Header Ads

  • Breaking News

    Tin tức thế giới ngày Thứ năm 10 tháng 02 năm 2022

    Võ Thái Hà tổng hợp

    Covid-19: Vượt quá 50000 ca nhiễm một ngày, Hàn Quốc bật chế độ khẩn cấp

    Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm Covid-19 tại City Hall Plaza, Seoul, Hàn Quốc, ngày 10/02/2022. REUTERS - HEO RAN 

    Trong khi châu Âu đang dỡ bỏ dần các hạn chế về xét nghiệm và đi lại, Hàn Quốc lần đầu ghi nhận số bệnh nhân nhiễm covid ở mức báo động mới, nguy cơ không còn đủ phòng điều trị đặc biệt cho bệnh nhân Covid đã hiển hiện ngay trước mắt. 

    Hôm nay 10/02/2022, Hàn Quốc ghi nhận 54.122 ca dương tính mới với COVID-19. Đây là một cột mốc đáng lưu ý bởi vì số lượng phòng điều trị áp suất âm tại các bệnh viện sẽ không đủ để phục vụ cho bệnh nhân Covid-19 có biến chứng nặng trong thời gian tới. Thêm vào đó, sẽ không đủ nhân viên y tế thay thế nếu các nhân viên trong bệnh viện bị nhiễm bệnh.

    Trụ sở trung ương ứng phó sự cố và ban chỉ huy kiểm dịch đã công bố áp dụng giai đoạn 3 trong quản lý và điều trị bệnh nhân Covid-19. Tại giai đoạn 3, một phần của khu điều trị đa khoa sẽ được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân Covid-19. Còn các trường hợp điều trị ngoại trú, thì nhân viên y tế sẽ hướng dẫn điều trị cho bệnh nhân bằng cách sử dụng các cuộc gọi video mỗi ngày 2 lần. Các nhân viên y tế bị nhiễm bệnh nếu đã tiêm mũi 3, có xét nghiệm kháng nguyên âm tính và đã cách ly đủ 3 ngày sẽ được tếp tục tham gia vào công việc điều trị bệnh nhân tại bệnh viện. Các nhân viên có tiếp xúc với F0 cũng không bị yêu cầu cách ly nếu họ đã hoàn thành việc tiêm chủng. Các cơ sở y tế đang điều trị nội trú cho bệnh nhân Covid-19 cũng sẽ được tự do thuê nhân lực mới để đưa vào guồng máy điều trị và cấp cứu mà không cần phải phụ thuộc vào chính phủ. Ngoài ra chính phủ cũng khuyến cáo các bệnh viện nên dự trữ các vật dụng tiêu hao trong khoảng từ 4 đến 6 tuần đề phòng trường hợp khủng hoảng nguồn cung trong tương lai.

    Bên cạnh đó, rất nhiều đài truyền hình tại Seoul cũng đang gặp các vấn đề khủng hoảng vì dịch bệnh đã lây lan trong đội ngũ thực hiện chương trình giải trí như các dự án phim hoặc chương trình truyền hình thực tế. Một loạt diễn viên và đạo diễn đã nhân kết quả dương tính như Kim Jong-guk (diễn viên trong show Running man) hay Yoon Take.

    Cũng theo một nghiên cứu của các giáo sư toán học, con số bệnh nhân nhiễm mới corona có thể sẽ ghi nhận ở mức từ 100000 – 300000 ca nhiễm / ngày vào thời điểm cuối tháng 2 khi cuộc chạy đua vào ghế tổng thống Hàn Quốc gần đến hồi kết.

