên một hệ thống hạ tầng cơ sở có khả năng và cải thiện hợp tác khu vực trong việc quản lý đất và nước.

    Lũ lụt cực đoan, hạn hán cực đoan, nước mặn xâm nhập, sạt lở bờ sông và bờ biển, sụt lún đất.

    Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), trung tâm nông nghiệp và nuôi cá quan trọng của Việt Nam, có tất cả. Mặc dù ĐBSCL được ca tụng như một tài sản sinh học và là một trong những hệ thống đa dạng sinh học phong phú nhất trên Trái đất, các hệ sinh thái của nó đang suy thoái lớn lao trên nhiều mặt. Đối với nông dân và cộng đồng mà sinh kế dựa vào sự lành mạnh của tài nguyên thiên nhiên giàu có nầy, thích ứng sẽ là chìa khóa để sinh tồn.

    ĐBSCL mất khoảng 500 hectares đất mỗi năm vì sạt lở, bộ nông nghiệp của Việt Nam ước tính. Ngoài ra, việc quản lý nước và đất không khả chấp đang gây ô nhiễm hệ sống sông và kinh đào phức tạp. Nước mặn xâm nhập ở nhiều nơi lên đến 4 g/l, 4 lần cao hơn mức chịu đựng của các loại hoa màu chánh, châm ngòi cho khủng hoảng thiếu nước ngọt toàn vùng. Mặc dù thay đổi khí hậu và nước biển dâng có trách nhiệm cho một số thay đổi, ảnh hưởng trực tiếp của con người chẳng hạn như việc phát triển đập ở thượng lưu và khai thác quá mức cát và nước ngầm cũng đang gây áp lực lên ĐBSCL.

    Sự suy thoái môi trường nầy đe dọa đời sống và sinh kế của hàng triệu người trong 13 tỉnh. Nếu ĐBSCL tiếp tục phát triển và là tài nguyên cho các cộng đồng chung quanh của những thế hệ sắp đến, nông dân và các cộng đồng địa phương cần phải tìm một đường lối cho phép họ sống hài hòa hơn với thiên nhiên.

    Từ năm 2016, Ngân hàng Thế giới, qua Dự án Kết hợp Chịu đựng Khí hậu và Sinh kế Khả chấp ĐBSCL (Mekong Delta Integrated Climate Resilience and Sustainable Livelihoods Project), đã hỗ trợ Chánh phủ Việt Nam trong việc áp dụng các chánh sách và hoạt động điều hành ở ĐBSCL để giúp trên 1 triệu nông dân chuyển sang những cách sinh sống chịu dựng khí hậu và có hiệu suất cao hơn.


    ĐBSCL có 4 vùng thủy sinh thái nối với nhau bởi các dòng nước, và dự án khuyến khích các chiến lược riêng biệt cho mỗi vùng. Ở vùng trên, mục tiêu là khuyến khích giữ lụt, rất quan trọng để giảm nhẹ hạn hán và xâm nhập nước mặn ở hạ lưu. Ở cửa sông, mục tiêu là thích ứng với độ mặn gia tăng. Dọc theo Bán đảo cà Mau, bảo vệ bờ biển và đối phó với tình trạng thiếu nước là ưu tiên.

    Thượng lưu – Thêm vịt và cá

    Dự án lợi dụng một hệ thống khoa học gia rộng lớn làm việc cùng với các nông dân để tìm những mô hình sản xuất mới thích hợp với những thách thức nông sinh thái và kinh tế xã hội, rồi nhân rộng chúng.

    Thí dụ, nông dân trong tỉnh Đồng Tháp đã quen trồng 3 mùa lúa một năm và dựa vào đê cao để đưa nước lũ đến nơi khác. Lối thực hành nầy không tối ưu về mặt kinh tế lẫn sinh thái. Nhiều thập niên của hệ thống canh tác nhiều mùa đã làm cạn kiệt đất và xáo trộn cân bằng thủy học, đưa đến hoạt động nông nghiệp thấp hơn, thu hẹp đồng lụt, và nâng cao rủi ro lũ lụt và ô nhiễm.

