Header Ads

  • Breaking News

    Nguyễn Nam - Đất nước tôi, đất nước của những xung đột bất tận




    Đối với người Việt, thiền sư Thích Nhất Hạnh lại cũng là một trong những tác nhân gây chia rẽ khá trầm trọng.

    Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch. Ngài là người nổi tiếng trên thế giới. Theo một số trang mạng thì ngài thường được xếp thứ 2 hay thứ 3 trong số những người hướng dẫn tâm linh còn đang sống; đứng thứ nhất, tất nhiên là Đức Dalai Lama.

    Một trong những cuốn sách của thiền sư Thích Nhất Hạnh, “Peace Is Every Step: The Path of Mindfulness in Everyday Life” (An lạc từng bước chân) được ghi nhận là đứng số 12 trong 100 tác phẩm tâm linh quan trọng nhất trong thế kỷ XX.

    Nhưng đối với người Việt, thiền sư Thích Nhất Hạnh lại cũng là một trong những tác nhân gây chia rẽ khá trầm trọng.

    Buồn cho đất nước tôi!

    Kẻ thỏa hiệp?

    Sinh thời, thiền sư Thích Nhất Hạnh từng đối diện với cáo buộc như kẻ phản đồ, qua lập luận rằng điều nổi bật hơn về thiền sư là đã được trưởng thành trong căn nhà của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất. Thiền sư cùng tu, cùng ăn, cùng ở với những đồng đạo của mình. Thế nhưng, trong mấy chục năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất của ngài bị bức tử, đồng đạo của ngài bị tù đày, quản chế,… Và ngài thì vẫn im lặng.

    Cay nghiệt hơn khi không ít lên án rằng, “Là một trưởng tử của Như Lai, ngài đã làm gì để lấy lại hương vị tinh nguyên của Giáo lý nhà Phật khi bị đảng Cộng sản đang bỏ chung vào một soong để chiên xào xáo trộn với chủ nghĩa Mác-Lê như khẩu hiệu ‘Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội’. Ngài nghĩ gì và đã làm gì?”…

    Đầu năm 2005, trong sự chào đón nồng nhiệt, thiền sư Thích Nhất Hạnh về nước sau gần 40 năm xa quê hương với tăng đoàn khoảng 200 người của mình. Ngài xuất hiện trong những buổi nói chuyện mà khán giả là đảng viên ở thành phố Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế và Hà Nội.

    Cũng vào lúc đó, hòa thượng Thích Quảng Độ sống một mình trong một căn phòng bị quản thúc tại Thiền viện Thanh Minh ở thành phố Hồ Chí Minh. Trong lần về nước sau 40 năm của mình, thiền sư Thích Nhất Hạnh đến thăm hòa thượng Thích Trí Quang nhưng không thăm được hòa thượng Thích Quảng Độ.

    Tên phản động?

    Dưới mắt nhà cầm quyền Việt Nam thì đã có lúc thiền sư Thích Nhất Hạnh được coi là một ‘tên phản động lưu vong’.

    Một tài liệu của Bộ Công an, viết (trích): “Ngày 20/2/2007, Sư ông Thích Nhất Hạnh cùng đoàn gồm 150 người với gần 30 quốc tịch khác nhau về Việt Nam lần thứ hai.

    Lần này, ý đồ mượn tôn giáo để làm chính trị của ông bắt đầu thể hiện rõ nét qua việc ông tổ chức “trai đàn chẩn tế” ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Lợi dụng Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Sư ông Thích Nhất Hạnh cho phát tán tài liệu, đề cao, khuếch trương Pháp môn tu tập Làng Mai, phủ nhận những đóng góp rất nhiệt tình và tích cực của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong việc tổ chức “trai đàn chẩn tế”, cứ y như không có ông, thì “trai đàn” chẳng bao giờ được hình thành.

    Có lẽ ai đã xem hình ảnh Sư ông Thích Nhất Hạnh xuất hiện tại các “trai đàn chẩn tế” trên báo chí, truyền hình, hoặc xem trực tiếp, cũng đều thấy chướng. Chỉ là một “thiền sư”, đứng đầu một môn phái, mà ông đi dưới lọng vàng, cạnh ông là sư nữ Thích Nữ Chân Không – y như vua và hoàng hậu! Thiên hạ đồn rằng ông với bà Chân Không có “quan hệ” rất gần gũi, chẳng biết thật hay không, nhưng năm 2006, khi một phái đoàn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam sang Pháp, thăm Làng Mai, đã phải gửi Sư ông Thích Nhất Hạnh một bức thư, trong đó đề nghị: “Xin sư ông về ở với tăng, sư nữ Chân Không về ở với ni để tránh dư luận”.

