Header Ads

  • Breaking News

    Thời sự Việt Nam

    Phụ huynh - học sinh kiệt sức vì học online kéo dài 

    Nguyễn Lại 

    Ảnh tư liệu - Một lớp học thời Covid tại tỉnh Bình Dương tháng 5/2022

    Ảnh tư liệu - Một lớp học thời Covid tại tỉnh Bình Dương tháng 5/2022 

    Hơn 2 năm trời học online vì COVID, học sinh quên mất thói quen tới trường, phụ huynh ‘vật vã’ canh chừng, đồng hành với con nhiều giờ mỗi ngày. Đó là những gì mà các em học sinh và các bậc phụ huynh tại Hà Nội đang tiếp tục gánh chịu, khi COVID tiếp tục leo thang. 

    Việt Nam những tuần gần đây liên tục ghi nhận số ca nhiễm kỷ lục với hơn 7,1 triệu trường hợp dương tính kể từ đầu dịch đến nay. Hà Nội hiện là tâm dịch của cả nước. 

    ‘Nói chung online là mệt rồi. Nói chung là stress lắm. Mình đã không đi làm rồi, con cái lại học hành online ở nhà, nó tù túng, nói chung là nó quẩn và mệt. Hai đứa nhà tôi nó còn bé, tầm này lại nghịch nên thành ra càng mệt. Đây này đang học đây này thằng bé thì cho lên tầng 4, còn đứa lớn thì ở tầng 3 không thì chúng nó đánh nhau rồi nó đùa nghịch, không học được.” Đó là tâm sự của anh Nguyễn Thành Trung, một phụ huynh có hai con nhỏ sinh sống trên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội. Hơn hai năm nay, cứ sau bữa tối là vợ chồng anh phải thay phiên nhau canh chừng và giúp đỡ hai đứa con nhỏ trong nhà học online tới tận khuya. Cả hai đứa mới lớp 1, lớp 2 nên khi học đều phải có sự trợ giúp của cha mẹ. 

    Anh cho biết dù con anh chưa được tiêm vaccine nhưng nếu có cơ hội quay lại trường, anh sẽ cho chúng trở lại ngay lập tức. Anh nói trẻ con học hành mãi thế này càng ngày càng nảy sinh nhiều vấn đề tâm lý khi không được giao tiếp, vui chơi với bạn bè và thầy cô giáo. Hơn thế, anh cho hay vợ chồng anh sẽ kiệt sức nếu tiếp tục phải học cùng con mỗi tối như hiện tại. 

    Hà Nội trong những tuần gần đây tiếp tục ghi nhận hàng chục nghìn ca nhiễm COVID mỗi ngày. Các trường phổ thông trong thành phố sau một vài ngày mở cửa thí điểm phải lập tức đóng cửa cho học sinh học online dài ngày. 

    Bà Nguyễn Thu Hương, một giáo viên lâu năm tại một trường trung học cơ sở có tiếng tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, cho biết: “Số ca nhiễm nhiều quá, cả học sinh và giáo viên nữa. Mỗi lớp lên tới 50 học sinh cho nên là không thể kiểm soát và làm gì để phòng dịch được”. 

    Ngay cả những phụ huynh có con học cấp 2, cấp 3 (không phải kèm cặp và học cùng như các phụ huynh có con nhỏ) cũng cho rằng việc đóng cửa trường học và cho học online kéo dài không thể là giải pháp hợp lý vì không biết đến bao giờ mới hết dịch. 

    Chị Nguyễn Hoàng Lan, một phụ huynh tại quận Ba Đình, Hà Nội, chia sẻ: “ Chúng nó mất hết kiến thức và thậm chí là mất hết phản xạ của việc kết nối với bạn bè và những người xung quanh. Cứ suốt ngày tự kỷ với cái máy tính thì làm gì mà nó không bị ảnh hưởng. Nó bị ảnh hưởng về tâm lý lắm luôn. Vì thế mà ở nhà mình cứ luôn phải tạo ra cái không khí vui vẻ cho con mình nó đỡ bị stress. Nhiều đứa trẻ nó bị ảnh hưởng nặng nề lắm. Nên em cũng hy vọng miễn dịch cộng đồng đi, dù nó chưa tiêm vaccine thì mình cũng cho nó đi học, không có thì khổ quá.” 

    Theo số liệu được công bố chính thức, hôm 17/3 Việt Nam ghi nhận gần 354.000 ca COVID, trong đó Hà Nội có hơn 25.300 ca. 

    Theo dự báo của Bộ Y tế, Hà Nội hiện vẫn chưa đi qua đỉnh dịch. Vì thế, việc cho học sinh quay trở lại trường học tiếp tục bị trì hoãn và chưa có kế hoạch về thời gian cụ thể để các em có thể trở lại học đường. Theo dự đoán của nhiều người, năm học 2021 – 2022 này sẽ kết thúc online và nếu may mắn thì có thể niên khoá sau học sinh Hà Nội mới có cơ hội quay lại trường học. 

