Header Ads

  • Breaking News

    Mekong khô cạn?

    (The Mekong Runs Dry?) 

    Bangkok Tribune – Bình Yên Đông lược dịch

    September 15, 2021

    https://blogger.googleusercontent.com/img/a/AVvXsEhQl3sA8d_2AWz3JwL9wZ7VI_si-FmOND6rccPziyIR4dOSj0BxxDeZxTESKd5H7rJ8QS_u93NTv4ne_rs_M9K1wi4TVz9zEBD53jbSCLOcIAEJAmm7kY36u_Mghj-AlPDaIxgIRDWy0HUiYjy5_JESiZwnOkX0PsWpFQklAX4_rophmB3bR7wzy6yifw=w640-h426

    Nhìn kỹ vào việc cai quản nước trong diễn đàn mới đây, Diễn đàn Đối thoại 4: Mekong Khô Cạn? cho thấy cả tiến bộ lẫn thụt lùi của các khuôn khổ hợp tác chánh yếu giúp cai quản việc phát triển sông Mekong, sồng dài thứ 12th trên thế giới, đa dạng sinh học đứng thứ 2nd, và là nền thủy sản nước ngọt nội địa lớn nhất thế giới, từ lâu đã nuôi dưỡng đến 60 triệu người dân sống ven sông trong lưu vực

     Chảy qua khung cảnh khác nhau, từ núi non hiểm trở của cao nguyên Tibet (Tây Tạng) đến đồng bằng thấp ở Đồng bằng sông Cửu Long, gần 5.000 km, sông Mekong, con sông dài thứ 12th trên thế giới và có đa dạng sinh học phong phú đứng thứ 2nd chỉ sau Amazon, từ lâu đã nuôi dưỡng đến 60 triệu người sống ven sông tùy thuộc vào nền thủy sản nước ngọt nội địa lớn nhất thế giới, với khoảng 25% số cá đánh được trên toàn cầu.

    Tuy nhiên, sông cũng là một nơi thí nghiệm từ lâu cho địa chánh trị cũng như phát triển kinh tế của các siêu cường trên thế giới và các khối khu vực mà các chuyên viên địa chánh trị đã thấy chúng biến chuyển và xáo trộn theo thời gian, ảnh hưởng phần nào đến việc cai quản và phát triển sông.

    Qua con mắt của các chuyên viên, kể cả Cựu Giáo sư Philip Hirsch của Khoa Địa dư của Đại học Sydney, người từ lâu đã nghiên cứu và ghi nhận về việc cai quản sông và các yếu tố trong một số bài viết gồm có, Động lực Chánh trị Thay đổi của việc Xây Đập trên Mekong (Changing Political Dynamics of Dam Building on the Mekong), sông và lưu vực của nó đã là chủ đề của những biến chuyển như thế, đáng chú ý kể từ thập niên 1950s, khi lưu vực là chiến trường của ý thức hệ đối ngược của cộng sản và dân chủ được Hoa Kỳ ủng hộ.

     

    https://blogger.googleusercontent.com/img/a/AVvXsEiiD1PrtcjxtOViOypZGzNzctFt5tznqKGBEsLPTgejs_GS4yW-PfuzVwFiE_jLXQzJpU1ODmqNFw2k4MGFJCMC7qq-mFMAtX316bxGGojtjOBnWRSUVbpX_2l_3GM6R1ZgWVdXQDy2AGKE3tcgMuCsu1zTWhe6Ju_TRDYP1SnkP42Eqj4mABlBixIYtA=w428-h640

    [Ảnh: MRC]

    Trong nỗ lực để ngăn ngừa chủ nghĩa cộng sản trong khu vực, lần đầu tiên, cơ chế khu vực mới Ủy ban Mekong được thành lập, cùng với một kế hoạch cho một chuỗi đập trên dòng chánh ở phần hạ lưu.

    Đó là lần đầu tiên mà địa chánh trị của siêu cường xảy ra trong lưu vực trong trường phát triển, cùng lúc thử nghiệm việc cai quản nó.

    Không may, như được ghi nhận trong bài viết, kế hoạch không được thực hiện và hầu hết kế hoạch không kỹ thuật, nhưng chánh trị khi chiến tranh Đông Dương II đã ngăn ngừa kế hoạch, bài viết ghi nhận.

