Trong lịch-sử chiến-tranh, từ trước đến nay, chiến-thắng nhiều lúc lại tùy-thuộc vào những tin-tức thu-lượm được về đối phương ngoài các yếu-tố khác như tài chỉ huy, vũ-khí, địa-thế trận địa, thiên thời, địa lợi, nhân hòa, v.v... Những tin tức này cho biết mọi tình-trạng (chiến-thuật chiến-lược, quân số, vũ-khí, tiếp-liệu...) của phe bên kia để có biện-pháp đối phó ngõ hầu tìm ra chiến thắng.
Trong thời đại ngày nay, khi văn-minh nhân-loại đã đến độ khá cao, các phương-tiện phục-vụ cho chiến-tranh lại càng mang lại lợi thế cho đội quân nào có khả-năng áp-dụng khoa-học kỹ-thuật. Một trong các phương-tiện được Hoa-Kỳ đặt lên hàng đầu là “hệ-thống gián-điệp”. Trước đây, giống như mọi nước, người Mỹ gởi những điệp viên ra khắp nơi để thu lượm tin-tức. Thời gian sau nầy, một phương-thức khác được áp-dụng, đó là thiết-lập các thiết-bị nghe lén. Một trong các dụng-cụ do-thám nầy là hệ-thống nghe lén mang tên “Echelon”.
I. Đại-cương:
Hệ-thống Echelon là mạng lưới nghe lén bí-mật có khả năng kiểm-soát toàn thể hệ-thống thông-tin toàn cầu. Đây là một hệ-thống nghe lén to lớn, cùng một lúc có thể theo dõi tất cả các hệ-thống thông-tin như điện-thoại, cellular phone, máy Fax, hệ-thống điện báo telegram hay bất cứ phương-tiện truyền tin hữu-tuyến hoặc vô-tuyến nào.
Echelon được thành lập do sáng kiến của Hoa kỳ, hiện nay đã trở thành một “con quái vật tình báo” phi pháp. Hoa kỳ sử dụng các tin tức do Echelon thu thập được, thông báo cho các cơ-quan liên-hệ của chính phủ Hoa kỳ để các cơ quan hữu quan vạch ra các kế hoạch đối phó. Ngoài việc “ăn cắp” tin tức đối phương, 5 quốc gia thành viên chủ quản hệ thống nầy cũng dùng Echelon quan sát lẫn nhau để chiếm thế thượng phong. Các chức vụ quan trọng của Echelon, trong cũng như ngoài nước Mỹ, đa số đều do người Mỹ nắm giữ.
Công tâm mà nói, những hoạt động như vậy vi phạm công ước quốc tế, là một tội ác nếu xét theo lương tâm hay luật pháp. Hệ thống nghe lén này được coi là một chiến dịch tình báo lâu dài, quy-mô và hữu-hiệu nhất trên thế giới từ trước đến nay. Đây là một tổ-hợp gồm có Mỹ, Anh, Canada, Úc và New Zeland, được thành-lập căn-cứ vào Hiệp-ước “Hợp-tác Thu-thập Thông-tin Điện-tử” (được viết tắt là UKUSA) ký-kết vào năm 1948.
Echelon có khả năng ghi lại trên 2 triệu cuộc điện-đàm trong 1 phút tức mỗi ngày có thể theo dõi 3 tỷ cuộc điện-đàm. Các hệ-thống vệ-tinh, các căn-cứ trên mặt đất và các máy tính cực mạnh của hệ-thống Echelon đã ghi lại tất cả thông-tin (99,99%) bất kể truyền đi bằng phương-tiện nào, từ nơi nào (trên đất liền, trên tàu ngầm, tàu thủy, phi-cơ, hỏa tiển, phi thuyền...). Từ những trạm vệ tinh được đặt trên lãnh thổ của năm quốc gia thành viên, tất cả những cú điện thoại, những điện thư, email, và những cuộc trò chuyện qua mạng internet trên thế giới đều bị nghe lén, bị ghi chú và phân tích. Họ dùng một bộ mã hóa dưới dạng các bí số, các mật ngữ, các bảng mã hay các tên gọi để ghi lại và sau đó sàng lọc các tin tức được chuyển qua tất cả các vệ tinh truyền thông đang hoạt động.
Căn-cứ chính để kiểm-soát toàn bộ hệ-thống nầy nằm ở Morwenstow thuộc nước Anh. Tại Mỹ có hai căn-cứ: một ở Sugar Grove thuộc Virginia và một ở Yakima, 250 km về phía Tây Nam Seattle, tiểu bang Washington. Ngoài ra, còn một căn-cứ khác ở New Zeland; một nằm ở Geraldton để phụ-trách vùng Ấn-Độ dương. Để hỗ-trợ cho 5 trạm nói trên là một hệ-thống vệ-tinh gián-điệp mang tên Cơn lốc (Vortex) mà cơ-quan Hàng-không Không-gian NASA phóng lên không-gian từ thập niên 1980. Đặc-biệt là 3 vệ-tinh gián-điệp thuộc thế-hệ mới nhất vừa được phóng lên đầu thập niên 90, đủ sức phủ sóng lên toàn thế-giới. Mạng lưới do-thám viễn-thông này ghi trộm tất cả các thông-tin truyền-tải qua những vệ-tinh địa-tĩnh Intelstat do các công-ty điện-thoại trên thế-giới xử-dụng.
II. Sự ra đời của hệ-thống Echelon:
Theo nhu-cầu của tình-thế trong cuộc chiến tranh đối đầu với khối Cộng-sản và chiến tranh kinh tế, chính-phủ Mỹ chấp-thuận cho Cục An ninh Quốc gia Hoa-Kỳ viết tắt là NSA hợp tác với Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) thành lập “Bộ phận Tổng hợp Đặc biệt” SCS có nhiệm vụ cung cấp cho các cơ-quan tình báo Mỹ những phương tiện tinh vi nhất, hiện-đại nhất để theo-dõi, nghe lén, ghi nhận các thông tin về mọi lãnh-vực của tất cả các quốc gia, không phân biệt địch hay bạn, trong mọi trường hợp. Đây là một tổ-chức “kín” của chính phủ, chỉ một số ít quan chức có liên-quan đến tổ-chức nầy biết rõ, các quan chức khác chỉ biết SCS là một bộ-phận bao gồm những chuyên gia của NASA và CIA, có nhiệm vụ thu-thập, bảo vệ và chuyển lên chính-phủ Hoa-Kỳ những thông tin do các chuyên viên bên ngoài cung cấp.
Căn-cứ của NSA nằm ở Fort Meade thuộc tiểu bang Maryland. Đây là một khu vực nằm riêng, gồm vài chục dãy nhà làm bằng kính và sắt thép nằm giữa các rừng thông. Hệ thống canh phòng, bảo-vệ cẩn mật với quân cảnh tuần tiểu thường xuyên, 3 lớp rào kẽm gai có dẫn điện, cao 4m, có các thiết bị điện tử nhận dạng ở lối ra vào. Các nhân viên làm việc có mang phù hiệu với màu sắc khác nhau để dễ kiểm soát, chỉ được phép đi lại trong phạm vi giới-hạn, có phi-cơ thường xuyên bay canh phòng. Chỉ cần nhìn vào phù-hiệu đeo trên áo, người ta có thể biết nhân-viên này thuộc phần hành nào, chuyên-môn ra sao, chức vụ lớn nhỏ, nơi làm việc của họ ở đâu. Điều nầy đã làm hạn chế việc liên-hệ, di-chuyển cũng như nếu có ai đó có ý đồ đen tối, họ biết là họ đang bị theo dõi. Mọi nhân viên thường chỉ được phép ra vào ở cổng số 3, phải trải qua thủ tục kiểm soát được xếp vào hạng khắt khe nhất dành cho các cơ-quan quốc phòng. Dĩ nhiên, việc tuyển chọn nhân viên phải qua nhiều giai đoạn, nhiều thủ-tục để chọn nhân viên có lý lịch tuyệt đối trong sạch, có người bảo lãnh về lý-lịch, hành-động, có chứng cớ về sự trung-thành tuyệt đối như gia đình, huyết thống, bạn bè, trường học, khu vực gia cư... Chính vì quá khó khăn và cẩn mật trong việc tuyển-mộ nhân viên như vậy, người ta thường nói đùa giải thích chữ viết tắt NSA thành Never Say Anything (Không bao giờ nói gì cả).
NSA tuyển dụng nhân viên gồm những chuyên gia khoa-học, toán học, computer, radar, điện tử từ các học sinh tại các trường đại học nổi tiếng của Mỹ và các nước thành viên, áp dụng phương cách tuyển-mộ nhân-viên của CIA và Ngũ Giác đài. Riêng tại trung tâm ở Monterey (thuộc California), NSA đào tạo chuyên viên giải mã, chuyên gia thông tin, ngôn ngữ học.
