Header Ads

  • Breaking News

    Biển Đông ngày 12 tháng 01 năm 2022

    Trung Hiếu tổng hợp từ nhiều nguồn

    SITREP 12.1: Tàu chiến Mỹ dồn về Biển Đông

     


    Hải quân Mỹ đã công bố một số hình ảnh của tàu này ở Biển Đông ngày 11.1.

    Nhiều khả năng hai nhóm tàu chiến Mỹ sẽ hội ngộ để biểu dương lực lượng ở phía nam Biển Đông. Trong khi đó, tàu Sơn Đông (TQ) và tàu đổ bộ tấn công Type 075 Hải Nam vẫn tiến hành huấn luyện ở khu vực phía bắc Biển Đông.

    1. Chuyển động quân sự

    Ngày 11.1, nhóm tác chiến HKMH/ USS Carl Vinson (CVN 70) của Mỹ đã vào Biển Đông qua eo biển Balabac và di chuyển theo hướng tây nam.

    Hộ tống tàu Carl Vinson là tuần dương hạm USS Lake Champlain (CG 57) và khu trục hạm USS Stockdale (DDG 106).

    Cùng ngày, Nhóm sẵn sàng đổ bộ Essex bao gồm các tàu USS Essex (LHD-2), USS Portland (LPD-27) và USS Pearl Harbor (LSD-52) cũng băng qua eo biển Malacca tiến vào Biển Đông.

    Cùng di chuyển qua eo biển Malacca là hai khu trục hạm USS O'Kane (DDG-77) và USS Michael Murphy (DDG-112). Đây là hai tàu chiến thuộc nhóm tác chiến HKMH/ Carl Vinson nhưng tách ra trước đó.

    Nhiều khả năng hai nhóm tàu chiến Mỹ sẽ hội ngộ để biểu dương lực lượng ở phía nam Biển Đông.

    Trong khi đó, tàu Sơn Đông và tàu đổ bộ tấn công Type 075 Hải Nam vẫn tiến hành huấn luyện ở khu vực phía bắc Biển Đông.

    Một số hoạt động bay của máy bay quân sự Trung Quốc cũng được ghi nhận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa.

    Trong ngày 11.1, Hạm đội Thái Bình Dương của Nga cũng thông báo một nhóm tàu chiến Nga gồm tuần dương hạm Varyag, tàu chống ngầm Đô đốc Tributs và tàu dầu Boris Butoma đã băng qua eo Malacca ra Ấn Độ Dương. Trước đó, nhóm tàu này đã tiến hành huấn luyện ở Biển Nhật Bản, Biển Hoa Đông và Biển Đông.

    2. Nhật Bản tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông

    Tờ Yomiuri Shimbun ở Nhật Bản ngày 11.1 tiết lộ tàu chiến nước này từng hai lần tiến hành các hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông trong năm 2021.

    Đây là lần đầu tiên những hoạt động như thế này của Nhật Bản được tiết lộ. Tuy nhiên, không giống với các chuyến tuần tra tự do hàng hải của Mỹ, các tàu chiến Nhật Bản chỉ đi vào khu vực được gọi là vùng tiếp giáp lãnh hải quanh các thực thể bị Trung Quốc chiếm đóng ở Trường Sa, chứ không đi vào phạm vi 12 hải lý.

    "Theo các nguồn tin chính phủ, các hoạt động của MSDF bắt đầu vào tháng 3 năm 2021 dưới thời chính quyền của Thủ tướng Yoshihide Suga. Một tàu khu trục MSDF đã di chuyển trên vùng biển quốc tế ở phía nam Biển Đông, xung quanh quần đảo Trường Sa, nơi được các nước bao gồm Trung Quốc, Việt Nam và Philippines tuyên bố chủ quyền.

    Khu vực hải hành này nằm ngoài khu vực mà Trung Quốc tuyên bố là “lãnh hải” của họ và nằm trong vùng tiếp giáp, cách bờ biển từ 12 đến 24 hải lý hoặc 22 đến 44 km.

    Theo các nguồn tin, hoạt động này đã được báo cáo cho ông Suga tại một cuộc họp của Hội đồng An ninh quốc gia của chính phủ Nhật Bản.

    Vào tháng 8 năm 2021, một tàu khu trục khác đã tiến hành một hoạt động tương tự và cũng không đi vào vùng lãnh hải mà Trung Quốc tự nhận."

    Không có nhận xét nào