    Kế hoạch trở lại bàn trong thời gian ngắn trong thập niên 1990s, với Ủy ban Mekong biến thành Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)) trong năm 1995.

    Vì vai trò và nhân sự của nó hầu hết gợi lại cơ quan cũ, nó nêu nghi ngờ giữa các nhà môi trường cũng như những người ủng hộ phát triển khả chấp đối với tổ chức mới, sau đó trở thành khuôn khổ hợp tác chánh yếu của cái gọi là các quốc gia Mekong.

    Được thúc đẩy bởi tham vọng khu vực để biến chiến trường thành thương trường mới và cơn khát năng lượng trong các quốc gia láng giềng, kế hoạch bị gạt qua một lần nữa trước khi không chống nỗi với việc bành trướng nhanh chóng của việc phát triển đập trên phụ lưu cũng như tranh luận gay gắt về sự hủy hoại môi trường trên dòng chánh.

    Mãi cho đến thập niên đầu tiên 2000s thì kế hoạch được thông qua, với tham vọng quốc gia, tham vọng của Lào để làm bình điện của Á Châu, thí dụ, hợp tác công tư được biến đổi và đầu tư xuyên biên giới quá phức tạp để theo, và vai trò của các siêu cường như Trung Hoa và ngay cả Hoa Kỳ cũng trở lại lưu vực.

    Đập đầu tiên của kế hoạch, Xayaburi, được hình thành vào cuối 2010 (hoàn tất và hoạt động trong năm 2019) với Lào đệ nạp tham vấn trước đầu tiên của khu vực được cai quản bởi MRC.

    Vào lúc nầy, Trung Hoa, đã thành công trong việc phát triển một chuỗi đập trên phần thượng lưu kể từ thập niên 1990s phần lớn vì vị trí địa chánh trị và sức mạnh, cũng bành trướng sức mạnh của mình qua đầu tư hỗn hợp trong một số dự án ở hạ lưu bao gồm dự án đập thứ 3rd được đề nghị, Pak Beng, cùng với các công ty khác trong khu vực đã cố gắng chống lẫn nhau để đầu tư vào việc xây đập Mekong.

    Mặc dù thúc đẩy của địa chánh trị và phát triển kinh tế hầu như vẫn xảy ra và ảnh hưởng đến việc cai quản và phát triển sông, Tiến sĩ (TS) Somkiat Prajamwong, Chủ tịch của Ủy ban Hỗn hợp MRC năm 2020 và Tổng Thư ký của Văn phòng Quốc gia Thủy lợi [Thái Lan], người chia sẻ quan điểm của ông ở Diễn đàn Đối thoại 4, Mekong Khô Cạn?, do Bangkok Tribune tổ chức với sự hợp tác của Konrad-Adenauer-Stiftung (Văn phòng Thái Lan), nói sông và lưu vực của nó hiện nay có 2 khối hợp tác khu vực chánh yếu, nơi việc phát triển sông cũng như các ảnh hưởng có thể được thương thảo.

    https://blogger.googleusercontent.com/img/a/AVvXsEjEpRj6DMJOej9EzPiL-QfN76U3M5wxhcDG29adx885JmoQ_DqFhgBGsnu96IRozg-54OOsqIzQBDuEijyiogr9sRJe16AIO-Btw1oObU3OPqk1tvKWnDxqO3QrzEibdRpgQ5IiIT4ISy2njx9AnMyQXiEWF1wEBnwYLadJpYZZ_M4sEz-fWfXWnaCcAg=w640-h428

    Đập Xayaburi, đập đầu tiên hoạt động ở hạ lưu.

    Đầu tiên là việc kiểm soát của MRC, qua đó tham vấn trước và thông báo được xem là các cơ chế và tiến trình chánh yếu để giúp kiểm soát việc phát triển sông.  Qua các tiến trình nầy, bất cứ việc phát triển nào liên quan đến việc sử dụng nước trong các phụ lưu Mekong, một quốc gia đề nghị dự án được yêu cầu bởi quy định của MRC để “thông báo” với các quốc gia láng giềng.

