Header Ads

  • Breaking News

    Thanh Thảo - Đại lễ cầu siêu cho hàng chục ngàn đồng bào đã mất vì Covid-19

    Covid-19 quét qua, tại Việt Nam theo thống kê đến nay đã có khoảng 23.337 người mất vì dịch.

    Thanh Thảo - Đại lễ cầu siêu cho hàng chục ngàn đồng bào đã mất vì Covid-19

    Dự kiến, 20g ngày 19-11, các chùa cả nước đồng loạt thỉnh chuông tưởng niệm người mất vì Covid-19.

    Sáng 18-11, Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM tổ chức Đại lễ cầu siêu cho người mất vì Covid-19 tại Việt Nam Quốc Tự.

    Theo Bộ Y tế, tính đến ngày 17-11, Việt Nam có 1.055.246 người bị nhiễm Covid-19, với 23.337 người tử vong; riêng tại TP.HCM có 17.265 người tử vong trong đại dịch Covid-19.

    Đau thương này mãi cất sâu trong tim người ở lại!

    Chiều ngày 03.09.20, Bộ Y tế công bố: VN có ca tử vong thứ 35 (ở Hòa Vang, Đà Nẵng). Hơn 8 tháng sau, ngày 15.5.21, Bộ Y tế công bố: Ca tử vong đầu tiên trong đợt dịch thứ 4 – và là ca thứ 36 trong cả nước.

    Sáng 2-6, GĐ BV Bệnh Nhiệt đới TPHCM cho biết: TPHCM có ca tử vong đầu tiên từ khi có dịch bệnh Covid ( nạn nhân mới 37 tuổi, là con gái bà chủ bánh canh, quận 3). Vào thời điểm này số ca dương tính mới ở TPHCM, bình quân 30 ca mới/ngày.

    Sau 5 tháng, cả nước có 23.476 người đã tử vong vì Covid, trong đó TPHCM có 17.175 người tử vong, chiếm tỉ lệ trên 73% trong cả nước. Tất cả đều ra đi trong đơn độc, không người thân bên cạnh, không một lời trăn trối cuối cùng.

    Đàng sau những con số ấy là số phận, là nổi đau của những người còn ở lại!

    Mẹ có để lại mấy triệu, hai cha con lấy mà xoay sở!

    Ban đầu chú của em bị nhiễm, Bà ngoại cũng bị nhiễm và Bà mất sau đó. Khi bà mất, thì tất cả các thành viên trong nhà đều nhiễm bệnh. Em Huỳnh Anh Khôi nhớ lại.

    Ngày 23/7, hai cha con em đi cách ly, còn mẹ được đưa đến bệnh viện cấp cứu vì sức khỏe chuyển biến xấu. Chiều 23/7 ấy, xe cấp cứu đến nhà đưa mẹ đi BV, hôm đó trời đổ mưa lớn. Lúc đi ra, mẹ ngoảnh lại nhìn em, đó là lần cuối em được nhìn thấy mẹ.

    9 ngày trong khu cách ly với em là 9 ngày ác mộng. Em thường xuyên nhắn tin để hỏi thăm tình hình của mẹ.

    Một hôm em nhận được dòng tin nhắn từ mẹ: “Nếu mẹ có chuyện gì, mẹ có để lại mấy triệu, hai cha con lấy mà xoay sở”. Em sợ lắm!

    Đêm 10/8, vào lúc 20h25 mẹ gọi cho em nhưng em đã không nghe máy. Lúc sau, nhìn thấy cuộc gọi nhỡ, em tự nhủ sáng mai sẽ gọi lại cho mẹ. Nhưng em đâu biết đó là cuộc gọi cuối cùng của mẹ.

    Sáng hôm sau, mẹ em qua đời tại bệnh viện.

    Nhiều tuần sau đó em không muốn nói chuyện với ai, chỉ muốn ở một mình. Trước đây, mỗi lần đi chơi xa, em thường mua quà tặng cho mẹ. Khi là con gấu bông, khi là cái sợi dây đeo cổ. Có lần em hỏi mẹ: “Ủa, cái ví con mua cho mẹ đâu?”. Mẹ cười, nói: “Xấu quá ai thèm xài”. Lúc mẹ mất, em mở tủ của mẹ ra, những món quà em tặng được mẹ cất kỹ không thiếu món nào.

    Xin lỗi em vì đã không thể cho em một cuộc sống sung túc hơn!

    Giữa tháng 6 nhiều hộ dân trong hẻm bị nhiễm Covid-19, gia đình anh Phạm Minh Dũng có 4 thành viên phải vào BV thu dung điều trị.

