Header Ads

  • Breaking News

    Thời sự Việt Nam

    Quốc tế nói Việt Nam vẫn 'đàn áp' tôn giáo ở Tây Nguyên

    21 tháng 3 2022

    Trang phục của người Hmong ở Việt Nam

    Nguồn hình ảnh, Getty Images

    Chụp lại hình ảnh, 

    Trang phục của người Hmong ở Việt Nam

    "Trong báo cáo thường niên gần đây nhất, năm 2021, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Mỹ (USCIRF) vẫn coi Việt Nam là một quốc gia cần quan tâm đặc biệt vì đàn áp, kiểm soát và vi phạm quyền tự do tín ngưỡng đối với người dân," ông Frederick Davie, Ủy viên USCIRF phát biểu tại hội nghị "Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin khu vực Đông Nam Á 2022" diễn ra vào ngày 10 và 11/3.

    'VN có cải cách nhưng không đáng kể'

    Theo ông Frederick, mặc dù đã có những cải cách khiêm tốn trong những năm qua nhưng Việt Nam vẫn liên tục vi phạm việc đàn áp tôn giáo, đặc biệt là đối với người dân tộc H'mong ở miền Bắc và những người dân tộc Tây Nguyên theo đạo Tin Lành. 

    Ông Frederick nói: "Tại các địa phương ở Việt Nam, nhiều nhóm Tin Lành hoặc Thiên Chúa giáo người dân tộc không những bị từ chối đăng ký với chính quyền mà còn bị gán cho là kỳ lạ, sai trái, dị giáo. 

    "Những người dân tộc thiểu số theo đạo Cơ Đốc Giáo là những thành phần dễ bị tổn thương nhất. Họ bị chà đạp, bắt giữ, giam cầm, tra tấn và buộc phải bỏ đạo." 

    Ông Frederick Davie, Ủy viên Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Mỹ USCIRF

    Nguồn hình ảnh, ẢNH CHỤP MÀN HÌNH

    Chụp lại hình ảnh, 

    Ông Frederick Davie, Ủy viên Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Mỹ USCIRF

    Mỹ cần tiếp tục gây áp lực để chính quyền Việt Nam thực hiện cấp thẻ căn cước, giấy tờ hộ khẩu và các hỗ trợ cần thiết khác cho mọi tín đồ Kitô giáo và Tin Lành, hiện được cọi là 'những người vô quốc tịch trên Tây Nguyên', theo lời ông Fredirick. 

    "Hơn thế nữa, phải để cho tất cả các nhóm tôn giáo ở Tây Nguyên được thể hiện đức tin của mình mà không sợ hãi".

    "Tiếp tục vi phạm, tiếp tục đàn áp tôn giáo, Việt Nam chỉ gây thêm trở ngại cho mối quan hệ bang giao tốt đẹp giữa hai quốc gia" - ông Frederick kết luận. 

    'Nước cần quan tâm đặc biệt'

    Phát biểu của ông Frederick ủy viên USCIRF nhận được sự ủng hộ của các nhóm nhân quyền quốc tế khác tại hội nghị. 

    Luật sư Sean Nelson của ADF International - tổ chức luật sư nhân quyền Thiên Chúa giáo, có trụ sở tại thủ đô Vienna, Áo, hỗ trợ pháp lí cho tự do tôn giáo toàn cầu - cho rằng cần tiếp tục khuyến nghị Bộ Ngoại Giao Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC các nước cần đặc biệt quan tâm vì thiếu tự do tôn giáo. 

    Ông Sean Nelson thừa nhận những tiến bộ hay cải thiện khiêm tốn của Việt Nam trnog việc đối xử với người Thượng theo đạo Tin Lành 'thực sự là hiệu quả tốt và có thể được coi là mô hình vận động ban đầu".

    Tuy nhiên, ông cho rằng 'các nỗ lực như vậy là khá ít và không thường xuyên'. 

    Để củng cố cho nhận định này, luật sư Sean Nelson đưa ví dụ về trường hợp một học sinh người Thượng 19 tuổi tên Nie ở Đắk Lắk đã bị chính quyền địa phương 'tấn công'. Ông nói:

    "Trong thời gian qua, chính phủ Việt Nam đã dựa vào dịch Covid-19 để siết chặt, tạo thêm khó khăn cho người miền núi. Tôi xin đưa ví dụ, như ở DakLak, chính quyền địa phương đã tấn công, lấy đồ đạc, lao vào phòng ngủ của những gia đình người Thượng, tịch thu điện thoại và các thiết bị di động để ngăn họ liên lạc với bên ngoài. 

