Header Ads

  • Breaking News

    Tin tức thế giới ngày Thứ hai 29 tháng 11 năm 2021

    Những ngày qua, nhiều báo chí đưa tin rằng, dữ liệu Hải quan của Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh đã nhập khẩu 2.79 triệu tấn than từ Úc trong tháng 10. Con số này nói lên điều gì? Nó đã nói lên chính sách kinh tế của Trung Cộng không đạt hiệu quả. Kéo theo hệ quả thiếu than trong mùa đông, giá than tăng vọt. Chính quyền đã yêu cầu các công ty sản xuất than giảm giá nhưng cũng vô ích, nên đành phải “cúi đầu” mua than của Úc để bổ sung.

    Tin tức thế giới ngày Thứ hai 29 tháng 11 năm 2021

    Vậy 2.79 triệu tấn than mua từ Úc đã đi đâu? Nếu ĐCSTQ đưa số than này cho người dân ở các khu vực có mùa đông lạnh giá như Đông Bắc, Tây Bắc và Hoa Bắc, giúp họ được sưởi ấm và tiết kiệm chi tiêu trong mùa đông, thì 2.79 triệu tấn than này rất đáng mua.

    Tuy nhiên, rất nhiều video trên mạng đều cho thấy người dân vùng Đông Bắc nói giá than rất cao, nhiều người không kịp mua vào tháng 9 và giá than đã tăng lên thành 2,000 NDT mỗi tấn vào tháng 10, cao gấp đôi so với năm ngoái. Có người không có tiền nên chỉ có thể đốt lõi ngô, gỗ củi, v.v… đến khi lạnh không chịu nổi nữa mới dám đốt than sưởi ấm. Thậm chí có người còn nói, chi phí sưởi ấm mỗi tháng bằng một tháng lương, 6 tháng mùa đông “ngốn” hết nửa năm tiền lương.

    Như vậy là 2.79 triệu tấn than của Úc đã không đến tay những người dân phía Bắc đang cần than nhất. Thay vào đó, chúng được giao cho các doanh nghiệp nhà nước như nhà máy điện để tiết kiệm chi phí mua nguyên liệu. Đó cũng là nguyên nhân vì sao ĐCSTQ âm thầm bí mật mua than chứ không công khai trước công chúng. Đó là vì số than đó không phải để sưởi ấm cho người dân Trung Quốc. Rốt cuộc, việc ĐCSTQ vẫn phải cúi đầu mua than của Úc, chuyện mất mặt như vậy cũng đã làm rồi, tại sao không mua thêm 2.79 triệu tấn than nữa để cung cấp cho người dân phía Bắc giúp họ sưởi ấm vào mùa đông. Nếu làm được [cho dân] như vậy, ngay cả mất mặt cũng rất đáng để làm.

    Nhưng Trung Cộng không nghĩ như vậy, thà mất mặt ở nước ngoài còn hơn là để người Trung Quốc biết nó đã thất bại. Nếu người dân Trung Quốc biết được rằng chiến dịch chính trị nhằm đánh bại Úc vào cuối năm 2020 đã thất bại, mới là điều ĐCSTQ không thể chịu đựng được. Cái giá phải trả cho những sai lầm của ĐCSTQ là hóa đơn sưởi ấm của người dân Trung Quốc tăng vọt, nhiều người chật vật chống chọi với mùa đông giá rét. Rốt cuộc người dân vẫn phải chịu hậu quả trực tiếp.

    Lí Hạo thực
    Minh Phương biên dịch

    Moderna sắp phát hành vaccine COVID-19 được sửa đổi cho biến thể Omicron vào đầu năm 2022


    Biến thể này có nhiều đột biến có thể khiến nó dễ dàng trốn tránh các kháng thể đã phát triển trong cơ thể sau khi tiêm vaccine COVID-19. (Ảnh minh họa: Pixabay)

    Moderna cho biết họ có thể phát hành vaccine COVID-19 cập nhật để chống lại biến thể Omicron mới vào đầu năm 2022.

