Header Ads

  • Breaking News

    Miền Trung Việt Nam: Sống chung với lũ đến khi nào? BBC News

    Huỳnh Liên - Bao giờ hết cảnh lũ dữ từ chính quyền? Việt Nam Thời Báo

     


    Nguồn hình ảnh, MANAN VATSYAYANA / Chụp lại hình ảnh,

    Người dân ở Hội An dọn dẹp sau lũ, 2020. Ảnh minh họa.

    Trong lúc đại dịch Covid vẫn tiếp diễn, người miền Trung lại phải chống đỡ lũ lụt nhiều ngày nay.

    Đến 03/12, đã có 16 người chết, một người mất tích, theo số liệu Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, Chống Thiên tai.

    Nếu mất mát nhân mạng vốn không thể kể xiết, thì nỗi khổ của những người đang chống đỡ, gánh chịu hậu quả cũng khó có thể so sánh. Đặc biệt là người nghèo, trẻ em và người già.

     


    Nguồn hình ảnh, MANAN VATSYAYANA / Chụp lại hình ảnh,

    Huế ngập nước, 2020. Ảnh minh họa

    Tin trên báo chí nhà nước

    Vietnamnet cho hay: "Liên tiếp gần tuần nay, người dân các tỉnh từ Quảng Nam đến Phú Yên lâm cảnh "màn trời chiếu đất" khi hứng chịu đợt mưa lũ lịch sử khiến nhiều người thiệt mạng, gây ngập lụt, sạt lở khủng khiếp."

    "Tại nhiều nơi ở Quảng Nam sạt lở, ngập lụt liên miên - người dân chỉ còn biết "bó gối" nhìn mưa ngừng rơi, rồi oằn mình dọn dẹp trong đói khổ."

    "Điệp khúc "nước lên - dọn dẹp, nước xuống - dọn dẹp" đã quen dần với người dân rốn lũ Quảng Nam mỗi mùa lũ về."

    Đó là mô tả của báo này trong bài: "Gượng dậy sau dịch, mưa lũ lịch sử khiến người miền Trung thêm trắng tay."

    Tờ Thanh niên viết: "Hàng ngàn hộ dân TP.Nha Trang không kịp trở tay." Và "Theo nhiều người dân nơi đây, chưa có năm nào họ bị ngập lụt như năm nay. Nguyên nhân người dân cho rằng, do nhiều hồ chứa xả lũ hết công suất, trong khi người dân không được thông báo trước để chuẩn bị."

     


    Nguồn hình ảnh, MANAN VATSYAYANA / Chụp lại hình ảnh,

    Người dân Hội An dọn dẹp sau lũ, 2020. Ảnh minh họa

    Người dân viết về nỗi khổ cực của bà con

    Tam Pham than thở: "Cả một đời làm lụng, nuôi bò, bán mặt ngoài ruộng tích góp nuôi bảy con bò, thế mà sau một đêm lũ mất trắng. Đó là tài sản của gia đình ông Lê Hằng (thôn Phú Lễ, xã Hòa Thành, TX Đông Hòa) để nuôi hai người con ăn học. Lũ lên nhanh quá, không kịp dắt bò về. Chỉ sau mấy tiếng đồng hồ, lũ cuốn trôi tất cả."

    Danh khoản Phan Thị Thanh Nhàn viết trên trang cá nhân: "Đã có hàng chục người tử vong. Dịch bệnh đã hoành hành nửa năm qua, bà con đã quá khổ rồi, bây giờ tiếp tục lũ lụt, sạt lỡ và Tết đã cận kề. Bà con đã phải gồng mình suốt hai năm qua với những biến động lớn."

    Đặng Thu Hà kể:"Nhớ y nguyên ngày lụt 19 10 2020 Hà Tĩnh miền Trung. Ngày mà bản thân em đi đẻ, nước mênh mông không biết ngóng ai ngó ai. Đi đẻ được người ni bê người khác vác, đến bệnh viện nguyên tầng một ngập hết trơn, mất điện, mất nước, bác sỹ đỡ đẻ phải dọi đèn pin đỡ đẻ cho sản phụ. Cuối cùng khi mô cũng một câu điều tiết, xã lũ chỉ khổ dân đen chúng tôi thôi."

     


    Nguồn hình ảnh, MANAN VATSYAYANA / Chụp lại hình ảnh,

    Dọn dẹp sau lũ ở Hội An, 2020. HÌnh minh họa

    Thiên tai hay nhân tai?

    Lũ lụt xảy ra ở miền Trung đã nhiều năm, nhưng nguyên nhân lũ lụt có vẻ là một dấu hỏi lớn. Nhiều người nói rằng năm nào cũng vậy.