Từ thập niên 1950, các công ty IBM, General Electric, RCA đã hợp tác với NSA… và sau này, nhiều công ty nữa như Microsoft, Sun Micro System, Oracle được mời cộng-tác, nhằm hai mục tiêu: giải mã các ngôn ngữ của các sản phẩm và dùng chúng để cài mã. Bộ mã khóa do Công ty Crypto AG (Thụy Sĩ) sản xuất nổi tiếng là khó phá nhưng NSA vẫn giải mã được dễ dàng cho thấy họ là những chuyên viên tài ba. Nhờ có những chuyên viên giỏi, họ có thể biết được những tài liệu quan trọng, tuyệt mật về mọi lãnh-vực của các nước khác.
Tòa nhà lớn giữa khu Fort Meade là trung tâm thông tin điện toán được chia làm hai phần: bên trái mang tên Loadstone, bên phải được gọi là Carillon. Trong khu phải, có bốn máy tính IBM lớn nối với các siêu máy in, có thể in được hàng trăm ngàn dòng mỗi phút. Khu Loadstone chứa siêu máy tính Cray, nặng 5 tấn, đủ khả năng thực hiện hàng trăm ngàn phép tính mỗi giây. Trường-hợp có nhân viên nào bị bệnh, các bác sĩ riêng của NSA sẽ điều-trị, chăm sóc cho họ ngay trong khu vực làm việc để tránh lộ bí mật trong lúc họ đang được điều trị (có thể lộ bí mật vì bị đau do được gây mê, gây tê, v v...) hoặc được đưa đi điều trị một nơi riêng biệt.
Một trung tâm đặt tại Geraldton, miền Tây nước Úc có khả năng theo dõi, ghi chép, cung cấp đến 80% tin tức ở vùng Nam Bán Cầu. Trung tâm này hoạt động vào năm 1993 với 4 đĩa vệ tinh địa-tĩnh lớn nhắm vào các vệ-tinh đang hoạt động trên vùng Thái-Bình-Dương và Ấn-Độ-Dương. Trung tâm này theo-dõi, phân tích, giám sát chặt chẽ tất cả mọi hoạt động: quân sự, phát triển vũ khí nguyên tử, kinh tế, ngoại giao, kinh doanh... của tất cả các nước trong khu-vực. Về hệ thống chỉ huy trực tiếp, Thủ tướng Anh trực tiếp chỉ đạo hệ-thống trên lãnh-thổ Anh, đặt trụ sở chính ở Cheltenham. Trung tâm đặt tại Menwitch Hill (Yorkshire) do NSA trực tiếp điều hành. Tại các trung tâm nầy, các thiết bị, máy móc, dụng cụ cũng hiện đại không kém gì ở Fort Meade.
Một trung tâm khác tại Shoal Bay với 2 đĩa vệ tinh lớn, theo dõi các hoạt động của các vệ tinh trong khu vực nầy. Vệ tinh đặt tại Pine Gap, miền Bắc nước Úc, là một bộ phận của Echelon. Sau khi bị phát-giác việc nghe lén thông-tin, chính-quyền Úc không nhận, họ cho rằng Pine Gap chỉ là một trung-tâm tình-báo của Úc và Hoa kỳ mà không liên-quan gì đến Echelon. Họ còn chối luôn các vệ tinh đặt ở Watsonia tại Melbourne là một bộ phận của Echelon.
Từ những trạm vệ tinh được đặt nhiều nơi trên lãnh thổ của năm thành viên nói trên, toàn bộ những cú điện thoại, những điện thư, email, fax và những cuộc trò chuyện qua mạng internet tại năm quốc gia đó và của các khu vực trên thế giới, đều bị nghe lén, ghi chú và phân tích. Các quốc gia này dùng một "bộ tự điển" đặc biệt dưới dạng các bí số, các mật ngữ hay các tên gọi để sàng lọc các tin tức được chuyển đi thông qua các vệ tinh truyền thông đang hoạt động trên quỹ đạo.
Hệ-thống Echelon hoạt động hữu-hiệu một thời-gian dài, mang lại cho Hoa-Kỳ và các quốc-gia đồng minh thân-cận nhiều thông-tin hữu-ích. Một thời-gian sau, một số nước Âu châu và khối Cộng-sản biết là Hoa-Kỳ và các đồng-minh thân-cận có một hệ-thống nghe lén các thông-tin nhưng họ không có bằng cớ và không phát-giác được nên họ đành chịu thua cuộc.
Một bản tin gởi đi trên tờ Guardian (Anh) cho biết “Dân Tây Âu phải xử dụng thêm software để mã hóa cho những thông tin, liên lạc cần bảo mật để bảo vệ cho chính họ chống lại mạng luới gián điệp của Echelon”. Sau các ghi nhận, đã đi đến kết luận “có một mạng lưới đang hoạt động, bao phủ cả trái đất” là có thực mặc dầu giới chức Hoa kỳ và các nước thành viên bác bỏ. Phó Chủ tịch của nghị viện Tây Âu là Gerhard Schmid đã thừa nhận chịu thua vì ông không có chứng cớ rằng Hoa kỳ đang nghe lén các bí mật của Tây Âu. Ông nói:
- "Cái mà chúng tôi không có thể bác bỏ hay chứng minh là các tin tức được chuyển cho các công ty. Vấn đề là không có đường theo rõi hay dấu vết của vụ chặn bắt tin tức".
Tuy nhiên, ông cho biết thêm, cuộc điều tra đã đưa ra chứng cớ là Echelon đang do Hoa kỳ cho hoạt động trong sự hợp tác với Anh quốc, Canada, Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan. Và:
- "Chính là một hệ thống toàn cầu để chặn bắt mọi liên lạc hiện nay không còn nghi ngờ gì nữa", theo như bản tường trình của nghị hội Âu châu đã kết luận.
Hệ-thống Echelon hiện hữu, đã và đang hoạt động hữu-hiệu, tuy các chính phủ Âu Châu không thích nhưng chẳng làm gì được ngoài việc gia tăng làm áp-lực với Hoa-Kỳ và một bản nghị-quyết được thông qua bởi Hội Đồng Liên Hiệp Âu Châu để lập toán điều tra vệ tinh do thám Echelon với tỷ số thuận 27-5 và 2 phiếu trắng.
Ông Giuseppe Di Lello người Ý, cũng là một phó chủ tịch, than phiền rằng Hội đồng chú trọng vào sự hợp pháp nên chẳng ngăn được Hoa Kỳ và các đồng minh của họ nghe lén. Ông cũng cảnh báo rằng hệ thống Echolon sẽ tiếp tục hoạt động mà sẽ không bị tố giác. Ông nói:
-"Sự thất bại trong việc bảo vệ người dân Âu Châu đã được thể hiện qua sự thiếu hành động. Mọi sự sẽ y như cũ. Một quốc gia trong Liên Hiệp Âu Châu có thể dọ thám một quốc gia khác mà không bị trừng trị. Hội Đồng này đã làm được vài việc tốt nhưng tôi nghĩ là ngọn núi hùng vĩ chỉ sanh ra được con chuột nhắt".
Năm quốc gia thành viên chưa bao giờ xác nhận hệ thống Echelon cũng như sự hợp tác của họ nhưng ai nấy đều biết Echelon là một tổ chức hiện hữu. Một số các chính khách đối lập có nêu lên vấn đề này nhưng rồi người ta thấy đâu lại vào đấy vì quyền lợi mà Echelon mang lại cao hơn sự thú nhận tổ chức nầy. Hơn nữa, một nguyên tắc bất thành văn dành cho mọi chính khách, “nói những gì được nói và phải biết những gì không được nói cho dù biết rõ”. Trong 5 quốc gia thành viên, chỉ có các chính-khách của Úc là thường tỏ thái độ bất đồng mạnh mẽ nhất. Họ buộc Echelon không được phép theo dõi các công ty của Úc, theo dõi thông tin của dân Úc... nhưng không ai biết được đề xuất của họ có được thực thi hay không.
III. Sơ-lược những hoạt-động của Echelon.
1- Ở thủ đô Washington DC., tất cả các đại sứ quán nước ngoài đều bị một số cơ-quan của Mỹ đặt thiết bị, hệ thống nghe lén bằng mọi phương-tiện, trong đó có hệ thống Echelon. Các cơ-sở ngoại giao nầy dù biết hay không đều không làm gì được do không tìm ra, không phát-giác ra cho dù lúc nó đang hoạt-động.
2- Người ta còn nhớ vụ phân-đội máy bay thám-thính U 2 của CIA Mỹ hoạt-động thường xuyên trên bầu trời Nga-sô trong thập niên 1960. Trong gần bốn năm trời, phân-đội tình-báo này (mang tên Phân-đội 10-10) đã thu-thập được hàng tấn tin-tức bằng phim ảnh và hàng triệu triệu chữ tin tức bằng Radar trong các chuyến bay do-thám xuyên qua không-phận Nga-sô, nước Cộng-sản đầu-sỏ. Các phi-vụ của phân-đội này đã phát-giác nhiều căn-cứ chứa phi-đạn, phi-trường quân-sự, trại đóng quân và công-binh-xưởng của Nga-sô.
