Nguyễn Văn Hóa đứng đầu danh sách nhà báo ‘khẩn cấp nhất’ toàn cầu
Nguyễn Văn Hóa tại phiên tòa ngày 27/11/2017. Photo TTXVN.
Nhà báo tự do Nguyễn Văn Hóa, hiện đang thụ án tù tại Việt Nam với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”, dẫn đầu bảng xếp hạng toàn cầu trong danh sách “10 trường hợp khẩn cấp nhất” của tổ chức One Free Press Alliance về các trường hợp tự do báo chí tháng 2/2022.
Danh sách “10 trường hợp khẩn cấp nhất”, được đưa ra trong tuần này bởi một nhóm thống nhất gồm các biên tập viên và nhà xuất bản hàng đầu, làm nổi bật những nhà báo đang bị chính quyền đàn áp hoặc những trường hợp đang tìm kiếm công lý.
10 trường hợp nhà báo toàn cầu đang tìm công lý khẩn cấp nhất, danh sách tháng 2/2022. Photo: One Free Press Coalition.
Trước thềm kỷ niệm Ngày Phát thanh Thế giới 13/2, bảng xếp hạng của One Free Press Alliance trong tháng này nêu bật các trường hợp các nhà báo phát thanh trên toàn cầu đã phải đối mặt với sự trả thù vô cớ vì việc hành nghề của họ.
“Ông đã bị biệt giam và bị lạm dụng thể xác trong tù,” tổ chức One Free Press Alliance mô tả tình trạng giam cầm của nhà báo Nguyễn Văn Hóa.
Nguyễn Văn Hóa, nhà báo tự do và là cộng tác viên của Đài Á Châu Tự Do (RFA), đang thụ án 7 năm tù, và tiếp theo sau đó là 3 năm quản chế về tội “tuyên truyền chống phá nhà nước” theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự 1999. Ông từng quay phim và đưa tin về các cuộc biểu tình của ngư dân, phản đối thảm họa môi trường do công ty Formosa gây ra, làm cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung vào tháng 4/2016.
Nhà báo Nguyễn Văn Hóa, 27 tuổi, bị chính quyền tỉnh Hà Tĩnh bắt giam vào tháng 1/2017.
Vào tháng 1/2019, ông Nguyễn Văn Hóa được tổ chức Freedom Now, một tổ chức phi chính phủ đặt trụ sở tại thủ đô Washington, Hoa Kỳ, đề cử cho Giải Tự Do Báo chí Thế giới Guillermo Cano của UNESCO.
Vào tháng 8/2018, Tổ chức Bảo vệ các Ký giả (CPJ) lên án những hành động tra tấn, bức cung nhà báo Nguyễn Văn Hóa, và kêu gọi nhà chức trách Việt Nam ngưng đánh đập và sách nhiễu các nhà báo.
One Free Press Alliance hợp tác với Tổ chức Bảo vệ các Ký giả (CPJ) và Tổ chức Truyền thông Phụ nữ Quốc tế (IWMF) lập danh sách cho các trường hợp khẩn cấp nhất này.
Tổ chức One Free Press Alliance gồm 32 thành viên là các cơ quan truyền thông quốc tế, trong đó có đài VOA và RFA. Tổ chức này dùng nói chung của các tổ chức truyền thông thành viên để làm nổi bật những nhà báo dũng cảm dám lên tiếng nhưng bị bịt miệng hoặc dám “đứng lên bênh vực các nhà báo bị tấn công vì theo đuổi sự thật”.
Phi trường Tân Sơn Nhất nghẹt người về ăn Tết
Việt kiều tràn ngập ở sân bayTaan Sơn Nhất (ảnh: Lao Động)
Được biết từ ngày mùng 2 và mùng 3 Tết ở Việt Nam, sân bay Tân Sơn Nhất gần như tắc nghẽn do số lượng khách về ăn Tết. Chỉ trong ngày mùng 3, đã có gần 85.000 khách đổ về, dẫn đến cảnh phi trường chen chúc người về, người đón, tương tự như những năm rộn rịp trước đây.
Tuy nhiên, dự kiến sau ngày mùng 3, lượng khách sẽ giảm dần, với khoảng hơn 250 chuyến bay đi về. Lý do của chuyện khách tăng đột biến, được Phó Cục trưởng Cục Hàng không Đinh Việt Sơn cho biết, là do hành khách chưa có được thông tin về việc bỏ yêu cầu test nhanh COVID-19 ở sân bay, khiến ai nấy đều mang tâm lý lo lắng, đến sân bay rất sớm trước chuyến bay để tránh trễ chuyến bay do làm thủ tục y tế. Vì thế, lượng khách chờ tại sân bay đông đúc, làm quầy vé tắc nghẽn.