    Và mặc dù ông tuyên bố không can thiệp, không phát biểu những vấn đề liên quan đến chính trị, nhưng khi được lãnh đạo Nhà nước Việt Nam tiếp kiến, Sư ông Thích Nhất Hạnh liền đưa ra đề nghị 10 điểm, trong đó có những điểm như: “Đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam, giải thể Ban Tôn giáo chính phủ…”.

    Nhìn nét mặt tự mãn của ông, hầu hết tăng ni thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam – xưa kia vẫn kính nể ông qua những cuốn sách ông đã viết, như “Đường xưa mây trắng”, “Nói với tuổi hai mươi”, “Bông hồng cài áo”, “Nẻo về của Ý”, hoặc những bài thuyết giảng của ông ở Trường đại học Vạn Hạnh bao nhiêu thì bây giờ, tăng, ni lại càng cảm thấy thất vọng về ông bấy nhiêu, nhất là khi ông tuyên bố: “Pháp môn Làng Mai tự bổ nhiệm truyền giới, tấn phong, bầu trụ trì, viện chủ, phó viện chủ mới mà không cần phải thông qua Nhà nước và Giáo hội Phật giáo Việt Nam” (dừng trích).

    Thời điểm của tài liệu cáo buộc nêu trên, thì Tổng bí thư Đảng là ông Nông Đức Mạnh.

    Đạo Phật là uyển chuyển

    Hai mươi hai năm về trước, nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, trong lời đề nghị của thiền sư Thích Nhất Hạnh về cách thức ăn mừng Một Ngàn Năm Thăng Long gồm 12 điểm, nhà tu hành nổi tiếng khuyến cáo chính phủ Việt Nam nên:

    “Ân xá cho những người bị lưu đày và tù tội, trong đó có tội góp ý cho chính quyền, kêu gọi đa nguyên, đa đảng, đa giáo hội, kêu gọi tự do tôn giáo, tự do ngôn luận. Cho phép một số phạm nhân được chuộc tội bằng công tác xã hội dưới sự che chở, giám sát và bảo lãnh của các vị xuất gia thuộc các tôn giáo”. Các đề nghị này được vị thiền sư tổng hợp trong một văn bản mà theo ngài, không có tính cách tôn giáo, mà chỉ nhằm xây dựng”một nền đạo đức toàn cầu có công năng lành mạnh hóa và từ bi hóa xã hội và cứu hộ được hành tinh”.

    Tuy nhiên, ngài nhắc lại ảnh hưởng của đạo Phật trong xã hội Việt Nam thời Lý, “đời thuần từ nhất trong lịch sử” (lời sử gia Hoàng Xuân Hãn), và khẳng định phải ghi nhớ điều này khi ăn mừng 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.

    Lý Thái Tổ, vị vua đầu của thời Lý, đã đặt đô tại Thăng Long năm 1010. Thiền sư Thích Nhất Hạnh, do vậy, cho rằng “Cách thức ăn mừng 1000 năm Thăng Long hay nhất là nỗ lực của chính quyền và của toàn dân làm được và tiếp tục được những việc mà tiền nhân đã làm trong những năm đầu của kinh thành Thăng Long”.

    Trong số các khuyến nghị có việc lập trường đại học mang tên Thiền sư Vạn Hạnh, thiết lập giờ đạo đức học ở mọi cấp bậc giáo dục, miễn thuế và tha thuế cho những người có hoàn cảnh khó khăn, thậm chí hạn chế sử dụng đồ nhựa, đồ nylon và tăng cường ăn chay. Ngài cũng yêu cầu Nhà nước cho triệu tập đại hội Phật giáo trong và ngoài nước để thành lập lại giáo hội Phật Giáo dân lập “hoàn toàn đứng ngoài chính trị”.

    Thời điểm đó, Tổng bí thư Đảng vẫn là ông Nông Đức Mạnh.

    Sự kiện Bát Nhã

    Năm 2005, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã được phía chính phủ Việt Nam cho phép xây dựng một trung tâm tu học theo pháp môn Làng Mai ở tu viện Bát Nhã, tỉnh Lâm Đồng. Vào năm 2006, Hoa Kỳ quyết định bỏ tên Việt Nam ra khỏi danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo. Đến năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO.