    "Một trong những người Thượng bị đàn áp là cậu học sinh 19 tuổi Nie, người đã nhận nhiều bức thư mời từ chính quyền như là một hình thức đe dọa, thậm chí kiểm soát gia đình cậu. Nie bị mời lên đồn công an 6 lần trong vòng 4 ngày. Hiện cậu ta đang bị vấn đề về tâm lý do căng thẳng quá mức. Những sự đàn áp này không chỉ dừng ở người Thượng hoặc Hmong, mà còn có Hòa Hảo, Cao Đài."

    Bên cạnh đó, cũng có những tiếng nói thừa nhận 'bước tiến đáng kể' của Việt Nam trong vấn đề tôn giáo:

    Ông Sharad Hussain, Đại sứ Lưu động Mỹ về Tự do Tôn giáo Quốc tế khen ngợi:

    "Việt Nam đã cố gắng thực hiện những bước tiến đáng kể, bao gồm việc mở rộng sự công nhận cấp quốc gia đối với một số tổ chức Tin Lành, cho phép một số giáo hội được đăng ký.

    "Tại các thành phố lớn thì vấn đề dường như ít hơn các địa phương, nhiều nơi bắt đầu cấp giấy tờ tùy thân cho cộng đồng Cơ Đốc giáo người H'mong và người Tây Nguyên. 

    "Đó là kết quả vận động từ những cá nhân, đoàn thể dũng cảm, tận tuy bên trong và bên ngoài, được minh chứng bằng những thay đổi từ chính quyền Việt Nam".

    Dù vậy, báo cáo thường niên gần nhất của USCIRF được đưa ra vào ngày 21/04/2021, đánh giá rằng tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam nhìn chung "tiêu cực". Đây là năm thứ 15 liên tiếp Việt Nam bị USCIRF đề nghị đưa vào danh sách các "quốc gia cần quan tâm đặc biệt".

    Nhân chứng nói gì?

    Tham dự hội nghị "Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin khu vực Đông Nam Á 2022" còn có H'Biap Krong, một tín đồ Cơ đốc giáo người Thượng hiện đang ở Thái Lan, từng phát biểu tại nhiều diễn đàn khu vực và quốc tế về quyền phụ nữ dân tộc thiểu số và người bản địa. Từ năm 2016, H'Biap Krong tị nạn sang Thái Lan để tránh bị trừng phạt vì hoạt động hỗ trợ người Tin Lành bị đàn áp.

    "Các dân tộc thiểu số Việt Nam sống qua nhiều thế hệ trên lãnh thổ Việt Nam, chủ yếu ở năm tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên. Mặc dù được gọi là dân tộc anh em nhưng người miền núi năm tỉnh miền Trung Việt Nam vẫn bị phân biệt đối xử chỉ vì sự chênh lệch văn hóa và sự khác biệt trong niềm tin. Tôi nắm trong tay danh sách các tù nhân theo đạo Tin Lành ở Tây Nguyên," H'Biap Krong cho biết.

    H'Biap Krong, một tín đồ Cơ đốc giáo người Thượng hiện đang ở Thái Lan

    Nguồn hình ảnh, ẢNH CHỤP MÀN HÌNH

    Chụp lại hình ảnh, 

    H'Biap Krong, một tín đồ Cơ đốc giáo người Thượng hiện đang ở Thái Lan

    Ông Y Pher Hdrue, cựu tù nhân lương tâm tôn giáo (đi tù năm nào? bao nhiêu năm? Năm nào ra tù? Vì sao bị tù) cho biết: "Tình trạng đàn áp, bắt bớ, tra tấn, bỏ tù người Tây Nguyên theo Thiên Chúa giáo không bao giờ chấm dứt. Luôn có những nạn nhân bị bách hại, bỏ tù và luôn có những hội thánh tư gia bị cấm cản. 