    Nhưng nếu dự án được dự trù trên dòng chánh, quốc gia đề nghị dự án được yêu cầu đệ trình dự án của mình để tham vấn trước, qua đó các quốc gia láng giềng và các cộng đồng và cư dân ven sông sẽ được tham vấn về dự án và nêu lên lo ngại.  Điều nầy thường kéo dài 6 tháng mà không có nhất trí về dự án, một trong những yếu điểm của cơ chế.

    Qua khối, Trung Hoa và Myanmar, cùng chia sẻ dòng sông, chưa bao giờ là thành viên, nhưng duy trì tình trạng như quan sát viên.  Chỉ có Thái Lan, Lào PDR, Việt Nam và Cambodia nằm trong MRC, TS Somkiat cho biết.

    Mãi cho đến năm 2012 một cố gắng khác được thực hiện để bao gồm 2 quốc gia nầy.  Thái Lan đã đề nghị Hợp tác Lancang-Mekong (Lancang-Mekong Cooperation (LMC)) trước khi nó được hình thành ở Thượng đỉnh Mekong ở Trung Hoa vào năm 2016.

    Qua khối nầy, TS Somkiat nói, Trung Hoa và Myanmar có thể tham gia vào việc phát triển và quản lý sông Mekong cùng với các quốc gia Mekong khác, với công việc hầu như chú trọng đến chia sẻ tin tức và nghiên cứu.

    https://blogger.googleusercontent.com/img/a/AVvXsEhiOqxI2yMWPYbVWgoOo7I9-9e1fQfNsDrcnjr15KLDgCDULg0F2vvF7AJSAynkXeMjcx9ZxKogmMKDvmeN0EHRoYeS661NUPRE0KqzbOxHlMVQyzPAu2K6TNjY4daKnNLaHI9j7f7KelWnxYL5jUxyt19dNOXYlku2hMaUOZn1x2-_dokwvOfm9Y3big=w640-h426

    TS Somkiat ở diễn đàn do SEA-Junction tổ chức. [Ảnh: BACC]

     

    Nhận thấy một số yếu điểm của các quy định và kiểm soát, MRC đã cố gắng để phát triển và áp dụng các cơ chế mới để lấp vào các lổ trống.

    Theo TS Somkiat, dự án đập thứ 3rd và 4th ở Pak Beng và Pak Lay được đề nghị trong thập niên 2010s đưa đến 2 sáng kiến mới để giúp thực hiện các biện pháp giảm nhẹ những lo ngại của các quốc gia láng giềng đối với dự án được đề nghị.

    Thứ nhất là Kế hoạch Hành động Hỗn hợp (JA) và Tuyên bố Chung (JS) giúp đề cập đến tư thế chánh thức của các quốc gia láng giềng đối với dự án được đề nghị và giới thiệu các kế hoạch hành động để đáp ứng với những lo ngại liên quan đến dự án.  Thứ nhì là Theo dõi Môi trường Hỗn hợp để giúp theo dõi ảnh hưởng và đề nghị thêm các biện pháp giảm nhẹ cho dự án.

    Tuy nhiên, TS Somkiat nói các sáng kiến không được chấp thuận bởi các bên liên hệ, nhất là Lào, muốn thông qua dự án.

    Mãi cho đến dự án thứ 5th ở Luang Prabang được đề nghị hồi năm ngoái khiến cho các bên thông qua JA và JS.  Một phần của lý do là nó ở gần Luang Prabang, là khu Di sản Thế giới của Lào khiến Lào đồng ý đi theo JS và JA, TS Somkiat nói.

    Với những lo ngại từ các quốc gia láng giềng được chi tiết, các cơ chế và tiến trình hiện nay về tham vấn trước đã biến chuyển theo thời gian.  TS Somkiat nói dự án thứ 6th ở Sanakham sẽ không giữ thời hạn 6 tháng để tham vấn nữa.  Việc tham vấn, ông nói, phải được “hoàn tất” trước khi tiến hành.