    Thế vận hội Mùa Đông có lượng người xem thấp kỷ lục

    https://img.etviet.com/2022/02/GettyImages-1369470765-700x420.jpg

    Vận động viên Tormod Frostad của Đội tuyển Na Uy thực hiện một kỹ thuật trong trận chung kết môn trượt ván Freeski Big Air của hạng mục Trượt tuyết Tự do Nam vào Ngày thứ 5 của Thế vận hội Olympic Mùa Đông Bắc Kinh 2022 tại Sân Trượt Tuyết nhảy xa Thủ Cương (Big Air Shougang) hôm 09/02/2022. (Ảnh: Catherine Ivill/Getty Images) 

    Sau bốn đêm thi đầu tiên tại Thế vận hội Mùa Đông Bắc Kinh, NBC được dự đoán có lượng người xem Thế vận hội Mùa Đông thấp nhất trong lịch sử. NBC, USA Network và Peacock đạt trung bình 12.8 triệu người xem vào tối thứ Sáu (04/02), giảm đáng kể so với mức trung bình 27.8 triệu bốn năm trước cho sự kiện này ở Pyeongchang của Nam Hàn.

    Lượng người xem lễ khai mạc ở Bắc Kinh đạt mức thấp kỷ lục 8 triệu, ít hơn mốc 9 triệu người xem trong thời gian diễn ra lễ bế mạc Thế vận hội Tokyo.

    Lượng người xem tăng lên vào các tối cuối tuần, đạt 13.6 triệu người vào thứ Bảy (05/02) và 13.7 triệu vào Chủ Nhật (06/02), nhưng các con số này vẫn chỉ hơn một nửa so với sự kiện ở Pyeongchang.

    Lượng người xem sụt giảm có thể do COVID-19 và các cuộc phong tỏa ở những thành phố đăng cai, cũng như việc xét nghiệm đã loại một số vận động viên khỏi cuộc thi. Trong khi khách xem các cuộc thi chỉ được giới hạn cho những khách mời.

     (Peng Shuai) trước trận chung kết môn trượt ván Freeski Big Air của hạng mục Trượt tuyết Tự do Nữ vào Ngày thứ 4 của Thế vận hội Olympic Mùa Đông Bắc Kinh 2022 tại Sân Trượt Tuyết nhảy xa Thủ Cương (Big Air Shougang) hôm 08/02/2022. (Ảnh: Richard Heathcote/Getty Images) 

    Sự căng thẳng trong mối bang giao giữa Hoa Kỳ và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), chẳng hạn như trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, và nhân quyền, có thể góp thêm phần vào lượng người xem [giảm sút] này. 

    Lượng người xem có thể không cải thiện khi ngày càng có nhiều câu chuyện liên quan đến các vận động viên Olympic bị cách ly, như đã đưa tin trên chương trình China in Focus của Epoch TV vào tối thứ Hai (08/02). Các vận động viên thi đấu trong khu vực cách ly đã báo cáo về việc bị sụt giảm cân nặng do thiếu thức ăn phù hợp, ngủ trong thấp thỏm lo âu, và không tin tưởng vào [kết quả] xét nghiệm COVID.

    ĐCSTQ cũng đã tận dụng sự kiện này để thúc đẩy một nghị trình chính trị như đã thấy khi vận động viên người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi, Tô Bính Thiêm (Su Bingtian), đã rước ngọn đuốc Thế vận hội trong lễ khai mạc.

    China in Focus đã đưa tin về những diễn biến mới nhất liên quan đến cuộc phỏng vấn với tay vợt ngôi sao Bành Soái của Trung Quốc, do Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) và Ủy ban Olympic Trung Quốc sắp xếp, trong đó cô Bành đã xác nhận việc rút lại cáo buộc của mình về việc cựu Phó Thủ tướng ĐCSTQ Trương Cao Lệ (Zhang Gaoli) tấn công tình dục cô.

    China in Focus cũng đưa tin câu chuyện đang thịnh hành của vận động viên trượt băng nghệ thuật người Mỹ gốc Hoa, Chu Dị, người đã hai lần thất bại khi thi đấu cho Trung Quốc ở môn trượt băng nghệ thuật. Đã có nhiều phản ứng dữ dội trên mạng xã hội Trung Quốc liên quan đến màn trình diễn của cô khiến cô phải bật khóc sau cú ngã thứ hai.

    Matxcơva và Minsk khởi động cuộc tập trận chung trên lãnh thổ Belarus

    Chuyên chở hệ thống tên lửa phòng không S-400 đến một khu vực tập trận tại Belarus. Ảnh do bộ Quốc Phòng Nga cung cấp ngày 10/02/2022. AP 

    Trong bối cảnh Ukraina đang là điểm nóng giữa Nga và phương Tây, quân đội Nga và Belarus vào hôm nay 09/02/2022 đã bắt đầu một cuộc tập trận hỗn hợp kéo dài 10 ngày trên lãnh thổ Belarus.  

