Header Ads

  • Breaking News

    Làm sáng tỏ bí mật trong việc xoay chiều của Lào từ tái tạo sang than đá để cung cấp cho bình điện của Đông Nam Á



    Pak Beng, Lào. [Ảnh: Parker Hilton]

    Sau nhiều năm thủy điện nâng cao tham vọng thành công của Lào để trở thành một quốc gia xuất cảng điện then chốt trong khu vực, thị trường xuất cảng năng lượng của Lào đã xoay chiều ngạc nhiên… đến than đá.

    Theo phân tích quốc tế mới nhất từ Carbon Tracker đến Bloomberg, carbon đang chết. Thế mà ở Lào, việc sản xuất năng lượng carbon đi từ 0 đến ½ năng lượng do quốc gia sản xuất trong 5 năm.

    Phân tích dữ kiện của chánh phủ, y tế và kỹ nghệ trên khắp khu vực thăm dò các sức mạnh kinh tế, môi trường và địa chánh trị đang thúc đẩy đầu tư trong một nguồn điện đang chết và các hậu quả tiềm tàng của việc chuyển từ tái tạo.

    Như hầu hết tin tức về Lào, không có việc tiết lộ đầy đủ và những câu hỏi khổng lồ vẫn thuộc về các diễn viên riêng biệt thụ hưởng từ than đá và liệu nó đe dọa sự trổi dậy dần dần của Lào từ vô cùng nghèo khó. Giải thích nầy gồm có:

    · Những sức mạnh ở phía sau việc xoay chiều tăng tốc đến than đá

    · Các động cơ ở phía sau việc chuyển từ thủy điện

    · Hậu quả y tế và môi trường của việc ôm chặt than đá

    · Rủi ro kinh tế của thị trường đầu tư than đá đang chết

    · Tương lai của bình điện của Đông Nam Á (ĐNA)



    Các láng giềng mạnh đầu tư mờ ám vào than đá thường chi phối chánh sách năng lượng

    Theo các báo cáo của truyền thông, trong năm rồi, một thỏa thuận mới trị giá 2 tỉ USD sẽ cho phép một công ty Trung Hoa quản lý đại đa số lưới điện của Lào trong 25 năm sắp tới, một sự bành trướng nhiều thập niên của đầu tư ngoại quốc thúc đẩy nhiều dự án năng lượng khổng lồ nhưng không được biết rõ.

    Bị áp đảo bởi khoản nợ ngoại quốc lên đến 12,6 tỉ USD, hay khoảng 65% tổng sản lượng quốc gia, Lào không ở trong tư thế mạnh để tái kiểm soát việc điều hành năng lượng của mình.

    Trung Hoa, có tài chánh, khả năng kỹ thuật và nhân sự để điều hành nó, sẽ tiếp tục ảnh hưởng loại năng lượng nào được tài trợ trong quốc gia.

    Chuyển nhượng điện than tính cho đến nay được công nhận là kinh doanh từ Trung Hoa, Việt Nam, Singapore và Lào. Thái độ thù địch toàn cầu đối với các nhà máy than đá mới khiến cho việc xác định các dự án than đá mới khó khăn hơn thường lệ và đòi hỏi sục sạo các báo cáo truyền thông để có tin tức. Nhưng có một điều rõ ràng: con số đang leo lên.

    Theo dõi Năng lượng Toàn cầu đã xác định ít nhất 6 dự án than đá đã được loan báo ngoài nhà máy Hongsa hiện đang hoạt động, sẽ thêm 6.700 MW của than đá vào hỗn hợp năng lượng của Lào. Đây là một số thí dụ chi tiết của một số nhà máy nầy từ các nguồn tin có sẵn:

    · Vào giữa tháng 11 năm ngoái, Quốc hội Lào, Bộ trưởng Năng lượng và Hầm mỏ Daovong Phonekeo loan báo việc đến nơi của các nhà máy điện than mới với nghị viện duy nhất của quốc gia.