    Giám đốc Y tế Paul Burton cho biết hôm Chủ nhật trên chương trình “Andrew Marr Show” của BBC: “Chúng ta nên biết về khả năng bảo vệ của vaccine hiện tại trong vài tuần tới”.

    Burton tiếp tục: “Nếu chúng ta phải sản xuất một loại vaccine hoàn toàn mới, tôi nghĩ đó sẽ là đầu năm 2022 trước khi loại vaccine đó thực sự được cung cấp với số lượng lớn”.

    Thông tin về một loại vaccine cập nhật được đưa ra khi các nhà khoa học và quan chức y tế cảnh báo biến thể Omicron, lần đầu tiên được phát hiện ở Nam Phi, có thể dễ dàng lây lan trên toàn thế giới. Nó đã lan sang một số quốc gia khác, bao gồm cả Israel và Bỉ, dẫn đến một loạt các hạn chế đi lại trên khắp châu u, châu Á và Bắc Mỹ , Aria Bendix của Insider đưa tin .

    Một quan chức y tế cho biết hôm thứ Bảy rằng hai trường hợp biến thể đã được phát hiện ở Anh. Tiến sĩ Anthony Fauci, nhà virus học coronavirus hàng đầu ở Mỹ, cho biết nó có khả năng đã chạm đến ở đây.

    Bản thân biến thể này có nhiều đột biến có thể khiến nó dễ dàng trốn tránh các kháng thể đã phát triển trong cơ thể sau khi tiêm vaccine COVID-19. Các đột biến cũng có thể khiến biến thể này dễ dàng lây lan ngay cả ở những người đã được tiêm chủng.

    Tổ chức Y tế Thế giới đã dán nhãn Omicron là “biến thể đáng lo ngại”, một sự khác biệt dành cho các biến thể coronavirus đe dọa nhất. Delta, biến thể đã tăng mạnh trong suốt mùa hè ở Mỹ, là biến thể cuối cùng nhận được nhãn.

    Vẫn chưa rõ liệu vaccine COVID-19 hiện có có bảo vệ được biến thể này hay không. Nhưng các nhà sản xuất vaccine đã bắt đầu xem xét các lựa chọn của họ.

    Moderna cho biết trong một bản tin hôm thứ Sáu rằng công ty đang thử nghiệm vaccine hiện tại của mình chống lại biến thể Omicron.

    Công ty cho biết: “Kể từ đầu năm 2021, Moderna đã nâng cao một chiến lược toàn diện để dự đoán các biến thể mới đang được quan tâm. Công ty đã nhiều lần chứng minh khả năng thúc đẩy các ứng viên mới đến thử nghiệm lâm sàng trong 60 đến 90 ngày”.

    Pfizer cho biết họ sẽ có thể sản xuất và phân phối phiên bản cập nhật của vaccine COVID-19 trong vòng 100 ngày nếu Omicron được phát hiện có khả năng kháng với vaccine hiện tại. Công ty cho biết họ dự kiến ​​sẽ biết liệu trong vòng hai tuần liệu biến thể này có kháng được loại vaccine hiện tại hay không, một người phát ngôn của công ty nói với Reuters .

    “Pfizer và BioNTech đã thực hiện các hành động từ nhiều tháng trước để có thể điều chỉnh vaccine mRNA trong vòng sáu tuần và xuất xưởng các lô ban đầu trong vòng 100 ngày trong trường hợp có biến thể thoát ra”, công ty cho biết trong một tuyên bố.
    Johnson & Johnson đã bắt đầu thử nghiệm hiệu quả của vaccine chống lại biến thể Omicron.

    Tình hình đàm phán thỏa thuận hạt nhân Iran

    Các cuộc đàm phán về tương lai thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và sáu cường quốc thế giới nối lại từ thứ Hai. Các nhà đàm phán Iran sẽ gặp tất cả các bên, trừ Mỹ. Người Iran từ chối nói chuyện với họ. Trước đó cựu tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút khỏi thỏa thuận vào năm 2018. Để đáp trả các lệnh trừng phạt của Mỹ, Iran đã vi phạm thỏa thuận theo nhiều cách khác nhau, đáng chú ý nhất là làm giàu uranium đến độ tinh khiết 60% – một mức “mà chỉ các nước chế tạo bom mới có.”, theo Rafael Grossi, người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế.