Điệp vụ U-2 sẽ còn hoạt-động lâu dài nếu không có phi-vụ của phi-công Powers bị rớt và Powers bị Nga bắt giữ xảy ra khiến CIA phải chấm dứt chương-trình này. Cũng trong biến-cố nầy, hệ thống nghe lén Echelon đã theo dõi tất cả các cuộc điện đàm của các quan chức Nga sô, của các phi cơ quân sự Nga. Nhờ đó, chính quyền Mỹ có những hành động thích-hợp để giải quyết biến-cố trọng-đại nầy.
Trong điệp-vụ nầy, lời thú nhận của Tổng-thống Eisenhower đã làm tan vỡ hội-nghị thượng-đỉnh Paris năm 1960 (Thủ Tướng Nga Khrouchtchev bỏ ra về khi hội-nghị mới bắt đầu), đưa đến việc Khrouchtchev hũy-bỏ lời mời Tổng-thống Mỹ đến thăm Nga-sô, đồng-thời gieo một sự lo ngại to lớn cho cả thế-giới lúc bấy giờ là chiến tranh Nga-Mỹ sẽ xảy ra.
3- Qua trạm nghe lén đặt ở Hong Kong của Echelon, Mỹ đã thu thập thông tin để chuẩn bị cho kế hoạch ném bom đánh phá Hà Nội năm 1972 trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam và phương án đối phó khi ngồi vào bàn đàm phán tại Hòa đàm Ba-Lê 27-1-1973.
4- Theo một viên CIA tiết lộ (tài liệu được phép giải mã sau một thời gian), thông qua Echelon, cơ quan an ninh quốc gia Hoa kỳ đã thu thập hơn 1,000 trang tài liệu về công-nương Diana khi biết chủ trương của bà vận động chống lại việc sử dụng mìn trên toàn thế giới.
5- Tại Ý, trong một tai nạn, một máy bay quân-sự Mỹ làm đứt đường dây cáp tại một trung tâm nghỉ mát, làm chết 20 dân Ý. Nhờ hệ-thống nghe lén nầy, các giới chức Mỹ biết được tất cả cuộc điện đàm của người Ý. Họ theo-dõi nội dung các cuộc trao đổi, biết phản-ứng của chính quyền cũng dân Ý và từ đó, phía Mỹ đã có phương-thức thích-nghi để giải-quyết sự việc cho ổn thỏa cả đôi bên.
6- Khi Liên-bang Xô Viết còn tồn tại đến lúc tan rã, NSA cho biết họ có thể biết chi-tiết những gì xảy ra ở Liên Xô và các nước Cộng-sản. Ngoài ra, trong điệp vụ mang tên Gamma Guppy, 2 vệ tinh luôn bay trên thượng tầng không phận Mạc Tư Khoa thường xuyên nghe lén các đàm thoại của điện Cẩm Linh. Tháng 8-1991, Goorbachev bị đảo chính, bị giam lỏng ở Crimée, TT George H. Bush nhận được báo cáo của NSA cho biết nội dung các cuộc đàm thoại của các nhân vật chỉ huy đảo chính cũng như các cuộc điện đàm giữa họ với các vi chỉ huy quân đội Nga. Từ các điện đàm nầy cho thấy phe đảo chính có thái độ chần-chừ, rối loạn. Nhờ đó, chính quyền Bush nhận định cuộc đảo chính có thể không thành công, từ đó, chính quyền Washington có thái độ thích ứng theo tình thế.
7- Trong chủ trương ủng hộ chính quyền Bolivia, hệ thống Echelon đã giúp Mỹ thực hiện được quan điểm của họ. Che Guevara, người lãnh đạo một phong trào kháng chiến chống chính quyền, bản doanh đặt tại miền Nam Bolivia, nơi có địa hình hiểm trở, rất khó xâm nhập. Sau khi vệ tinh gián điệp của NSA thu được tần số thông tin vô tuyến của Che Guevara cho dù công suất máy phát của họ rất yếu, Mỹ đã mở chiến dịch hành quân mang mật danh “Định hướng” cùng quân lực Bolivia. Ba ngày sau, Che Guevara bị thương và bị bắt tại một nơi không xa ngôi làng La Higuera.
8- Libya là một quốc gia chống Mỹ. Echelon đặt trọng tâm ghi lại tất cả các thông-tin từ quốc gia nầy. Từ các thông-tin ghi được ở Cơ quan tình báo Libya do NSA cung cấp, Hội đồng An ninh quốc gia Hoa Kỳ biết rõ Libya đã mở các chiến dịch tấn công các cơ-sở của Mỹ khắp nơi. Vì thế, chính quyền Washington ra lệnh cho các cơ-quan, căn cứ của Mỹ trực thuộc có những biện pháp an ninh chặt-chẽ cũng như canh phòng thật cẩn mật.
Vào ngày 25-3-1986, 8 sứ quán của Libya ở các nước nhận được bức mật điện, nội dung chỉ có 5 dòng, ra chỉ thị chuẩn bị hành động. Đến ngày 4-4-1986, sứ quán Libya ở Đông Bá-Linh gửi về Libya bức điện: “Tripoli sẽ vui mừng khi đọc tin báo chí ngày mai”. Nửa đêm hôm sau, thêm một bức điện nữa cũng từ Đông Bá-Linh được gửi đi: “Chiến dịch bắt đầu”.
2 giờ sau, bom nổ tại Tây Bá-Linh, giết chết 2 người, làm bị thương 230 người, trong đó có 50 binh lính Mỹ. Để trả đũa, chính phủ Mỹ ra lệnh 30 phóng pháo cơ của Mỹ đánh phá Tripoli và Benghazi, phá hủy doanh trại quân đội, nơi nhà lãnh đạo Khadafi thường lưu lại. Cuộc oanh-kích bắt đầu vào lúc 2 giờ sáng ngày 14-4-1986 để tránh thương vong cho thường dân Libya.
9- Các vệ tinh, máy móc thuộc hệ-thống Echelon ở Anh nghe lén các cuộc đàm thoại của các nhà lãnh đạo các quốc gia thuộc châu Âu rồi chuyển thông tin cho NSA. Nhờ vậy, NSA biết được cuộc sống cá-nhân, ngay cả nhiều mối quan hệ tình ái của các nhân vật lãnh-đạo này.
10- Một tổ chức bí mật của Hoa-Kỳ, đầu tiên mang tên “Bộ phận D” sau đó đổi thành “Bộ phận Tổng hợp đặc biệt”, gồm nhân viên CIA và NSA được thành lập, có nhiệm vụ xâm nhập vào các cơ quan chính quyền các nước để đánh cắp tài liệu bí mật và lắp đặt thiết bị nghe lén. Toán nầy hoạt động rộng lớn, xâm nhập không riêng vào các nước Cộng-sản mà còn vào cả các nước đồng minh. Theo lời một sĩ quan tình báo Canada về hưu tiết lộ rằng các tổ chức điệp vụ của Anh thường xuyên theo dõi chặt chẽ mọi hoạt động của Canada theo lệnh của nữ thủ tướng Thatcher, vì “bà đầm Thép” cho rằng “Canada không trung thành với Anh quốc”, trong đó nghe lén là một cách theo dõi.
11- Trong năm 1986, Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ được NSA cho biết Antonio Noriega, nhà lãnh đạo Panama có liên hệ với bọn buôn ma túy khi chính phủ Mỹ đang ủng-hộ Noriega. Dầu vậy, khi Noriega viếng thăm Mỹ, ông ta vẫn được đón tiếp trọng thể.
12- Trung Đông là nơi Mỹ và các quốc gia thành viên trong Echelon đặt ưu tiên thu thập thông tin. Năm 1985, vụ 4 phần tử thuộc Tổ chức Giải phóng Palestine đánh cướp tàu Achille Lauro của Ý đem về bỏ neo ở Ai Cập. Vài giờ sau đó, Tổng Thống Ai Cập Hosni Moubarak chính thức tuyên bố nhóm cướp tàu đã rời khỏi Ai Cập. Thế nhưng nhờ hệ-thống Echelon, NSA biết đó chỉ là thuyên bố giả và báo cho chính quyền Mỹ. Trong cuộc điện đàm sau đó, Moubarak nói rằng nhóm cướp tàu sắp lên một chiếc máy bay Boeing 737 của Hãng Egypt Air để đi Alger. NSA đã biết trước được cuộc điện đàm nầy; lập tức chính phủ Mỹ ra lệnh cho 4 chiếc F-14 cất cánh từ hàng-không mẫu hạm Saratoga đang ở bờ biển Ý bay lên ép chiếc Boeing 737, buộc phải hạ cánh tại một phi-trường trong một căn cứ quân sự ở Sicile, và nhóm nầy đã bị bắt giam.