    · Daovong chia sẻ chi tiết của 2 dự án than đá: nhà máy điện than 1.800 MW điều hành bởi nhóm doanh nghiệp Lào và dự án 700 MW do các nhà đầu tư Trung Hoa cầm đầu ở tỉnh Xekong phía nam, gần với Cambodia.

    · Trong tháng 6 năm 2020, Đài Á Châu Tự do (Radio Free Asia (RFA)) trích các nguồn tin rằng một nhà máy điện than 1.000 MW khác được giao cho một chuyển nhượng trong cùng tỉnh.

    · Trong năm 2016, 2 dự án năng lượng than đá của 1 nhà đầu tư Trung Hoa với công suất 600 MW được giao qua một chuyển nhượng 25 năm. Theo RFA, mặc dù có tiến độ chậm, lo ngại đã gia tăng trong nhiều năm bởi chánh quyền và cư dân địa phương về ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường và người dân.

    XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP

    Tính cho đến nay, trong thứ tự chờ đợi có ít nhất 5 nhà máy điện than với tổng số công suất 4.100 MW – gấp đôi công suất quốc gia hiện có.

    Bộ trưởng tuyên bố ở Quốc hội rằng, tính đền năm 2020, Lào đã có 82 nguồn năng lượng với công suất thiết trí tổng cộng trên 10.000 MW. 1/5 của các nhà máy đó là than đá.

    Theo Our Wordl in Data (Thế giới của Chúng ta trong Dữ kiện), trong năm 2020, điện than chiếm gần ½ sản lượng điện của Lào. Có rất ít giải thích công khai để biện minh cho việc xoay trục sang than đá.

    “Lý do chánh chúng tôi muốn sản xuất thêm điện từ điện than là để tối thiểu hóa số lượng điện tái nhập cảng và đối phó với tình trạng thiếu điện trong mùa khô,” Bộ trưởng được trích lời trong Vientiane Times, giải thích, trên thực tế, đó là một chiến lược để giữ ánh sáng trong mùa khô khi các đập thủy điện sản xuất chậm. Các chuyên viên lập luận rằng có những nguồn thay thế phòng hờ tốt hơn.




    Gia tăng của than đá trong quốc gia Lào thống trị bởi thủy điện.

    Sự gia tăng đột ngột và đáng kể của than đá ở Lào được thúc đẩy bởi đầu tư ngoại quốc

    Tài trợ than đá ban đầu của Lào được thúc đẩy bởi Thái Lan, quốc gia mua hầu hết thủy điện của Lào, ngay cả khi việc sản xuất than đá của Thái Lan đã bớt đi.

    Công ty Điện Hongsa (Hongsa Power Company (HPC)) được thành lập trong năm 2009 bởi Công ty Điện Công cộng Banpu (Banpu Power Public (BPP)) của Thái Lan và Tổ hợp Quốc tế RH của Singapore và là chi nhánh của Công ty Hữu hạn Công cộng RATCH của Thái Lan và Doanh nghiệp Cổ phần Quốc gia Lào (Laos Holding State Enterprise (LHSE)), theo trang mạng của tổ hợp.

    Mục tiêu của nó là phát triển 1.878 MW nhà máy điện ở cửa mỏ lignite. Kết quả là Lào có nhà máy điện có công suất cao nhất, cung cấp năng lượng cho Lào và Thái Lan.

    Trước khi nhà máy của HPC bắt đầu hoạt động trong năm 2015, việc sản xuất năng lượng ở Lào không có than đá. Sau khi Hongsa bắt đầu xoay turbines, việc sản xuất điện than chiếm 1/8 sản lượng điện ở Lào. Trong vòng 4 năm tới, than đá tăng lên gần đến ½.