    Năm 2007, nhân chuyến thăm Việt Nam, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã lập trai đàn cầu nguyện và giải trừ oan khổ cho tất cả những ai đã từng gánh chịu hậu quả khắc nghiệt của cuộc chiến tranh, dù đã qua đời hay còn tại thế. Cũng trong năm 2007, nhân chuyến thăm thứ hai về Việt Nam, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã đề nghị Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nên chấm dứt sự kiểm soát của chính phủ đối với tôn giáo. Lời khuyên này của ngài bị chính phủ coi là vi phạm luật pháp Việt Nam.

    Luật tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam quy định các tổ chức tôn giáo phải đăng ký với nhà nước để được hoạt động. Những quy định chặt chẽ của luật này đã bị các giới chức tôn giáo trong và ngoài nước chỉ trích là vi phạm quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam.

    Không lâu sau đó, vào tháng 8 năm 2008, công an tỉnh Lâm Đồng ra công văn trục xuất khoảng 400 tu sinh Làng Mai khỏi tu viện Bát Nhã. Từ khoảng giữa năm 2009 đến cuối năm 2009, các tu sinh Làng Mai ở tu viện Bát Nhã liên tục bị những nhóm người lạ mặt đến tấn công. Chính quyền thì nói rằng vụ việc xảy ra là do những bất đồng giữa các nhà sư trong tu viện Bát Nhã với các tu sinh Làng Mai cư trú ở đây. Những tu sinh này sau đó phải đến cư ngụ tại chùa Phước Huệ, Bảo Lộc, Lâm Đồng. Nhưng họ vẫn bị truy đuổi khỏi chùa này.

    Đến cuối năm 2009, khoảng gần 200 tu sĩ Làng Mai cư ngụ tại chùa Phước Huệ bị yêu cầu phải rời khỏi chùa này chậm nhất là vào ngày 31 tháng 12. Thiền sư Thích Nhất Hạnh vào lúc đó đã phải nộp đơn lên Tổng thống Pháp Sarkozy xin cho 400 tu sĩ Làng Mai ở Bát Nhã được tỵ nạn ở Pháp.

    Trong một bức thư gửi các tu sinh Làng Mai ở Việt Nam vào tháng 12 năm 2009, thiền sư Thích Nhất Hạnh viết rằng:

    “Theo pháp luật hiện thời, chúng ta có quyền sống và tu tập bất cứ ở nơi nào trên quê hương mình, nhưng không biết vì sao chúng ta lại không được hưởng cái quyền ấy khi mà chúng ta không vi phạm bất cứ một pháp luật nào, khi mà chúng ta chỉ muốn tu tập và hướng dẫn tu tập trong khuôn khổ của pháp luật và của truyền thống Phật giáo”.

    Ngài cũng cáo buộc các viên chức chính quyền đã đối xử thô bạo với các tu sinh, thuê côn đồ tấn công tu viện. Ngài viết:

    “Tiền đâu để họ thuê côn đồ? Đó có phải là tiền thuế mà dân nạp cho họ để họ có lương bỗng để sống và để làm những việc thất đức như vậy? Tại sao lại giả danh Phật tử để đánh phá Phật tử, giả danh nhân dân để dối gạt và đàn áp nhân dân?”…

    Nhà hoạt động xã hội dân sự

    Năm 1956, thiền sư Thích Nhất Hạnh làm Tổng biên tập của Phật giáo Việt Nam, tờ báo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Thập niên 1960, ngài lập nên trường Thanh niên Phụng sự Xã hội (SYSS), một tổ chức từ thiện giúp dựng lại các làng bị lửa đạn chiến tranh, xây trường học, trạm xá, và hỗ trợ những gia đình vô gia cư sau chiến tranh ở Việt Nam.

    Ngài cũng là một trong những người thành lập Đại học Vạn Hạnh, trường tư thục danh tiếng, tập trung nhiều nhà nghiên cứu về Phật giáo, văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam. Trong một buổi gặp mặt vào tháng 4-1965, đoàn sinh viên trường Vạn Hạnh đưa ra “lời kêu gọi vì hoà bình”, với nội dung chính là thúc giục hai miền Nam – Bắc tìm “giải pháp chấm dứt chiến tranh và đem lại cho người dân Việt Nam cuộc sống hòa bình với lòng tôn trọng lẫn nhau”.

    Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã nhiều lần đến Mỹ để nghiên cứu và diễn thuyết tại Đại học Princeton và Đại học Cornell. Sau này, ngài tham gia giảng dạy tại Đại học Columbia. Tuy nhiên, mục đích chính của những chuyến đi ra nước ngoài của ngài vẫn là vận động cho hòa bình.