    Công an Hà Nội ngăn cản cộng đồng người Ukraine tổ chức sự kiện gây quỹ từ thiện

    RFA

    Công an Hà Nội ngăn cản cộng đồng người Ukraine tổ chức sự kiện gây quỹ từ thiện

    Một hội chợ từ thiện diễn ra hôm 5/3/2022 ở Đại sứ quán Ukraine ở Hà Nội 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngFB của Đại sứ quán Ukraine ở Hà Nội 

    Một sự kiện gây quỹ từ thiện nhằm giúp đỡ người dân Ukraine do cộng đồng người Ukraine ở Hà Nội tổ chức vừa mới bị công an can thiệp huỷ bỏ.’

    Một nhóm người Ukraine sinh sống tại Hà Nội dự định tổ chức một hội chợ nhằm kêu gọi sự chú ý đến tình hình ở quê nhà của họ, và gây quỹ từ thiện để ủng hộ nạn nhân chiến tranh ở Ukraine.

    Dự kiến sự kiện này sẽ diễn ra vào ngày thứ bảy, 19 tháng 3 năm 2022 tại Chula Fashion House, ở phường Nhật Tân, Hà Nội. Đây là địa điểm thường xuyên diễn ra các buổi triển lãm nghệ thuật và trình diễn thời trang tại Hà Nội.

    Theo mô tả thì ban tổ chức sẽ bán đồ ăn, đồ lưu niệm và tổ chức đấu giá tranh để gây quỹ từ thiện. Cũng như trình diễn âm nhạc để phục vụ khách tới dự.

    Tuy nhiên chỉ một ngày trước khi diễn ra, ban tổ chức đưa ra thông báo sự kiện đã bị huỷ bỏ do có sự can thiệp của công an.

    Đài Á châu Tự do đã liên hệ với một số người Ukraine sinh sống ở Hà Nội và có liên hệ với sự kiên trên để tìm hiểu thêm thông tin về sự việc.

    Julia, một người phụ nữ Ukraine trao đổi với RFA ứng dụng nhắn tin như sau:

    “Chúng tôi đang cảm thấy rất buồn vì đã bỏ thời gian và công sức để chuẩn bị cho sự kiện này. Đây dự kiến sẽ là một ngày mà mọi người được chào đón để tìm hiểu thêm về văn hoá của chúng tôi. Chúng tôi đã chuẩn bị triển lãm, âm nhạc, đồ ăn, và cả đồ lưu niệm. Tất cả chỉ nhằm mục đích gây quỹ để gửi về quê nhà cho những người cần được giúp đỡ.”

    Dù cho biết hội chợ không thể diễn ra do có sự can thiệp của phía công an, nhưng phía ban tổ chức không tiết lộ lý do cụ thể mà chính quyền sử dụng nhằm cản trở họ tổ chức sự kiện này.

    Phóng viên của đài RFA đã liên hệ với Uỷ ban Nhân dân phường Nhật Tân để tìm hiểu lý do chính quyền không cho phép sự kiện này diễn ra, thì được bà Nguyễn Đức Thị Hiền, chánh văn phòng UBND phường đề nghị tới phường làm việc với cấp trên chứ bản thân bà không biết gì về vấn đề này.

    Phóng viên sau đó nhiều lần gọi điện thoại vào số của ông Đỗ Hồng Quảng, trưởng công an phường Nhật Tân để xác minh thông tin nhưng ông này không bắt máy.

    Khi được hỏi bản thân cảm thấy thế nào khi nỗ lực làm gì đó để giúp đỡ đồng bào ở quê nhà không thể thành hiện thực, cô Julia nói:

    “Chúng tôi rất thất vọng, nhưng chúng tôi cũng hiểu rằng chúng tôi đang không ở trên đất nước của mình. Việt Nam có luật lệ và cách nhìn nhận của riêng họ về tình hình tại Ukraine. Chúng tôi không thể làm gì để thay đổi điều đó. Tôi chỉ hy vọng sẽ nhận được thêm sự ủng hộ của người nước ngoài lẫn người địa phương ở đây.”

    Trước đó, tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã tố cáo và lên án công an và an ninh ở Hà Nội vì đã giảm lỏng nhiều người dân, nhằm ngăn cản họ tham gia sự kiện gây quỹ từ thiện tại Đại sứ quán Ukraine.

    Việt Nam là một trong 35 nước đã bỏ phiếu trắng cho nghị quyết vừa được thông qua tại cuộc họp hôm 2/3 của Đại hội đồng của Liên Hiệp Quốc, lên án trực tiếp hành vi xâm lược Ukraine của Nga.  

