Header Ads

  • Breaking News

    Biển Đông ngày 13 tháng 12 năm 2021

    13.10: Trung Quốc - Đài Loan, Mỹ - ASEAN

    Trung Hiếu tổng hợp từ nhiều nguồn

    Tàu Liêu Ninh của Trung Quốc - Ảnh: AFP

    Tàu Liêu Ninh của Trung Quốc lại rời cảng Thanh Đảo vào khoảng ngày 9 hoặc ngày 10.12, theo hình ảnh vệ tinh.

    Bộ Quốc phòng Đài Loan cũng nêu ra kịch bản Trung Quốc tấn công hòn đảo này. Theo đó, Trung Quốc sẽ sử dụng tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình tấn công các trận địa phòng không, trạm ra đa và sở chỉ huy.

    Lực lượng chi viện chiến lược sẽ tiến hành tấn công áp chế điện từ để hủy diệt hoặc làm tê liệt lực lượng chiến đấu chủ lực và các cơ sở quan trọng của Đài Loan.

    1. Biển Đông, chuyển động quân sự

    1. Chuyển động

    Tuy nhiên, lần này không có thông báo về cuộc huấn luyện quân sự nào ở Bột Hải.

    Ngoài ra, tàu tiếp tế tổng hợp Hô Luân Hồ cũng rời cảng. Vì vậy, không loại trừ khả năng đây là chuyến triển khai huấn luyện ở biển xa.

    Tàu ngầm USS Connecticut của Mỹ về đến cảng San Diego sau vụ tai nạn ở Biển Đông hồi đầu tháng 10. - USNI News

    Indonesia cân nhắc tổ chức mạng lưới ngư dân để tham gia tuần tra với hải quân và tuần duyên - The Straits Times

    Chủ tịch Ủy ban Tình báo chiến lược Hạ viện Philippines Johnny Pimentel hãy sẵn sàng cho các “cuộc đấu vòi rồng” với tàu hải cảnh Trung Quốc. - Manila Bulletin

    Theo ông Pimentel, những cuộc đối đầu như thế nhiều khả năng sẽ diễn ra một khi Philippines xúc tiến kế hoạch khoan thẩm lượng ở Bãi Cỏ Rong.

    “Cảnh sát biển Việt Nam làm chuyện này suốt. Họ đấu vòi rồng với Hải cảnh Trung Quốc”, ông nói.

    2. Đài Loan - Trung Quốc

    Trong một bản đánh giá mối đe dọa trình lênh Viện lập pháp, Bộ Quốc phòng Đài Loan cho rằng Trung Quốc rất khó thực hiện một cuộc tấn công Đài Loan, theo Reuters.

    " Trong một báo cáo gửi các nhà lập pháp, Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết năng lực vận tải của Trung Quốc hiện tại rất hạn chế, nước này sẽ không thể đổ bộ toàn bộ lực lượng của mình trong một lần, và sẽ phải dựa vào các tàu RORO "không đúng chuẩn", những tàu này cần sử dụng các công trình cảng và máy bay vận tải cần có sân bay.

    "Tuy nhiên, quân đội quốc gia bảo vệ thật lực các hải cảng và sân bay, và họ sẽ không dễ dàng chiếm đóng trong thời gian ngắn. Các hoạt động đổ bộ sẽ đối mặt với rủi ro cực kỳ cao", bộ này cho biết trong một báo cáo mà Reuters đã xem qua. "

    Ngoài ra, theo Bộ Quốc phòng Đài Loan, Trung Quốc còn gặp khó khăn trong việc tiếp tế vũ khí, đạn dược, thực phẩm và thuốc men cho lực lượng đổ bộ.

    Hơn nữa, Bắc Kinh không thể dồn toàn lực tấn công Đài Loan mà cần phải dự trữ lực lượng để ngăn chặn cuộc can thiệp của lực lượng nước ngoài và đề phòng các điểm nóng khác như biên giới với Ấn Độ và Biển Đông.

    Bộ Quốc phòng Đài Loan cũng nêu ra kịch bản Trung Quốc tấn công hòn đảo này. Theo đó, Trung Quốc sẽ sử dụng tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình tấn công các trận địa phòng không, trạm ra đa và sở chỉ huy.