    Anh Dũng nói: Ban đầu, tôi và vợ được nằm cùng một phòng, nhưng sau khi trở nặng, vợ tôi được đưa xuống phòng cấp cứu.

    Một ngày sau đó tôi cũng được đưa vào phòng cấp cứu. Kể từ thời điểm đó tôi mất liên lạc với vợ. Khi sức khỏe dần hồi phục, tôi tìm đến từng phòng trong bệnh viện để hỏi thăm tin tức của vợ. Nhưng vô vọng.

    Mãi đến khi tôi khỏe hẳn và được trở về nhà, chị dâu mới nói cho tôi biết vợ tôi đã qua đời trong bệnh viện vào ngày 27/6. Lúc đó, tôi đã không muốn sống nữa. Bà con lối xóm động viên, họ nói tôi phải ráng sống để lo cho hai đứa nhỏ.

    Đau lắm! Tôi khóc hoài. Tôi cạo sạch tóc cho nhẹ đầu nhưng lòng vẫn nặng trĩu.

    Nhà tôi nghèo. Từ lúc cưới nhau, hai vợ chồng chỉ biết làm lụng nuôi con, ngày lễ hay kỷ niệm tôi đâu có gì tặng cho vợ. Ba năm trước tôi xin đi làm bảo vệ, tích góp 11 tháng tiền lương, tôi mua một chiếc xe máy tặng cho vợ. Đó là món quà lớn nhất, cũng là duy nhất kể từ lúc cưới nhau.

    Lúc nhận quà cô ấy mừng lắm. Vợ tôi còn nói giỡn: “Mai mốt không có xin chạy ké xe nhen!”

    Tuyết ơi! Tôi chỉ muốn nói cảm ơn em vì đã đến bên đời anh. Và, xin lỗi em vì đã không thể cho em một cuộc sống sung túc hơn.

    Không biết mẹ nằm ở đâu?

    Trung tuần tháng 7, chị Trần Thu Ngân và mẹ bị nhiễm Covid-19 và phải tự điều trị tại nhà vì y tế quá tải. Mẹ tôi năm nay đã 76 tuổi rồi, bà mang bệnh tiểu đường nên tôi rất lo lắng. Nhiều hôm ăn uống không nổi, tôi nôn hết thức ăn nhưng phải ráng chống chọi để chăm cho mẹ.

    Cầm cự ở nhà được một tuần thì mẹ tôi trở nặng. Nỗ lực gọi cho y tế, cuối cùng, mẹ con tôi cũng được nhập viện.

    Đêm trước khi vào viện, mẹ tôi lâm vào tình trạng mê sảng. Chốc chốc bà lại gọi: “Ngân ơi, mẹ đói quá!”, “Ngân ơi, sao lần bệnh này mẹ mệt quá!”. Tôi vừa động viên mẹ, vừa phải tự trấn an bản thân rằng hai mẹ con rồi sẽ ổn.

    Ba ngày sau điều trị, tôi được xuất viện, còn mẹ vẫn nằm ở phòng. Tôi xin bác sĩ cho phép ở lại chăm bà, nhưng không thể. Trước lúc ra về, tôi đứng ngoài hành lang nhìn vào dãy phòng, trong lòng mơ hồ, không biết mẹ nằm ở đâu, sức khỏe ra sao?

    Chiều 11/8, phía bệnh viện gọi thông báo mẹ tôi đã qua đời.

    Có lần hai mẹ con ngồi tâm sự với nhau, mẹ nói vu vơ: “Không biết mẹ còn sống được bao lâu với con cháu”. Tôi cười xuề xòa: “Mẹ còn khỏe lắm, còn sống lâu lắm”. Mẹ lắc đầu nói: “Cuộc đời đâu biết trước được, nhiều khi nay mẹ còn ngồi đây, mai mẹ đã đi xa”.

    Ngôi nhà giờ đây lạnh lẽo và trống trải!

    5 người trong một gia đình chết vì COVID, có nỗi đau nào hơn thế?

    Đầu tháng 7, khi dịch bệnh bùng phát mạnh, lâm vào hoàn cảnh thất nghiệp, chị Nguyễn Thị Nhiều đành dọn về ngôi nhà của mẹ ở quận 4 để sống cùng các anh chị em. Không lâu sau đó cả nhà chúng tôi đều nhiễm bệnh.

    Chúng tôi, mỗi người được đưa đến một nơi để chữa trị. Được tin em gái qua đời, tinh thần tôi suy sụp.