Các lối đi ở sân bay Tân Sơn Nhất không còn chỗ đi (ảnh: Lao Động)
Một tuần trước đây, ông Thủ tướng Phạm Minh Chính đứng trước chảo lửa của dư luận về chuyện các chuyến bay “giải cứu” của các ban bộ nhà nước kết hợp với nhau, bị tố là trục lợi trên xương máu nhân dân, nên đã gấp rút ban hành ngay lệnh cho phép mọi chuyến bay chở người Việt về nước được mở rộng, không cần xét duyệt luật lệ rắc rối và kiểu độc quyền của Vietnam Airlines nữa.
Bên cạnh đó, trước các chuyến về ồ ạt gây hỗn loạn các phi trường, ông Chính cũng đành ra lệnh không bắt buộc test Covid-19 trước và sau mỗi chuyến bay nữa. Hà Nội nhanh chóng muốn xoa dịu dư luận về chuyện “giải cứu” đưa người về nước với giá cắt cổ, nên tuyên bố cho mở lại ngay các chuyến bay bình thường.
Ngày 28-1, tin cho hay Bộ Giao thông Vận tải phát đi công văn, đồng ý việc tăng tần suất chuyến bay thương mại thường lệ chở khách đến các địa bàn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và mở rộng địa bàn áp dụng giai đoạn thí điểm tới châu Âu và Úc để đáp ứng nhu cầu về nước của người Việt Nam ở nước ngoài nhân dịp Tết Nguyên đán.
Bên cạnh đó, công văn cũng có đề cập chính thức luôn việc bỏ test Covid-19 nhanh ngay tại sân bay. Đây cũng là một khoản thu đáng kể của ngành y tế trong việc đón khách đến Việt Nam lâu nay.
Tin cho hay các hãng hàng không ngoại quốc như Singapore, Nhật, Đài Loan… đã có thể bắt đầu lịch trình bay vào Việt Nam. Dự kiến giá vé về Việt Nam cũng sẽ giảm mạnh sau ngày 15-2 này.
Dân mạng say men chiến thắng sau trận Việt Nam-Trung Quốc mùng 1 Tết
Nguyễn Hữu Thao :
Chúc mừng đội Việt Nam ta
Hôm nay thắng đội Trung Hoa (giặc Tàu) !
Tuấn Lưu : Chiến thắng xuân Nhâm Dần gợi nhớ chiến thắng xuân Kỷ Dậu.
Khuyết danh : Mùng 1 tết Nhâm Dần niên hiệu Xuân Phúc năm thứ 2.
Nhà Hán xua quân qua Mỹ Đình hòng đánh phá nước ta lần nữa.
Chiều tối cùng ngày sau khi biết tin quân Hán tập trung hết ở Từ Liêm quận, nhiếp chính Minh Chính Vương hỏi quân sư Bác Hang Seo "Năm nay đánh giặc thế nào?"
Quân sư Bác Hang Seo quả quyết "Năm nay đánh giặc nhàn".
Nghe nói từ hồi quân sư Bác Hang Seo giong buồm từ xứ Cao Ly cập bến Đại Việt thì xứ ấy hưng thịnh hơn hẳn...
Viễn Sự : Sử cũ có ghi, tháng mạnh xuân, năm Nhâm Dần!
Nguyễn Quang Lập :
Hoan hô Đội tuyển Việt Nam
Đả Tàu một trận vẻ vang Xuân này!
Trung Nghĩa : Tuyệt vời Việt Nam - Trung Quốc 3-1. Niềm vui trong ngày mồng Một Tết.
Nguyễn Minh Tâm : Bữa tiệc bóng đá ngày đầu năm. Chiến thắng 3-1 của đội tuyển bóng đá Việt Nam trước đội tuyển Trung Quốc tối mùng 1 tết là món quà Xuân tặng người hâm mộ Việt Nam, cũng là một tín hiệu cho biết chúng ta sẽ có những thắng lợi khác trong năm Nhâm Dần. Hãy tin thế nhé ?
Trần Đình Dũng : Chiều đầu năm, Việt Nam vùi dập Trung Quốc tơi tả...về bóng đá. Có lẽ do "ẩn ức lâu ngày" bị Bắc Kinh đè nén, nhất là Trường Sa, Hoàng Sa, nên người dân Việt mong muốn chiến thắng trước Trung Quốc, mặc dù chỉ là chiến thắng trong thể thao. Đội tuyển bóng đá Việt Nam hôm nay đã làm nức lòng người hâm mộ bóng đá và cả những người ít coi bóng đá.