    Để chuyển ra khỏi lối thực hành nầy, dự án giúp nông dân trồng các loại hoa màu khác hay nuôi gia súc khác, cả hai làm giảm sự lệ thuộc của họ vào việc trồng lúa và có thu nhập cao hơn.

    Đối với nông dân Nguyễn Văn Vương trong huyện Tam Nông, nuôi vịt và cá là một thách thức và rủi ro tài chánh. Tuy nhiên, dự án giúp ông bằng cách cung cấp 70% vốn cần thiết để chuyển sang mô hình mới nầy. Vương cũng được huấn luyện thường xuyên và hỗ trợ tại chỗ bởi các nhân viên kỹ thuật.


    “Tôi lo ngại vì kế hoạch nầy rất tốn kém và nó là cái tôi chưa bao giờ làm trước đây,” Vương nói. “Nhưng nó hứa hẹn và có nhiều sự giúp đỡ. Vì thế tôi thử cái tôi chưa bao giờ nghĩ rằng nó được thanh toán một cách tốt đẹp như vậy.”

    Trồng 2 mùa lúa được ước tính cho một lợi nhuận hàng năm từ 25 đến 30 triệu VND cho mỗi hectare. Với mô hình lúa-vịt-cá, lợi nhuận có thể lên đến 81 triệu VND. Ngoài việc cung cấp thêm thu nhập, những lối thực hành nầy giúp nông dân như Vương giữ nước ũ, giúp làm giảm xâm nhập của nước mặn ở hạ lưu trong mùa khô.

    Hạ lưu – Tôm khỏe hơn, bảo vệ rừng

    Xa hơn về phía hạ lưu trong Bán đảo Cà Mau, nông dân được khuyến khích thử các mô hình dựa vào thiên nhiên để bù lại bất cứ được-mất giữa duy trì sinh kế và bảo vệ môi trường. Bán đảo bị thiệt hại bởi sạt lở bờ biển nghiêm trọng và sụt lún đất khi nông dân phá rừng đước, và khi việc điều hành các vuông tôm đã bơm nước ngầm thái quá và làm ô nhiễm nước mặt.

    Nông dân đã được chỉ cách để lợi dụng rừng đước như một nơi lý tưởng để nuôi tôm, nghêu hay ốc. Hệ sinh thái rừng đước phong phú cung cấp loại thú nuôi nầy với mạng thực phẩm và bảo vệ chúng tránh bệnh tật. Tôm nuôi bằng cách nầy thường được bán với giá cao hơn ở thị trường Liên hiệp Âu Châu vì chúng đạt tiêu chuẩn hữu cơ.

    Ở nơi khác, nông dân cũng được dạy để nuôi tôm sạch hơn và có hiệu suất cao hơn. Thí dụ, trong tỉnh Bạc Liệu, người nuôi tôm đã áp dụng hệ thống đa canh bằng cách thêm cá phi vào vuông tôm. Nông dân thấy rằng lối thực hành nầy cho lợi tức cao hơn và cải thiện phẩm chất nước.


    “Nước trong rất quan trọng để nuôi tôm mạnh khỏe,” Lê Văn Thanh, một nông dân trong huyện Đông Hải, nói. “Tôi thường dùng hóa chất để làm sạch vuông tôm nhưng nó đã giết nhiều tôm. Cá phi rất hay – chúng làm sạch nước và mang thêm thu nhập.”

    Tăng cường đê, đập và cửa xả nước

    Để hỗ trợ nông dân duy trì những lối thực hành tốt nầy sau khi chấm dứt dự án, Ngân hàng Thế giới cũng chú trọng đến việc thiết lập một hệ thống hạ tầng cơ sở và việc cải thiện hợp tác khu vực để quản lý tài nguyên không biên giới, như nước.