    Ít ngày sau, tôi lại đón tin dữ, một người em gái và em trai cũng không qua khỏi.

    Đau lòng nhất là hai mẹ con cháu gái, em bé mới sinh ra 4 ngày đã qua đời, 2 tuần sau người mẹ cũng trút hơi thở cuối tại bệnh viện.

    Tất cả đều ra đi trong đơn độc, không người thân bên cạnh, không một lời trăn trối cuối cùng.

    Nỗi đau chồng nỗi đau, có lúc tôi nghĩ mình đã không thể vượt qua nỗi. Tôi cố quên thực tại khốc liệt này nhưng mỗi khi trở về nhà, nước mắt không kìm được. Dịch bệnh quá tàn nhẫn.

    Nhìn những đứa cháu phải bơ vơ không ai nương tựa, tôi tự nhủ mình phải sống để thay các em nuôi nấng tụi nhỏ thành người.

    Dẫu đau đớn nhưng cuối cùng cha, mẹ được ở cạnh nhau!

    Gia đình chị Phạm Thị Hồng Hạnh ở trọ cùng nhau trong một con hẻm ở quận 4. Thời điểm dịch bệnh bùng phát, ba và mẹ đều có biểu hiện ho sốt, nhưng ban đầu chúng tôi không biết nhiều thông tin về dịch Covid-19. Tôi cứ tưởng ba mẹ chỉ cảm sốt thông thường nên đi mua thuốc.

    Sau lần đột quỵ, sức khỏe của cha tôi yếu dần. Không chống chọi được bệnh tật, ông trút hơi thở cuối vào ngày 27/7.

    Đêm hôm đó dù rất mệt, mẹ vẫn cố lê từng bước sang phòng của cha, mẹ ngồi cạnh cha lần cuối, không nói lời nào.

    Sáng hôm sau, tôi gọi điện nhờ y tế đến đưa mẹ đi bệnh viện vì sức khỏe bà đã quá yếu. Thế nhưng, mẹ đã không thể đợi được xe cấp cứu đó.

    Tôi làm một khung ảnh chung cho cha, mẹ và tự an ủi bản thân rằng dẫu đau đớn nhưng cuối cùng cha, mẹ cũng được ở cạnh nhau.

    Chỉ trong hơn 4 tháng, đã trên 23.000 người tử vong vì dịch bệnh. Họ đi nhanh quá, đi gấp quá, đi chưa kịp chuẩn bị gì cho những đứa trẻ mồ côi.

    Đau thương này mãi cất sâu trong tim người ở lại!

    Việt Nam Thời Báo

    VN tưởng niệm hơn 23 ngàn nạn nhân chết vì COVID-19: "Cần làm rõ trách nhiệm của chính quyền!"


    Lễ tưởng niệm cho hơn 23 ngàn người dân Việt Nam đã không may qua đời trong đại dịch COVID-19 diễn ra vào tối ngày 19/11/2021.

    Hoạt động này được cho biết do Ủy Ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì cùng với hai địa phương là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

    Trong dịp này các cơ sở tôn giáo như chùa chiền và nhà thờ cũng đánh chuông tưởng niệm, tuy nhiên một số người dân đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của nhà cầm quyền trong cái chết của hơn hai vạn đồng bào để tránh lặp lại những sai lầm như vậy trong tương lai.

    Nhạc sĩ Tuấn Khanh, một người dân sinh sống tại Sài Gòn cho hay, việc tưởng niệm là cần thiết tuy nhiên để những nạn nhân không bị lãng quên thì cần công khai các số liệu khoa học đầy đủ để người dân biết vì sao số người thiệt mạng lại nhanh và nhiều như vậy. Ông nói với phóng viên Đài Á Châu Tự Do như sau:

    "Về cái chuyện đại dịch đi qua với số lượng người chết như vậy ở trong một đất nước, thì nó đặt ra một câu hỏi hỏi rất lớn là trách nhiệm thuộc về ai.

    Cho nên hôm nay chúng ta tưởng niệm nhưng chúng ta không có sự thành tâm hối lỗi của những người - đã có những thất bại và sai lầm nhất định trong việc chống dịch để cho người chết ở Việt Nam, đặc biệt là là Sài Gòn với số người chết đột biến như vậy.

    Thì rõ ràng chúng ta vẫn chưa nói thật hết tất cả những gì đang xảy ra, và chưa nói ở trong cái đại dịch này nó có một chi tiết rất quan trọng để ngăn chặn số người chết, đó là vào tuần thứ hai của đại dịch.