13- Từ khi cuộc chiến-tranh lạnh chấm dứt, mối nguy-cơ từ Trung Cộng đuợc Mỹ và các nước đồng minh đặt lên hàng đầu, nhất là các hoạt động hù dọa đảo quốc Đài-Loan. Song song với các phi vụ do-thám bằng EP 3 Aries, các trạm theo dõi của hệ thống Echelon cũng hoạt động đắc-lực. Quanh Đông và Đông Nam Á, hệ thống Echelon theo dõi chặt chẽ cũng như báo cáo cho chính phủ Hoa Kỳ về các thông tin, lệnh lạc đánh đi từ Bắc-Kinh cũng như các thông tin chuyển đến Trung Cộng. Trong vụ biểu tình tại Thiên An Môn, Hoa Kỳ biết được tất cả các lệnh của nhà cầm quyền cũng như mọi liên lạc của những người biểu tình, và Hoa kỳ đã tiên đoán được kết quả. Thế nhưng cuộc đàn áp đẫm máu vẫn đã xảy ra, vì những lý do không được nói ra, chính quyền Mỹ vẫn làm ngơ ngoài việc ra lệnh “cấm vận quân sự đối với Trung Cộng” mà lệnh ấy vẫn còn hiệu lực đến ngày nay.
iV. Hệ thống Echelon bị lộ như thế nào?
Một hệ thống to lớn, tầm hoạt động bao trùm và nhất là nhiều quốc gia thành viên, dĩ nhiên dù sớm hay muộn, tin tức cũng bị lộ ra ngoài. Tuy vậy, người ta sẽ không biết rõ hay biết chậm hơn nếu không có nhân viên của Echelon làm phản, tiết lộ tin tức ra ngoài. Nội vụ đổ bể, như sau:
William M. Martin và Bernon F. Mitchell là 2 nhân viên của Echelon, xin nghỉ phép một tháng kể từ 24-6-1960, trong đơn xin, họ cho biết sẽ về thăm gia đình ở vùng bờ biển Tây nước Mỹ (California). Ngày 25-6-1960, họ lên chuyến bay 307 của Hãng hàng không Eastern Airlines tại sân bay Washington DC. nhưng nơi đến là Mexico chứ không phải California. Hết hạn phép, họ vẫn không có mặt, ngày 26-7-1960, thượng cấp của họ gọi điện thoại đến nhà cha mẹ họ hỏi thăm tin tức nhưng không ai biết về họ cả. Như vậy, họ đã mất tích. Nhà chức trách Mỹ bèn mở cuộc điều tra.
Đến ngày 5-9-1960, các phóng viên ngoại quốc có mặt tại Mạc Tư Khoa nhận được thông-báo khẩn của Bộ Ngọai giao Nga mời đến dự họp báo vào hôm sau. Trong buổi họp báo, người ta thấy William Martin và Bernon Mitchell xuất hiện trên diễn đàn. Hai người nầy kể lại trong hơn 90 phút tất cả những gì họ biết về hệ thống nghe lén toàn cầu Echelon do Cục An ninh quốc gia Mỹ (NSA) và các thành viên lắp đặt. Ngoài việc cung cấp 2.000 mã khóa do NSA sử dụng, họ nói rõ mối quan hệ hợp tác giữa NSA và Cơ quan Chỉ huy thông tin chính phủ Anh (GCHQ). Từ đó, hệ thống Echelon bị phát-giác công-khai. Thế nhưng tổ chức nầy vẫn tồn-tại và hoạt động hữu-hiệu vì không ai làm gì được cho dù biết rõ về nó. Những chứng từ của hai tên phản bội vẫn chỉ là những lời nói suông, không đủ buộc tội Mỹ và nhất là “thế mạnh” của Mỹ mà các quốc gia đồng minh rất“cần” để đối phó với nguy cơ bị khối “Cộng sản” xâm nhập, thôn tính.
Sau sự kiện này, nội-bộ NSA có nhiều biến động: nhiều cộng tác viên tình nghi bị cho nghỉ việc. Việc nầy được báo cáo cho Tổâng-Thống Harry Truman, và đến ngày 4-11-1952 NSA được chính thức thành lập trên “danh chính ngôn thuận”. Khác với CIA, cơ quan NSA không chịu nằm dưới sự kiểm soát của bất cứ ủy ban nào trong Quốc hội Mỹ hay chịu sự ràng buộc của đạo luật nào. Về mặt pháp lý, cũng không có đạo luật nào phê chuẩn việc thành lập NSA. Cơ quan NSA ra đời chỉ từ chỉ thị số 6 của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ, một văn bản hiện vẫn còn được xếp vào loại “tuyệt mật”.
Từ năm 1965 đến nay, hàng năm, NSA sử dụng 1,5 tỉ đô-la trên danh nghĩa của Không quân Mỹ trong việc phóng và khai thác các vệ tinh gián điệp. Về ngân sách của NSA, không ai biết con số thực tế là bao nhiêu nhưng con số không phải là nhỏ. Các khoản chi tiêu khổng lồ của NSA đã được phân bổ vào các khoản chi của nhiều bộ hoặc nhiều cơ quan vỏ bọc khác mà chỉ có quan chức trách nhiệm biết mà thôi, nhưng không được phép công bố. Nhân số của NSA ước tính khoảng từ 80.000 - 120.000 người, gấp 6 lần quân số của CIA.
NSA được tăng cường quyền lực cùng được trang bị các phương-tiện hiện-đại vào cuối đời Tổng-Thống Carter và đầu nhiệm kỳ Tổng Thống Reagan. Trong những năm 1975-1976, sau những thất bại và các vụ sai lầm của CIA, Quốc hội Mỹ thường xuyên lập nhiều ủy ban điều tra các hoạt động CIA khiến tổ chức nầy hầu như bị tê liệt. Sau khi được Tổng-Thống Carter bổ nhiệm đứng đầu CIA, đô đốc Stanfield Turner đòi phải thay thế phương-pháp dùng con người thu-thập tin-tức tình-báo bằng các phương-tiện khoa-học kỹ-thuật. Ông William Casey được bổ nhiệm lãnh đạo CIA khi Tổng thống Reagan lên cầm quyền, Casey đã chọn đô đốc Bobby Ray Inman, người chỉ huy NSA lên làm phó giám đốc CIA. Chính quyền Reagan quyết tâm chống Cộng nên đã cho NSA là cứu cánh chính để đối chọi với Liên Xô và tin-tưởng vào các trung tâm nghe lén cực kỳ hiện đại của NSA.
Đầu năm 1982, William Casey biết trước rằng không có vệ tinh nào ở phía Nam của Đại Tây Dương nên ra lệnh cho NSA phóng lên một vệ tinh ở khu vực này và chỉ trong 3 tháng sau đó, vệ tinh nầy đi vào hoạt động. Như thế, đến giữa thập nhiên 1980, sóng nghe lén của NSA đã phủ trùm khắp nơi trên trái đất để Hoa-Kỳ có thể bắt được đầy đủ các tin tức phát đi.
V. Kết luận.
Qua biết bao biến-cố, hệ thống Echelon vẫn hoạt-động hữu-hiệu, đã mang lại lượng thông-tin to lớn và cần thiết cho Hoa Kỳ và các đồng-minh trong mọi lãnh-vực, không riêng gì lãnh-vực quốc-phòng. Đừng tưởng rằng việc “nghe lén” chỉ cần thiết cho quân sự và tình báo, không, ngay cả trong các lĩnh vực khác cũng rất cần. Và không riêng việc cần nghe lén tin tức từ phe địch mà còn ghi nhận trộm trong các nước đồng minh. Người ta không biết là đến bao giờ hệ-thống nầy bị thay thế nhưng chắc chắn các vụ “nghe trộm” như đã kể trên --không riêng Hoa-Kỳ mà các nước khác, bằng cách nầy hay cách khác cũng có hệ-thống mang tính “trộm” như vậy-- sẽ không bị hũy-bỏ cho dù bất hợp pháp hay bị chống đối.
Một điều mà mọi người biết rõ là chỉ có nguồn tài chính dồi-dào và đội ngũ chuyên viên với trình-độ văn hóa và kỹ-thuật tuyệt vời như Hoa Kỳ mới có khả năng thực hiện và điều hành nổi một hệ thống to lớn như vậy. Có được những thiết bị tối-tân như vậy là nhờ ở công của biết bao chuyên viên Mỹ trong mọi tổ-chức, kết hợp có, riêng lẽ có. Đây là một việc làm khó có quốc gia nào thực hiện nỗi. Nếu người ta từng gọi tiểu-bang Massachusetts là “Spirit of America”, gọi trường Đại-học Havard là “Spirit of Massachusetts” và gọi nước Mỹ là “ngôi nhà của giới cấp-tiến”, là “nơi tụ tập chất xám của nhân loại”, quả cũng không ngoa vậy!!