    Trong một thông cáo, bộ Quốc Phòng Nga cho biết là tập trận được tổ chức tại 5 thao trường, 4 căn cứ không quân và “các địa điểm khác nhau” ở Belarus, đặc biệt là ở khu vực Brest, giáp giới với Ukraina. 

    Cả phía Nga lẫn phía Belarus đều không nêu rõ số lượng binh sĩ và thiết bị tham gia các cuộc diễn tập quân sự, nhưng các nhà quan sát phương Tây cho rằng 30.000 binh sĩ Nga đã được triển khai tại Belarus trong khuôn khổ cuộc tập trận. Ukraina và phương Tây xem cuộc tập trận này như một biện pháp của Matxcơva nhằm gây sức ép với Kiev. 

    Cuộc tập trận chung Nga-Belarus được thúc đẩy vào thời điểm các hoạt động ngoại giao dồn dập trong những ngày qua nhằm hạ nhiệt tình hình dường như đã có kết quả, với việc cả Điện Kremlin và phương Tây đều nhận thấy những tín hiệu tích cực đầu tiên. 

    Thông tín viên RFI Anissa El Jabri tại Matxcơva phân tích:  

    Các cuộc tập trận lớn của Nga-Belarus bắt đầu từ hôm nay phải chăng sẽ là những cuộc thao diễn quân sự cuối cùng ? Dẫu sao thì đây vẫn là giai đoạn khởi đầu của 10 ngày tập trận quy mô ở một số căn cứ quân sự. 

    Trong hai tuần qua, trên mạng Internet Nga đã xuất hiện nhiều đoạn video cho thấy những đoàn tàu hỏa chở đầy thiết bị quân sự, xe bọc thép và các phương tiện khác tiến về phía Minsk. Chiến đấu cơ cũng đã di chuyển trên 7.000 km, từ vùng Viễn Đông Nga đến miền tây Belarus.  

    Bầu không khí căng thẳng này trái ngược hẳn với những tuyên bố lạc quan thận trọng trong những giờ phút gần đây, kể cả từ Điện Kremlin. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitri Peskov cho biết: “Đã có những tín hiệu tích cực, đó là một điều tốt”. Thế nhưng nhân vật này tiếp tục gây sức ép với Ukraina, đòi Kiev phải tôn trọng thỏa thuận Minsk. 

    Trong bầu không khí quân sự-ngoại giao tương phản kể trên, ngoại trưởng Anh đến Matxcơva vào hôm nay để tiếp xúc với đồng nhiệm Nga, một màn khác trong vở ballet ngoại giao đang diễn ra ở thủ đô Nga trước chuyến thăm rất được mong đợi của thủ tướng Đức vào thứ Ba tuần tới. 

    Dân chủ suy thoái trên toàn cầu trong đại dịch

    Giống như năm đầu tiên của đại dịch, 2021 cho thấy dân chủ toàn cầu thực ra rất mong manh. Dân chủ đặc biệt suy thoái mạnh trong năm ngoái. Các quyền hạn khẩn cấp trở thành bình thường mới ở những nền dân chủ phát triển cũng như các chế độ độc tài. Theo Chỉ số Dân chủ của hãng nghiên cứu EIU, điểm trung bình toàn cầu đã giảm từ 5,37 trên 10 vào năm 2020 xuống còn 5,28. Số người sống ở một nước dân chủ giờ đây chiếm chưa tới một nửa dân số thế giới. Hơn một phần ba sống dưới chế độ độc tài.

    Chỉ số năm nay cũng đặt ra câu hỏi về tuyên bố của Trung Quốc về việc họ có mô hình quản trị vượt trội các nền dân chủ phương Tây. Mặc dù tự hào như vậy, Trung Quốc được xếp “chế độ độc tài,” với số điểm 2,21, giảm so với 2,97 của năm 2006. Không có gì đáng ngạc nhiên đối với một nhà nước độc đảng khi họ đạt điểm 0 về “quy trình bầu cử và đa nguyên”. Dù Trung Quốc tăng trưởng kinh tế vượt bậc, tự do dân sự vẫn là một điều gì đó xa vời.

