Header Ads

  • Breaking News

    Tin tức thế giới ngày Thứ hai 04 tháng 4 năm 2022

    Chiến tranh Ukraina: LHQ hoài nghi, đòi mở điều tra độc lập về tội ác chiến tranh tại Bucha



    Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres phát biểu với báo giới về hành động Nga xâm lược Ukraina, New York, Mỹ, ngày 14/03/2022. REUTERS - ANDREW KELLY

    Chủ Nhật, ngày 03/04/2022, Kiev tố cáo Nga có hành động « diệt chủng » khi khẳng định phát hiện tổng cộng 410 thi thể thường dân, trong đó có 300 tại một hố chôn tập thể ở Bucha, gần thủ đô Ukraina. Lời cáo buộc này đã bị phía Nga mạnh mẽ bác bỏ. Trong khi Liên Hiệp Quốc tỏ ra cẩn trọng, kêu gọi mở một cuộc điều tra độc lập.

    Cơ quan phụ trách nhân quyền của Liên Hiệp Quốc cho rằng những phát hiện này làm dấy lên nhiều nghi vấn nghiêm trọng về « khả năng phạm tội ác chiến tranh ». Cũng theo tổ chức này, nhân viên của Liên Hiệp Quốc đang có mặt ở hiện trường vẫn chưa thể xác nhận các thông tin trên, đồng thời bày tỏ quan ngại về « những hình ảnh và các đoạn video hiện có về vụ việc, kể cả những hình ảnh các thi thể tay bị trói ngoặt ra sau lưng ».

    Ngoài ra, Liên Hiệp Quốc không loại trừ việc « thi thể lính Nga hay Ukraina bị sát hại trong các cuộc giao tranh thù nghịch », hay những thường dân chết vì nguyên nhân tự nhiên như có vấn đề sức khỏe, bị đột đột quỵ hay do thiếu thuốc điều trị… cũng có thể nằm trong số « 300 nạn nhân mà chính quyền thành phố tuyên bố tìm thấy và được chôn cất ». Tuy nhiên trước khả năng có tội ác chiến tranh, cơ quan nhân quyền của Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh : « Điều quan trọng là phải thực hiện tất cả các biện pháp để bảo đảm lưu giữ bằng chứng. »

    Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cho biết « vô cùng sốc trước những hình ảnh thường dân bị giết hại ở Bucha ». Trong một thông cáo ngắn gọn, ông kêu gọi « một cuộc điều tra độc lập cho phép trừng phạt những người có trách nhiệm là điều cần thiết ».

    Chiến tranh Việt Nam: Việt Cộng giết dân lành: Thảm sát Tết Mậu Thân 1968















    “Marilyn B. Young trong sách tựa đề The Vietnam Wars, 1945-1990 ghi lại

    “Trong những ngày đầu của cuộc chiếm đóng quả thực có những vụ xử tử công khai tại chỗ…khi trận chiến gần kết thúc bởi cuộc công pháo, lính miền Bắc trên đường rút lui xử tử những người họ đang giam giữ thay vì thả họ ra hay bắt theo làm tù binh- với con số người chết không nhiều như chính phủ Sài Gòn và Washington công bố, nhưng nhiều đủ để tạo những câu hỏi tang thương cho những người sống sót ở Huế”. (Wikipedia tiếng Việt online ngày 4-2-2008) Phóng viên Thiện Giao của đài RFA qua bài “Huế, 25 ngày kinh hoàng của 40 năm trước” thì theo ông Nguyễn Lý Tưởng, cựu Dân biểu khu vực Thừa Thiên Huế kể lại:

    “Tại thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, 22 địa điểm tìm được là các mồ chôn tập thể. Trong 22 địa điểm này, người ta đếm được 2.326 sọ người. Sau tết, chúng tôi lập Hội Gia đình Nạn nhân Cộng sản trong Tết Mậu Thân. Các gia đình kê khai có người chết, có người mất tích, lên đến 4.000 gia đình. Người ta ước tính vào khoảng 6.000 người. Có nhà báo ước tính 5.000 người. Chúng tôi cho con số 5 đến 6 ngàn là không sai lệch lắm đâu…

    “Đỉnh điểm là Khe Đá Mài, thuộc núi Đình Môn Kim Ngọc, tại đây khoảng 400 bộ hài cốt đã được tìm thấy. Những hài cốt tìm thấy tại Khe Đá Mài chính là của những người trú ẩn tại xứ đạo Phủ Cam, xã Thủy Phước, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên.