    Thay đổi khí hậu và lo ngại môi trường đe dọa bá quyền thủy điện

    Trong lịch sử, thủy điện đã thống trị việc sản xuất năng lượng ở Lào, tăng 10% mỗi năm trong 2 thập niên vừa qua và giúp kéo quốc gia ra khỏi nghèo đói cực đoan, khiến đầu tư vào than đá bối rối hơn.


    Khi GE ký một biên bản ghi nhớ với Lào để hỗ trợ việc phát triển lâu dài thành phần năng lượng của họ, giấc mơ của Lào là ráng sức làm một quốc gia sản xuất và xuất cảng năng lượng trong ASEAN.

    Tính đến năm 2021, tất cả các dự án thủy điện hoạt động ở Lào có công suất tổng cộng là 9.000 MW. Nếu tất cả turbines thủy điện của quốc gia quay quanh năm, chúng có thể cung cấp điện cho toàn thể Slovenia.

    Xuất cảng điện sản xuất của Lào đã tăng 10% hàng năm trong 15 năm qua. Trong những năm đó, quốc gia đã xuất cảng trên ¾ số điện của mình.

    Lào nhắm thêm ½ khác của cái họ có hiện nay với 44 dự án thủy điện được dự trù hay đang xây cất.

    Nhờ thủy điện, việc tiếp xúc với điện của dân số Lào đã liên tục tăng từ từ trong gần 3 thập niên. Trong năm 2019, Lào tuyên bố rằng không có người nào sống mà không có điện. Tuy nhiên, một số nơi, phần lớn ở dọc theo biên giới, vẫn chưa được nối với lưới điện quốc gia.

    Trong năm 2020, lợi tức từ việc sản xuất điện là 1/8 GDP của quốc gia.

    Trong tháng 11 năm 2021, Hội đồng Chánh sách Năng lượng Quốc gia của Thái Lan, với chủ tịch là Thủ tướng, chấp thuận kế hoạch để gia tăng thủy điện mua từ Lào từ 9.000 đến 10.500 MW.

    Vì thế, tại sao Lào quay từ thủy điện sang than đá giữa lúc nhu cầu toàn cầu cho năng lượng sạch và nhu cầu xuất cảng năng lượng cao hơn?

    Witson Permpongsachareon là Giám đốc của Hệ thống Năng lượng và Sinh thái Mekong, NGO đã làm việc về các vấn đề môi trường trong khu vực Mekong trên 20 năm. Ông xem nhu cầu thủy điện gia tăng cho việc xuất cảng điện của Lào.

    “Trong tháng 11 năm 2021, chánh phủ Thái đồng ý mua điện từ 3 dự án thủy điện khác: Nam Ngum 3, Pak Beng và Pak Lay. Vì thế, đối với tôi, không có lý do để có thêm than đá.”

    Courtney Weatherby, một phân tích viên nghiên cứu và Phó Giám đốc Năng lượng, Nước và tính Khả chấp ĐNA ở Trung tâm Stimson xem nhu cầu điện nầy như một đe dọa tiềm tàng.

    “Hạn hán mà chúng ta đã thấy trong những năm qua đang trở nên nghiêm trọng và thường xuyên hơn và chúng ta đã thấy nhiều trận hạn hán trong 2 thập niên qua có ảnh hưởng không chỉ với nông nghiệp, sản xuất lúa, hay tính có sẵn của nước. Nhưng nó cũng có ảnh hưởng đến thủy điện nhất là trong mùa khô,” Weatherby giải thích.

    “Mực nước và hồ chứa nước sẽ giảm khi các đập thủy điện hoạt động để sản xuất điện. Trong những năm hạn hán, thỉnh thoảng không có đủ nước và hồ chứa nước không thể sản xuất như dự trù.”

    Từ năm 2000, thể thức xả nước và hạn chế theo mùa rõ rệt được phát hiện ở Chiang Saen. Lưu lượng được ghi nhận trung bình cao hơn tự nhiên được dự trù trong các tháng khô từ tháng 12 đến tháng 5 trong khi lưu lượng được ghi nhận thấp hơn dự đoán trong những tháng mưa từ tháng 6 đến tháng 11.