Phạm Đăng Quỳnh : Bóng đá thì chả là cái gì đó, nhưng thắng Trung Cộng là vui à. Người dân thì vui nhưng cũng có vài kẻ thấy lo. Khi nó ăn hiếp thì có thằng bảo là nó "thương cho roi cho vọt". Thế là tối qua thằng bị ăn đòn giật roi quất lại, làm thằng đánh bỏ chạy có cờ. Ngồi nghe anh bình luận viên gọi đội áo trắng là "đội bạn", mình mắc cười. Đội ông nội chứ "đội bạn" gì. Coi chừng anh ấy bị kiểm điểm bây giờ. Gọi như thế tổn thương cho "đại cục..." đấy.
Hà Phan : Đầu năm cho tôi sướng chút: Thắng ai chứ ăn Trung Quốc đã nhất trên đời, vô trái nào tôi đê mê phê pha trái đó đồng bào ơi ! Trong khi cả nước chấp nhận thua cả Lào lẫn Campuchia miễn sao thắng Trung Quốc, thì mọi thất bại quá khứ đều bị lu mờ. Trong lúc Việt Nam đá như lên đồng thì Trung Hoa đá như...shit và tôi dự đoán nếu đá thế này, 100 năm nữa họ lại có vé dự World Cup.
Vũ Phạm Ngọc Linh : Đêm nay trên quả đất này có hơn một tỉ người ngủ không ngon.
Nguyễn Duy Ca : Thắng ai không nói. Cứ thắng khựa là vui hết nấc.
Charm Nga : Mối hận dưa hấu, xoài, cam, bưởi, thanh long... suốt bao tháng qua đã được trả thù rất ngọt ngào!
Nguyễn Minh Duy : Mai chuẩn bị giải cứu nông sản nhá.
Trần Hùng : Sau trận thắng lịch sử này, cho dù chúng gây khó cho nông sản cũng méo sợ. Bố mày để ăn, cần chóa gì. Hehe
Tiểu Vũ : Mùng hai Tết, tuyển nữ Việt Nam đãi mọi người món lẩu Thái. Hôm qua thì tuyển nam cho ăn thịt kho tàu. Ngon.
Nguyễn Đình Bổn : Lai tỉnh bớ mọi người! Thắng tàu là sướng rồi. Ba điểm vòng loại cuối cũng đã ngon, nhưng đừng lên mây rồi ngồi luôn đó.
Báo Đức đưa tin tại Việt Nam hiện có khoảng 20.000 trẻ mồ côi vì Corona (cha mẹ chết vì Covid-19)
Hiếu Bá Linh Lược dịch
Hôm 30-12-2021, nhật báo Đức Bild đưa tin cựu Phó Thủ tướng Đức Philipp Rösler (48 tuổi) lần đầu tiên đi thăm trại trẻ mồ côi ở Sóc Trăng, nơi ông đã được nuôi dưỡng 9 tháng đầu đời trước khi được một cặp vợ chồng người Đức nhận làm con nuôi hồi tháng 11 năm 1973.
Bài báo viết: Tại sao mãi 48 năm trôi qua, bây giờ ông ta mới thực hiện cuộc hành trình này? Philipp Rösler trả lời: “Tôi muốn tìm hiểu cội nguồn của mình, và trên cương vị mới là Lãnh sự Danh dự Việt Nam tại Thụy Sĩ, tôi được biết về hoàn cảnh bi đát của khoảng 20.000 trẻ mồ côi tại Việt Nam vì Corona (cha mẹ chết vì Covid-19). Tất nhiên nó làm người ta xúc động, nhất là khi bản thân người đó sinh ra từ đất nước này”.
Trại trẻ mồ côi này thuộc Tu viện Công giáo của Dòng Chúa Quan Phòng (Dòng Providence của Pháp) ở Sóc Trăng. Một tòa nhà màu vàng nhạt với những ô cửa sổ màu trắng muốt, trang trí tuy đơn sơ nhưng sạch sẽ. Cách đây 48 năm, Philipp Rösler đã bị đem bỏ trước cửa như một trẻ sơ sinh vô thừa nhận. Sau khi chiến tranh kết thúc năm 1975, trại trẻ mồ côi được chuyển đổi thành một bệnh xá. Kể từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra, các Sơ mới mở lại cô nhi viện.