    Trong bài "Đừng đổ lỗi cho trời" trên trang cá nhân có hơn 260 ngàn người theo dõi, Facebooker Huy Nguyễn cho rằng:

    "Lụt không phải do nước biển dâng mà là do nước không thoát ra biển được, lũ về nhanh và và xả lũ bất ngờ từ những thủy điện bậc thang tham tích nước."

    Ông cũng nói: "Người dân địa phương ở một vài nơi có thể biết nhưng họ thường biết khi xung quanh đã mênh mông nước rồi."

    Danh khoản Binh Thanh Cao hưởng ứng: "Mình thực sự ám ảnh với chữ "điều tiết" vì không hiểu chính phủ sẽ theo một tiêu chí và tư vấn nào chính thức để có thể ra được một chế độ xả lũ thực sự giảm thiểu rủi ro cho dân thay vì chỉ có những tiêu chí đảm bảo an toàn cho nhà nước."

    "Dường như những mất mát của dân thường không nằm trong hệ đo đếm của nhà nước, và cũng mong cÓ khi nào những người đứng đầu nhà nước phải thức đêm canh lũ lên vào nhà nhanh như chớp mắt, hoặc mệt quá ngủ tới sáng thức dậy giữa biển nước bao xung quanh."

    Tien Cao bức xúc: "Điều tiết kiểu giết dân! Toàn bộ dân làm đơn kiện thuỷ điện có được không nhỉ? Năm nào cũng vì nó mà người chết tài sản mất mà tiền điện bán thì nó thu bỏ túi? Tại sao vậy?"

    Điệp khúc lũ lụt ở miền Trung đã xảy ra nhiều năm. Xả lũ "điều tiết" có vẻ cũng là một cụm từ đã được giới chức quen dùng.

    Thông báo xả lũ sớm tới người dân, giải pháp tưởng chừng đơn giản, nhưng giới chức Việt Nam dường như vẫn chưa đáp ứng được.

    BBC

    Huỳnh Liên - Bao giờ hết cảnh lũ dữ từ chính quyền?

    05/12/2021

     

    Mưa lũ từ thượng nguồn sở dĩ nhanh chóng tàn phá hạ lưu bởi lưu lượng vì không còn vấp sức cản của rừng. Kèm theo đó là xả nước từ các hồ thủy điện.

    Do mưa to, đến rất to cộng với các hồ thủy điện, thủy lợi xả lũ trong những ngày qua khiến nhiều khu dân cư trên địa bàn khu vực huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên bị ngập sâu trong nước, gây thiệt hại nặng về người và tài sản của nhân dân.

    Chính quyền tỉnh Phú Yên đã có lời giải thích ngắn gọn như trên cho tình cảnh màn trời, chiếu đất của người xứ nẫu.

    Theo Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, từ 19 giờ ngày 1-12 đến 16 giờ 30 ngày 2-12, khu vực Phú Yên có mưa nhỏ, lượng mưa phổ biến từ 0,2 – 7,2mm. Từ 19 giờ ngày 26-11 đến 16 giờ 30 ngày 2-12 lượng mưa phổ biến trên địa bàn tỉnh từ 219 – 700mm.

    Lũ trên các sông trong tỉnh đang giảm chậm, lúc 13 giờ ngày 2-11, mực nước đo được trên sông Ba tại trạm Củng Sơn là 30,3m (trên báo động 1: 0,8m); lúc 4 giờ ngày 2-12 tại trạm Phú Lâm là 0,94m (dưới báo động 1: 0,76m). Trên sông Kỳ Lộ tại trạm Hà Bằng là 6,26m (dưới báo động 1: 1,24m). Trên sông Bánh Lái tại tại trạm Hòa Mỹ là 8,62m (dưới báo động 1: 1,88m). Mực nước các sông suối trên địa bàn tỉnh dưới báo động 1, riêng sông Ba có dao động trên dưới báo động cấp 1, do điều tiết các nhà máy thủy điện.

    “Lúc 15 giờ ngày 2-12, hồ thủy điện Sông Ba Hạ xả qua tràn và chạy máy 1.800 m3/s; hồ thủy điện Krông HNăng xả qua tràn và chạy máy 231m3/s. Lúc 12 giờ ngày 2-12 hồ thủy điện Sông Hinh xả qua tràn và chạy máy 300m3/s. Lúc 17 giờ ngày 2-12, hồ thủy điện La Hiêng 2 chảy qua tràn và chạy máy 85,98m3/s.

    Các chủ hồ chứa thủy điện chủ động vận hành, điều tiết tích, xả nước qua tràn để đón lũ và cắt giảm lũ theo quy trình vận hành đơn hồ, liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba, đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du. Hiện các hồ chứa thủy lợi tích nước phổ biến ở mức từ 98-100% so với dung tích thiết kế.