    Thiền sư Thích Nhất Hạnh ở nước ngoài từ sau khi Hiệp định Paris được ký kết năm 1973, cư ngụ chủ yếu tại Tu viện Làng Mai, vùng Dordogne, miền nam nước Pháp.

    Bất kể những ý kiến trái chiều xung quanh cuộc đời tu hành, ảnh hưởng chính trị, ngài là một chứng nhân của lịch sử đầy thăng trầm và bi ai của Việt Nam trải dài gần một thế kỷ.

    Hãy để lịch sử phán xét

    Xưa có ba nhà sư: Thích Nhất Hạnh, Thích Trí Quang và Thích Quảng Độ. Cả bà đều tinh thông Phật pháp. Nhất Hạnh nói hay và viết giỏi. Trí Quang có tài lãnh đạo và được quần chúng tin tưởng. Quảng Độ học vấn cao và giỏi ngoại ngữ.

    Xưa có ba nhà sư.

    Khi chế độ Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo, họ tranh đấu cùng những nhà sư khác. Nhất Hạnh kêu gọi tự do tôn giáo và hòa bình cho Việt Nam ở hải ngoại. Trí Quang dẫn đầu hàng vạn các nhà sư, Phật tử biểu tình ở Sài Gòn. Quảng Độ, nhỏ tuổi nhất trong ba người, sát cánh cùng Phật tử trên đường phố.

    Xưa có ba nhà sư.

    Khi những người cộng sản đến, họ rẽ ra ba hướng khác nhau. Nhất Hạnh nổi tiếng thế giới với tăng đoàn Làng Mai. Trí Quang chịu cảnh tù đày và không bao giờ nói về chính trị nữa. Quảng Độ tiếp tục cuộc tranh đấu cho tự do tôn giáo và nhân quyền, trở thành nhà sư bị giam lỏng lâu nhất ở Việt Nam.

    Giờ thì tất cả đều về cõi an nhiên. Lịch sử sẽ còn nhắc kể về ba nhà sư này bằng nhiều lát cắt, góc nhìn đa diện mà người đời sau lắm khi dễ nhầm lẫn giữa thực – hư từng giai đoạn thăng trầm của chính trị nước nhà.

    Việt Nam Thời Báo

    Phụ kèm dưới đây là nguyên văn bài viết của sư Thích Nhất Hạnh ngày 25 tháng 9 năm 2001. Trong bài nói chuyện này..có một ý gây tranh cãi nhiều năm nay về sự việc xảy ra vào năm 1968 tết Mậu Thân...không quân Hoa Kỳ oanh kích thị xã Trúc Giang Tỉnh Bến Tre.



    thezensite

    A Public Talk by Thich Nhat Hanh at the Riverside Church, New York



    Thich Nhat Hanh
    from: Making Sense of These Times



    September 25, 2001

    My Dear friends, I would like to tell you how I practice when I get angry. During the war in Vietnam, there was a lot of injustice, and many thousands, including friends of mine, many disciples of mine, were killed. I got very angry. One time I learned that the city of Ben Tre, a city of three hundred thousand people, was bombarded by American aviation just because some guerillas came to the city and tried to shoot down American aircrafts. The guerillas did not succeed, and after that they went away. And the city was destroyed. And the military man who was responsible for that declared later that he had to destroy the city of Ben Tre to save it. I was very angry.

    But at that time, I was already a practitioner, a solid practitioner. I did not say anything, I did not act, because I knew that acting or saying things while you are angry is not wise. It may create a lot of destruction. I went back to myself, recognizing my anger, embracing it, and looked deeply into the nature of my suffering.

    In the Buddhist tradition, we have the practice of mindful breathing, of mindful walking, to generate the energy of mindfulness. It is exactly with that energy of mindfulness that we can recognize, embrace, and transform our anger. Mindfulness is the kind of energy that helps us to be aware of what is going on inside of us and around us, and anybody can be mindful. If you drink a cup of tea and you know that you are drinking a cup of tea, that is mindful drinking. When you breathe in and you know that you are breathing in, and you focus your attention on your in-breath, that is mindfulness of breathing. When you make a step and you are aware you are making a step, that is called mindfulness of walking. The basic practice in Zen centers, meditation centers, is the practice of generating mindfulness every moment of your daily life. When you are angry, you are aware that you are angry. Because you already have the energy of mindfulness in you created by the practice, that is why you have enough of it in order to recognize, embrace, look deeply, and understand the nature of your suffering.