    Lực lượng chi viện chiến lược sẽ tiến hành tấn công áp chế điện từ để hủy diệt hoặc làm tê liệt lực lượng chiến đấu chủ lực và các cơ sở quan trọng của Đài Loan.

    Ngoài ra, các binh sĩ sẽ tập trung ở bờ biển đông nam, và một hạm đội sẽ tập kết ở Tây Thái Bình Dương nhằm ngăn chặn lực lượng nước ngoài can thiệp, hình thành sự bao vây chiến lược Đài Loan.

    II. Ngoại giao

    1. Ngoại trưởng Mỹ thăm Đông Nam Á

    Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken bắt đầu chuyến thăm ba nước Đông Nam Á là Indonesia, Malaysia và Thái Lan trong tuần này.

    Chuyến thăm ba nước thành viên sáng lập của ASEAN diễn ra giữa giữa lúc ASEAN đối mặt nhiều thách thức và có không ít nghi ngờ về vai trò của khối này.

    Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Blinken sẽ có bài phát biểu về cách tiếp cận của Mỹ với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tại Jakarta vào sáng 14.12 (giờ địa phương).

    Trước chuyến thăm của ông Blinken, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng công bố tờ thông tin về quan hệ hai nước.

    Đáng chú ý, tờ thông tin có đoạn:

    " Chúng tôi ủng hộ những nỗ lực mạnh mẽ của Indonesia trong việc bảo vệ các quyền trên biển của mình và chống lại sự gây hấn của CHND Trung Hoa ở Biển Đông, bao gồm cả trong vùng đặc quyền kinh tế xung quanh Quần đảo Natuna."

    Đây rõ ràng là sự đề cập đến các vụ đối đầu gần đây giữa Trung Quốc và Indonesia ở Biển Đông. Trong đó Trung Quốc đã ngang ngược yêu cầu Indonesia chấm dứt hoạt động khoan thăm dò tại vùng thềm lục địa của nước này.

    Trong thời gian diễn ra cuộc đối đầu, tàu sân bay Mỹ nhiều lần xuất hiện gần khu vực hoạt động của tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 10 của Trung Quốc.

    Tuy nhiên, một trong nhiệm vụ quan trọng của ông Blinken là thuyết phục các quốc gia trong khu vực về chiến lược của Mỹ trong việc tăng cường hợp tác kinh tế với khu vực trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc.

    Về vấn đề này, học giả người Singapore Kishore Mahbubani có bài viết rất đáng đọc trên tờ Foreign Policy.

    In Asia, China’s Long Game Beats America’s Short Game - Foreign Policy

    2. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - G7

    Tuyên bố của chủ tịch Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-G7 - UK Gov

    " Chúng tôi tái khẳng định tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm cả Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS). Chúng tôi tái khẳng định rằng Công ước đặt ra khuôn khổ pháp lý mà tất cả các hoạt động trên đại dương và biển phải được thực hiện trong khuôn khổ đó, và có tầm quan trọng chiến lược như là cơ sở cho hành động quốc gia, khu vực và toàn cầu và hợp tác trong lĩnh vực biển.

    Chúng tôi đã thảo luận về tình hình ở Biển Đông, trong đó mối quan tâm về hoạt động bồi đắp, các hoạt động, sự cố nghiêm trọng trong khu vực, bao gồm cả tổn hại về môi trường biển, làm xói mòn lòng tin và sự tin cậy, gia tăng căng thẳng và có thể làm suy yếu hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực đã được bày tỏ. Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông hiệu quả và thực chất phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm cả UNCLOS 1982."

    Tuyên bố của chủ tịch Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao và phát triển G7 - UK Gov

    " Về Trung Quốc, chúng tôi đã thảo luận về một loạt vấn đề và thách thức, chẳng hạn như tình hình ở Hồng Kông và Tân Cương, ở Biển Hoa Đông và Biển Đông và tầm quan trọng của hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan. Chúng tôi cũng bày tỏ quan ngại về các chính sách kinh tế mang tính cưỡng ép."

    Thông tin từ Bộ Ngoại giao

    " Các nước khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông, tuyến hàng hải huyết mạch của thế giới, ủng hộ thúc đẩy đối thoại và xây dựng lòng tin, tự kiềm chế, giải quyết hòa bình tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) 1982. Các nước hoan nghênh và bày tỏ mong muốn sớm có Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982."

     

     

    Không có nhận xét nào