    "Cách đây hai tuần, một nhà ngoại giao phương Tây đã đến DakLak để tìm hiểu hiện trạng tự do tôn giáo nơi đây. Để ngăn chặn mọi tiếp xúc, công an đã canh gác trước nhà hoặc mời những người từng đấu tranh tôn giáo lên đồn công an làm việc."

    Quốc tế kêu gọi Mỹ gây sức ép

    Luật sư Sean cho biết: "Tôi hy vọng với cuộc gặp gỡ sắp tới giữa chính phủ Việt Nam và Mỹ [tại Thượng đỉnh Mỹ - ASEAN] sẽ có thể thúc đẩy sự phát triển của tình hình tự do tôn giáo và niềm tin tại Việt Nam." 

    Đại sứ Lưu động Mỹ Sharad Hussain chia sẻ: "Tổng thống Biden, Bộ trưởng Ngoại giao Blinken và tôi làm việc chặt chẽ với nhau để thúc đẩy và bảo vệ tự do tôn giáo cho mọi người ở khắp mọi nơi, trong đó có Việt Nam. Đây là cam kết của trái tim, của niềm tin vào việc mang lại tự do tư duy và tự do tín ngưỡng. Chúng tôi tin rằng con người có quyền tự do tôn giáo bất kể họ sống ở đâu, bất kể họ tin hoặc không tin vào điều gì."

    Thượng đỉnh Mỹ - ASEAN dự kiến diễn ra vào 28-29/3/2022 được giới quan sát cho là sẽ tập trung vào các vấn đề về hợp tác kinh tế và an ninh. 

    Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN có thể diễn ra đúng hẹn hay bị Campuchia hoãn?

    Chính quyền Việt Nam nói gì?

    Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt phản hồi về Báo cáo tình hình tự do tôn giáo thế giới 2021 của Ủy ban Tự do Tôn giáo quốc tế Mỹ, rằng 'Việt Nam ghi nhận' việc báo cáo đề cập đến những nỗ lực và tiến triển tích cực trong việc đảm bảo và thúc đẩy đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam. 

    "Tuy nhiên, báo cáo vẫn còn một số nội dung, đánh giá thiếu khách quan, không công bằng dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình tại Việt Nam." - trích dẫn từ bài viết "Việt Nam nêu quan điểm về báo cáo tự do tôn giáo, tín ngưỡng của Mỹ" của báo Lao Động ngày 29/04/2021.

    Báo Công An Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Bộ Công an Việt Nam thì cho rằng USCIRF đã phúc trình sai sự thật, khi không phản ánh đúng bản chất tình hình, mà thậm chí cố tình phớt lờ những thành tựu của Việt Nam. Trang này viết "đây chỉ là những lời xuyên tạc, sai sự thật bởi lần nào vào Việt Nam, đại diện của USCIRF cũng chỉ ưu tiên tiếp xúc số chức sắc, nhà tu hành và số tín đồ có thái độ chính trị xấu, mang nặng tư tưởng tôn giáo cực đoan, ít nhiều từng có hoạt động lợi dụng tôn giáo xâm phạm đến an ninh trật tự."

    Vẫn còn nguy cơ mất trắng 36 container hạt điều

    Vẫn còn nguy cơ mất trắng 36 container hạt điều

    Hình minh hoạ: hạt điều phơi khô 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

    Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hạt điều sang Ý vẫn có thể bị mất trắng 36 container hạt điều vì mất chứng từ gốc.

    Truyền thông Nhà nước Việt Nam hôm 21/3 trích của đại diện Hiệp hội hạt điều Việt Nam (VINACAS) cho biết, hiện tại Cảnh sát Kinh tế - Tài chính của Ý đã hỗ trợ Việt Nam, can thiệp để các hãng tàu giữ lại, chưa giao 16 container nhân hạt điều xuất khẩu cho người mua ở Ý. Tuy nhiên, đây chỉ là tạm giữ, nếu các doanh nghiệp không làm thủ tục nhanh chóng để có phán quyết của toà kinh tế, và nếu trát của toà phán quyết giao lại cho các doanh nghiệp Việt Nam thì các doanh nghiệp mới không bị mất hàng.

    Ngoài 16 container đang bị tạm giữ, còn 20 container khác đang trên đường đến các cảng của Ý và dự kiến sẽ đến trong tháng 3 và đầu tháng 4.