    Ấn Độ bước vào mùa bầu cử bang

    Trong tháng tới người Ấn Độ ở năm bang, đại diện cho hơn 1/5 tổng số cử tri của đất nước, sẽ đi bầu cử khu vực. Mọi con mắt sẽ đổ dồn vào Uttar Pradesh, bang đông dân nhất Ấn Độ. Thùng phiếu mở từ thứ Năm và kết quả sẽ tiết lộ nhiều điều về cục diện chính trị của đất nước. Năm năm trước, chiến thắng vang dội của Đảng Bharatiya Janata (BJP) ở Uttar Pradesh đã tạo tiền đề cho thành tích thống trị bầu cử quốc gia của đảng.

    BJP đang tái tranh cử lại trong bối cảnh covid-19, bất ổn nông nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp cao – bên cạnh các vấn đề về đẳng cấp và tội phạm luôn định hình chính trị ở Uttar Pradesh. Được sự ủng hộ của thủ tướng Narendra Modi, thủ hiến đương nhiệm Yogi Adityanath, một người theo chủ nghĩa dân tộc Hindu cứng rắn, tiếp tục áp dụng một chiến lược đến nay khá hiệu quả. Ông vung tiền cho các dự án phát triển lớn và tiếp tục luận điệu bài Hồi giáo. Trong khi đó, phe đối lập bị chia rẽ và rất thiếu nguồn lực. Hầu hết các cuộc thăm dò dư luận đều dự đoán BJP sẽ lại thắng.

    Quyết định lớn đầu tiên của thống đốc ngân hàng trung ương Mexico

    Các nhà kinh tế sẽ theo dõi sát sao ngân hàng trung ương Mexico khi ủy ban chính sách tiền tệ của họ họp vào thứ Năm. Họ muốn có thông tin về cách Victoria Rodríguez, nữ thống đốc đầu tiên của Banxico, sẽ điều hành ngân hàng. Trước đó bà nhậm chức hôm 1 tháng 1. Giới quan sát đang lo ngại bà thiếu kinh nghiệm về chính sách tiền tệ. Bà cũng thân thiết với tổng thống Andrés Manuel López Obrador, người luôn không thích các thể chế độc lập.

    Ủy ban đứng trước một quyết định khó khăn. Lạm phát ở Mexico đang ở mức cao, trên 7%, cho thấy ngân hàng nên tăng lãi suất. Tuy nhiên nền kinh tế lại suy thoái trong hai quý vừa qua, làm cho lãi suất cao trở nên tốn kém. Vẫn chưa rõ liệu bà Rodríguez có dễ chấp nhận lạm phát hơn người tiền nhiệm hay không. Nhưng không nhiều người nghĩ bà sẽ đột ngột chuyển hướng. Các nhà phân tích dự đoán Banxico sẽ tăng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm, như đã làm trong các cuộc họp trước đây.

    Thêm nhiều quốc gia Âu Châu bỏ các hạn chế COVID-19

    Jack Phillips

    https://img.etviet.com/2022/02/france-covid-19-1200x798-700x420.jpg

    Một người đàn ông và một người phụ nữ đeo khẩu trang đi bộ trên Quảng trường Trocadero khi quốc kỳ Pháp tung bay phía sau tháp Eiffel ở Paris hôm 11/05/2020. (Ảnh: Philippe Lopez/AFP/Getty Images) 

    Pháp, Hy Lạp, và Bồ Đào Nha đã trở thành các quốc gia Âu Châu mới nhất nới lỏng các hạn chế liên quan đến COVID-19. Các hạn chế được nới lỏng ở ba quốc gia này là những hạn chế về việc đi lại.

    Chẳng hạn như du khách đã chích ngừa sẽ không phải cung cấp kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính để được nhập cảnh, nhưng những người chưa chích ngừa sẽ vẫn phải làm như vậy. Hy Lạp cũng đã dỡ bỏ các yêu cầu xét nghiệm trước khi khởi hành.