    Iran đang tìm cách đạt một thỏa thuận có lợi. Chính quyền mới của Ebrahim Raisi, một giáo sĩ bảo thủ, nói Mỹ phải thừa nhận đã sai khi từ bỏ thỏa thuận, dỡ bỏ ngay lập tức mọi lệnh trừng phạt và đảm bảo thỏa thuận mới phải tồn tại lâu hơn nhiệm kỳ của Tổng thống Joe Biden. Đáp lại, Mỹ nói những điều kiện đó là không thể đáp ứng được, dù bản thân họ kỳ vọng tái gia nhập thỏa thuận cũ, trước khi đàm phán một thỏa thuận “lâu dài và vững chắc hơn.” Xem ra sẽ còn tranh cãi kéo dài.

    Ấn Độ muốn mạnh tay với tiền điện tử

    Các báo cáo vào tuần trước cho thấy chính phủ Ấn Độ xem xét cấm các loại tiền điện tử tư nhân (trừ một số ngoại lệ) đã khiến giới tiền điện tử nước này phải rùng mình. Không rõ những “ngoại lệ” đó là gì và thế nào là tiền điện tử “tư nhân;” các loại tiền phổ biến như bitcoin và ether đều được lưu trữ trên blockchain công cộng. Thông tin này khiến giá của các loại tiền ảo trên các sàn giao dịch tiền điện tử của Ấn Độ giảm khoảng 20%. Tình trạng bán tháo hoảng loạn dẫn đến việc các sàn chậm xử lý yêu cầu rút tiền.

    Ngân hàng trung ương Ấn Độ bày tỏ “những lo ngại nghiêm trọng” rằng tiền điện tử có thể được dùng cho mục đích rửa tiền. Họ có kế hoạch tung ra đồng tiền kỹ thuật số của riêng mình vào tháng tới. Các nhà lập pháp lo ngại các quảng cáo tiền điện tử trên truyền hình vào khung giờ vàng, với sự tham gia của các ngôi sao Bollywood, sẽ đánh lừa các nhà đầu tư ngây thơ. Trong khi đó các quan chức chính phủ nói tiền ảo chỉ là một trò lừa đảo. Một dự luật tiền điện tử mới sẽ được giới thiệu trong kỳ họp mùa đông của quốc hội, bắt đầu từ thứ Hai. Các nhà đầu tư tiền điện tử Ấn Độ — hơn 15 triệu người — sẽ theo dõi sát sao.

    Chính phủ mới của Đức hướng đến hợp pháp hóa cần sa

    Trong thỏa thuận liên minh dài 177 trang của Đức có một thông báo khiến nhiều người kinh ngạc: nước này sẽ trở thành nước đầu tiên ở EU hợp pháp hóa cần sa cho mục đích giải trí cũng như cho phép các nhà cung cấp có giấy phép được bán cần sa. Dù Hà Lan thường được nhớ đến với các cửa hàng cà phê đầy cần sa, sở hữu và bán cần sa vẫn là một tội phạm (dù được kiểm soát chặt chẽ). Vào tháng 10, Luxembourg trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên cho phép trồng cần sa cho mục đích cá nhân. Trong khi đó Ý có thể sẽ tổ chức trưng cầu dân ý phi hình sự hóa cần sa vào năm 2022.

    Châu Âu đi chậm hơn Bắc Mỹ ở vấn đề này. Khoảng 18 bang của Mỹ đã hợp pháp hóa cần sa. Ở Canada, nơi mua và tiêu thụ cần sa được hợp pháp hóa từ năm 2018, món hàng này hoàn toàn có thể được đặt qua Uber. Một lý do cho Châu Âu thay đổi quan điểm là thuế thu được từ việc hợp pháp hóa. Đức có thể thu gần 5 tỷ euro một năm từ thuế cần sa và tiết kiệm chi phí cho cảnh sát cũng như quá trình tố tụng.

