Header Ads

  • Breaking News

    Ts. Phạm Đình Bá- Những giấu hiệu nhỏ về ngày tàn to của Putin



    Secretary of State Antony Blinken, left, stands with Russian Foreign Minister Sergey Lavrov before their meeting, Friday, Jan. 21, 2022, in Geneva, Switzerland. (AP Photo/Alex Brandon, Pool)

    Sự giúp đỡ của các nước dành cho chính phủ và người dân Ukraine là đáng kể — liên minh NATO đã vận chuyển vũ khí trị giá gần một tỷ đô la cho quân đội Ukraine — và một cuộc chiến kinh tế mở chống lại Putin và chế độ của hắn đang dần dần bóp chặt sợi dây thòng lọng vào chế độ độc tài toàn trị ở Nga.

    Cả chiến tranh kinh tế và quân sự đều đi kèm với những nỗ lực đẩy mạnh thay đổi chế độ ở Nga. Chiến tranh bùng nổ đã tạo ra sự tan vỡ nhanh chóng trong giới đầu sỏ cầm quyền của Nga và tầng lớp trung lưu và thượng lưu. [1]

    Một số nhà tài phiệt có truyền thống thân cận với Putin, bao gồm Oleg Deripaska (tài sản khoảng 2,2 tỷ USD), Mikhail Fridman (12,2 tỷ USD) và Pyotr Aven (4,4 tỷ USD), đã công khai kêu gọi chấm dứt xâm lăng vào Ukraine. Con gái đỡ đầu của Putin là Ksenia Sobchak (5 triệu USD), cựu ứng cử viên tổng thống, cũng đã tham gia liên minh chống chiến tranh.

    Hàng trăm nghìn thành viên thuộc tầng lớp trung lưu thượng lưu của Nga đã rời khỏi đất nước. Điển hình là người điều hành chương trình trò chuyện nổi tiếng nhất của Nga, Ivan Urgant, và nhiều học giả từ các tổ chức uy tín nhất của Nga đã đi khỏi Nga trong thời gian vài tuần qua.

    Cũng đã có một làn sóng từ chức trên các phương tiện truyền thông nhà nước của Nga, bao gồm Russia Today và TV Channel 1. Trong một vụ việc được công bố rộng rãi, Maria Ovsiannikova, một cựu biên tập viên của Channel 1, đã công khai phản đối chiến tranh bất chợt trong một chương trình thời sự vào lúc có hàng triệu khán giả đang coi truyền hình.

    Sau khi phản đối, Ovsiannikova đã bị thẩm vấn trong 14 giờ và nhận khoản tiền phạt 30.000 rúp, tương đương khoảng 275 USD vào thời điểm đó, hầu như chỉ là một cái tát nhẹ vào cổ tay. Trong một video trên mạng xã hội, Ovsiannikova đã kêu gọi mọi người tham gia các cuộc biểu tình phản chiến và bày tỏ sự ủng hộ đối với nhà đối lập nổi tiếng hiện đang bị cầm tù Alexei Navalny.

    Kể từ đó, cô đã có thể trả lời phỏng vấn cho nhiều tờ báo quốc tế, bao gồm cả DerSpiegel của Đức và CNN. Sự đối xử nhẹ nhàng của Điện Kremlin đối với Ovsiannikova là một dấu hiệu cho thấy chính phủ Nga nhận thức rõ ràng rằng các vị trí của cô được chia sẻ bởi các bộ phận đáng kể trong giai cấp thống trị và tầng lớp trung lưu thượng lưu.

    Mặc dù áp dụng chế độ kiểm duyệt nghiêm ngặt, tờ báo kinh doanh Kommersant, tờ báo kinh doanh của Nga, tương đương với Wall Street Journal hoặc Financial Times, đã đăng một số câu chuyện và hình ảnh trên phương tiện truyền thông xã hội chỉ ra rằng ít nhất các bộ phận trong ban biên tập của họ phản đối chiến tranh. [1]

    Tuần trước, tài khoản Twitter của tờ báo đã đăng một cuộc phỏng vấn với người đứng đầu cơ quan tình báo quân sự của Nga, Sergey Naryshkin, với hình ảnh của Naryshkin trước tấm áp phích có dòng chữ “Nuremberg” —một ám chỉ không tinh tế để gợi ý rằng ông ta phải chịu trách nhiệm về tội ác chiến tranh.