    Các quan chức Pháp trong tuần này thông báo nước này sẽ dỡ bỏ yêu cầu xét nghiệm COVID-19 âm tính đối với những người đã chích ngừa từ bên ngoài Liên minh Âu Châu.

    “Chúng tôi đã một lần nữa yêu cầu xét nghiệm vào tháng 12/2021 vì biến thể Omicron. Nhưng trong những ngày tới, chúng tôi sẽ thông báo rằng các xét nghiệm không còn cần thiết đối với những người đã chích ngừa,” ông Clement Beaune, thuộc Bộ Âu Châu và Ngoại giao, nói với France 2 TV hôm thứ Ba (08/10).

    Các quy định đã được nới lỏng hơn nữa trong bối cảnh Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch, Anh Quốc, Ireland, và Cộng hòa Séc đã dỡ bỏ các quy định về COVID-19 trong nước, bao gồm cả giấy thông hành vaccine trong một số trường hợp.

    Đầu tháng này, Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin đã thông báo nước này sẽ dỡ bỏ tất cả các hạn chế COVID-19 vào giữa tháng Hai.

    Bà Marin cho biết việc dỡ bỏ các hạn chế nên được thực hiện một cách từ từ, cho rằng đại dịch COVID-19 vẫn đang đặt ra “gánh nặng tương đối lớn” đối với các nguồn lực của bệnh viện. “Đó là lý do tại sao tôi muốn chúng ta dỡ bỏ chúng càng sớm càng tốt,” bà cho biết trong một sự kiện với các phóng viên, tờ Helsinki Times đưa tin.

    Còn Bộ trưởng Y tế Đan Mạch Magnus Heunicke thì nói với CNN vào cuối tháng 01/2022 rằng, “Không ai có thể biết điều gì sẽ xảy ra vào tháng Mười Hai tới. Nhưng chúng tôi đã hứa với các công dân Đan Mạch rằng chúng tôi sẽ chỉ áp đặt các hạn chế nếu thực sự cần thiết và chúng tôi sẽ dỡ bỏ chúng ngay khi có thể. Đó là những gì đang xảy ra ngay lúc này.”

    Ông cho biết thêm rằng giấy thông hành vaccine COVID-19 cho các nhà hàng, quán bar, và các địa điểm khác, cũng như các quy định đeo khẩu trang trong nhà, sẽ hết hiệu lực trên khắp đất nước Bắc Âu này. Đan Mạch là quốc gia Liên minh Âu Châu đầu tiên dỡ bỏ tất cả các hạn chế hôm 10/09.

    Đầu tháng Một, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã tuyên bố chấm dứt một số hạn chế liên quan đến COVID-19 ở Anh Quốc như giấy thông hành, quy định đeo khẩu trang, và các hạn chế công việc. Chính phủ ở Scotland và xứ Wales cũng đã thông báo vào thời điểm đó về việc dỡ bỏ một số hạn chế nhằm phòng ngừa Omicron, nhưng quy định bắt buộc đeo khẩu trang trong nhà và giấy thông hành COVID sẽ vẫn được áp dụng.

    Vài ngày sau, giới chức Cộng hòa Ireland đã công bố dỡ bỏ các giấy chứng nhận chích ngừa COVID-19, giãn cách xã hội, giới hạn sức chứa, và các lệnh giới nghiêm.

    Thủ tướng Ireland Micheal Martin nói: “Con người là những sinh mệnh mang đặc tính xã hội và phương diện đó của người Ireland chúng ta lại nổi trội hơn cả. Chúng ta mong chờ đến mùa xuân này, chúng ta muốn được trùng phùng. Chúng ta muốn nhìn thấy nụ cười của nhau. Chúng ta cần được hát ca trở lại.”

    Hôm 20/01, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez nói với các phóng viên rằng Liên minh Âu Châu nên tiếp cận COVID-19 theo cách tương tự như cách tiếp cận với bệnh cúm, vì các nghiên cứu và dữ liệu thường xuyên đã cho thấy biến thể Omicron ít độc lực hơn nhiều so với các biến thể trước đó.