    Thập niên hiện nay đang có dao động lớn hơn giữa lưu lượng dư thừa và thiếu hụt. Trong thập niên trước, lưu lượng ở Chiang Saen tăng đến 1½ lần lưu lượng tự nhiên ở đỉnh cao và giảm còn 1/3 ở đỉnh thấp.

    Trong thập niên hiện nay, lưu lượng ở Chiang Saen ở đỉnh cao gấp đôi lưu lượng tự nhiên trong khi giảm trên ½ ở đỉnh thấp nhất.

    Xa hơn về phía hạ lưu ở Vientiane, 10 trong 12 tháng trung bình đã thiếu hụt lưu lượng mỗi năm kể từ năm 2000.

    Về lâu dài, Lào có thể đang cố gắng để ổn định thị trường năng lượng, nhưng đầu tư vào carbon với rủi ro có lẽ cao hơn.

    Cái giá môi trường và y tế của điện than

    Không như ở Thái Lan, nơi việc kiểm soát y tế và môi trường đã cản trở đầu tư vào than đá, dấu chân carbon của Lào đang tăng vọt. Nhà máy điện than Hongsa có công suất gần 2.000 MW – ¼ của cái mà các đập thủy điện của Lào hiện đang sản xuất.

    Mỗi năm, Hongsa đốt gần 15 triệu tấn lignite, phóng thích CO2 vào không khí tương đương gần 5 triệu chiếc xe chạy liên tục trong 1 năm.

    Hầu hết điện do Hongsa sản xuất được xuất cảng sang Thái Lan. Ảnh hưởng y tế và môi trường tức thời do người Lào gánh chịu.

    RFA tường trình trong tháng 6 năm 2021 – 6 năm sau khi Hongsa bắt đầu quay các turbines – rằng 2 làng với gần 200 gia đình bị ảnh hưởng bởi việc xây cất giai đoạn 3 của nhà máy. Nhà máy và chánh quyền đồng ý trả 1.200 kip (0,12 USD) cho mỗi m2 đất canh tác và 2.000 kip (0,20 USD) cho mỗi m2 kiến trúc xây cất.

    Theo cư dân, bồi thường chỉ bằng ½ trị giá tài sản của họ.

    Trong năm 2016, hàng chục ngàn người Lào chết vì ô nhiễm không khí trong nhà và chung quanh theo Trung tâm Năng lượng ASEAN. 146 trong số 100.000 cư dân đang chết vì các nguyên nhân liên quan đến carbon là mức cao nhất giữa các quốc gia ASEAN và cao trên 4 lần các quốc gia láng giềng Thái Lan và Việt Nam.

    Somporn Pengkam là Giám đốc Diễn đàn Đánh giá Ảnh hưởng Y tế Cộng đồng ở ĐNA. Bà đã nghiên cứu ảnh hưởng y tế của nhà máy điện than Hongsa trong vùng biên giới Thái, chỉ cách nhà máy 10 km.

    “Sau khi [Hongsa] bắt đầu hoạt động, dân làng thấy lúa trong đồng ruộng trở thành màu nâu như bị đốt. Các cây quit ngã xuống. Điều đó xảy ra với tất cả cây cối,” Somporn nói.

    “Các nhà sư Phật giáo nói nọ nhận thấy thay đổi nầy trong vườn rau của họ. Nhưng chúng tôi chưa kiểm chứng nó có liên quan đến nhà máy điện than. Nhưng tất cả họ đã thấy cây cối đứng đó trong nhiều năm và không ai có thể phủ nhận rằng nhà máy điện than là một nguy hiểm khủng khiếp.

    Đối với dân làng đang cố gắng nuôi gia đình của họ, ảnh hưởng y tế là một lo ngại thứ nhì sau ảnh hưởng đến việc canh tác.

