Header Ads

  • Breaking News

    Tin tức thế giới ngày Thứ bảy 06 tháng 11 năm 2021

    Một điệp viên cho Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc đã bị bồi thẩm đoàn liên bang ở Mỹ kết tội âm mưu đánh cắp các bí mật thương mại từ một số công ty hàng không và vũ trụ của Mỹ, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết ngày thứ Sáu.

    Tin tức thế giới ngày Thứ bảy 06 tháng 11 năm 2021

    Yanjun Xu, điệp viên Trung Quốc đầu tiên bị dẫn độ sang Mỹ xét xử, bị tuyên có tội đối với hai tội danh âm mưu và tìm cách thực hiện hoạt động gián điệp kinh tế, bên cạnh tội danh âm mưu đánh cắp bí mật thương mại và hai tội danh tìm cách đánh cắp bí mật thương mại.

    Phán quyết này có nghĩa là ông Xu có thể đối mặt với tổng cộng 60 năm tù cho tất cả các vi phạm và tiền phạt tổng cộng hơn 5 triệu đôla, theo một thông cáo báo chí của Bộ Tư pháp. Ông ta sẽ bị tuyên án bởi một thẩm phán tòa án khu vực tư pháp liên bang.

    Trong một phát biểu, Trợ lý Giám đốc FBI Alan Kohler Jr nói văn phòng đang làm việc với hàng chục cơ quan của Mỹ để chia sẻ thông tin và nguồn lực nhằm chống lại các hoạt động gián điệp của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

    "Đối với những người còn hoài nghi mục tiêu thực sự của CHND Trung Hoa, đây là một lời cảnh tỉnh; họ đang đánh cắp công nghệ của Mỹ để làm lợi cho nền kinh tế và quân đội của họ," ông nói.

    Kể từ năm 2013, ông Xu bị cáo buộc sử dụng nhiều bí danh để thực hiện hoạt động gián điệp kinh tế và đánh cắp các bí mật thương mại thay mặt cho Trung Quốc. Nhiều công ty hàng không và vũ trụ của Mỹ, bao gồm GE Aviation, một đơn vị của General Electric Co, là những mục tiêu của ông ta, thông cáo cho biết.

    Úc đạt mốc điểm 80% chích ngừa xong


    Thủ tướng Scott Morrison cám ơn sự đóng góp của hàng triệu người Úc đã nhiệt tình đi chích ngừa để đạt được mốc điểm 80% hôm nay

    Hôm nay, thứ Bảy 6 tháng 11, nước Úc đạt mốc điểm quan trong – 80% dân số trên 16 tuổi chích xong hai liều ngừa Covid.

    Sau những trở ngại trong lúc đầu, hiện tại Úc trở thành một trong những quốc gia có tỉ lệ chích ngừa cao nhất thế giới, cao hơn cả Do Thái và Hoa Kỳ.

    Mốc điểm này xảy ra một ngày sau khi Victoria và NSW ngỡ bỏ bức tường biên giới, cho phép cư dân hai tiểu bang có quyền qua lại tự do.

    Victoria, NSW và ACT đã vượt qua mốc điểm 80% chích xong hai liều, trong lúc đó hai tiểu Tây Úc và Queensland sẽ đạt 80% chích xong một liều trong vài ngày tới.

    Theo sự đồng ý của nội các quốc gia, một khi đạt đến mốc điểm 80% chích xong hai liều chỉ có vùng có ca nhiễu thật cao bị phong tỏa nếu trong trường hợp dịch bệnh bùng phát trở lại.

    Và cũng theo kế hoạch này, khi đạt đến mốc điểm 80%, sẽ không còn hạn chế trong việc đi lại giữa các tiểu bang, không còn giới hạn người Úc ở ngoại quốc đã chích ngừa xong muốn trở về, đồng thời sẽ gia tăng số lượng du học sinh, di dân kinh tế và người tị nạn.

    Nói chuyện với người Úc sáng nay, Thủ tướng Scott Morrison cám ơn sự đóng góp của hàng triệu người Úc đã nhiệt tình đi chích ngừa để đạt được mốc điểm quan trọng hôm nay.