     

    https://blogger.googleusercontent.com/img/a/AVvXsEh9sc6-bfchlKemn0QEhb9iwUXkGPA-hubKsHrdmzXtmf7PBPD0OgAuzpndBrMZE1gWexReyWh84c2mV_fRas-a6jfJ21_t0b2Nus2Gy4X388MKnmScySWQlxaV4aO4ptbGn-dzbiLx9YTM7TGMhRHCqcA7M7b455dxG-1nYrkKXbmLfrNpjZQP3wQ69A=w640-h484

    Nhóm Công tác của Ủy ban Hỗn hợp tại phiên họp tham vấn đầu tiên của dự án Sanakham. [Ảnh: ONWR]

    Là Chủ tịch của năm nay, TS Somkiat nói Thái Lan cũng đề nghị thêm các sáng kiến liên quan đến bồi thường trong trường hợp thiệt hại xảy ra cho các quốc gia láng giềng.

    Cơ chế tài chánh mới nầy, TS Somkiat hy vọng, sẽ thúc đẩy các cơ chế thích hợp khác có tác dụng và giữ cho dự án được kiểm soát thật sự.  Thí dụ, qua cơ chế tài chánh mới, các chi phí ngoại thuộc sẽ được bao gồm vào chi phí của việc xây đập, khiến các nhà phát triển so sánh kỹ lưỡng giữa chi phí và lợi ích trước khi tiến hành việc đầu tư của họ.

    Cũng thế, Thái Lan sẽ đề nghị các nghiên cứu hỗn hợp với một số tổ chức và quốc gia nổi tiếng để thu thập sự kiện tại chỗ và kho dữ kiện để lấy quyết định, một trong những yếu tố quan trọng cần trong khối.  Thí dụ, nó sẽ cùng với Công binh Hoa Kỳ (US Army of Engineers) để nghiên cứu những thay đổi của việc sử dụng đất, trong khi nghiên cứu hạn hán trên lưu vực với Nhật Bản.  Điều nầy, TS Somkait lưu ý, là để cân bằng “kỹ thuật” cùng 1 lúc.

    “Cơ chế (của MRC) mà chúng ta có hiện nay có thể không hoàn hảo, vì ngay trong một quốc gia, thực hiện các quy định thỉnh thoảng là vấn đề.  Nó không dễ dàng, nhưng chúng ta không để mất nỗ lực để thực hiện chúng và sửa các vấn đề mà chúng ta có,” TS Somkiat lưu ý trong khi nhấn mạnh rằng MRC chỉ là một thỏa thuận, và không có ràng buộc pháp lý, hay trừng phạt.

    https://blogger.googleusercontent.com/img/a/AVvXsEjzd1hEZNo_AQkLqRj-WZeWcNwS0ask_onnxghtGGK8VKZm4JLjavpx3lDp220YbMJNFvbfrUCjSvDvCnhSqt-Mjd80Uufxupyf7hbRcht5vtGJ1D1C_kIxbbn4z-jgvfQK2V71HktKa-7tbX68Dv7XJi1aTrBVo18icy50qCPQuzF_uDGwEyR88tWcYg=w640-h426

    Tụt giảm bất thường của Mekong được quan sát trong những năm gần đây.

    Cai quản có tác dụng?

    Một người ủng hộ phát triển khả chấp sông lâu đời, Premruedee Daoroung, nguyên giám đốc của Liên minh Tiến đến Phục hồi Sinh thái Khu vực (Towrads Ecologicla Recovery Regional Alliances (TERRA)), đặt nghi vấn về hiệu quả của khối khu vực nầy từ đầu và bà vẫn có 1 câu hỏi hiện nay.

    Là một phối hợp viên của nhóm, Theo dõi Đầu tư Đập ở Lào (Lao Dam Investment Monitor (LDIM)), theo dõi số dự án xây đập và ảnh hưởng của chúng trong khu vực.  Premruedee nói không còn thắc mắc về ảnh hưởng của đập trên dòng chánh đối với hệ sinh thái sông và sinh kế của người dân, vì con số lý do bào chữa mà các quốc gia đưa ra.

    Thay vì bằng chứng hiện có và ảnh hưởng càng ngày càng mạnh hơn theo thời gian, các chánh phủ của quốc gia Mekong vẫn tiếp tục phủ nhận tất cả các sự kiện nầy.