Người Việt Quốc Gia
Trong thời đại ngày nay, khi văn-minh nhân-loại đã đến độ khá cao, các phương-tiện phục-vụ cho chiến-tranh lại càng mang lại lợi thế cho đội quân nào có khả-năng áp-dụng khoa-học kỹ-thuật. Một trong các phương-tiện được Hoa-Kỳ đặt lên hàng đầu là “hệ-thống gián-điệp”. Trước đây, giống như mọi nước, người Mỹ gởi những điệp viên ra khắp nơi để thu lượm tin-tức. Thời gian sau nầy, một phương-thức khác được áp-dụng, đó là thiết-lập các thiết-bị nghe lén. Một trong các dụng-cụ do-thám nầy là hệ-thống nghe lén mang tên “Echelon”.
I. Đại-cương:
Hệ-thống Echelon là mạng lưới nghe lén bí-mật có khả năng kiểm-soát toàn thể hệ-thống thông-tin toàn cầu. Đây là một hệ-thống nghe lén to lớn, cùng một lúc có thể theo dõi tất cả các hệ-thống thông-tin như điện-thoại, cellular phone, máy Fax, hệ-thống điện báo telegram hay bất cứ phương-tiện truyền tin hữu-tuyến hoặc vô-tuyến nào.
Echelon được thành lập do sáng kiến của Hoa kỳ, hiện nay đã trở thành một “con quái vật tình báo” phi pháp. Hoa kỳ sử dụng các tin tức do Echelon thu thập được, thông báo cho các cơ-quan liên-hệ của chính phủ Hoa kỳ để các cơ quan hữu quan vạch ra các kế hoạch đối phó. Ngoài việc “ăn cắp” tin tức đối phương, 5 quốc gia thành viên chủ quản hệ thống nầy cũng dùng Echelon quan sát lẫn nhau để chiếm thế thượng phong. Các chức vụ quan trọng của Echelon, trong cũng như ngoài nước Mỹ, đa số đều do người Mỹ nắm giữ.
Công tâm mà nói, những hoạt động như vậy vi phạm công ước quốc tế, là một tội ác nếu xét theo lương tâm hay luật pháp. Hệ thống nghe lén này được coi là một chiến dịch tình báo lâu dài, quy-mô và hữu-hiệu nhất trên thế giới từ trước đến nay. Đây là một tổ-hợp gồm có Mỹ, Anh, Canada, Úc và New Zeland, được thành-lập căn-cứ vào Hiệp-ước “Hợp-tác Thu-thập Thông-tin Điện-tử” (được viết tắt là UKUSA) ký-kết vào năm 1948.
Echelon có khả năng ghi lại trên 2 triệu cuộc điện-đàm trong 1 phút tức mỗi ngày có thể theo dõi 3 tỷ cuộc điện-đàm. Các hệ-thống vệ-tinh, các căn-cứ trên mặt đất và các máy tính cực mạnh của hệ-thống Echelon đã ghi lại tất cả thông-tin (99,99%) bất kể truyền đi bằng phương-tiện nào, từ nơi nào (trên đất liền, trên tàu ngầm, tàu thủy, phi-cơ, hỏa tiển, phi thuyền...). Từ những trạm vệ tinh được đặt trên lãnh thổ của năm quốc gia thành viên, tất cả những cú điện thoại, những điện thư, email, và những cuộc trò chuyện qua mạng internet trên thế giới đều bị nghe lén, bị ghi chú và phân tích. Họ dùng một bộ mã hóa dưới dạng các bí số, các mật ngữ, các bảng mã hay các tên gọi để ghi lại và sau đó sàng lọc các tin tức được chuyển qua tất cả các vệ tinh truyền thông đang hoạt động.
Căn-cứ chính để kiểm-soát toàn bộ hệ-thống nầy nằm ở Morwenstow thuộc nước Anh. Tại Mỹ có hai căn-cứ: một ở Sugar Grove thuộc Virginia và một ở Yakima, 250 km về phía Tây Nam Seattle, tiểu bang Washington. Ngoài ra, còn một căn-cứ khác ở New Zeland; một nằm ở Geraldton để phụ-trách vùng Ấn-Độ dương. Để hỗ-trợ cho 5 trạm nói trên là một hệ-thống vệ-tinh gián-điệp mang tên Cơn lốc (Vortex) mà cơ-quan Hàng-không Không-gian NASA phóng lên không-gian từ thập niên 1980. Đặc-biệt là 3 vệ-tinh gián-điệp thuộc thế-hệ mới nhất vừa được phóng lên đầu thập niên 90, đủ sức phủ sóng lên toàn thế-giới. Mạng lưới do-thám viễn-thông này ghi trộm tất cả các thông-tin truyền-tải qua những vệ-tinh địa-tĩnh Intelstat do các công-ty điện-thoại trên thế-giới xử-dụng.
II. Sự ra đời của hệ-thống Echelon:
Theo nhu-cầu của tình-thế trong cuộc chiến tranh đối đầu với khối Cộng-sản và chiến tranh kinh tế, chính-phủ Mỹ chấp-thuận cho Cục An ninh Quốc gia Hoa-Kỳ viết tắt là NSA hợp tác với Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) thành lập “Bộ phận Tổng hợp Đặc biệt” SCS có nhiệm vụ cung cấp cho các cơ-quan tình báo Mỹ những phương tiện tinh vi nhất, hiện-đại nhất để theo-dõi, nghe lén, ghi nhận các thông tin về mọi lãnh-vực của tất cả các quốc gia, không phân biệt địch hay bạn, trong mọi trường hợp. Đây là một tổ-chức “kín” của chính phủ, chỉ một số ít quan chức có liên-quan đến tổ-chức nầy biết rõ, các quan chức khác chỉ biết SCS là một bộ-phận bao gồm những chuyên gia của NASA và CIA, có nhiệm vụ thu-thập, bảo vệ và chuyển lên chính-phủ Hoa-Kỳ những thông tin do các chuyên viên bên ngoài cung cấp.
Căn-cứ của NSA nằm ở Fort Meade thuộc tiểu bang Maryland. Đây là một khu vực nằm riêng, gồm vài chục dãy nhà làm bằng kính và sắt thép nằm giữa các rừng thông. Hệ thống canh phòng, bảo-vệ cẩn mật với quân cảnh tuần tiểu thường xuyên, 3 lớp rào kẽm gai có dẫn điện, cao 4m, có các thiết bị điện tử nhận dạng ở lối ra vào. Các nhân viên làm việc có mang phù hiệu với màu sắc khác nhau để dễ kiểm soát, chỉ được phép đi lại trong phạm vi giới-hạn, có phi-cơ thường xuyên bay canh phòng. Chỉ cần nhìn vào phù-hiệu đeo trên áo, người ta có thể biết nhân-viên này thuộc phần hành nào, chuyên-môn ra sao, chức vụ lớn nhỏ, nơi làm việc của họ ở đâu. Điều nầy đã làm hạn chế việc liên-hệ, di-chuyển cũng như nếu có ai đó có ý đồ đen tối, họ biết là họ đang bị theo dõi. Mọi nhân viên thường chỉ được phép ra vào ở cổng số 3, phải trải qua thủ tục kiểm soát được xếp vào hạng khắt khe nhất dành cho các cơ-quan quốc phòng. Dĩ nhiên, việc tuyển chọn nhân viên phải qua nhiều giai đoạn, nhiều thủ-tục để chọn nhân viên có lý lịch tuyệt đối trong sạch, có người bảo lãnh về lý-lịch, hành-động, có chứng cớ về sự trung-thành tuyệt đối như gia đình, huyết thống, bạn bè, trường học, khu vực gia cư... Chính vì quá khó khăn và cẩn mật trong việc tuyển-mộ nhân viên như vậy, người ta thường nói đùa giải thích chữ viết tắt NSA thành Never Say Anything (Không bao giờ nói gì cả).
NSA tuyển dụng nhân viên gồm những chuyên gia khoa-học, toán học, computer, radar, điện tử từ các học sinh tại các trường đại học nổi tiếng của Mỹ và các nước thành viên, áp dụng phương cách tuyển-mộ nhân-viên của CIA và Ngũ Giác đài. Riêng tại trung tâm ở Monterey (thuộc California), NSA đào tạo chuyên viên giải mã, chuyên gia thông tin, ngôn ngữ học.