    Kinh tế Nga dường như đứng vững bất chấp khó khăn

    Nga đang bị cộng đồng quốc tế tẩy chay, nhưng về tài chính nước này vẫn đang hợp tác phần nào với thế giới. Vào thứ Hai, chính phủ Nga sẽ đến hạn thanh toán một khoản trái phiếu lớn, với phần đông các chủ nợ trông đợi Nga sẽ trả đúng hạn. Hầu hết các công ty Nga cũng đang tuân thủ thời hạn trả nợ, ngay cả khi người nhận là các nhà đầu tư đáng ghét ở Mỹ hay Liên minh châu Âu.

    Trả nợ trái phiếu là một phần trong bức tranh lớn hơn về một nền kinh tế Nga dường như ít bị ảnh hưởng bởi chiến tranh. Dù sụp đổ trong những ngày đầu chiến tranh, đồng rúp bất ngờ tăng giá trở lại trong những tuần gần đây, với hệ thống ngân hàng trông có vẻ vững chắc. Hiện nền kinh tế thực cũng đang hoạt động tốt một cách kỳ lạ. Một chỉ số hàng tuần cho thấy GDP Nga hiện cao hơn 5% so với một năm trước. Với nguồn thu liên tục từ xuất khẩu dầu và khí đốt, kinh tế Nga vẫn trụ vững.

    Ukraina và phương Tây phẫn nộ về vụ thảm sát thường dân ở Bucha


    Hố chôn hai người ngay trong vườn khu dân cư. Các nhân chứng khẳng định nhìn thấy lính Nga bắn chết hai người này, Bucha, Ukraina, ngày 03/04/2022. REUTERS - ZOHRA BENSEMRA

    Hôm qua, 03/04/2022, tổng thống Ukraina và phương Tây đã bày tỏ sự phẫn nộ về vụ thảm sát các thường dân tại Bucha, thành phố nằm gần thủ đô Kiev mà quân Nga vừa rút đi. Sau vụ này, phương Tây sẽ ban hành các trừng phạt mới đối với Matxcơva.

    Hiện giờ chưa rõ tổng số người bị giết ở Bucha là bao nhiêu. Theo chưởng lý Ukraina, Iryna Venediktova, xác của 410 thường dân đã được tìm thấy tại các khu vực thuộc vùng Kiev mà quân Ukraina vừa chiếm lại được. Riêng phóng viên hãng tin AFP đã tận mắt nhìn thấy thi thể của ít nhất 22 người mặt thường phục trên đường phố Bucha, “bị bắn vào gáy”, theo lời của thị trưởng Anatoli Fedorouk nói với AFP.

    Từ Kiev, các đặc phái viên Sami Boukhelifa và Vincent Souriau gởi về bài tường trình:

    Những thi thể của đàn ông, phụ nữ mặc thường phục vẫn còn trên các đường phố Bucha, rải ra trên hàng trăm mét, trong một thành phố đã biến dạng hoàn toàn do các trận giao tranh. Các nạn nhân nằm úp mặt xuống đất, có khi tay bị trói, một dấu hiệu cho thấy họ đã bị hành quyết, theo tố cáo của các tổ chức bảo vệ nhân quyền.

    Bucha và Irpin, nằm gần nhau, là hai thành phố có vị trí then chốt tại vùng phụ cận Kiev. Từ những ngày đầu của cuộc chiến, hai thành phố này đã bị quân Nga tấn công, oanh tạc dồn dập, với mục tiêu nhắm tới là thủ đô Ukraina gần đó.

    Nhưng các chốt chặt đã đứng vững. Đà tiến của quân Nga bị chặn lại. Sau 30 ngày giao tranh ác liệt, Matxcơva cuối cùng phải thông báo một cuộc "tái triển khai chiến lược" ở miền đông Ukraina. Binh lính của họ rút khỏi Bucha, để lại đằng sau những cảnh tượng kinh hoàng. Các tòa nhà bị đánh sập hoàn toàn, các con đường bị phá nát. Thi thể của những thường dân không kịp chạy trốn nằm chồng chất lên nhau trong một hố chôn tập thể. Chính quyền Ukraina đã phong tỏa Bucha và ban hành lệnh giới nghiêm cho đến sáng thứ 3. Mục đích là để thống kê số nạn nhân, số người còn sống sót và tháo dỡ bom mìn trong thành phố.

    Sau vụ thảm sát thường dân ở Bucha, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky hôm qua đã lên án quân Nga là “những kẻ sát nhân, tra tấn, hãm hiếp, cướp bóc". Theo ông Zelensky, đây chính là “một vụ diệt chủng”. Các nước phương Tây đã đồng loạt lên án “các tội ác chiến tranh” và yêu cầu tiến hành điều tra về các vụ thảm sát thường dân ở Bucha.

