Header Ads

  • Breaking News

    The Economist -Tuyên giáo Trung Quốc lôi kéo cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á

     

    Họ có được những người ủng hộ quan điểm của Trung Quốc

    Chinese propagandists court South-East Asia’s Chinese diaspora

    https://www.economist.com/asia/2021/11/20/chinese-propagandists-court-south-east-asias-chinese-diaspora

    Mỗi tối Lee Ah Huat (không phải tên thật) đều bật tivi lên xem tin tức. Viên kỹ sư 60 tuổi sống ở thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia nhưng không bận tâm đến các kênh địa phương. Ông ấy mở ngay CCTV, đài truyền hình nhà nước của Trung Quốc và thường xem chương trình phát sóng quốc tế tiếng Trung. Gia đình ông Lee đã rời Trung Quốc và định cư ở Malaysia hàng chục năm trước. Ông ta không có mối liên hệ trực tiếp nào và có cảm xúc phức tạp về quê hương.

    Tuy nhiên, khi nói đến các vấn đề thời sự, quan điểm của ông rất thẳng thắn. Các cuộc biểu tình ở Hồng Kông và đàn áp người Duy Ngô Nhĩ là “các vấn đề nội bộ của Trung Quốc”. Theo quan điểm này, chính trị gia Hoa Kỳ lên tiếng về tình trạng vi phạm nhân quyền của nhà nước Trung Quốc là những kẻ đạo đức giả. Chỉ cần nhìn vào “cách Mỹ đối xử với người Mỹ gốc Phi hoặc người Mỹ bản địa. Mỹ đã giết chết họ, cướp đất của họ. Mỹ chỉ gây rắc rối”.

    Nhận xét của ông Lee sẽ làm Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) hài lòng. Ít nhất 30 triệu người Hoa hải ngoại, 60-70% trong số đó sống ở Đông Nam Á. Họ là mục tiêu của các hoạt động gây ảnh hưởng ngày càng tinh vi do nhà nước Trung Quốc bảo trợ. Mặc dù một số ít thành viên cộng đồng là công dân Trung Quốc, nhà nước Trung Quốc hy vọng họ sẽ có thiện cảm mạnh mẽ với quê hương của tổ tiên của họ. Họ có một vai trò quan trọng trong cái ĐCSTQ gọi là “sự trẻ hóa tuyệt vời” của Trung Quốc.

    Năm 2018, Ban Công tác Mặt trận Thống nhất, cơ quan chính chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của những người không phải là đảng viên, đã thành lập Văn phòng Các vấn đề Hoa kiều, đặc trách những người ở nước ngoài. Jacob Wallis thuộc Viện Chính sách Chiến lược Úc, một tổ chức tư vấn, cho rằng “ĐCSTQ coi cộng đồng người hải ngoại như một lực lượng có ảnh hưởng mạnh mẽ” và đang cố gắng tuyển dụng thành viên.

    Kenton Thibaut thuộc Hội đồng Đại Tây Dương, một nhà nghiên cứu của Mỹ cho biết, chiến binh thông tin của Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến cộng đồng người Đông Nam Á vì Bắc Kinh cho rằng họ có “quyền tự nhiên” đối với vị thế ưu tiên trong khu vực. Bà nói thêm: “Trung Quốc coi đây là nơi dễ dàng chứng minh họ có thể “bắt đầu tự thể hiện là một cường quốc toàn cầu”.

    Làm thế nào để tuyển dụng những người ủng hộ Trung Quốc tiềm năng? “Dù người đọc hay người xem ở đâu, thì đó là nơi mà các báo cáo tuyên truyền phải mở rộng tầm ảnh hưởng,” Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói vào năm 2015. Có thể cảm nhận được sự bàn tay của họ hầu như ở khắp mọi nơi. “Trong thập niên qua, quan chức cấp cao nhất của ĐCSTQ giám sát sự mở rộng đáng kể nỗ lực định hình nội dung truyền thông và tường thuật trên toàn thế giới,” theo một báo cáo vào năm 2020 của cơ quan giám sát Freedom House.

    Ja Ian Chong của Đại học Quốc gia Singapore cho biết: “Sự thúc đẩy này đặc biệt mạnh mẽ ở Đông Nam Á vì có nhiều đài sẵn sàng phát lại một số tuyên bố này”. Kênh truyền thông nhà nước nổi tiếng như CCTV được phát sóng ở mọi quốc gia Đông Nam Á. Một số cơ quan truyền thông như ,Tân Hoa xã của chính phủ, đã đạt được các thỏa thuận chia sẻ nội dung hấp dẫn với các tờ báo địa phương, các dịch vụ điện tử và đài truyền hình ở Việt Nam, Lào và Thái Lan. Vào năm 2017, một công ty Trung Quốc và Bộ Nội vụ Campuchia đã khai trương một đài truyền hình có nội dung từ các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc.