    Ông cho biết tính đến hôm nay người Úc đã chích 35 triệu liều vaccine ngừa Covid.

    Ông Morrison đặc biệt cám ơn các bác sĩ, dược sĩ và nhân viên y tế… Nhờ sự hy sinh của những người này mà nước Úc đã cứu sống được 30,000 mạng người bị nhiễm Covid trong gần hai năm qua.

    Thuốc chống COVID của Merck hay của Pfizer tốt hơn?


    Hai hãng dược Pfizer và Merck đã phát triển thuốc viên chống virus chứng tỏ hiệu quả hứa hẹn trong các cuộc thử nghiệm trên các bệnh nhân COVID có nguy cơ cao bị bệnh nặng.

    Thuốc nào tốt hơn?

    Số liệu thử nghiệm từ cả hai công ty cho thấy thuốc viên của Pfizer hiệu quả hơn, nhưng họ chưa cung cấp dữ liệu đầy đủ.

    Pfizer ngày 5/11 nói kết quả thử nghiệm cho thấy thuốc của họ giảm nguy cơ nhập viện hay tử vong tới 89% nơi các bệnh nhân COVID có rủi ro bị bệnh nặng trong 3 ngày điều trị từ lúc phát hiện triệu chứng, và 85% hiệu nghiệm khi uống trong vòng 5 ngày kể từ khi có triệu chứng.

    Merck đầu tháng 10 tuyên bố thuốc viên chống virus của họ giảm nguy cơ nhập viện hay tử vong khoảng phân nửa nơi các bệnh nhân có rủi ro bị bệnh nặng nếu uống thuốc trong vòng 5 ngày kể từ khi có triệu chứng.

    Tên thuốc của hãng Pfizer là Paxlovid.

    Tên thuốc của hãng Merck là Lavgevrio.

    Anh đã trở thành nước đầu tiên trên thế giới chấp thuận cho sử dụng thuốc của Merck.

    Tại sao hai thuốc này quan trọng?

    Trong khi thế giới đã có một số vaccine ngừa COVID, nhưng các thuốc men điều trị cho người bị nhiễm COVID vẫn còn hạn chế.

    Hiện bệnh nhân COVID không bị nặng tới nỗi phải nhập viện nhưng có nguy cơ ngã bệnh nặng có thể được điều trị bằng cách tiêm thuốc kháng thể vào tĩnh mạch.

    Cách dùng

    Cả hai loại thuốc viên của Pfizer và Merck đều cho uống 5 ngày. Liệu trình của Pfizer là 3 viên buổi sáng và 3 viên buổi tối. Liệu trình của Merck là 4 viên buổi sáng và 4 viên buổi tối.

    An toàn tới đâu?

    Cả hai hãng dược chỉ mới công bố các dữ liệu giới hạn nhưng bày tỏ tin tưởng vào sự an toàn của thuốc.

    Pfizer cho hay khoảng 20% bệnh nhân được uống thuốc của họ hay uống giả dược đều bị phản ứng phụ, đa số nhẹ. Phản ứng phụ nặng được báo cáo nơi 1,7% bệnh nhân uống thuốc và 6.6% bệnh nhân uống giả dược.

    Merck nói 12% bệnh nhân uống thuốc của họ và 11% bệnh nhân uống giả dược có phản ứng phụ liên hệ tới thuốc.

    Các loại thuốc cùng loại với thuốc viên của Merck có liên hệ tới dị tật bẩm sinh trong các cuộc thí nghiệm trên động vật. Merck nói các cuộc nghiên cứu tương tự về thuốc viên của họ, với liều cao hơn và kéo dài hơn, cho thấy không gây dị tật bẩm sinh hay ung thư.

    Cung ứng

    Cả hai công ty Pfizer và Merck cho hay đang nỗ lực mở rộng sự tiếp cận toàn cầu. Pfizer đang thảo luận với 90 quốc gia trên thế giới về các hợp đồng cung ứng thuốc. Pfizer kỳ vọng sản xuất hơn 180.000 liệu trình trước cuối năm nay. Merck hy vọng sản xuất 10 triệu liệu trình trước cuối năm nay.