    I was able to understand the nature of the suffering in Vietnam. I saw that not only Vietnamese suffered, but Americans suffered as well during the war in Vietnam. The young American man who was sent to Vietnam in order to kill and be killed underwent a lot of suffering, and the suffering continues today. The family, the nation also suffers. I could see that the cause of our suffering in Vietnam is not American soldiers. It is a kind of policy that is not wise. It is a misunderstanding. It is fear that lies at the foundation of the policy.

    Many in Vietnam had burned themselves in order to call for a cessation of the destruction. They did not want to inflict pain on other people, they wanted to take the pain on themselves in order to get the message across. But the sounds of planes and bombs was too loud. The people in the world, not many of them were capable of hearing us. So I decided to go to America and call for a cessation of the violence. That was in 1966, and because of that I was prevented from going home. And I have lived in exile since that time, 1966.

    I was able to see that the real enemy of man is not man. The real enemy is our ignorance, discrimination, fear, craving, and violence. I did not have hate the American people, the American nation. I came to America in order to plead for a kind of looking deeply so that your government could revise that kind of policy. I remember I met with Secretary of Defense Robert MacNamara. I told him the truth about the suffering. He kept me with him for a long time and he listened deeply to me, and I was very grateful for his quality of listening. Three months later, when the war intensified, I heard that he resigned from his post.

    Hatred and anger was not in my heart. That is why I was listened to by many young people in my country, advocating them to follow the path of reconciliation, and together we helped to bring about the new organizations for peace in Paris. I hope my friends here in New York are able to practice the same. I understood, I understand suffering and injustice, and I feel that I understand deeply the suffering of New York, of America. I feel I am a New Yorker. I feel I am an American.

    You want to be there for you, to be with you, not to act, not to say things when you are not calm. There are ways that we can go back to ourselves and practice so that we rediscover our calmness, our tranquility, our lucidity. There are ways that we can practice so that we understand the real causes of the suffering. And that understanding will help us to do what needs to be done, and not do what could be harmful to us and to other people. Let us practice mindful breathing for half a minute before we continue.

    In Buddhist psychology, we speak of consciousness in terms of seeds. We have the seed of anger in our consciousness. We have the seed of despair, of fear. But we also have the seed of understanding, wisdom, compassion, and forgiveness. If we know how to water the seed of wisdom and compassion in us, that seed, these seeds will manifest themselves as powerful sorts of energy helping us to perform an act of forgiveness and compassion. It will be able to bring relief right away to our nation, to our world. That is my conviction.

    I believe very strongly that the American people have a lot of wisdom and compassion within themselves. I want you to be your best when you begin to act, for the sake of America and for the sake of the world. With lucidity, with understanding and compassion, you will turn to the people who have caused a lot of damage and suffering to you and ask them a lot of questions.

    "We do not understand enough of your suffering, could you tell us? We have not done anything to you, we have not tried to destroy you, to discriminate against you, and we do not understand why you have done this to us. There must be a lot of suffering within you. We want to listen to you. We may be able to help you. And together we can help build peace in the world." And if you are solid, if you are compassionate when you make this statement, they will tell you about their suffering.

    In Buddhism we speak of the practice of deep listening, compassionate listening, a wonderful method by which we can restore communication – communication between partners, communication between father and son, communication between mother and daughter, communication between nations. The practice of deep listening should be taken up by parents, by partners, so that they can understand the suffering of the other person. That person might beour wife, our husband, our son, or our daughter. We may have enough good will to listen, but many of us have lost our capacity to listen because we have a lot of anger and violence in us. The other people do not know how to use kind speech; they always blame and judge. And language is very often sour, bitter. That kind of speech will always touch off the irritation and the anger in us and prevent us from listening deeply and with compassion. That is why good will to listen is not enough. We need some training in order to listen deeply with compassion. I think, I believe, I have the conviction, that a father, if he knows how to listen to his son deeply and with compassion, he will be able to open the door of his sons heart and restore communication.

    People in our Congress and our Senate should also train themselves in the art of deep listening, of compassionate listening. There is a lot of suffering within the country, and many people feel their suffering is not understood. That is why politicians, members of the Parliament, members of the Congress have to train themselves in the art of deep listening – listening to their own people, listening to the suffering in the country, because there is injustice in the country, there is discrimination in the country. There is a lot of anger in the country. If we can listen to each other, we can also listen to the people outside of the country. Many of them are in a situation of despair, many suffer because of injustice and discrimination. The amount of violence and despair in them is very huge. And if we know how to listen as a nation to their suffering, we can already bring a lot of relief. They will feel that they are being understood. That can diffuse the bomb already.