    Premruedee nói vấn đề là với việc cai quản sông khu vực và các cơ chế của nó, khi họ cố gắng để thúc đẩy mọi thứ về xây cất đập trên dòng chánh qua các tiến trình của họ, trong khi một số cơ chế không các tác dụng như được giả định.

    Cơ chế chánh yếu tham vấn trước, là một, bị chỉ trích nặng nề bởi các nhà môi trường vì nó thất bại trong việc nhất trí chống lại các tiến trình của việc xây đập mặc dù một số ảnh hưởng không thể tránh khỏi.

    “Những tiến trình và cơ chế như thế không đòi hỏi lương tâm, nhưng cái chánh là một số không có tác dụng như được giả định, ngay với chính tổ chức, kể từ lúc đầu khi nó được thành lập trong năm 1995,” Premruedee nói, người tham gia với các đồng nghiệp trong việc thắc mắc liệu MRC chỉ đóng dấu cho dự án phát triển sộng được đề nghị.

     

    https://blogger.googleusercontent.com/img/a/AVvXsEjYspGybzDQLZFSBw8W5xVe-RQjIQd0hKA6amshxD50EIQgSY_95eWbiK-aR8s3sgICRz9239YRy3jBTgJocscOCb9pqqq7jvwAS0ygJHfo4kJZjFgTtjE9GtPAEKpDkNUcXctQ4d8oMpdVUhLDbSlLWZKo2sqc3Q6_xcT4cgRN1w4T6-JvcqBSAGS2kA=w640-h426

    Mekong khô cạn thường xuyên được chứng kiến bởi cư dân Mekong.

    Premruedee trích dẫn đánh giá môi trường chiến lược được thực hiện lần đầu cho lưu vực trong năm 2010 và do MRC ủy thác.  Trong số các yếu điểm được đề cập đến, là sự kiện rằng lưu vực rất yếu trong tổ chức để giúp cai quản sông, và rằng một phần của lý do đánh giá, được hoan nghênh bởi tất cả các bên liên hệ là không thiên vị, đề nghị các quốc gia Mekong vào lúc đó tạm ngưng 11 dự án được đề nghị trong ít nhất 10 năm.

    “Phúc trình kết luận rằng sông Mekong không nên là một nơi thí nghiệm cho việc xây đập và nó đề nghị trì hoãn với các duyệt xét đối với các nguồn năng lượng thay thế mỗi 3 năm.  Không có bên liện hệ nào chú ý đến.  Nếu chúng ta lưu ý đến phúc trình nầy và các đề nghị của nó, chúng ta không phải đối mặt với cái chúng ta phải đối mặt ngày nay.

    “Tôi nghĩ rằng cái chúng ta đã bỏ qua trong việc hợp tác khu vực nầy là ý chí chánh trị để ngưng các đập và các nỗ lực để làm nó theo ý chí thập thể của chúng ta (tiến đến phát triển khả chấp),” Premruedee nói, đề nghị hợp tác khu vực hay dựa trên khối lưu vực không thể đối phó tốt với tình hình của Mekong giữa những thách thức địa chánh trị và áp lực phát triển gia tăng, kể cả những người từ các siêu cường như Trung Hoa.

     

    https://blogger.googleusercontent.com/img/a/AVvXsEiXVudvZ1f7KZVqHRkyrQ_QLrK8-TQamVgOejMguYCtQzlq74puom35nVAGUxwfOkrcbPgqO1DsZ4lWNuMwQ60uS68eHxFHUX-GBoF5gu0767iAnBU5yw0nL2Sb0IDHZwcZ9NC9OSPa2kKaWlSohT3ODLSF4dbOS2feLaDSYcOXczwmxGwcfLaE061f5g=w640-h426

    Ngư dân đánh cá khó hơn trong Mekong ngày hôm nay.

    Ánh hưởng xuyên biên giới

    Pianporn Deetes, Phối trí viên Chiến dịch Thái Lan của International Rivers (Sông ngòi Quốc tế), ủng hộ việc phát triển sông khả chấp trên toàn cầu, nói trách nhiệm của việc xây đập trên dòng chánh Mekong là một phần quan trọng của việc cai quản sông đã vắng mặt từ lâu kể từ khi việc xây cất chuỗi đập trên thượng lưu ở Trung Hoa trong thập niên 1990s.