    Giá cả

    Chính phủ Mỹ cung cấp vaccine và thuốc men điều trị cho COVID miễn phí cho dân chúng. Các nước trên thế giới đang điều đình giá cả với hai công ty Pfizer và Merck.

    Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 5/11 loan báo chính phủ Mỹ đã đảm bảo hàng triệu liều thuốc của Pfizer. Công ty Merck có hợp đồng trị giá 1,2 tỷ đô la để cung ứng cho Mỹ 1,7 triệu liệu trình điều trị, tức khoảng 700 đô la một liệu trình.

    Anh cũng đã đảm bảo 250.000 liệu trình điều trị của Pfizer.

    Tầu chiến Nhật Bản ghé thăm cảng Cam Ranh.

    Hàng không Mẫu Hạm trực thăng KAGA và tầu khu trục MURASAME, thuộc Lực lượng Phòng vệ Hải quân Nhật Bản, cùng với hơn 580 thủy thủ đoàn đã đến cảng Cam Ranh Việt Nam, hôm nay, 05/11/2021. Trong khuôn khổ chuyến thăm hai ngày, các tầu chiến Nhật Bản ngoài việc tiếp nhận các dịch vụ hậu cần, sẽ có cuộc diễn tập chung trên biển với Hải quân Việt Nam.

    (AFP) - Việt Nam cố làm sáng tỏ về vụ bắt tầu dầu mang cờ Việt Nam ở biển Oman. Ngày 04/11/2021, một phát ngôn viên của bộ Ngoại Giao Việt Nam cho biết « sẽ hợp tác chặt chẽ với những cơ quan có thẩm quyền của Iran để giải quyết vấn đề này ». Tầu Sothys treo cờ Việt Nam bị giữ tại cảng Bandar Abbas (Iran) từ ngày 25/10. Toàn bộ 26 thủy thủ đoàn hiện vẫn khỏe và được đối xử tốt, theo thuyền trưởng được AFP trích dẫn. Mỹ và Iran có hai cách giải thích trái ngược nhau về sự cố trên trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong quan hệ giữa hai nước về hồ sơ hạt nhân. Iran khẳng định đã phá vỡ âm mưu bắt giữ tầu Sothys chở dầu Iran. Hải quân Mỹ bác tuyên bố này và cáo buộc chính Iran đã bắt tầu dầu và đưa vào lãnh hải nước này.

    (AFP) - Trung Quốc : Nhà báo công dân Trương Triển (Zhang Zhan) cận kề với tử thần. Theo thông tin trên Twitter của gia đình, được AFP đưa ngày 05/11/2021, cựu luật sư, người đưa những đoạn phim đầu tiên về đợt phong tỏa vì dịch ở Vũ Hán tháng 02/2020, đã bị kết án 4 năm tù vào cuối năm 2020 vì tội « gây rối trật tự công cộng » và bị giam ở nhà tù dành cho phụ nữ ở Thượng Hải. Gia đình lo ngại sức khỏe yếu vì tuyệt thực và nhà báo Trương Triển không qua được mùa đông. Họ vẫn chưa nhận được câu trả lời cho yêu cầu thăm ông Trương Triển, được gửi từ cách đây ba tuần.

    (Nikkei Asia) - Chiến hạm Đức Bayern đến Tokyo tập trận với Nhật Bản, Úc và Canada. Sự kiện diễn ra từ ngày 05 đến 12/11/2021. Đợt triển khai chiến hạm đến khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương của một nước không có lãnh thổ trong khu vực được Nikkei Asia đánh giá là một sự kiện hiếm hoi, trong bối cảnh Đức chuẩn bị sang trang thời kỳ Merkel. Trước đó, tầu Bayern của Đức đã đề nghị được cập cảng Thượng Hải nhưng bị Trung Quốc từ chối.

    Mỹ: Đảng Cộng hòa muốn hàng tỷ đôla viện trợ quân sự cho Đài Loan chống TQ


    Các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa của Hoa Kỳ đã giới thiệu một dự luật hôm 6/11 nhằm tìm cách cung cấp 2 tỷ đôla mỗi năm và các hỗ trợ khác cho Đài Loan để tăng cường khả năng phòng thủ của hòn đảo này khi họ đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ Trung Quốc.