    “Một khi có bất cứ ô nhiễm, người dân sẽ không đứng đó cho đến chết. Họ sẽ di tản để sống còn. Cộng đồng sẽ đi đầu tiên.”


    Mức phóng thích carbon dioxide tăng nhanh hơn 5 lần trong vòng 4 năm đầu

    của nhà máy điện Hongsa so với 50 năm trước.

    Trong năm 2018, mỗi cư dân Lào phóng thích gần 3 tấn carbon dioxide vào khí quyển. Nó tương tự như một chiếc xe chạy liên tục 8.000 miles. Nhưng ở Lào, năng lượng được sản xuất bởi carbon hiếm khi đến với công dân.

    Domporn dự đoán nó sẽ tồi tệ.

    “Đối vói ảnh hưởng xuyên biên giơi, không chỉ có nhà máy Hongsa chúng ta đang nói. Có thêm vài nhà máy điện than ở hạ Lào. Dự trữ than đá ở đó và rủi ro cũng ở đó.”

    Người đầu tư và mua điện ngoại quốc quay lưng với than đá, khiến cho Lào dễ tổn thương

    Lào đã xem điện là sức mạnh quan trọng cho việc phát triển nhưng đánh cược lớn với than đá có thể đảo ngược sự thịnh vượng của họ.

    Trung Hoa đã hứa công khai hồi năm ngoái để chấm dứt đầu tư vào các nhà máy điện than ở ngoại quốc và nhiều nhà đầu tư ngoại quốc trong khu vực khác, chẳng hạn như Singapore và Thái Lan, đã bị áp lực để giảm đầu tư vào carbon. Chánh phủ Lào có vẻ chậm chạp để nhận thấy thực tế mới nầy.

    “Các kế hoạch năng lượng và khai mỏ của chúng tôi đã là một sức mạnh quan trọng và chủ yếu cho việc phát triển của chúng tôi,” Sonsai Siphandone, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Lào, nói khi ông phát biểu ở phiên họp hàng năm với Bộ Năng lượng và Hầm mỏ vào giữa tháng 11 năm 2021.

    “Nó đã thành công đưa chúng tôi từ một quốc gia kinh tế căn bản đến một quốc gia dựa vào xuất cảng và mang lại cho chúng tôi đời sống tốt hơn và đưa chúng tôi ra khỏi nghèo khó.”

    Đối với Weatherby, động cơ cho sự thành công với than đá đến như những sức mạnh quan trọng có thể đối mặt với nhiều thách thức.

    “Khi anh nhìn vào chiều hướng giá cả của than đá trong vùng, nó đang gia tăng không có cạnh tranh với các nguồn năng lượng thay thế,” cô nói.

    “Thí dụ, với giá cho mỗi KWh. Mặt trời cho khuynh hướng giảm xa dưới giá than. Chúng tôi biết rằng giá than đá đang tăng trong lâu dài. Vì thiếu đầu tư trong khai mỏ. Vì lo ngại nghiêm trọng đối với việc phóng thích carbon. Vì nó không còn là một thay thế hấp dẫn nữa.”

    Witoon cũng hy vọng rằng chiều hướng toàn cầu sẽ không cho phép Lào dễ dàng đốt thêm than.

    “Từ quan điểm kinh doanh, than đá không còn cạnh tranh nữa. Thế giới chống lại nó. Vì thế anh có thể chống lại nó. Anh có thể thay đổi với thuế cao. Anh có thể tẩy chay. Những tổ chức tài chánh đó cũng sẽ cẩn thận nếu chúng rủi ro cao cho lợi nhuận cao?

    Nếu họ thật sự cần hỗ trợ các nhà máy điện than đã bị chỉ trích nặng nề họ sẽ trao đổi với lãi suất cao. Giá của anh không còn cạnh tranh nữa. Không có người thông minh kinh doanh với nhiều chướng ngại mà bất lợi ở phía trước.”