    Mặc dù cư dân ven sông ở hạ lưu cảm nhận cái véo của các đập ở thượng lưu, họ chưa bao giờ được biết cái thật sự đang xảy ra trên thượng lưu ở Trung Hoa.

    Điều nầy, cô nói, tiếp tục qua các đập đang được xây vào lúc nầy bởi các quốc gia ở hạ lưu, phản ánh sự yếu kém của khối để đối phó vói ảnh hưởng xuyên biên giới.

    Pianporn nói các chánh phủ nên ngưng tham vọng của họ và giúp sửa chữa các vấn đề mà đập đã gây ra, cho dù đập ở Trung Hoa hay đập Xayaburi.

    “Ngày nay, không thể biện minh để giữ việc xây đập trong khi mất mát vượt quá lợi ích.  Cái được biện minh là giảm nhẹ ảnh hưởng của đập đã gây ra.  Tại sao tiếp tục xây chúng khi tiến hành với tất cả thủ tục liên quan đến việc đóng dấu cho các công ty để khai thác tài nguyên thuộc về tất cả chúng ta.”

    “Tôi nghĩ chúng ta nên cùng nhau tiến hành bằng việc sửa chữa các vấn đề.  Chấp nhận chúng và tôi tin rằng ngày nay chúng ta có thể cùng nhau sửa chữa chúng,” Pianporn nói.

    https://blogger.googleusercontent.com/img/a/AVvXsEjKLQNVFx7JR4dYrEApBGC7NYgS-w3prPQiVawrXK8a1o80198rrzZO4YCESLbszIaOtDdKA4A-qwndO74gqdpfsT4InJDgcN5Q2EPg9-nKawY_6bbzaIQsIg8pmsUqCbfnda9-EhAb81RTIBSv_fAR4UpbfWMLwnTlJweYuy7x6SzKhrpC5Zh1S321yA=w640-h426

    Nam Ou, một trong những phụ lưu chánh của Mekong ở thượng Lào, cũng bị xây cất đập.

    https://blogger.googleusercontent.com/img/a/AVvXsEgV3XZfl7SAr45pas8AdolBdYQQM3seycPnkzq5KKMTbLbaSG43wZjIPXXuk-3upc89B6mMTnbOtT01GTq0i9dorpt6FhbTwqq2QPBHZHWjjZ2rBg3FwWBuKgIlJ4GNFmmAwKDC_RPc2Bth_KMgDq8Gq8yVdMeMur8MaOZnghXuVhhdB_jV1Kgl2Zg50Q=w640-h426

    Ngư dân Tonle Sap khó tìm thấy cá trong hồ khô cạn, hồ lớn nhất trong vùng tùy thuộc vào dòng chảy của Mekong.

    https://blogger.googleusercontent.com/img/a/AVvXsEjAh5pYhL3kPbMhhkyvtETMsUi5EctbLfEPshg9iPOghKaW-kIQbMADdkwXVi2py_kYZVK8gY0H2LmBwCO_8cKlcIH08AFX_MojpqMuoWxdI_HU2Rp0qorHOef2UsjvT_e41WqWhxEyFtqY_M0aTMUyN89_ptwBh5Dh8BtciF5lYrATc5OKcsEYnYZWrQ=w640-h426

    Nơi cư trú của chim ở Prek Toal và khu Ramsar trong Tonle Sap chứng kiến tụt giảm bất thường của sông.

     

    https://blogger.googleusercontent.com/img/a/AVvXsEj6qthoxxe0ZMHvLuJ0eU5z_3gbVQNhcw8xantN5f4blgkHh0B8Kziy6RSM6COg0FJDdV1Ds1eQlHJ9tufHRDZAmpIPsnAwu3i5zgM8-fex-EgOCo3PRXv2GF067PSQGuY02Zn6UU4NybbteIsEl9INEbFl6Ac7IQgwks5dvJV1XTRJ8p85PbLtzToofQ=w640-h426

    Đồng bằng sông Cửu Long, chén cơm của khu vực bị thách thức bởi Mekong tụt giảm khiến cho gia tăng xâm nhập của nước mặn.

    Mekong-Cuulong Blog

    Không có nhận xét nào