    “Những gì chúng ta đang nói là trong vài tháng và vài năm tới, chúng ta sẽ phải suy nghĩ, một cách không do dự và theo những gì khoa học khuyến cáo chúng ta, làm thế nào để quản lý đại dịch với các thông số khác nhau,” ông nói hôm 17/01, theo The Associated Press.

    Nhưng ở Áo, Tổng thống Alexander Van der Bellen tuần trước đã ký một dự luật gây tranh cãi, giới thiệu một quy định bắt buộc chích ngừa COVID-19 trên toàn quốc cho người trưởng thành mà sẽ có cả tiền phạt [nếu không chấp hành]. Những người không có bằng chứng về việc đã chích ngừa hoặc được miễn chích ngừa sẽ phải đối mặt với khoản tiền phạt khởi điểm là 600 euro (680 USD) và các khoản tiền phạt cho những lần kế tiếp lên đến 3,600 euro (4,100 USD). Các cá nhân có thể bị phạt tới bốn lần mỗi năm và luật này sẽ có hiệu lực đến tháng 01/2024.

    Ông Jack Phillips là một phóng viên tin tức thời sự của The Epoch Times tại New York.

    Thương mại Mỹ – Trung: Bắc Kinh chỉ thực hiện 57% so với cam kết

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/02/US-vs-china-trade-war.jpg

    Container Crash Web 

    Theo dữ liệu thương mại do Bộ Thương mại Hoa Kỳ công bố ngày 8/2, trong giai đoạn đầu của Hiệp định Thương mại Mỹ – Trung, chính quyền Bắc Kinh chỉ hoàn thành 57% chỉ tiêu mua hàng so với hiệp định. Ngoại giới lo lắng, điều này sẽ nhen nhóm lại cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung.
    Ngoại giới lo lắng cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung bắt đầu nhen nhóm lại. (Ảnh minh họa: Kjpargeter / Shutterstock).

    Theo dữ liệu của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, những gì chính quyền Bắc Kinh thực hiện còn cách xa chỉ tiêu của giai đoạn đầu trong Hiệp định thương mại Mỹ – Trung. Trung Quốc chỉ hoàn thành 57% chỉ tiêu mua hàng theo thỏa thuận, thậm chí không bằng cả mức nước này mua hàng của Hoa Kỳ trước khi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung xảy ra.

    Liên minh Các nhà sản xuất Mỹ (AAM) và Liên đoàn Lao động Mỹ đánh giá các con số này là “đáng thất vọng”. “Mua hàng hóa chưa bao giờ là giải pháp cho sự mất cân đối trong thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Chính quyền Trung Quốc cũng không thể thực hiện đúng cam kết nữa”, ông Scott Paul – chủ tịch AAM cho hay. “Cho đến khi các vấn đề nền tảng được giải quyết, như doanh nghiệp nhà nước, trợ cấp của chính phủ, nạn vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, luật môi trường và lao động lỏng lẻo, khoảng cách lớn về thương mại sẽ vẫn tồn tại.”

    Điều này có nghĩa là chính quyền Bắc Kinh không hề thực hiện cam kết trong giai đoạn đầu: Mua 200 tỷ USD giá trị hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ.

    Năng lượng là lĩnh vực thiếu nhiều nhất, với chỉ một phần ba cam kết. Trong khi đó, đạt tỷ lệ hoàn thành cao nhất là nông sản, với 83%. Hàng hóa sản xuất – lĩnh vực Trung Quốc cam kết có mức tăng lớn nhất hiện cũng mới đạt gần 65% chỉ tiêu.

    Tháng 1/2020, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đã ký Hiệp định thương mại Mỹ – Trung giai đoạn đầu, với thời hạn 2 năm. Hai bên bảo lưu thuế quan nhập khẩu hàng hóa đã tăng hàng trăm tỷ USD giữa 2 nước, để tạm ngưng cuộc chiến thương mại gần 3 năm giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới này.