    Theo thông tin từ Tham tán thương mại Việt Nam, Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại ý, ông Nguyễn Đức Thanh, trị giá mỗi container khoảng 200 ngàn đô la, tổng cộng trị giá 20 container là khoảng bốn triệu đô la.

    Trước đó, theo thông tin từ Bộ NBộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu 74 container hạt điều sang Ý với phương thức nhờ thu, hay còn gọi là “trả tiền nhận chứng từ D/P”. Tuy nhiên, sau đó các doanh nghiệp Việt Nam nhận được thông tin các chứng từ gốc chuyển từ Việt Nam qua châu Âu đã thất lạc. Các doanh nghiệp Việt đứng trước nguy cơ bị mất hơn một nghìn tỷ đồng hàng xuất khẩu.

    Dù đã ngưng việc gửi các chứng từ gốc tiếp theo nhưng các doanh nghiệp Việt Nam đã hoàn toàn mất kiểm soát đối với 36 container hàng.

    Thủ tướng Chính phủ Việt Nam hồi tuần trước đã yêu cầu năm bộ ngành gồm Công an, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Công an, Giao thông - Vận tải, và Ngân hàng Nhà nước phải phối hợp với cơ quan chức năng điều tra vụ các doanh nghiệp Việt Nam có nguy cơ bị lừa mất hàng chục container hạt điều xuất sang Ý. 

    Hoa Kỳ-Việt Nam mong muốn nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược

    RFA
    21/3/2022

    Hoa Kỳ-Việt Nam mong muốn nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược

    Đại sứ Hoa Kỳ (P) vừa có buổi làm việc với Bộ trưởng Công thương VN Nguyễn Hồng Diên bàn về việc ổn định hợp tác lâu dài giữa hai nước 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngBnews- RFA edited 

    Đại sứ Hoa Kỳ Marc E. Knapper mong muốn Hoa Kỳ trở thành đối tác quan trọng nhất của Việt Nam trong lĩnh vực an ninh năng lượng, lương thực, khí hậu.

    Đại sứ Knapper phát biểu thông tin trên tại buổi làm việc với Bộ trưởng Công thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên và được Bộ Công thương công bố thông tin với truyền thông trong ngày 21/3.

    Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định sẽ hợp tác hiệu quả, chân thành với Hoa Kỳ để đạt những mục tiêu nêu ra đặc biệt trong lĩnh vực hai bên có nhiều tiềm năng và cùng chung lợi ích như duy trì ổn định chuỗi cung ứng toàn cầu, năng lượng, kinh tế số...

    Đại sứ Hoa Kỳ Marc E.Knapper, cũng cam kết sẽ làm việc, hợp tác với Bộ Công Thương, Chính phủ Việt Nam để có thể nâng mối quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ lên tầm quan hệ đối tác chiến lược.

    Đại sứ Knapper đánh giá cao việc Bộ Công Thương phê duyệt Dự án năng lượng phát thải thấp Việt Nam (V-LEEP) do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, đồng thời hy vọng Bộ Công thương tiếp tục thúc đẩy hơn nữa việc chuyển đổi năng lượng của VN cũng như tạo cơ hội đón luồng đầu tư về năng lượng sạch vào VN.

    Cũng tại buổi gặp mặt, ông Nguyễn Hồng Diên nhắc lại việc mật ong VN bị Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) điều tra chống bán phá giá. Ông Diên cho rằng mật ong của VN không phải là nguyên nhân gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất mật ong của Hoa Kỳ. Hiện tại, ngành chế biến mật ong của Hoa Kỳ mới chỉ đáp ứng được hơn 25% tổng nhu cầu tiêu dùng tại thị trường này.

    Qua đó, ông Diên mong muốn VN nhận được sự xem xét tích cực, công bằng và khách quan của DOC trong Kết luận cuối cùng của vụ việc, đảm bảo tuân thủ các quy định của WTO, hướng tới hài hòa lợi ích trong thương mại song phương và các mục tiêu chung của hai nước.

    Bộ trưởng Bộ Công Thương VN kết thúc buổi làm việc cho biết tin tưởng quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ sẽ ngày càng hiệu quả, ổn định lâu dài, tạo cơ sở để tăng cường hợp tác cùng có lợi giữa hai bên, hướng tới nâng tầm quan hệ song phương trong tương lai.


    Không có nhận xét nào