    Nhưng Weatherby nhận thức rằng các dự án được dự trù không bảo đảm để nhận được tài trợ hứa hẹn.

    “Nhiều nhà máy điện than ở hạ Lào đã được đề nghị - ở nơi có dự trữ than đá – được dự trù ban đầu để bán điện sang Cambodia. Dự án mà Lào dự định bán điện cho Cambodia sẽ được Trung Hoa tài trợ. Vì thế tôi nghĩ rằng hiện có bấp bênh chung quanh các dự án đó.”

    Lào có thể cần thế giới quăng cho đường sống để trở lại con đường tái tạo

    Nguy hiểm của Lào hầu như không thể nào cao hơn. Nhờ phần lớn vào xuất cảng năng lượng, nó được dự đoán sẽ đi lên từ một quốc gia kém phát triển đến một quốc gia đang phát triển vào năm 2026 khi nó nổi lên từ lịch sử của nghèo khó xác xơ.

    Liên Hiệp Quốc (LHQ) thực hiện đánh giá nầy dựa trên lợi tức quốc gia cho mỗi đầu người, tài sản nhân sự và tính dễ tổn thương của xáo trộn kinh tế. Tiềm năng đổ vỡ của than đá đã được phản ánh trong trụ cột cuối cùng nầy.

    “Lào nhỏ. Giàu tài nguyên thiên nhiên nhưng không có bờ biển. Quốc gia cần tài trợ cho việc phát triển. Cho hạ tầng cơ sở cần thiết. Anh cần tiền để làm thế. Làm thế nào để quốc gia nầy có thể tìm món tiền đó? Họ phải đánh đổi cái gì để có đủ tiền cho việc phát triển?” Somporn tự hỏi.

    Như ủy ban LHQ đề nghị, Lào nhận 5 năm để chuyển tiếp. Các quốc gia Mekong khác đang lợi dụng việc chuyển sang tái tạo để thu hút đầu tư lớn vào mặt trời.

    Lào có vài dự án mặt trời được đề nghị, nhưng chúng đòi hỏi đầu tư bên ngoài để Lào thích ứng thành công với kỹ thuật sạch hơn nầy.

    Witoon có một đề nghị cho các nhà làm chánh sách Lào.

    “Cái Lào nên làm là loan báo một chánh sách không than đá và yêu cầu các quốc gia phát triển đó trợ giúp trong việc tài trợ phát triển,” ông đề nghị. “Tôi nghĩ thế giới sẽ cực lực hoan nghênh điều nầy và sẽ giúp Lào.”

    Dữ kiện và Phương pháp

    Trong hầu hết trường hợp, vì việc tiết lộ dữ kiện của các viên chức Lào rất hiếm hoi, dữ kiện được lấy từ các cơ quan quốc tế theo dõi các vấn đề năng lượng. Dữ kiện từ Global Coal Plant Tracker được soạn bởi Global Energy Monitor. Dữ kiện cộng thêm được lấy từ Global Change Data LabEmber để cho thấy sự tăng trưởng lớn lao của điện than và tụt giảm của thủy điện. Bộ dữ kiện của World Bank’s World Development Indicators là một trong vài nguồn có sẵn về ảnh hưởng của phóng thích carbon ở Lào. Dữ kiện từ Stimson Center được dùng để cho thấy dòng chảy bất thường của Mekong trong những thập niên gần đây irregular flow of The Mekong found in recent decades đã làm cho thủy điện kém tin cậy. Tác giả dùng thêm dữ kiện từ trang mạng chánh thức official website của Bộ Năng lượng và Hầm mỏ Lào, Hongsa Power Company Limited (HPC), và tường trình của báo chí về thành phần năng lượng của Lào. Dữ kiện gốc trong bài nầy được kiểm chứng bởi các nhà nghiên cứu và hoạt động môi trường làm việc trong năng lượng và phát triển khả chấp ở Lào.

    Không có nhận xét nào