    Mỹ, Nhật, Úc tập trận chung ở Biển Đông

    RFA
    18/3/2022

    https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/us-australia-japan-conduct-a-joint-exercise-in-the-scs-03182022075146.html/@@images/image

    Tàu chiến Mỹ tập trận chung cùng tàu của Hải quân Hoàng gia Úc và Lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật Bản ở Biển Đông trong tháng ba năm 2022 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngBộ Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ 

    Tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke USS Momsen của Hải quân Mỹ vừa tiến hành tập trận chung trên Biển Đông với tàu của Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản và Hải quân Hoàng gia Úc, kết thúc vào ngày 15/ 3 vừa qua.

    Theo thông báo của Bộ tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, cuộc tập trận này diễn ra nhằm tăng cường khả năng chung duy trì an ninh trên biển, sự sẵn sàng và đối phó với bất cứ tình huống nào trong khu vực giữa các đồng minh.

    Ông Erik Roberts, sĩ quan chỉ huy tàu Momsen được trích lời trong thông báo cho biết: “Momsen tự hào được trở thành một phần của sự kiện này. Hải quân Mỹ cam kết tăng cường tương tác với các đối tác khu vực cùng chung tư tưởng để bảo đảm an ninh và ổn định bền vững trên những vùng biển ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Cuộc huấn luyện ba bên này tái khẳng định sự gắn kết mạnh mẽ giữa các hải quân của chúng tôi và nhấn mạnh tầm quan trọng của các quan hệ liên minh và đối tác. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc để tối đa hóa sự sẵn sàng ứng phó, siêng năng tập luyện, hoạt động tốt, rút ra nhiều bài học và trên hết là hỗ trợ lẫn nhau”.

    Cuộc tập trận diễn ra giữa lúc Trung Quốc cũng đang tiến hành một cuộc tập trận kéo dài 12 ngày ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, chỉ cách thành phố Huế khoảng 110 km.

    Theo các thông báo của Cục Hải sự Trung Quốc, từ đầu năm đến nay, Trung Quốc đã tiến hành ít nhất bảy cuộc tập trận ở Biển Đông, nơi nước này đòi chủ quyền đến gần 90% diện tích với đường đứt khúc chín đoạn đã bị toà quốc tế bác bỏ thính hợp lệ.

    Đã có những lo ngại rằng khi chiến sự giữa Nga và Ukraine đang tiếp diễn, Trung Quốc có thể lợi dụng tình hình gia tăng các hoạt động quân sự của mình ở khu vực Biển Đông đang tranh chấp với các nước láng giềng, và đe doạ Đài Loan.

    Các nhà máy nhiệt điện của Việt Nam trước nguy cơ thiếu than

    Các nhà máy nhiệt điện của Việt Nam trước nguy cơ thiếu than

    Nhiệt điện Vĩnh Tân ở tỉnh Bình Thuận 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

    Bộ Công thương Việt Nam mới đây cho biết các nhà máy nhiệt điện của Việt Nam hiện không nhận đủ than từ Tập đoàn Công nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng Công ty Đông Bắc trong suốt hai tháng đầu năm.

    Bộ Công thương hôm 11/3 đã gửi công văn đến KTV và Tổng Công ty Đông Bắc, yêu cầu các công ty này thực hiện mọi giải pháp đảm bảo cung cấp đủ than cho các nhà máy nhiệt điện theo đúng hợp đồng mua bán, cung cấp than đã ký. Đặc biệt là các nhà máy nhiệt điện BOT sử dụng than trong nước để tránh xảy ra tình trạng phía Việt Nam phải bồi thường do ngừng máy vì thiếu nhiên liệu.

    Theo TTXVN, trước đó, Bộ Công thương đã nhận được một số văn bản từ một số chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện than báo cáo rằng TKV và Tổng Công ty Đông Bắc chỉ cung cấp được khoảng 69,24% khối lượng hợp đồng đã ký trong hai tháng qua cho các nhà máy nhiệt điện than của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

    Ngoài ra, nhà máy Nhiệt điện than BOT Vĩnh Tân 1 cũng không được cung cấp đủ than theo như hợp đồng cung cấp than đã ký từ cuối năm 2013, dẫn tới nguy cơ phía Việt Nam phải bồi thường do ngừng máy vì thiếu nhiên liệu.

    Tập đoàn TKV lý giải nguyên là do đại dịch COVID-19 dẫn đến thiếu nhân lực làm việc tại các mỏ than.

    Thêm vào đó là những cấm vận áp dụng với Nga kể từ khi xung đột giữa Nga và Ukraine bùng phát vào ngày 24/2 vừa qua khiến việc vận chuyển nhiên liệu bằng các phương thức vận tải đều có nhiều khó khăn do các lệnh trừng phạt, kể cả các chuyến tàu biển vận chuyển than.

    Hiện ba nước có lượng than xuất khẩu lớn nhất vào Việt Nam là Nga, Indonesia và Trung Quốc.


    Không có nhận xét nào