Từ thập niên 1950, các công ty IBM, General Electric, RCA đã hợp tác với NSA… và sau này, nhiều công ty nữa như Microsoft, Sun Micro System, Oracle được mời cộng-tác, nhằm hai mục tiêu: giải mã các ngôn ngữ của các sản phẩm và dùng chúng để cài mã. Bộ mã khóa do Công ty Crypto AG (Thụy Sĩ) sản xuất nổi tiếng là khó phá nhưng NSA vẫn giải mã được dễ dàng cho thấy họ là những chuyên viên tài ba. Nhờ có những chuyên viên giỏi, họ có thể biết được những tài liệu quan trọng, tuyệt mật về mọi lãnh-vực của các nước khác.
Tòa nhà lớn giữa khu Fort Meade là trung tâm thông tin điện toán được chia làm hai phần: bên trái mang tên Loadstone, bên phải được gọi là Carillon. Trong khu phải, có bốn máy tính IBM lớn nối với các siêu máy in, có thể in được hàng trăm ngàn dòng mỗi phút. Khu Loadstone chứa siêu máy tính Cray, nặng 5 tấn, đủ khả năng thực hiện hàng trăm ngàn phép tính mỗi giây. Trường-hợp có nhân viên nào bị bệnh, các bác sĩ riêng của NSA sẽ điều-trị, chăm sóc cho họ ngay trong khu vực làm việc để tránh lộ bí mật trong lúc họ đang được điều trị (có thể lộ bí mật vì bị đau do được gây mê, gây tê, v v...) hoặc được đưa đi điều trị một nơi riêng biệt.
Một trung tâm đặt tại Geraldton, miền Tây nước Úc có khả năng theo dõi, ghi chép, cung cấp đến 80% tin tức ở vùng Nam Bán Cầu. Trung tâm này hoạt động vào năm 1993 với 4 đĩa vệ tinh địa-tĩnh lớn nhắm vào các vệ-tinh đang hoạt động trên vùng Thái-Bình-Dương và Ấn-Độ-Dương. Trung tâm này theo-dõi, phân tích, giám sát chặt chẽ tất cả mọi hoạt động: quân sự, phát triển vũ khí nguyên tử, kinh tế, ngoại giao, kinh doanh... của tất cả các nước trong khu-vực. Về hệ thống chỉ huy trực tiếp, Thủ tướng Anh trực tiếp chỉ đạo hệ-thống trên lãnh-thổ Anh, đặt trụ sở chính ở Cheltenham. Trung tâm đặt tại Menwitch Hill (Yorkshire) do NSA trực tiếp điều hành. Tại các trung tâm nầy, các thiết bị, máy móc, dụng cụ cũng hiện đại không kém gì ở Fort Meade.
Một trung tâm khác tại Shoal Bay với 2 đĩa vệ tinh lớn, theo dõi các hoạt động của các vệ tinh trong khu vực nầy. Vệ tinh đặt tại Pine Gap, miền Bắc nước Úc, là một bộ phận của Echelon. Sau khi bị phát-giác việc nghe lén thông-tin, chính-quyền Úc không nhận, họ cho rằng Pine Gap chỉ là một trung-tâm tình-báo của Úc và Hoa kỳ mà không liên-quan gì đến Echelon. Họ còn chối luôn các vệ tinh đặt ở Watsonia tại Melbourne là một bộ phận của Echelon.
Từ những trạm vệ tinh được đặt nhiều nơi trên lãnh thổ của năm thành viên nói trên, toàn bộ những cú điện thoại, những điện thư, email, fax và những cuộc trò chuyện qua mạng internet tại năm quốc gia đó và của các khu vực trên thế giới, đều bị nghe lén, ghi chú và phân tích. Các quốc gia này dùng một "bộ tự điển" đặc biệt dưới dạng các bí số, các mật ngữ hay các tên gọi để sàng lọc các tin tức được chuyển đi thông qua các vệ tinh truyền thông đang hoạt động trên quỹ đạo.
Hệ-thống Echelon hoạt động hữu-hiệu một thời-gian dài, mang lại cho Hoa-Kỳ và các quốc-gia đồng minh thân-cận nhiều thông-tin hữu-ích. Một thời-gian sau, một số nước Âu châu và khối Cộng-sản biết là Hoa-Kỳ và các đồng-minh thân-cận có một hệ-thống nghe lén các thông-tin nhưng họ không có bằng cớ và không phát-giác được nên họ đành chịu thua cuộc.
Một bản tin gởi đi trên tờ Guardian (Anh) cho biết “Dân Tây Âu phải xử dụng thêm software để mã hóa cho những thông tin, liên lạc cần bảo mật để bảo vệ cho chính họ chống lại mạng luới gián điệp của Echelon”. Sau các ghi nhận, đã đi đến kết luận “có một mạng lưới đang hoạt động, bao phủ cả trái đất” là có thực mặc dầu giới chức Hoa kỳ và các nước thành viên bác bỏ. Phó Chủ tịch của nghị viện Tây Âu là Gerhard Schmid đã thừa nhận chịu thua vì ông không có chứng cớ rằng Hoa kỳ đang nghe lén các bí mật của Tây Âu. Ông nói:
- "Cái mà chúng tôi không có thể bác bỏ hay chứng minh là các tin tức được chuyển cho các công ty. Vấn đề là không có đường theo rõi hay dấu vết của vụ chặn bắt tin tức".
Tuy nhiên, ông cho biết thêm, cuộc điều tra đã đưa ra chứng cớ là Echelon đang do Hoa kỳ cho hoạt động trong sự hợp tác với Anh quốc, Canada, Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan. Và:
- "Chính là một hệ thống toàn cầu để chặn bắt mọi liên lạc hiện nay không còn nghi ngờ gì nữa", theo như bản tường trình của nghị hội Âu châu đã kết luận.
Hệ-thống Echelon hiện hữu, đã và đang hoạt động hữu-hiệu, tuy các chính phủ Âu Châu không thích nhưng chẳng làm gì được ngoài việc gia tăng làm áp-lực với Hoa-Kỳ và một bản nghị-quyết được thông qua bởi Hội Đồng Liên Hiệp Âu Châu để lập toán điều tra vệ tinh do thám Echelon với tỷ số thuận 27-5 và 2 phiếu trắng.
Ông Giuseppe Di Lello người Ý, cũng là một phó chủ tịch, than phiền rằng Hội đồng chú trọng vào sự hợp pháp nên chẳng ngăn được Hoa Kỳ và các đồng minh của họ nghe lén. Ông cũng cảnh báo rằng hệ thống Echolon sẽ tiếp tục hoạt động mà sẽ không bị tố giác. Ông nói:
-"Sự thất bại trong việc bảo vệ người dân Âu Châu đã được thể hiện qua sự thiếu hành động. Mọi sự sẽ y như cũ. Một quốc gia trong Liên Hiệp Âu Châu có thể dọ thám một quốc gia khác mà không bị trừng trị. Hội Đồng này đã làm được vài việc tốt nhưng tôi nghĩ là ngọn núi hùng vĩ chỉ sanh ra được con chuột nhắt".
Năm quốc gia thành viên chưa bao giờ xác nhận hệ thống Echelon cũng như sự hợp tác của họ nhưng ai nấy đều biết Echelon là một tổ chức hiện hữu. Một số các chính khách đối lập có nêu lên vấn đề này nhưng rồi người ta thấy đâu lại vào đấy vì quyền lợi mà Echelon mang lại cao hơn sự thú nhận tổ chức nầy. Hơn nữa, một nguyên tắc bất thành văn dành cho mọi chính khách, “nói những gì được nói và phải biết những gì không được nói cho dù biết rõ”. Trong 5 quốc gia thành viên, chỉ có các chính-khách của Úc là thường tỏ thái độ bất đồng mạnh mẽ nhất. Họ buộc Echelon không được phép theo dõi các công ty của Úc, theo dõi thông tin của dân Úc... nhưng không ai biết được đề xuất của họ có được thực thi hay không.
III. Sơ-lược những hoạt-động của Echelon.
1- Ở thủ đô Washington DC., tất cả các đại sứ quán nước ngoài đều bị một số cơ-quan của Mỹ đặt thiết bị, hệ thống nghe lén bằng mọi phương-tiện, trong đó có hệ thống Echelon. Các cơ-sở ngoại giao nầy dù biết hay không đều không làm gì được do không tìm ra, không phát-giác ra cho dù lúc nó đang hoạt-động.
2- Người ta còn nhớ vụ phân-đội máy bay thám-thính U 2 của CIA Mỹ hoạt-động thường xuyên trên bầu trời Nga-sô trong thập niên 1960. Trong gần bốn năm trời, phân-đội tình-báo này (mang tên Phân-đội 10-10) đã thu-thập được hàng tấn tin-tức bằng phim ảnh và hàng triệu triệu chữ tin tức bằng Radar trong các chuyến bay do-thám xuyên qua không-phận Nga-sô, nước Cộng-sản đầu-sỏ. Các phi-vụ của phân-đội này đã phát-giác nhiều căn-cứ chứa phi-đạn, phi-trường quân-sự, trại đóng quân và công-binh-xưởng của Nga-sô.