    Các nước phương Tây cũng đang dự tính ban hành các trừng phạt mới đối với Nga. Hôm nay, lãnh đạo ngành ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu Joseph Borrell thông báo là Liên Âu đang thảo luận "khẩn cấp" về các trừng phạt mới đối với Matxcơva.

    Hôm nay, tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố ủng hộ việc Liên Hiệp Châu Âu ban hành các trừng phạt đối với các cá nhân, kể cả trừng phạt trong lĩnh vực than đá và dầu hỏa.

    Mỹ viện trợ Moldova 50 triệu đôla để đối phó với tác động của chiến tranh Ukraine

    03/4/2022




    Bà Linda Thomas-Greenfield, Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc.

    Hoa Kỳ sẽ viện trợ cho Moldova 50 triệu đôla để giúp nước này đối phó với những tác động từ cuộc chiến của Nga ở Ukraine, Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc Linda Thomas-Greenfield tuyên bố trong chuyến thăm tới nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ hôm Chủ nhật.

    Bà cho biết khoản viện trợ sẽ hỗ trợ các chương trình, đào tạo và trang thiết bị để quản lý biên giới, nỗ lực chống buôn người, giúp nâng cao trách nhiệm giải trình và tính minh bạch trong lĩnh vực tư pháp, cũng như chống tham nhũng và tội phạm mạng.

    Số tiền này cao hơn con số 30 triệu đôla mà Hoa Kỳ công bố vào tháng trước để hỗ trợ các nỗ lực cứu trợ người tị nạn ở Moldova trong sáu tháng tới.

    Gần 400.000 người tị nạn đã chạy khỏi Ukraine qua ngả Moldova và khoảng 1/4 số đó còn lại ở nước này, theo Liên Hợp Quốc.

    Bất ổn ở Sri Lanka vì khủng hoảng kinh tế

    Trong nỗ lực dập tắt biểu tình, tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa vào cuối tuần qua đã tuyên bố lệnh giới nghiêm 36 giờ, triển khai quân đội và chặn truy cập mạng xã hội. Công chúng đang bày tỏ phẫn nộ với chính sách kinh tế kém cỏi của ông, vốn đưa đất nước vào suy thoái tồi tệ nhất nhiều thập niên qua. Khi nhậm chức vào năm 2019, ông Rajapaksa, một cựu quân nhân, đã hứa “khung cảnh thịnh vượng và huy hoàng,” nhưng rồi mang đến kết quả hoàn toàn ngược lại.

    Cắt giảm thuế sau bầu cử đã làm thất thu thuế tới khoảng 2% GDP, trong khi lệnh cấm hóa chất nông nghiệp vội vàng khiến mùa màng thất bát. Dù Covid-19 làm mất thu nhập từ du lịch, việc đồng nội tệ được neo ở một tỉ giá quá cao đã khiến kiều hối chảy vào các kênh không chính thức. Dự trữ ngoại hối giảm 70% chỉ trong vòng hai năm, trong khi các nhà máy điện bị thiếu nhiên liệu, gây ra tình trạng cắt điện luân phiên kể từ tháng 2. Hồi tuần trước, mất điện kéo dài lên đến 13 tiếng liên tục, khiến biểu tình càng thêm dữ dội. Nhưng không có ai nhận trách nhiệm. Với việc bị các đồng minh quan trọng bỏ rơi trong những ngày gần đây, vẫn chưa rõ bước tiếp theo của ông Rajapaksa sẽ là gì.

    Sắp công bố báo cáo thứ ba của Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu

    Tranh luận chính trị xoay quanh phần thứ ba (2022) của báo cáo của Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) kéo dài cho đến tối Chủ nhật, khi các chính phủ và nhà khoa học bàn về hiện trạng của khoa học khí hậu.

    Hai phần báo cáo trước của IPCC xác nhận khí hậu đang thay đổi nhanh hơn – với hậu quả tồi tệ hơn – so với dự báo trước đây. Được gọi là báo cáo “giải pháp,” phần thứ ba này sẽ tập trung vào cách ổn định nhiệt độ toàn cầu cho tới năm 2100. Gần như chắc chắn rằng việc ngăn chặn toàn cầu nóng lên thêm 1,5°C – theo Thỏa thuận Paris – không phải là bất khả thi, nhưng vô cùng khó khăn. Nó đòi hỏi phải giảm nhanh chóng và đáng kể nhiên liệu hóa thạch, khiến các chính phủ đứng trước những lựa chọn khó khăn.