Hiện nay có khoảng 30 trẻ mồ côi vì Corona được chăm sóc tại đây. Những đứa trẻ nhất ở độ tuổi mẫu giáo, những bé gái cười khúc khích mà Philipp Rösler chụp ảnh Selfie là 13 tuổi – cùng tuổi với 2 cô con gái sinh đôi của Rösler. “Tôi đã gặp các trẻ mồ côi trong một khoảnh khắc rất riêng tư. Vâng, họ đang cười nhưng không phải là bên trong lòng. Họ đã nhìn thấy cha mẹ của họ đau khổ và chết”, ông Rösler kể.
“Người ta không thể mô tả những gì người ta đang cảm nhận trong khoảnh khắc đó“, ông ấy nói. “Tôi mồ côi từ lúc là trẻ sơ sinh. Vì quá nhỏ nên tôi không thể nhớ được sự khủng khiếp của Chiến tranh Việt Nam. Còn những đứa trẻ mồ côi ở đây đủ lớn để nhận thức được sự đau khổ về cái chết của cha mẹ chúng và phải chịu đựng một chấn thương tâm lý“.
Quỹ VinaCapital Foundation tại Việt Nam (của nhà đầu tư Đức xây dựng Ngôi nhà Đức tại TP.HCM) hợp tác cùng với Quỹ Frania Foundation của Thụy Sĩ do Rösler làm đại diện để giúp các trẻ mồ côi vì Corona tại Việt Nam.
“Ngoài giáo dục và đào tạo, chúng tôi chủ yếu chăm sóc về tinh thần của trẻ mồ côi. Tôi đã hứa với từng đứa trẻ (tại trại trẻ mồ côi Sóc Trăng) rằng chúng sẽ có cơ hội và được hỗ trợ để đi học bất cứ ngành nghề mong ước nào. Tôi cũng xuất thân từ trại trẻ mồ côi này và trở thành bác sĩ, chính trị gia ở Đức”, ông Rösler nói.
Trong khoảnh khắc nói trên, ông Rösler nhận ra rằng “Chúa đã cho tôi một lời nhắc nhở hãy đền đáp lại những gì tôi đã được ban tặng một cách vô vị lợi“.
“Nếu tôi đến đây sớm hơn, cách đây 5 năm hoặc 2 năm, tất nhiên tôi cũng sẽ rất xúc động và rung động khi được xem nơi tôi nằm hồi xưa. Nhưng bây giờ tôi còn được nhìn thấy trại trẻ mồ côi này chăm sóc cho những đứa trẻ như thế nào, thì quả thật đây là thời điểm tốt nhất để tôi trở về thăm nơi chốn cũ”.
Trên Twitter, ông Rösler cho biết tại tỉnh Sóc Trăng có khoảng 200 trẻ mồ côi, tại TP.HCM có hơn 2.300 trẻ mồ côi vì Corona.
Nguồn: Nhật báo Đức Bild: https://m.bild.de/unterhaltung/leute/leute/philipp-roesler-ex-vizekanzler-im-waisenhaus-in-das-er-als-saeugling-kam-78987928.bildMobile.html.
https://vietnamthoibao.org
Tuấn Khanh - Chúng ta và sự thật què cụt!
02/02/2022
Trong các sách liên quan về lịch sử ở Việt Nam hôm nay, vẫn mô tả về chuyện hai trái bom nguyên tử mà người Mỹ đã thả xuống nước Nhật, đại khái như sau: “Tháng Tám năm 1945, Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki – Nhật Bản, buộc Nhật Hoàng phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện trước quân Mỹ, hàng triệu người dân Nhật ở hai thành phố này đã thiệt mạng”.
Nhưng mọi thứ nào đâu có đơn giản như vậy. Đó chỉ là hình ảnh chính khi những người làm lịch sử muốn nhấn mạnh về tội ác của người Mỹ đối với nước Nhật. Và khi làm như vậy thì họ gửi đến phần đám đông đọc-biết của một sự thật đã bị què cụt. Một minh chứng cho ví dụ về sự thật què cụt. Là câu chuyện về đằng sau hai trái bom này. Suốt gần một tháng, trước khi những quả bom được thả xuống Nagasaki và Hiroshima, người Mỹ đã vận dụng tất cả những khả năng về truyền thông của mình, lúc đó là truyền đơn và đài phát thanh bằng tiếng Nhật, để gửi đến những người dân ở hai thành phố này. Đã có hàng triệu tờ truyền đơn ghi bằng tiếng Nhật, thả xuống không chỉ ở Nagasaki và Hiroshima, mà tổng cộng có đến hơn 33 thành phố trong nước Nhật. Nội dung vẫn còn lưu trên tư liệu lịch sử chiến tranh, như sau:
(lược dịch)
“Gửi đến những người dân Nhật Bản: Chính phủ Mỹ yêu cầu các bạn chú ý ngay đến những gì chúng tôi nói trên tờ rơi này. Chúng tôi đang sở hữu loại thuốc nổ có sức công phá khủng khiếp nhất mà con người từng nghĩ ra.