Điệp vụ U-2 sẽ còn hoạt-động lâu dài nếu không có phi-vụ của phi-công Powers bị rớt và Powers bị Nga bắt giữ xảy ra khiến CIA phải chấm dứt chương-trình này. Cũng trong biến-cố nầy, hệ thống nghe lén Echelon đã theo dõi tất cả các cuộc điện đàm của các quan chức Nga sô, của các phi cơ quân sự Nga. Nhờ đó, chính quyền Mỹ có những hành động thích-hợp để giải quyết biến-cố trọng-đại nầy.
Trong điệp-vụ nầy, lời thú nhận của Tổng-thống Eisenhower đã làm tan vỡ hội-nghị thượng-đỉnh Paris năm 1960 (Thủ Tướng Nga Khrouchtchev bỏ ra về khi hội-nghị mới bắt đầu), đưa đến việc Khrouchtchev hũy-bỏ lời mời Tổng-thống Mỹ đến thăm Nga-sô, đồng-thời gieo một sự lo ngại to lớn cho cả thế-giới lúc bấy giờ là chiến tranh Nga-Mỹ sẽ xảy ra.
3- Qua trạm nghe lén đặt ở Hong Kong của Echelon, Mỹ đã thu thập thông tin để chuẩn bị cho kế hoạch ném bom đánh phá Hà Nội năm 1972 trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam và phương án đối phó khi ngồi vào bàn đàm phán tại Hòa đàm Ba-Lê 27-1-1973.
4- Theo một viên CIA tiết lộ (tài liệu được phép giải mã sau một thời gian), thông qua Echelon, cơ quan an ninh quốc gia Hoa kỳ đã thu thập hơn 1,000 trang tài liệu về công-nương Diana khi biết chủ trương của bà vận động chống lại việc sử dụng mìn trên toàn thế giới.
5- Tại Ý, trong một tai nạn, một máy bay quân-sự Mỹ làm đứt đường dây cáp tại một trung tâm nghỉ mát, làm chết 20 dân Ý. Nhờ hệ-thống nghe lén nầy, các giới chức Mỹ biết được tất cả cuộc điện đàm của người Ý. Họ theo-dõi nội dung các cuộc trao đổi, biết phản-ứng của chính quyền cũng dân Ý và từ đó, phía Mỹ đã có phương-thức thích-nghi để giải-quyết sự việc cho ổn thỏa cả đôi bên.
6- Khi Liên-bang Xô Viết còn tồn tại đến lúc tan rã, NSA cho biết họ có thể biết chi-tiết những gì xảy ra ở Liên Xô và các nước Cộng-sản. Ngoài ra, trong điệp vụ mang tên Gamma Guppy, 2 vệ tinh luôn bay trên thượng tầng không phận Mạc Tư Khoa thường xuyên nghe lén các đàm thoại của điện Cẩm Linh. Tháng 8-1991, Goorbachev bị đảo chính, bị giam lỏng ở Crimée, TT George H. Bush nhận được báo cáo của NSA cho biết nội dung các cuộc đàm thoại của các nhân vật chỉ huy đảo chính cũng như các cuộc điện đàm giữa họ với các vi chỉ huy quân đội Nga. Từ các điện đàm nầy cho thấy phe đảo chính có thái độ chần-chừ, rối loạn. Nhờ đó, chính quyền Bush nhận định cuộc đảo chính có thể không thành công, từ đó, chính quyền Washington có thái độ thích ứng theo tình thế.
7- Trong chủ trương ủng hộ chính quyền Bolivia, hệ thống Echelon đã giúp Mỹ thực hiện được quan điểm của họ. Che Guevara, người lãnh đạo một phong trào kháng chiến chống chính quyền, bản doanh đặt tại miền Nam Bolivia, nơi có địa hình hiểm trở, rất khó xâm nhập. Sau khi vệ tinh gián điệp của NSA thu được tần số thông tin vô tuyến của Che Guevara cho dù công suất máy phát của họ rất yếu, Mỹ đã mở chiến dịch hành quân mang mật danh “Định hướng” cùng quân lực Bolivia. Ba ngày sau, Che Guevara bị thương và bị bắt tại một nơi không xa ngôi làng La Higuera.
8- Libya là một quốc gia chống Mỹ. Echelon đặt trọng tâm ghi lại tất cả các thông-tin từ quốc gia nầy. Từ các thông-tin ghi được ở Cơ quan tình báo Libya do NSA cung cấp, Hội đồng An ninh quốc gia Hoa Kỳ biết rõ Libya đã mở các chiến dịch tấn công các cơ-sở của Mỹ khắp nơi. Vì thế, chính quyền Washington ra lệnh cho các cơ-quan, căn cứ của Mỹ trực thuộc có những biện pháp an ninh chặt-chẽ cũng như canh phòng thật cẩn mật.
Vào ngày 25-3-1986, 8 sứ quán của Libya ở các nước nhận được bức mật điện, nội dung chỉ có 5 dòng, ra chỉ thị chuẩn bị hành động. Đến ngày 4-4-1986, sứ quán Libya ở Đông Bá-Linh gửi về Libya bức điện: “Tripoli sẽ vui mừng khi đọc tin báo chí ngày mai”. Nửa đêm hôm sau, thêm một bức điện nữa cũng từ Đông Bá-Linh được gửi đi: “Chiến dịch bắt đầu”.
2 giờ sau, bom nổ tại Tây Bá-Linh, giết chết 2 người, làm bị thương 230 người, trong đó có 50 binh lính Mỹ. Để trả đũa, chính phủ Mỹ ra lệnh 30 phóng pháo cơ của Mỹ đánh phá Tripoli và Benghazi, phá hủy doanh trại quân đội, nơi nhà lãnh đạo Khadafi thường lưu lại. Cuộc oanh-kích bắt đầu vào lúc 2 giờ sáng ngày 14-4-1986 để tránh thương vong cho thường dân Libya.
9- Các vệ tinh, máy móc thuộc hệ-thống Echelon ở Anh nghe lén các cuộc đàm thoại của các nhà lãnh đạo các quốc gia thuộc châu Âu rồi chuyển thông tin cho NSA. Nhờ vậy, NSA biết được cuộc sống cá-nhân, ngay cả nhiều mối quan hệ tình ái của các nhân vật lãnh-đạo này.
10- Một tổ chức bí mật của Hoa-Kỳ, đầu tiên mang tên “Bộ phận D” sau đó đổi thành “Bộ phận Tổng hợp đặc biệt”, gồm nhân viên CIA và NSA được thành lập, có nhiệm vụ xâm nhập vào các cơ quan chính quyền các nước để đánh cắp tài liệu bí mật và lắp đặt thiết bị nghe lén. Toán nầy hoạt động rộng lớn, xâm nhập không riêng vào các nước Cộng-sản mà còn vào cả các nước đồng minh. Theo lời một sĩ quan tình báo Canada về hưu tiết lộ rằng các tổ chức điệp vụ của Anh thường xuyên theo dõi chặt chẽ mọi hoạt động của Canada theo lệnh của nữ thủ tướng Thatcher, vì “bà đầm Thép” cho rằng “Canada không trung thành với Anh quốc”, trong đó nghe lén là một cách theo dõi.
11- Trong năm 1986, Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ được NSA cho biết Antonio Noriega, nhà lãnh đạo Panama có liên hệ với bọn buôn ma túy khi chính phủ Mỹ đang ủng-hộ Noriega. Dầu vậy, khi Noriega viếng thăm Mỹ, ông ta vẫn được đón tiếp trọng thể.
12- Trung Đông là nơi Mỹ và các quốc gia thành viên trong Echelon đặt ưu tiên thu thập thông tin. Năm 1985, vụ 4 phần tử thuộc Tổ chức Giải phóng Palestine đánh cướp tàu Achille Lauro của Ý đem về bỏ neo ở Ai Cập. Vài giờ sau đó, Tổng Thống Ai Cập Hosni Moubarak chính thức tuyên bố nhóm cướp tàu đã rời khỏi Ai Cập. Thế nhưng nhờ hệ-thống Echelon, NSA biết đó chỉ là thuyên bố giả và báo cho chính quyền Mỹ. Trong cuộc điện đàm sau đó, Moubarak nói rằng nhóm cướp tàu sắp lên một chiếc máy bay Boeing 737 của Hãng Egypt Air để đi Alger. NSA đã biết trước được cuộc điện đàm nầy; lập tức chính phủ Mỹ ra lệnh cho 4 chiếc F-14 cất cánh từ hàng-không mẫu hạm Saratoga đang ở bờ biển Ý bay lên ép chiếc Boeing 737, buộc phải hạ cánh tại một phi-trường trong một căn cứ quân sự ở Sicile, và nhóm nầy đã bị bắt giam.