    Các báo cáo của IPCC cần được 195 chính phủ phê duyệt. Thảo luận về phần thứ ba, dự kiến kết thúc vào thứ Sáu này, vẫn đang tiếp tục diễn ra trong tối Chủ nhật, dấu hiệu cho thấy khoa học khí hậu đang thực sự trở thành một chiến trường chính trị.

    Hoa Kỳ ‘bỏ ngỏ’ tư cách thành viên của Đài Loan trong Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ – Thái Bình Dương


    Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai tại Tòa nhà Văn phòng Longworth House vào ngày 30/3/2022 ở Washington, DC. (Ảnh Getty Images)

    Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai hôm thứ Năm (31/3) từ chối cho biết việc Đài Loan có được mời tham gia Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ – Thái Bình Dương của chính quyền ông Biden hay không, khiến Thượng viện chỉ trích rằng việc loại trừ hòn đảo này sẽ bỏ lỡ một cơ hội.

    Đài Loan đã bày tỏ mong muốn trở thành “thành viên đầy đủ” trong Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ – Thái Bình Dương (IPEF) sắp tới, đây là một phần trong nỗ lực của chính quyền nước này nhằm chống lại sức ép kinh tế và quân sự ngày càng tăng của Bắc Kinh trong khu vực.

    Tư cách thành viên của Đài Loan vẫn đang bị ‘bỏ ngỏ

    Chính quyền nước này cho biết, Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ – Thái Bình Dương (IPEF) vẫn còn non trẻ, đặt mục tiêu phát triển toàn diện nhưng chưa công khai chi tiết bất kỳ kế hoạch thành viên nào. IPEF được thiết kế như một khuôn khổ kinh tế linh hoạt sẽ gắn kết các thành viên về an ninh chuỗi cung ứng, cơ sở hạ tầng, tiêu chuẩn lao động, năng lượng xanh và các vấn đề khác.

    Bà Katherine Tai làm chứng trước Ủy ban Tài chính Thượng viện, gọi Đài Loan là một đối tác thiết yếu, nhưng không có quyết định nào được đưa ra về tư cách thành viên. Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai. (Ảnh Getty Images)

    “Về quan điểm của Đài Loan, nói chung, chúng tôi đang trao đổi với những ai người tâm đến việc tham gia khuôn khổ này”, bà Tai nói khi được Thượng nghị sĩ Bob Menendez hỏi liệu hòn đảo này có được mời tham gia khuôn khổ này hay không.

    “Việc tham gia vào Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ – Thái Bình Dương (IPEF) vẫn đang được xem xét, và theo như tôi biết thì chưa có quyết định nào được đưa ra”, bà Tai, một luật sư người Mỹ gốc Á đã được chỉ định làm Đại diện Thương mại Mỹ cho biết.

    Ông Menendez trả lời rằng, hòn đảo do chính quyền Trung Quốc tuyên bố chủ quyền là một đối tác thương mại và chiến lược quan trọng gắn bó với an ninh kinh tế của Hoa Kỳ.

    “Tôi hiểu được ý tứ của câu trả lời đó rằng, chúng tôi sẽ không đưa Đài Loan vào IPEF, đồng nghĩa với việc chúng tôi đang bỏ lỡ cơ hội”, ông nói.

    Cuộc trao đổi diễn ra sau một lá thư ngày 30/3 từ 200 thành viên Quốc hội của cả lưỡng đảng, bao gồm các đảng viên Cộng hòa Michael McCaul, Liz Cheney và Elise Stefanik, và các đảng viên Dân chủ Ted Lieu, Ro Khanna và Elissa Slotkin, thúc giục bà Tai và Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Gina Raimondo mời Đài Loan tham gia IPEF.

    “Sự tham gia của Đài Loan cũng sẽ gửi một tín hiệu rõ ràng rằng, Hoa Kỳ sẽ sát cánh cùng với các đồng minh và đối tác của mình và sẽ không bị CHND Trung Hoa bắt nạt”, các đại diện cho biết, đề cập đến Trung Quốc.

    Bức thư đã được đăng tải trên trang web chính thức của Quốc hội. Tổng thống Đài Loan Thái Anh văn phát biểu trong chuyến thăm Căn cứ Không quân Bành Hồ ở quận Bành Hồ, Đài Loan, vào ngày 22/9/2020. (Ảnh: Sam Yeh / AFP qua Getty Images)

    Một số nhà phân tích cho rằng, việc Đài Loan tham gia vào kế hoạch này có thể khiến các nước trong khu vực do dự tham gia vì sợ bị Trung Quốc trả đũa.

    Bộ Thương mại đã chuyển yêu cầu bình luận của Reuters tới Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng. Cơ quan này cũng cho biết, không có quyết định nào được đưa ra về tư cách thành viên của Đài Loan.