    Phó giám đốc công ty mẹ của Kommersant, Andrei Kolesnikov, đã viết nhiều bài báo về các bài phát biểu quan trọng của Putin về chiến tranh, trong khi tuân thủ tất cả các quy tắc kiểm duyệt, được đưa ra với giọng điệu mỉa mai và gay gắt, thể hiện rõ rằng Kolesnikov phản đối đường lối của Putin.

    Nga là một trong những xã hội bất bình đẳng nhất trên thế giới. Tính đến năm 2020, 10% của đất nước sở hữu 87% toàn bộ tài sản của đất nước. Bất kể những xích mích gay gắt bên trong những tầng lớp này đối với việc chế độ Putin liều lĩnh xâm lăng Ukraine, chúng đều đại diện cho lợi ích của tầng lớp thượng lưu ở Nga. [1]

    Chế độ Putin đã đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị đáng kinh ngạc do chiến tranh gây ra bằng cách đưa chủ nghĩa quân phiệt Nga lên một tầm cao mới. Trong cuộc họp tuần trước với các chính trị gia hàng đầu trong nước, Putin cảnh báo rằng bất kỳ ai phản đối “hoạt động quân sự ở Ukraine” (thuật ngữ “chiến tranh” bị cấm ở Nga) sẽ bị coi là “kẻ phản bội quốc gia” và phải đối mặt với án tù.

    Hôm thứ Sáu 18/03/2022, Putin xuất hiện tại sân vận động thể thao Luzhniki ở Moscow trước 80.000 khán giả. Phát biểu trong 8 phút trước các biểu ngữ “Vì một thế giới không có chủ nghĩa Quốc xã” và “Vì nước Nga”, Putin trình bày chiến tranh là một bước cần thiết để ngăn chặn “một cuộc diệt chủng” đối với người Nga và đảm bảo “sự thống nhất” của đất nước. Không rõ bao nhiêu dân Nga có thể đồng tình với cách trình bày vụ xâm lăng Ukraine của Putin theo kiểu bóp méo sự thật nầy.

    Putin có lẽ đang cảm thấy áp lực về việc thay đổi chế độ ở Nga. Thế giới đang thu hút các bộ phận đầu sỏ và các tướng lĩnh và quân đội Nga để quay lưng lại với Putin. Cơ hội để Putin bị truy tố vì tội ác chống lại loài người đang dần tăng lên. [1]

    Bài học về độc tài toàn trị ở Nga có thể có giá trị cho các chế độ đọc tài toàn trị ở những nước khác. Khi các chế độ nầy kềm chế suy nghĩ độc lập và thảo luận mở trong xã hội, điều nầy gia tăng sự cô lập của bọn lãnh đạo khiến chúng dần dần xa rời thực tế. Các nghiên cứu về bệnh tâm thần của bọn lãnh đạo độc tài toàn trị cho thấy chúng có thể làm những điều sai lầm mà những người bình thường không bao giờ nghĩ đến những điều nầy. [2]

    Nguồn:

    1. Clara Weiss. Russia threatens rupture of diplomatic ties with US amidst growing frictions within the oligarchy. 22/03/2022; Available from: https://www.wsws.org/en/articles/2022/03/22/russ-m22.html?pk_campaign=newsletter&pk_kwd=wsws.

    2. Phạm Đình Bá. VNTB – Bệnh tâm thần của bọn lãnh đạo độc tài toàn trị 15/03/2022 Available from: https://vietnamthoibao.org/vntb-benh-tam-than-cua-bon-lanh-dao-doc-tai-toan-tri/.

    Không có nhận xét nào