    Thủ tướng Việt Nam cam kết cải thiện nhân quyền để thu hút các nhà đầu tư


    TOKYO – Việt Nam sẽ tăng cường các biện pháp đảm bảo nhân quyền nhằm thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết hôm thứ Năm.

    “Đảm bảo an toàn cho người dân tạo cơ hội cho các nhà đầu tư”, ông Chính cho biết tại một sự kiện ở Tokyo do Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản chủ trì nhằm thúc đẩy đầu tư.

    Sự kiện được tổ chức vào ngày cuối cùng trong chuyến công du Nhật Bản của ông Chính sau khi cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida hôm thứ Tư. Ông Chính cho biết Việt Nam sẽ “tích cực tăng cường hội nhập quốc tế sâu và rộng”.

    Nhân quyền và các vấn đề xã hội ngày càng được coi là quan trọng đối với các công ty toàn cầu đang muốn xây dựng chuỗi cung ứng. Nhiều hãng sản xuất quần áo đã ngừng tìm nguồn cung cấp bông từ khu vực Tân Cương của Trung Quốc do bị cáo buộc vi phạm nhân quyền.

    “Tôi muốn tăng cường triệt để cải cách hành chính và diệt trừ tham nhũng để mang lại lợi ích cho các nhà đầu tư”, ông Chính nói.

    Thủ tướng của nhà nước độc đảng do Đảng Cộng sản lãnh đạo cũng kêu gọi sự hỗ trợ nhiều hơn từ khu vực tư nhân để đối phó với biến đổi khí hậu, ô nhiễm và COVID-19. Ông nói: “Chúng tôi muốn vượt qua [những thách thức] với sự giúp đỡ của các nhà đầu tư.”

    “Tôi muốn làm việc cùng nhau với tầm nhìn dài hạn và tầm nhìn chiến lược,” ông Chính nói với khán giả trong đó có cả đại diện từ các công ty lớn của Nhật Bản.

    Theo báo chí trong nước, trong chuyến công du 4 ngày, ông Chính đã đề nghị các công ty Nhật Bản cũng là những nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam – đầu tư nhiều hơn vào năng lượng sạch và xây dựng nền kinh tế kỹ thuật số khi gặp gỡ các công ty Hitachi, Sumitomo, Eneos và nhà điều hành Fast Retailing của Uniqlo, cùng những công ty khác.

    Tại sự kiện này, các công ty Nhật Bản, như công ty năng lượng eREX, công ty bất động sản Mitsubishi Estate, nhà bán lẻ Aeon Mall và một số công ty thương mại, đã trao đổi các biên bản ghi nhớ.

    Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Koichi Hagiuda cho biết Bộ sẽ thúc đẩy hợp tác kinh tế hơn nữa thông qua hỗ trợ đa dạng hóa chuỗi cung ứng và chuyển đổi kỹ thuật số.

    Về quá trình khử cacbon, Hagiuda kêu gọi hợp tác để “thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng phù hợp cho châu Á” thông qua nhiều phương tiện khác nhau như năng lượng tái tạo và khí đốt tự nhiên hóa lỏng.

    Nguồn: Nikkei Asia Review

    Bác sĩ Fauci: Hoa Kỳ cần sẵn sàng đối phó với biến thể Omicron


    Người Mỹ nên chuẩn bị sẵn sàng để chống lại sự lây lan của biến thể COVID-19 mới là Omicron, nhưng vẫn còn quá sớm để biết là cần hành động như thế nào và liệu có phải đưa ra các quy định mới hay đóng cửa hay không, quan chức hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Hoa Kỳ, bác sĩ Anthony Fauci cho biết hôm Chủ nhật.