13- Từ khi cuộc chiến-tranh lạnh chấm dứt, mối nguy-cơ từ Trung Cộng đuợc Mỹ và các nước đồng minh đặt lên hàng đầu, nhất là các hoạt động hù dọa đảo quốc Đài-Loan. Song song với các phi vụ do-thám bằng EP 3 Aries, các trạm theo dõi của hệ thống Echelon cũng hoạt động đắc-lực. Quanh Đông và Đông Nam Á, hệ thống Echelon theo dõi chặt chẽ cũng như báo cáo cho chính phủ Hoa Kỳ về các thông tin, lệnh lạc đánh đi từ Bắc-Kinh cũng như các thông tin chuyển đến Trung Cộng. Trong vụ biểu tình tại Thiên An Môn, Hoa Kỳ biết được tất cả các lệnh của nhà cầm quyền cũng như mọi liên lạc của những người biểu tình, và Hoa kỳ đã tiên đoán được kết quả. Thế nhưng cuộc đàn áp đẫm máu vẫn đã xảy ra, vì những lý do không được nói ra, chính quyền Mỹ vẫn làm ngơ ngoài việc ra lệnh “cấm vận quân sự đối với Trung Cộng” mà lệnh ấy vẫn còn hiệu lực đến ngày nay.
iV. Hệ thống Echelon bị lộ như thế nào?
Một hệ thống to lớn, tầm hoạt động bao trùm và nhất là nhiều quốc gia thành viên, dĩ nhiên dù sớm hay muộn, tin tức cũng bị lộ ra ngoài. Tuy vậy, người ta sẽ không biết rõ hay biết chậm hơn nếu không có nhân viên của Echelon làm phản, tiết lộ tin tức ra ngoài. Nội vụ đổ bể, như sau:
William M. Martin và Bernon F. Mitchell là 2 nhân viên của Echelon, xin nghỉ phép một tháng kể từ 24-6-1960, trong đơn xin, họ cho biết sẽ về thăm gia đình ở vùng bờ biển Tây nước Mỹ (California). Ngày 25-6-1960, họ lên chuyến bay 307 của Hãng hàng không Eastern Airlines tại sân bay Washington DC. nhưng nơi đến là Mexico chứ không phải California. Hết hạn phép, họ vẫn không có mặt, ngày 26-7-1960, thượng cấp của họ gọi điện thoại đến nhà cha mẹ họ hỏi thăm tin tức nhưng không ai biết về họ cả. Như vậy, họ đã mất tích. Nhà chức trách Mỹ bèn mở cuộc điều tra.
Đến ngày 5-9-1960, các phóng viên ngoại quốc có mặt tại Mạc Tư Khoa nhận được thông-báo khẩn của Bộ Ngọai giao Nga mời đến dự họp báo vào hôm sau. Trong buổi họp báo, người ta thấy William Martin và Bernon Mitchell xuất hiện trên diễn đàn. Hai người nầy kể lại trong hơn 90 phút tất cả những gì họ biết về hệ thống nghe lén toàn cầu Echelon do Cục An ninh quốc gia Mỹ (NSA) và các thành viên lắp đặt. Ngoài việc cung cấp 2.000 mã khóa do NSA sử dụng, họ nói rõ mối quan hệ hợp tác giữa NSA và Cơ quan Chỉ huy thông tin chính phủ Anh (GCHQ). Từ đó, hệ thống Echelon bị phát-giác công-khai. Thế nhưng tổ chức nầy vẫn tồn-tại và hoạt động hữu-hiệu vì không ai làm gì được cho dù biết rõ về nó. Những chứng từ của hai tên phản bội vẫn chỉ là những lời nói suông, không đủ buộc tội Mỹ và nhất là “thế mạnh” của Mỹ mà các quốc gia đồng minh rất“cần” để đối phó với nguy cơ bị khối “Cộng sản” xâm nhập, thôn tính.
Sau sự kiện này, nội-bộ NSA có nhiều biến động: nhiều cộng tác viên tình nghi bị cho nghỉ việc. Việc nầy được báo cáo cho Tổâng-Thống Harry Truman, và đến ngày 4-11-1952 NSA được chính thức thành lập trên “danh chính ngôn thuận”. Khác với CIA, cơ quan NSA không chịu nằm dưới sự kiểm soát của bất cứ ủy ban nào trong Quốc hội Mỹ hay chịu sự ràng buộc của đạo luật nào. Về mặt pháp lý, cũng không có đạo luật nào phê chuẩn việc thành lập NSA. Cơ quan NSA ra đời chỉ từ chỉ thị số 6 của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ, một văn bản hiện vẫn còn được xếp vào loại “tuyệt mật”.
Từ năm 1965 đến nay, hàng năm, NSA sử dụng 1,5 tỉ đô-la trên danh nghĩa của Không quân Mỹ trong việc phóng và khai thác các vệ tinh gián điệp. Về ngân sách của NSA, không ai biết con số thực tế là bao nhiêu nhưng con số không phải là nhỏ. Các khoản chi tiêu khổng lồ của NSA đã được phân bổ vào các khoản chi của nhiều bộ hoặc nhiều cơ quan vỏ bọc khác mà chỉ có quan chức trách nhiệm biết mà thôi, nhưng không được phép công bố. Nhân số của NSA ước tính khoảng từ 80.000 - 120.000 người, gấp 6 lần quân số của CIA.
NSA được tăng cường quyền lực cùng được trang bị các phương-tiện hiện-đại vào cuối đời Tổng-Thống Carter và đầu nhiệm kỳ Tổng Thống Reagan. Trong những năm 1975-1976, sau những thất bại và các vụ sai lầm của CIA, Quốc hội Mỹ thường xuyên lập nhiều ủy ban điều tra các hoạt động CIA khiến tổ chức nầy hầu như bị tê liệt. Sau khi được Tổng-Thống Carter bổ nhiệm đứng đầu CIA, đô đốc Stanfield Turner đòi phải thay thế phương-pháp dùng con người thu-thập tin-tức tình-báo bằng các phương-tiện khoa-học kỹ-thuật. Ông William Casey được bổ nhiệm lãnh đạo CIA khi Tổng thống Reagan lên cầm quyền, Casey đã chọn đô đốc Bobby Ray Inman, người chỉ huy NSA lên làm phó giám đốc CIA. Chính quyền Reagan quyết tâm chống Cộng nên đã cho NSA là cứu cánh chính để đối chọi với Liên Xô và tin-tưởng vào các trung tâm nghe lén cực kỳ hiện đại của NSA.
Đầu năm 1982, William Casey biết trước rằng không có vệ tinh nào ở phía Nam của Đại Tây Dương nên ra lệnh cho NSA phóng lên một vệ tinh ở khu vực này và chỉ trong 3 tháng sau đó, vệ tinh nầy đi vào hoạt động. Như thế, đến giữa thập nhiên 1980, sóng nghe lén của NSA đã phủ trùm khắp nơi trên trái đất để Hoa-Kỳ có thể bắt được đầy đủ các tin tức phát đi.
V. Kết luận.
Qua biết bao biến-cố, hệ thống Echelon vẫn hoạt-động hữu-hiệu, đã mang lại lượng thông-tin to lớn và cần thiết cho Hoa Kỳ và các đồng-minh trong mọi lãnh-vực, không riêng gì lãnh-vực quốc-phòng. Đừng tưởng rằng việc “nghe lén” chỉ cần thiết cho quân sự và tình báo, không, ngay cả trong các lĩnh vực khác cũng rất cần. Và không riêng việc cần nghe lén tin tức từ phe địch mà còn ghi nhận trộm trong các nước đồng minh. Người ta không biết là đến bao giờ hệ-thống nầy bị thay thế nhưng chắc chắn các vụ “nghe trộm” như đã kể trên --không riêng Hoa-Kỳ mà các nước khác, bằng cách nầy hay cách khác cũng có hệ-thống mang tính “trộm” như vậy-- sẽ không bị hũy-bỏ cho dù bất hợp pháp hay bị chống đối.
Một điều mà mọi người biết rõ là chỉ có nguồn tài chính dồi-dào và đội ngũ chuyên viên với trình-độ văn hóa và kỹ-thuật tuyệt vời như Hoa Kỳ mới có khả năng thực hiện và điều hành nổi một hệ thống to lớn như vậy. Có được những thiết bị tối-tân như vậy là nhờ ở công của biết bao chuyên viên Mỹ trong mọi tổ-chức, kết hợp có, riêng lẽ có. Đây là một việc làm khó có quốc gia nào thực hiện nỗi. Nếu người ta từng gọi tiểu-bang Massachusetts là “Spirit of America”, gọi trường Đại-học Havard là “Spirit of Massachusetts” và gọi nước Mỹ là “ngôi nhà của giới cấp-tiến”, là “nơi tụ tập chất xám của nhân loại”, quả cũng không ngoa vậy!!
Người Việt Quốc Gia
Không có nhận xét nào