    Đa số đầu tư của dự án trị giá 387 triệu USD được dùng để xây hạ tầng cơ sở mới và nâng cấp các cơ sở lỗi thời. Trong đồng lụt ở thượng lưu, 61 km đê được phục hồi và 15 cửa xả nước liên hệ được xây để quản lý nước lũ tốt hơn, đặc biệt, để giữ lợi ích của lũ lụt.

    Dọc theo 27 km bờ biển của bán đảo, một sự kết hợp của đê biển, đê chắn sóng, và vành đai rừng đước được phát triển để đối phó với động lực ven biển không ngừng biến chuyển. Cửa xả nước và các công trình nước khác cũng được xây dựng và nạo vét các hệ thống kinh để quản lý sự lưu thông của nước mặn tốt hơn và kiểm soát thủy triều đến thường xuyên hơn. Trong vùng cửa sông, 4 cửa xả nước ven biển và bờ sông quan trọng đã được xây để kiểm soát độ mặn.


    Hệ thống thủy nông đại qui mô Nam Măng Thít trong các tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh là một trong những dự án nổi bật nhất. Công tác nâng cấp đã được hoàn tất trước trận hạn hán lịch sử 2020 xảy ra trong khu vực. Vào lúc cao điểm của hạn hán trong tháng 3, hệ thống vận hành đầy đủ đã giúp cứu hoa màu trên hàng ngàn hectares đất.

    “Đó là đường lối không nuối tiếc cứu xét những bấp bênh của thay đổi khí hậu khiến cho những biện pháp công trình được sử dụng trong dự án nầy khác với những can thiệp truyền thông,” Nguyễn Hoàng Ái Phương, chuyên viên môi trường và Trưởng Nhóm Công tác của Ngân hàng Thế giới cho dự án, nói. “Ngoài ra, những đầu tư hạ tầng cơ sở nầy được hướng dẫn bởi khoa học khí hậu ngày càng tăng và bởi tin tức mới từ hệ thống tin tức và dữ kiện kết hợp mà dự án nầy đang xây dựng.”

    Như một phần của nỗ lực nầy, dự án đang hỗ trợ việc thiết lập một Trung tâm ĐBSCL, sẽ phục vụ như nơi dừng chân cho tin tức về nước, đất, tài nguyên, và các chỉ số khí hậu và môi trường khác của ĐBSCL. Trên khắp ĐBSCL, dự án đã thiết lập 50 trạm theo dõi cung cấp cập nhật tức thời về nguồn nước và phát triển một loạt các công cụ hỗ trợ quyết định để thông tin về việc điều hành của hệ thống nước phức tạp của nó.

    Quan trọng không kém, với sự hỗ trợ của dự án, chịu đựng khí hậu cũng được đưa vào chánh sách ưu tiên hàng đầu.

    Đang chờ sự chấp thuận của Thủ tướng, lần đầu tiên, ĐBSCL sẽ có một kế hoạch tổng thể khu vực đặt việc thích ứng khí hậu lên trên hết. Kế hoạch tổng thể mới công nhận sự lệ thuộc lẫn nhau của đất, nước và khí hậu, trong khi khuyến khích một đường lối kết hợp toàn thể ĐBSCL để phát triển.

    “Cộng tác và phối hợp là chìa khóa để bảo đảm một tương lai thịnh vượng và chịu đựng khí hậu cho ĐBSCL,” Phương nói. “Mọi người ở mọi cấp từ nông trường đến phòng họp, địa phương đến trung ương, một tỉnh đến phân vùng, hay toàn thể ĐBSCL – phải vượt qua quyền lợi riêng và nghĩ về ĐBSCL trong phạm vi và viễn cảnh rộng lớn hơn.”

    Đối với nông dân ở ĐBSCL, như Vương, thích ứng là chìa khóa để sinh tồn.

    “Tôi không muốn đi khỏi nhà, tôi muốn nuôi gia đình ở đây, như ông và cha của tôi đã làm,” ông nói. “Điều đó có nghĩa là tôi phải chuẩn bị cho bất cứ cái gì Mẹ Thiên nhiên ban cho tôi.”

    Không có nhận xét nào