    Trả lời ABC News, bác sĩ Fauci nói rằng Hoa Kỳ phải làm "bất cứ điều gì và mọi điều [cần thiết]", nhưng vẫn còn "quá sớm để nói" liệu Hoa Kỳ có cần đưa ra các quy định mới hay phải đóng cửa hay không.

    "Ta phải chuẩn bị sẵn sàng để làm bất cứ điều gì và mọi điều [cần thiết]," ông nói thêm.

    Biến thể Omicron, lần đầu tiên được phát hiện ở Nam Phi và được công bố trong những ngày gần đây, hiện đã được phát hiện ở một số quốc gia khác.

    Bác sĩ Fauci, trong một cuộc phỏng vấn với NBC News hôm thứ Bảy, nói rằng biến thể có thể đã xuất hiện ở Hoa Kỳ, mặc dù chưa có ca nhiễm nào chính thức được xác nhận.

    Các quan chức y tế Hoa Kỳ sẽ lại trao đổi với các đồng nghiệp Nam Phi về biến thể này vào Chủ nhật, ông nói với chương trình "This Week" của ABC News trong một cuộc phỏng vấn riêng rẽ khác.

    Nối lại đàm phán về hạt nhân Iran


    Trong bầu không khí căng thẳng giữa Iran và các cường quốc, hôm nay 29/11/2021 tại trụ sở của Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế (AIEA), ở Vienna, Áo, các liên quan nối lại cuộc đàm phán về hồ sơ hạt nhân Iran nhằm làm sống lại thỏa thuận hạt nhân năm 2015.

    Theo Kế hoạch hành động toàn diện chung, viết tắt là JCPOA – thường gọi là thỏa thuận hạt nhân Iran, được ký kết giữa Iran với Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp và Đức vào năm 2015, Iran chấp nhận hạn chế chương trình hạt nhân mà phương Tây lo ngại có thể sẽ dẫn tới việc phát triển bom nguyên tử. Đổi lại, phương Tây đồng ý chấm dứt mọi biện pháp trừng phạt nhắm vào Iran.

    Tuy nhiên, JCPOA có nguy cơ không còn giá trị, sau khi tổng thống Donald Trump rút nước Mỹ ra khỏi thỏa thuận này vào năm 2018.

    Từ Teheran, thông tín viên Siavosh Ghazi cho bên thêm thông tin về vòng đàm phán lần này :

    Một phái đoàn Iran hùng hậu gồm khoảng 40 thành viên, dẫn đầu bởi Ali Bagheri Kani, một nhân vật bảo thủ, đã tới Vienna.

    Các phát biểu của phía Iran tỏ ra khá cứng rắn. Ali Bagheri Kani đã tuyên bố rằng mục tiêu đầu tiên của cuộc đàm phán là Mỹ phải chấm dứt mọi lệnh trừng phạt của mình và điều này phải có thể kiểm chứng được.

    Ông nhấn mạnh rằng Iran không tin tưởng phương Tây và sẽ không lặp lại những sai lầm trong quá khứ.

    Người đứng đầu phái đoàn Iran nói thêm: “Người dân Iran sẽ không bị khuất phục bởi những lời đe dọa quân sự và trừng phạt kinh tế."

    Iran cũng đã từ chối yêu cầu của Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế (IAEA), của Hoa Kỳ cũng như của Pháp, Đức và Anh cho phép AIEA kiểm soát kỹ hơn các hoạt động hạt nhân của mình, đặc biệt là tại cơ sở Karaj, gần Teheran.

    Tại đây, Iran sản xuất máy ly tâm cực kỳ hiện đại và nhanh hơn, cho phép nước này đẩy nhanh chương trình làm giàu uranium.

    Từ một năm qua, Iran đã hạn chế hợp tác một cách đáng kể với Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế của Liên Hợp Quốc.

    Trong điều kiện này, các cuộc đàm phán có thể sẽ khó khăn và thời gian đàm phán có thể sẽ bị kéo dài.