    Khi đó ông Nên và ông Mãi nói rằng là mấy ông (chính quyền-PV) cần phải lắng nghe ý kiến của các chuyên gia để làm sao chống dịch hiệu quả nhất.

    Nhưng cái lời nói đó chỉ là một cú trống đánh để mà mà người dân đang tin rằng mấy ông đang cố gắng thực chất, nhưng đến giờ này người ta thấy rằng mọi cái công cuộc chống dịch chỉ là duy ý chí chính trị chứ không có giá trị khoa học nào tuyệt đối."

    Kỹ sư Trần Bang, một người thường quan sát tình hình chính trị - xã hội ở Việt Nam cũng ủng hộ việc tưởng niệm đồng bào đã qua đời, tuy nhiên ông lại cho rằng cần thừa nhận nguyên nhân sâu xa của những sai lầm không đáng có ở đại dịch lần thứ tư. Ông bày tỏ:

    "Theo tôi cái ê-kíp của ông Nguyễn Văn Nên và Phan Văn Mãi vừa qua thể hiện cái tính cách có vẻ trung thực hơn, đó là cũng biết thừa nhận những cái sai của chính quyền, thừa nhận là làm chưa tốt trong chống dịch.

    Nguyên nhân sâu xa đó là việc lựa chọn cái người lãnh đạo thì các ông ấy không nói đến, cái không tốt đó là nguyên nhân từ đâu? Đó là từ con người, con người là do đâu? Đó là do đảng Cộng sản lựa chọn, nếu để người dân chọn thì những người đấy sẽ không tồn tại.

    Phải có những người giỏi người ta biết tiếp thu những cái chữa trị những cái "dịch cúm" trên thế giới để áp dụng cho Việt Nam chữa trị."

    Các trang báo điện tử nhà nước trong ngày 19/11 hầu hết đều chuyển qua một phông nền đen toàn bộ hoặc một phần như một hình thức tưởng niệm và tri ân.

    Cho đến hôm nay, cả nước đã có hơn 1 triệu ca nhiễm COVID-19, có hơn 23 ngàn người trong số đó đã qua đời trong đó có nữ ca sĩ hải ngoại Phi Nhung cũng nằm trong số đó.

    Một số nhà quan sát đã bày tỏ lo lắng trên báo chí về việc Hà Nội hiện nay đang đi vào vết xe đổ của thành phố Hồ Chí Minh trong những tháng vừa qua. Nhạc sĩ Tuấn Khanh cho rằng, cần phải quy trách nhiệm để quốc gia có 100 triệu dân này không lặp lại sai lầm như trước đó.

    "Nhưng cái kinh khủng nhất hiện nay cho đến giờ là vẫn chưa biết được ai là người chịu trách nhiệm chính về những chuyện chống dịch sai lầm đã diễn ra ở trong Việt Nam, mà vốn người dân Việt Nam nhìn thấy rõ ràng tất cả cả những hình ảnh đó nó xuất phát từ sự rập khuôn ở Trung Quốc vào những thời kỳ căng thẳng và tệ hại nhất.

    Không hiểu sao những kịch bản như vậy, những cái bối cảnh như vậy cả thế giới lên án và sợ hãi thì Việt Nam lại áp dụng một cách hết sức là tuyệt đối, và dẫn đến chuyện mà giống như như ông Mãi và ông Nên đã từng nói rằng là cái việc giam nhốt cách ly người ta chỉ vì hiểu lầm.

    Những cái hiểu lầm đơn giản trong lời nói cửa miệng của một quan chức đưa ra ra đó dẫn đến một cái chết của hàng chục ngàn người đó là một giá trị khác và cái đó cần phải được làm rõ chứ không chỉ là một lễ tưởng niệm chung chung như vậy."

    Bí thư thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên trong những ngày đầu tháng 10 sau khi quyết định sống chung với COVID-19 đã thú nhận, thành phố đã không ban bố tình trạng khẩn cấp mặc dù trên thực tế đã áp dụng tình trạng khẩn cấp như thời chiến.

    Ông Nên cũng cho biết, thời điểm đỉnh dịch Việt Nam chưa có vắc-xin nên chỉ tập trung xây dựng bệnh viện dã chiến với tinh thần là "ai khỏe vượt qua, ai bệnh nằm viện" chỉ biết giữ các ca dương tính lại để ngăn chặn nguồn lây, nhưng giữ không biết làm gì vì không có thuốc chữa trị.

    Không có nhận xét nào