    Về thiệt hại, có 9 người chết (Sơn Hòa: 2 người; Tây Hòa: 1 người; thị xã Sông Cầu: 1 người; Đông Hòa: 1 người; Phú Hòa: 2 người; thành phố Tuy Hòa: 2 người). Số nhà bị ngập nước hơn 430 nhà, có 5 nhà bị hư hỏng hoàn toàn. Có hơn 530 ha lúa vụ mùa bị ngập nước, ngã đổ; hơn 2.000 ha hoa màu và cây trồng khác bị thiệt hại; hơn 740 con gia súc và khoảng 44.090 con gia cầm chết, bị cuốn trôi; 1 tàu cá bị chìm, hơn 18 ha thủy sản nuôi bị vỡ hồ, cuốn trôi.

    Về kênh mương, khoảng 38.390 m bị sụp đổ, hư hỏng; sạt lở, bồi lấp đất đá hơn 58.830 m3; bê tông, đá xây các loại bị ngã đổ, cuốn trôi 3.725 m3. Về giao thông, các tuyến đường quốc lộ, tỉnh, huyện, xã bị hư hỏng, sạt lở bồi lấp, sụt lún, với khối lượng đất đá hơn 110.367 m3; hư hỏng nền đường, mặt đường khoảng 39.500 m2…” – trích bản tin của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Yên.

    Trên thực tế thì các diễn biến dữ dội hơn các câu chữ của bản tin trích ở trên.

    Trong đợt lũ lụt những ngày qua, nhiều vùng ở Phú Yên, người dân phải tháo chạy trong đêm vì lũ về quá nhanh, mà nguyên nhân do các thủy điện đồng loạt xả lũ. Cụ thể, vào thời điểm Nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ xả với lưu lượng lớn nhất là 9.400 m3/giây thì Nhà máy thủy điện Sông Hinh cũng xả lũ với lưu lượng hơn 2.000 m3/giây. Tổng lưu lượng xả lũ 11.400 m3/giây đã khiến cả vùng hạ du sông Ba chìm trong biển nước.

    Ông Trần Lý, Tổng giám đốc Công ty cổ phần thủy điện Sông Ba Hạ, giải thích do trên vùng lưu vực hồ chứa Sông Ba Hạ lượng mưa khá lớn và các nhà máy thủy điện, hồ chứa nước ở đây đã đồng loạt xả lũ nên lưu lượng nước về hồ chứa thủy điện Sông Ba Hạ quá lớn.

    Trước áp lực xả lũ dữ dội từ thượng nguồn về hồ chứa của thủy điện Sông Ba Hạ và có thể mất kiểm soát, ngay trong chiều 30-11, ông Trần Hữu Thế, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, phải đến tận nơi để chỉ đạo việc xả lũ.

    Điều đáng nói, theo ông Thế, trong đợt lũ này UBND tỉnh Phú Yên chỉ nhận được thông báo xả lũ của các thủy điện trên địa bàn tỉnh Phú Yên như: Krông H’Năng, Sông Hinh và Sông Ba Hạ, còn các thủy điện khác trên thượng nguồn sông Ba thì không thấy thông báo.

    Trong khi đó, dự báo thủy triều sẽ đạt đỉnh từ 19 giờ ngày 30-11, nên để hạn chế lũ cho hạ du, ngay trong ngày 30-11 UBND tỉnh Phú Yên đã phải trao đổi cấp tốc với Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai để đề nghị thực hiện việc hạn chế nước xả về hạ du từ Nhà máy thủy điện Đăk Srông (ở Gia Lai) cùng các hồ thượng nguồn. Nếu không, tính mạng nhiều người dân sẽ bị đe dọa. Nhờ sự can thiệp kịp thời này mà Phú Yên hạn chế được nhiều thiệt hại.

    Người dân Phú Yên có cái nhìn thực tế hơn nhiều khi cho rằng mưa lũ từ thượng nguồn sở dĩ nhanh chóng tàn phá hạ lưu bởi lưu lượng vì không còn vấp sức cản của rừng. Kèm theo đó là xả nước từ các hồ thủy điện.

    Và cả hai điều kể trên đều có lỗi quản lý từ chính quyền. Bởi rất đơn giản, lý thuyết về thủy điện ở miền Trung – Tây nguyên cho biết để tạo 1MW công suất thủy điện, phải mất đi từ 10 – 30 ha rừng, và để có 1.000 ha hồ chứa nước cũng cần san phẳng, giải phóng từ 1.000 – 2.000 ha đất ở phía thượng nguồn…

    Việt Nam Thời Báo

     

    Không có nhận xét nào