    Người phát ngôn của Đại sứ quán của Đài Loan tại Washington cho biết: “Về IPEF, Đài Loan sẽ tiếp tục trao đổi quan điểm với Mỹ thông qua các cơ chế, kênh kinh tế và thương mại hiện có”.

    Mặc dù không có quan hệ chính thức với Washington, nhưng Đài Loan là một trong những nền kinh tế và dân chủ sôi động nhất châu Á, đồng thời là nhà sản xuất hàng đầu các chất bán dẫn quan trọng đối với chuỗi cung ứng toàn cầu.

    Đài Loan ủng hộ Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ – Thái Bình Dương của Mỹ

    Trưởng đoàn đàm phán Thương mại John Deng cho biết vào ngày 09/03 khi ông phát biểu tại hội thảo qua mạng về vai trò của Đài Loan trong chuỗi cung ứng toàn cầu do Viện Brookings – một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington tổ chức: “Đài Loan rất sẵn lòng ủng hộ Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ – Thái Bình Dương của Mỹ”. Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một hội nghị thượng đỉnh trực tuyến từ Phòng Roosevelt của Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 15/11/2021. (Ảnh Getty Images )

    ​​Vào ngày 11/02, Nhà Trắng đã phát hành một văn bản dài 18 trang về Chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương khi Mỹ đang đặt mục tiêu đẩy lùi những gì nước này coi là nỗ lực của Trung Quốc để tạo ra một phạm vi ảnh hưởng trong khu vực và trở thành cường quốc có ảnh hưởng nhất thế giới. Báo cáo cho biết các chính phủ khu vực nên có quyền tự do và không bị ép buộc khi đưa ra các lựa chọn về chủ quyền của riêng họ.

    Báo cáo cũng đề cập đến Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ – Thái Bình Dương mà chính quyền Biden có kế hoạch khởi động vào đầu năm nay. Theo báo cáo, mối quan hệ đối tác đa phương sẽ là cơ sở cho việc tăng cường quan hệ thương mại, đầu tư và ngoại giao của Mỹ với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, nơi được Chính quyền Trump công nhận là “trọng điểm của thế giới”.

    Ông Deng nói trong khi đưa ra nhận xét quan trọng của mình vào ngày 09/03: “Chúng tôi tin rằng sự tham gia của chúng tôi sẽ củng cố hơn nữa khuôn khổ này. Đài Loan là một đối tác đáng tin cậy và ổn định về mặt chính trị và kinh tế”.

    Trung Quốc là mối đe dọa với trật tự thế giới

    Bộ trưởng không bộ Đài Loan (Bộ trưởng không phụ trách một bộ cụ thể nào) cho biết hòn đảo này đã tích cực duy trì an ninh chuỗi cung ứng và không bao giờ gây sức ép lên các nước khác về mặt kinh tế. Thông điệp đề cập đến các hành vi thương mại không công bằng của nước láng giềng lớn nhất qua eo biển Đài Loan – Trung Quốc.

    Trong hai năm qua, Bắc Kinh đã hạn chế nhập khẩu từ Úc, bao gồm thịt bò, than và nho, để trả đũa việc Úc kêu gọi điều tra nguồn gốc của COVID-19. Trung Quốc cũng áp đặt thuế quan đối với rượu và lúa mạch của nước này. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự cuộc họp của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc khóa 13, hôm 8/3/2022, tại Đại lễ đường nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh: Andrea Verdelli / Getty Images)

    Trong khi đó, coi Đài Loan là một phần lãnh thổ mình, Trung Quốc đã cố gắng chèn ép Đài Loan một cách chiến lược trên bình diện toàn cầu, đồng thời quấy nhiễu lực lượng không quân của Đài Loan bằng các cuộc xâm nhập lặp đi lặp lại. Theo truyền thông Đài Loan, hòn đảo này đã chứng kiến ​​số lượng kỷ lục là 961 cuộc xâm nhập của quân đội Trung Quốc vào vùng biển và vùng trời của họ trong 239 ngày vào năm 2021.

    Ông Deng nói tại sự kiện trực tuyến: “Tham vọng chính trị và quân sự của Trung Quốc cũng cho thế giới thấy rằng nước này là mối đe dọa đối với trật tự thế giới. Tôi muốn thuyết phục chính phủ Mỹ và tôi hy vọng tất cả khán giả tham gia hội thảo ngày hôm nay có thể giúp chúng tôi truyền tải thông điệp này đến chính phủ Mỹ rằng Đài Loan muốn trở thành một thành viên đầy đủ của khuôn khổ này”.

    Huyền Anh

    Không có nhận xét nào