    I always advise a couple that when they are angry with each other, they should go back to their breathing, their mindful walking, embrace their anger, and look deeply into the nature of their anger. And they may be able to transform that anger in just fifteen minutes or a few hours. If they cannot do that, then they will have to tell the other person that they suffer, that they are angry, and that they want the other person to know it. They will try to say it in a calm way. "Darling, I suffer, and I want you to know it." And in Plum Village, where I live and practice, we advise our friends not to keep their anger for more than twenty-four hours without telling the other person. "Darling, I suffer, and I want you to know it. I do not know why you have done such a thing to me. I do not know why you have said such a thing to me." That is the first thing they should tell the other person. And if they are not calm enough to say it, they can write it down on a piece of paper.

    The second thing they can say or write down is, "I am doing my best." It means "I am practicing not to say anything, not to do anything with anger, because I know that in doing so I will create more suffering. So I am embracing my anger, I am looking deeply into the nature of my anger." You tell the other person that you are practicing holding your anger, understanding your anger, in order to find out whether that anger has come from your own misunderstanding, wrong perception, your lack of mindfulness and your lack of skillfulness.

    And the third thing you might like to say to him or her is, "I need your help." Usually when we get angry with someone, we want to do the opposite. We want to say, "I don't need you. I can survive by myself alone." "I need your help" means "I need your practice, I need your deep looking, I need you to help me to overcome this anger because I suffer." And if I suffer, there is no way that you can be happy, because happiness is not an individual matter. If the other person suffers, there is no way that you can be truly happy alone. So helping the other person to suffer less, to smile, will make you happy also.

    The Buddha said, "This is like this, because that is like that. This is because that is." The three sentences I propose are the language of true love. It will inspire the other person to practice, to look deeply, and together you will bring about understanding and reconciliation. I propose to my friends to write down these sentences on a piece of paper and slip it into their wallet. Every time they get angry at their partner or their son or daughter, they can practice mindful breathing, take it out, and read. It will be a bell of mindfulness telling them what to do and what not to do. These are the three sentences: "I suffer and I want you to know it." "I am doing my best." "Please help."

    I believe that in an international conflict, the same kind of practice is possible also. That is why I propose to America as a nation to do the same. You tell the people you believe to be the cause of your suffering that you suffer, that you want them to know it, that you want to know why they have done such a thing to you, and you practice listening deeply and with compassion.

    The quality of our being is very important, because that question, that statement is not a condemnation, but a willingness to create true communication. "We are ready to listen to you. We know that you must have suffered a lot in order to have done such a thing to us. You may have thought that we are the cause of your suffering. So please tell us whether we have tried to destroy you, whether we have tried to discriminate against you, so that we can understand. And we know that when we understand your suffering, we may be able to help you." That is what we call in Buddhism "loving speech" or "kind language," and it has the purpose of creating communication, restoring communication. And with communication restored, peace will be possible.

    This summer, a group of Palestinians came to Plum Village and practiced together with a group of Israelis, a few dozen of them. We sponsored their coming and practicing together. In two weeks, they learned to sit together, walk mindfully together, enjoy silent meals together, and sit quietly in order to listen to each other. The practice taken up was very successful. At the end of the two weeks practice, they gave us a wonderful, wonderful report. One lady said, "Thay, this is the first time in my life that I see that peace in the Middle East is possible." Another young person said, "Thay, when I first arrived in Plum Village, I did not believe that Plum Village was something real because in the situation of my country, you live in constant fear and anger. When your children get onto the bus, you are not sure that they will be coming home. When you go to the market, you are not sure that you will survive to go home to your family. When you come to Plum Village, you see people looking at each other with loving kindness, talking with other kindly, walking peacefully, and doing everything mindfully. We did not believe that it was possible. It did not look real to me."

    But in the peaceful setting of Plum Village, they were able to be together, to live together, and to listen to each other, and finally understanding came. They promised that when they returned to the Middle East, they would continue the practice. They will organize a day of practice every week at the local level and a day of mindfulness at the national level. And they plan to come to Plum Village as a bigger group to continue the practice.

    I think that if nations like America can organize that kind of setting where people can come together and spend their time practicing peace, then they will be able to calm down their feelings, their fears, and peaceful negotiation will be much easier.


    https://www.thezensite.com/ZenTeachings/Essence_of_compassion.html

    Không có nhận xét nào