    Tại sao các tàu trong vùng biển Trung Quốc đồng loạt mất tín hiệu


    Tờ “Financial Times” đưa tin rằng các tàu trong vùng biển của Trung Quốc gần đây đã biến mất khỏi Hệ thống Theo dõi Tàu Toàn cầu (AIS), điều này đã thu hút sự chú ý của thế giới bên ngoài.

    Thống kê cho thấy trong ba tuần qua, số lượng tín hiệu AIS được gửi từ các tàu trong vùng biển Trung Quốc, từ mức trên 15 triệu tín hiệu mỗi ngày hồi tháng 10 đã giảm mạnh xuống còn hơn 1 triệu tín hiệu mỗi ngày vào đầu tháng 11, giảm hơn 90%.

    Các nhà phân tích cho rằng nguyên nhân xuất hiện hiện tượng này là vì “Luật Bảo vệ Thông tin Cá nhân” do chính quyền TQ thực hiện vào ngày 1 tháng 11. TQ sử dụng luật thông tin cá nhân mới được ban hành để kiểm soát luồng dữ liệu vì lý do an ninh quốc gia. Điều luật yêu cầu các công ty xử lý dữ liệu phải được chính quyền Trung Quốc chấp thuận trước khi cho phép thông tin cá nhân rời khỏi lãnh thổ Trung Quốc.

    Có thông tin cho rằng “Luật bảo vệ thông tin cá nhân” không đề cập đến dữ liệu của các tàu; tuy nhiên, ông Anastassis Touros, trưởng nhóm mạng AIS của trang web dịch vụ theo dõi tàu Marine Traffic, cho biết trong “trường hợp khẩn cấp”, công ty dữ liệu Trung Quốc có thể Từ chối cung cấp thông tin.

    Chính quyền Bắc Kinh lo ngại rằng những dữ liệu này sẽ rơi vào tay chính phủ nước ngoài. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là Bắc Kinh có thể làm cho tình trạng vận tải biển toàn cầu trở nên tồi tệ hơn. Một quan chức của Cục An toàn Hàng hải Quảng Đông nói với Reuters rằng các quy tắc của AIS là do Tổng cục Quản lý Bắc Kinh xây dựng.

    Một luật sư cho biết: “Việc thu thập và chia sẻ dữ liệu vị trí địa lý, đặc biệt là về các tuyến đường vận chuyển ở các vùng ven biển của Trung Quốc, được cho là một vấn đề nhạy cảm.” Vì vậy, Bắc Kinh không muốn đưa thông tin ra ngoài. Việc thiếu dữ liệu từ Trung Quốc có thể ảnh hưởng lớn đến khả năng hiển thị của toàn bộ chuỗi cung ứng hàng hải của Trung Quốc.

    Kênh CNN Business chỉ ra rằng nếu Bắc Kinh đi quá xa trong việc bảo vệ mình khỏi sự can thiệp của nước ngoài, Trung Quốc có thể phải gánh chịu hậu quả từ chính các hành động của mình.

    AIS cho phép tàu sử dụng vô tuyến tần số cao để gửi thông tin, chẳng hạn như vị trí, tốc độ, tuyến đường và các trạm đến và đi trên đường bờ biển. Mục đích ban đầu của hệ thống là giúp tránh va chạm giữa các tàu và hỗ trợ công tác cứu hộ khi tàu gặp nạn.

    Đài Loan cử chiến đấu cơ nghênh cản Trung Quốc

    Tập Cận Bình họp hội nghị với các tướng lãnh cao cấp của quân đội Trung Quốc


    Bộ Quốc phòng Đài Loan hôm nay cho biết lực lượng không quân của đảo quốc đã được huy động để nghênh cản 27 chiến đấu cơ Trung Quốc xâm nhập vùng nhận dạng phòng không (air defence identification zone – ADIZ) của Đài Loan và triển khai các hệ thống hỏa tiễn phòng không để giám sát trong lúc có tin Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang họp hội nghị ba ngày với các tướng lãnh cao cấp nhất của quân đội nước này.