    Dự luật, nếu được thông qua, sẽ cho phép cấp 2 tỷ đôla một năm cho chương trình Tài trợ Quân sự Nước ngoài - chương trình tài trợ và cho vay của Mỹ, cho phép các quốc gia mua vũ khí và thiết bị quốc phòng được sản xuất tại Mỹ - đến năm 2032 cho Đài Loan, theo Reuters.

    Mặc dù dự luật được soạn thảo chỉ bởi đảng Cộng hòa, đảng thiểu số tại Thượng viện, nó làm tăng thêm áp lực từ Quốc hội đối với Tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden về việc cần có hành động mạnh mẽ hơn để tăng cường quan hệ với Đài Loan hiện đang bị cô lập về mặt ngoại giao.

    Hoa Kỳ là nhà cung cấp quân sự chính cho đảo quốc dân chủ này.

    Người soạn thảo chính dự luật này là Thượng nghị sĩ Jim Risch, lãnh đạo đảng Cộng hòa trong Ủy ban Đối ngoại Thượng viện. Đồng soạn thảo có Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Crapo, John Cornyn, Bill Hagerty, Mitt Romney và Marco Rubio.

    Hiện chưa rõ đảng Dân chủ đánh giá dự luật này như thế nào. Sự ủng hộ dành cho Đài Loan là một vấn đề hiếm khi nhận được sự ủng hộ của lưỡng đảng trong Thượng viện đang bị chia rẽ sâu sắc.

    Khoản tài trợ sẽ đi kèm với các điều kiện, bao gồm việc Đài Loan cam kết chi tiêu phù hợp với chính sách của Hoa Kỳ, và liệu Đài Bắc và Washington có đồng ý tiến hành lập kế hoạch dài hạn chung để phát triển năng lực hay không.

    Hoa Kỳ đã thúc giục Đài Loan cải cách quốc phòng để tập trung vào khả năng nâng cao khả năng cơ động của lực lượng quân sự, khiến họ khó bị tấn công hơn, cũng như đảm bảo hòn đảo này duy trì một lực lượng dự bị mạnh mẽ.

    Dự luật này cũng sẽ sửa đổi Đạo luật kiểm soát xuất khẩu vũ khí hiện hành, điều chỉnh hoạt động mua bán quân sự của nước ngoài, để giúp các công ty Hoa Kỳ bán vũ khí cho Đài Loan dễ dàng hơn. Dự luật này cũng sẽ yêu cầu đánh giá hàng năm về những nỗ lực của Đài Loan trong việc thúc đẩy chiến lược quốc phòng đối với Trung Quốc.

    Dự luật cũng sẽ cải thiện trao đổi quân sự với Đài Loan và mở rộng các cơ hội đào tạo kỹ thuật và giáo dục quân sự chuyên nghiệp tại Hoa Kỳ cho các quân nhân Đài Loan.

    "Việc bảo vệ Đài Loan là rất quan trọng để duy trì sự tín nhiệm của Hoa Kỳ với tư cách là người bảo vệ các giá trị dân chủ và các nguyên tắc thị trường tự do mà người dân và chính phủ Đài Loan thể hiện," văn bản của dự luật viết.

    Trung Quốc gần đây đã gia tăng áp lực quân sự, bao gồm việc nhiều lần liên tiếp đưa các máy bay chiến đấu bay vào khu vực gần Đài Loan. Bắc Kinh luôn tuyên bố Đài Loan thuộc về Trung Quốc và không loại trừ việc thực hiện điều này bằng vũ lực.

    Biden đã xác nhận một cam kết "vững chắc" đối với Đài Loan và chỉ trích Trung Quốc. Bắc Kinh đổ lỗi cho các chính sách của Washington trong việc hỗ trợ Đài Loan bán vũ khí và gửi tàu chiến qua eo biển Đài Loan là nguyên nhân làm gia tăng căng thẳng.

    Hôm thứ Tư, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ trong báo cáo thường niên trước Quốc hội về quân đội Trung Quốc đã nhắc lại lo ngại về việc gia tăng áp lực đối với Đài Loan.