Một quả bom nguyên tử mới được phát triển của chúng tôi thực sự có sức nổ tương đương với 2000 chiếc B-29 khổng lồ của chúng tôi khi cùng thực hiện phi vụ. Sự thật khủng khiếp này là một điều đáng để các bạn phải suy ngẫm và chúng tôi cam kết với các bạn rằng nó hoàn toàn chính xác.
Chúng tôi chuẩn bị sử dụng vũ khí này để chống lại quê hương của các bạn. Trước khi sử dụng quả bom để phá hủy mọi nguồn lực của quân đội Nhật – mà họ đang kéo dài cuộc chiến vô nghĩa – chúng tôi kêu gọi các bạn kiến nghị với Hoàng đế Nhật chấm dứt chiến tranh. Chính phủ Mỹ đã vạch ra cho chính phủ của các bạn mười ba điều cần thiết của việc đầu hàng trong danh dự.
Chúng tôi kêu gọi các bạn chấp nhận những kêu gọi này và bắt đầu công việc xây dựng một đất nước Nhật Bản mới, tốt đẹp hơn và yêu chuộng hòa bình. Bạn nên thực hiện các bước ngay bây giờ để chấm dứt sự kháng cự của quân đội. Nếu không, chúng tôi sẽ kiên quyết sử dụng quả bom này và tất cả các vũ khí tối tân khác của chúng tôi, để kết thúc chiến tranh một cách nhanh chóng và mạnh mẽ.
Xin hãy hành động ngay lập tức, nếu không chúng tôi sẽ kiên quyết sử dụng quả bom này và tất cả các vũ khí tối tân khác của nước Mỹ để kết thúc chiến tranh một cách nhanh chóng và mạnh mẽ. Lưu ý: Xin người Nhật hãy lập tức sơ tán ra khỏi các thành phố”.
(Hết trích)
Rất nhiều tờ truyền đơn như vậy, và các đài phát truyền thanh đã phát liên tục các thông điệp gửi đến nước Nhật để kêu gọi thường dân Nhật mau chóng sơ tán ra khỏi các trung tâm thành phố. Và đây mới thật sự là nội dung đầy đủ của một sự kiện lớn trên thế giới, mà có thể chính bạn hôm nay mới ngỡ ngàng được biết.
Từ khi thế giới lưỡng cực sụp đổ, thế giới đa phương ra đời, sự thật què cụt ngày càng xuất hiện nhiều hơn, thao túng, tạo định kiến và thực hiện cho các âm mưu lâu dài khác. Không chỉ người muốn trình bày sự thật cảm thấy cô đơn trước đám đông bị thao túng, mà chính từ những người luôn im lặng, dù biết rằng sự thật vẹn nguyên của mỗi câu chuyện là gì. Và nói gì đi nữa, sự im lặng đó chính là đồng lõa để góp phần sát thương sự thật.
Hôm nay, đất nước, con người Việt Nam chứng kiến những câu chuyện đáng rùng mình vụ bê bối công ty Việt Á, sự kiện hàng không “giải cứu” trơ trẽn trên xương máu đồng bào, và vô vàn thứ khác kỳ lạ như chuyện linh mục bị sát hại ở Kontum, scandal liên tục bùng nổ từ bà Phương Hằng rồi tất cả bất chợt hạ màn, lộ ra đó chỉ là trò dẫn dắt và thao túng đám đông vô bổ… mà lời giải đáp đúng vẫn còn rất mơ hồ.
Có những chuyện bị tiết lộ vì mọi thứ đã quá bẽ bàng nên đành phải nhả ra một phần sự thật. Điều đó có nghĩa dối trá nhiều phần còn nằm đằng sau đó. Khi bạn bằng lòng với những lời giải thích đơn giản và chấm dứt tra vấn, tức bóng tối vẫn đang giăng đầy trên đường đời của bạn và tôi. Bóng tối sẽ ở lại với chúng ta không chỉ với những kẻ chủ tâm, mà còn với vô số đồng lõa bằng sự im lặng. Sẽ không có ánh sáng tự nhiên nào cứu rỗi cho bạn và tôi, nếu chúng ta không tự thắp nên một ngọn nến sự thật cho chính mình để giải thoát khỏi mê ám trùng vây.
https://saigonnhonews.com
Không có nhận xét nào