    Theo bản đồ do Bộ Quốc phòng Đài Loan cung cấp, đội chiến đấu cơ Trung Quốc, gồm 18 máy bay chiến đấu, 5 máy bay ném bom H-6 có ​​khả năng mang vũ khí hạt nhân và một máy bay tiếp nhiên liệu Y-20, đã bay vào vùng ADIZ phía Nam đảo Đài Loan, gần quần đảo Đông Sa (Pratas) do Đài Bắc kiểm soát tới eo biển Bashi ngăn cách Đài Loan với Philippines trước khi bay ra Thái Bình Dương và quay trở lại Trung Quốc.

    Suốt năm qua, Đài Loan đã liên tục phàn nàn và tố cáo không quân Trung Quốc hoạt động gần hòn đảo. Đài Loan gọi các hoạt động quân sự lặp đi lặp lại của Trung Quốc là “chiến tranh vùng xám”, được thiết kế để vừa làm hao mòn lực lượng của Đài Loan bằng cách khiến họ liên tục xuất kích, vừa để kiểm tra phản ứng của Đài Loan. Căng thẳng mới nhất xảy ra sau khi một phái đoàn Quốc Hội Hoa Kỳ tới hòn đảo để ủng hộ Đài Loan, đoàn thứ hai trong tháng này.

    Trung Quốc đã thề sẽ giành lại Đài Loan bằng vũ lực nếu cần thiết. Bắc Kinh không chấp nhận bất cứ điều gì cho phép chính phủ ở Đài Bắc được công nhận và hợp pháp trên trường quốc tế, đồng thời tuyên bố không chấp thuận các nhà lập pháp Mỹ đến thăm hòn đảo này.

    Hôm Thứ Sáu, người phát ngôn của Bộ Tư lệnh Quân khu phía Đông của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc cho biết quân đội Trung Quốc đã thực hiện “cuộc tuần tra sẵn sàng chiến đấu của hải quân và không quân theo hướng eo biển Đài Loan.” “Quân đội sẽ tiếp tục cảnh giác cao độ và thực hiện mọi biện pháp cần thiết để chống lại bất kỳ sự can thiệp nào của các thế lực bên ngoài và bất kỳ âm mưu nào của phe ly khai nhằm vào cái gọi là ‘Đài Loan độc lập”, người phát ngôn này nói thêm.

    Trong khi đó, hỗ trợ cho một Đài Loan tự do và dân chủ là một lĩnh vực hiếm hoi được sự ủng hộ mạnh mẽ của lưỡng đảng ở Washington. Hôm Thứ Năm, một phái đoàn của Quốc Hội Hoa Kỳ đã đến Đài Bắc, cam kết hỗ trợ các nhà lập pháp ở đó. Các vị dân cử Hoa Kỳ đã gặp và bàn luận với Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen).

    Tiếp các nghị sĩ Hoa Kỳ, bà Thái nói: “Đài Loan sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với Hoa Kỳ để duy trì các giá trị tự do và dân chủ chung của chúng ta, cũng như bảo đảm hòa bình và ổn định trong khu vực.”

    Bộ Ngoại giao Trung Quốc bày tỏ “sự phản đối cứng rắn” đối với chuyến thăm đó.

    Cùng thời gian này, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin Chủ tịch Tập Cận Bình đã tổ chức một cuộc họp kéo dài ba ngày kết thúc vào Chủ Nhật với các quan chức hàng đầu của đất nước để thảo luận về cách tăng cường hơn nữa các lực lượng vũ trang.

    Mặc dù bài phát biểu của ông không đề cập trực tiếp đến Đài Loan, nhưng ông Tập nhấn mạnh sự cần thiết phải hiện đại hóa quân đội để có thể giành chiến thắng trong các cuộc chiến. Hãng thông tấn Tân Hoa xã dẫn lời ông Tập cho biết: “Cần phải nỗ lực rất nhiều để tăng cường trình độ khoa học và công nghệ và nâng cao khả năng thực tế để giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh hiện đại”, hãng Reuters đưa tin.

    Không có nhận xét nào