    Báo cáo làm dấy lên những lo ngại về việc Trung Quốc phát triển các khả năng để chiếm Đài Loan, mặc dù một quan chức quốc phòng Mỹ từ chối bình luận với các phóng viên về việc liệu kịch bản đó có khả năng xảy ra hay không hoặc liệu Bộ Quốc phòng Mỹ có nhận thấy nguy cơ xung đột vũ trang gần hoặc thậm chí trung hạn hay không.

    Iran tăng gấp đôi doanh số bán dầu thô cho Trung Quốc bất chấp các lệnh trừng phạt kinh tế


    Thứ Hai tuần này (ngày 1/11), một tổ chức phi lợi nhuận đã tố cáo rằng, Iran đang sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để trốn tránh sự kiểm soát, tăng gấp đôi việc bán dầu thô cho Trung Quốc trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của chính quyền Trump vẫn đang có hiệu lực.

    Tổ chức Đoàn kết chống lại Hạt nhân Iran (United Against Iran Nuclear – UANI) đã phát hành một báo cáo cập nhật vào thứ Hai tuần trước. Họ chỉ ra rằng, đã có sự gia tăng đáng kể trong lượng tàu chở dầu của Iran so với năm ngoái, khi chính quyền Trump gây áp lực tối đa lên quốc gia này.

    Theo tổ chức này, vào tháng 11/2020, họ phát hiện khoảng 70 tàu chở dầu, và con số này đã tăng lên 149 chiếc chỉ sau 11 tháng.

    Các tàu chở dầu của Iran trốn tránh sự kiểm soát bằng cách liên tục thay đổi hình thức bên ngoài của tàu, tên công ty và chủ sở hữu để có thể neo đậu hợp pháp tại bất kỳ cảng nào.

    Tổ chức Đoàn kết chống lại Hạt nhân Iran đã công bố một danh sách đầy đủ tất cả các tên giả được đăng ký bởi hải quân của chính quyền Iran. Ví dụ, một tàu chở dầu của Iran được đăng ký là “Bright Sonia” dưới cờ Panama đã được báo cáo vào tháng 10/2020.

    Ngoài ra, theo Washington Free Beacon, các tàu này của Iran cũng lách các lệnh trừng phạt bằng cách tắt các radar trên tàu, về cơ bản khiến các tàu này trở nên vô hình, đó là lý do tại sao chúng được gọi là “hải quân ma”.

    Trong ba tháng qua, Trung Quốc nhập khẩu gần 800.000 thùng dầu thô của Iran mỗi ngày, gần gấp đôi lượng dầu nhập khẩu trái phép thời ông Trump còn làm tổng thống.

    Syria, Venezuela, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Nga là những điểm đến khác của dầu Iran.

    Trong tháng 8, Trung Quốc nhập khẩu gần 868.500 thùng dầu thô của Iran mỗi ngày; trong tháng 9, con số này là hơn 739.200 thùng mỗi ngày.

    Từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức, ông đã tuyên bố công khai ý định thiết lập lại quan hệ ngoại giao với chế độ Iran và tái tham gia thỏa thuận hạt nhân Iran. Sự gia tăng đáng kể trong việc Iran bán trái phép dầu thô cho Trung Quốc và các nước khác đồng minh với chế độ Hồi giáo cũng bắt đầu vào tháng 1 năm nay.

    Claire Jungman, tác giả của báo cáo Tổ chức Đoàn kết chống lại Hạt nhân Iran, tin rằng sự gia tăng thương mại bất hợp pháp giữa Trung Quốc và Iran có liên quan đến sự không hành động của chính phủ Mỹ.

    Một quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ giấu tên nói với Free Beacon cho biết, chính phủ Hoa Kỳ biết về các giao dịch giữa chế độ Trung Quốc và Iran. Mục tiêu là đàm phán với tất cả các thành viên của thỏa thuận hạt nhân Iran, bao gồm cả Trung Quốc.

    Quan chức này cho biết, Trung Quốc “là một đối tác thương mại quan trọng của Iran, vì vậy tất nhiên các cuộc thảo luận của chúng tôi với Trung Quốc về cách tốt nhất để trở lại Kế hoạch hành động toàn diện chung bao gồm thảo luận về việc thực thi các lệnh trừng phạt”.

    Không có nhận xét nào