    Chính quyền Bắc Kinh cam kết vào những năm 2020 và 2021, sẽ tăng hạn mức nhập khẩu các sản phẩm nông sản, sản phẩm ngành chế tạo, năng lượng và dịch vụ lên 200 tỷ USD so với mốc năm 2017.

    Cụ thể, chính quyền Bắc Kinh đã đồng ý mua các sản phẩm của Hoa Kỳ với mức tối thiểu là 227,9 tỷ USD vào năm 2020, và 274,5 tỷ USD vào năm 2021, tổng hạn mức 2 năm là 502,4 tỷ USD. Giai đoạn đầu của Hiệp định thương mại Mỹ – Trung còn quy định cụ thể về các thành phẩm, dịch vụ, nông sản và các sản phẩm năng lượng.

    Ngày 9/2, theo báo cáo của VOA, ông Chad Bown, nhà nghiên cứu cao cấp, kiêm chuyên gia về các vấn đề thương mại thuộc Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, nơi vẫn luôn theo dõi tình hình thực hiện hiệp định, cho biết Bắc Kinh chỉ hoàn thành 57% các cam kết mua hàng, tương đương với việc không hề tăng mức nhập khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ.

    Ông nói: “Trên thực tế, Trung Quốc không hề mua thêm 200 tỷ USD hàng hóa của Hoa Kỳ theo thỏa thuận mua hàng, thậm chí nước này còn không đạt được mức điểm chuẩn, tức hạn mức năm 2017 trước cuộc chiến thương mại.”

    Có phân tích cho rằng dịch bệnh hoành hành trên toàn cầu khiến nhu cầu sụt giảm là nguyên nhân vì sao chính quyền Bắc Kinh không thể thực hiện được cam kết của mình. Tuy nhiên, ngay từ đầu các chuyên gia thương mại đã hoài nghi về việc liệu các nhà chức trách Bắc Kinh có thực hiện cam kết hay không.

    Mức xuất khẩu những sản phẩm nông sản chịu ảnh hưởng khá lớn từ cuộc chiến thương mại của Hoa Kỳ đã được khôi phục đến hạn mức của năm 2017, nhưng vẫn không đáp ứng được mục tiêu như cam kết của Trung Quốc.

    Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, lượng nhập khẩu ròng (nhập khẩu – xuất khẩu) thực phẩm năm 2020 là 139 triệu tấn, năm 2020 tăng 29,9% so với năm 2019. Từ tháng 1 – 12/2021, Trung Quốc nhập khẩu thực phẩm 164,539 triệu tấn, tăng 25,273 triệu tấn, tức 18,1% so với năm trước.

    Dữ liệu hải quan Trung Quốc cho thấy gần 2 năm qua, Trung Quốc đã nhập khẩu một lượng lớn các sản phẩm nông nghiệp như thực phẩm, nhưng số liệu này vẫn không hoàn thành được hạn mức theo thỏa thuận của Hoa Kỳ.

    Ngày 8/2, Phó đại diện thương mại Hoa Kỳ, bà Sarah Bianchi cho biết, Bắc Kinh không thực hiện được cam kết trong “giai đoạn đầu” có kỳ hạn 2 năm và hiện phía Mỹ đang thảo luận với chính quyền Bắc Kinh về vấn đề này.

    Các chuyên gia thương mại chỉ ra rằng Chính phủ Biden có các lựa chọn khác nhau để trừng phạt hành vi không thực hiện cam kết của chính quyền Bắc Kinh, như khôi phục thuế quan đã cắt giảm theo thỏa thuận thương mại, khởi động một cuộc điều tra mới, hoặc xây dựng các quy định thương mại mới.

    Ông David Dollar, nghiên cứu viên tại Viện nghiên cứu Trung Quốc, thuộc Viện Brookings bày tỏ: “Tôi hy vọng chính quyền Biden có thể rút được bài học kinh nghiệm từ thử nghiệm này, và đạt được giai đoạn thứ 2 của Hiệp định qua đàm phán, khiến Trung Quốc cởi mở hơn nữa đối với ngành nghề; và tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, nhằm lấy đổi lấy việc hủy bỏ thuế quan từ đối với hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc.”

    Bình Minh (T/h)


    Không có nhận xét nào