    Một số phương tiện truyền thông địa phương có khuynh hướng ngày càng đỏ. Theo một cơ quan giám sát khác của Tổ chức Phóng viên không biên giới, truyền thông Campuchia hiện có “báo chí với đặc điểm Trung Quốc”. Các kênh tiếng Trung ở Malaysia đang bêu rếu những nhà báo không ủng hộ đường lối của ĐCSTQ . Vào tháng 4, Lianhe Zaobao, một tờ báo tiếng Trung của Singapore, đã đổi mục “Trung Quốc vĩ đại” (bao gồm Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan) thành “Trung Quốc”, phản ánh tuyên bố của Trung Quốc rằng Đài Loan là lãnh thổ của họ. Đây là một trong số ít các tờ báo nước ngoài được phép phát hành tại Trung Quốc.

    Trung Quốc cũng phát tán thông tin sai lệch. Một cuộc điều tra gần đây của Malaysiakini, một trang web tin tức, phát hiện ra rằng trong thời kỳ bất ổn hàng loạt ở Hồng Kông vào năm 2019, các phương tiện truyền thông chính thống tiếng Trung ở Malaysia đã đăng tải các thông tin sai lệch từ truyền thông nhà nước Trung Quốc cho rằng người biểu tình đã ném bom xăng vào xe buýt của trường học. Trung Quốc cũng thao túng báo mạng. Theo DoubleThink Lab, một tổ chức chuyên theo dõi các hoạt động thông tin kỹ thuật số, những lời nói dối của Trung Quốc thường xuất hiện trên các nền tảng truyền thông xã hội ở Đài Loan. Từ đó, lan sang Đông Nam Á bằng Twitter, Facebook và WeChat của những người di cư Đông Nam Á ở Đài Loan hoặc người gốc Hoa ở Đông Nam Á.

    Tuyên tuyền viên Trung Quốc có một vài chủ đề yêu thích. Đó là lòng nhân từ của Trung Quốc, được minh họa bằng việc tặng vắc xin cho các nước Đông Nam Á (đúng) và việc một tướng Trung Quốc phát minh ra vắc xin covid-19 đầu tiên (sai). Dân chủ được xem là một dạng chính phủ lộn xộn, hỗn loạn và Mỹ là một quốc gia phân biệt chủng tộc. Đầu năm nay, một video quay cảnh người Mỹ da đen và da trắng dùng gậy đánh một người đàn ông Trung Quốc đã được chia sẻ rộng rãi ở Đông Nam Á. Chú thích video sai: video thực sự mô tả một cuộc bạo động trong nhà tù ở Ecuador.

    Cũng có bằng chứng cho thấy bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc đã trở nên “tinh vi hơn nhiều, nhiều tầng lớp và đối mặt với quốc tế” trong hai năm qua. Bộ máy này đang tiến hành các hoạt động trên mạng nhằm mục đích thao túng dư luận ở Đông Nam Á về chính trị Trung Quốc, Ông Wallis.

    Thật khó để xác định liệu Trung Quốc có đang thu phục nhân tâm bằng những chiến thuật như vậy hay không. Một cuộc thăm dò của Pew được thực hiện trong năm nay cho thấy ở Singapore, với khoảng 3/4 người gốc Hoa, có gần 2/3 số người được hỏi yêu thích Trung Quốc. Những người Singapore lớn tuổi thường có quan điểm như vậy hơn những người trẻ tuổi. Năm ngoái, một phụ nữ Singapore đã đăng trên Reddit về cha của cô đang “tự cực đoan hóa hàng đêm bằng các video cực đoan ủng hộ Trung Quốc”. Hàng chục tài khoản Reddit của người Singapore kể lại trải nghiệm tương tự với cha mẹ của họ.

    Tuy nhiên, đôi khi hoạt động này lại phản tác dụng. Năm 2015, nhận thức rằng Trung Quốc đang can thiệp vào công việc của Malaysia, hàng chục nghìn người Mã Lai biểu tình qua Khu Phố Tàu ở Kuala Lumpur, khơi dậy ký ức về các cuộc bạo động chủng tộc trong quá khứ.

    Và nếu ông kỹ sư Lee người Malaysialà một trường hợp điển hình, thì ĐCSTQ vẫn còn việc phải làm. Những bài hùng biện cao cả về cộng đồng người Hoa thuộc một “cộng đồng chung vận mệnh” là hấp dẫn. Nhưng người Hoa đại lục “coi thường chúng tôi… Họ nghĩ rằng chúng tôi xuất thân một đất nước nhỏ bé, nghèo nàn và yếu kém”. Ông ấy nói thêm: “[Họ] không coi chúng tôi là người của họ”. Ông Lee cũng không coi họ là dân tộc mình. Ông xác định rằng ông không phải là công dân Trung Quốc mà là người Malaysia gốc Hoa.

    Nguồn: The Economist

    Việt Nam Thời Báo

    Không có nhận xét nào