Header Ads

  • Breaking News

    Tin tức thế giới ngày Thứ tư 20 tháng 4 năm 2022

    Võ Thái Hà tổng hợp

    Mariupol: Nga lại kêu gọi quân Ukraina ra hàng, lực lượng cố thủ khẩn nài quốc tế can thiệp

    Khu phức hợp công nghiệp luyện kim Azovstal, Mariupol ơi những người lính cuối cùng của Ukraina đang cố thủ trước cuộc tấn công của quân Nga. Ảnh chụp ngày 19/04/2022. REUTERS - ALEXANDER ERMOCHENKO 

    Hôm qua 19/04/2022, bộ Quốc Phòng Nga một lần nữa kêu gọi những nhóm binh sĩ Ukraina cuối cùng, bảo vệ khu vực nhà máy luyện kim Azovstal, hạ vũ khí. Trên Facebook, một chỉ huy lực lượng Ukraina kháng cự ở đây hôm nay, 20/04, khẳng định họ chỉ có thể bám trụ lại đây « trong một vài ngày, thậm chí chỉ trong ít giờ nữa ».   

    Hôm qua, chính quyền Nga chính thức tuyên bố mở chiến dịch Donbass. Cùng lúc với việc kêu gọi toàn bộ quân đội Ukrain « đầu hàng », bộ Quốc Phòng Nga một lần nữa kêu gọi lực lượng Ukraina cố thủ tại Azov chấm dứt « cuộc kháng cự vô nghĩa ». Phía Nga thông báo mở một hàng lang nhân đạo từ trưa hôm qua để mở đường cho các binh sĩ Ukraina rời khu vực nhà máy Azovstal. Tuy nhiên vào lúc 19 giờ, giờ quốc tế, theo một quan chức quốc phòng Nga, « chưa có ai sử dụng hành lang nhân đạo này ».  

    Hôm nay, theo AFP, ông Serguiy Volyna, một chỉ huy của lữ đoàn lính thủy đánh bộ số 36 cố thủ tại nhà máy Azovstal cho biết quân Nga chiếm ưu thế tuyệt đối về hỏa lực, trên không, trên bộ, với lực lượng « đông gấp 10 lần ». Chỉ huy lữ đoàn lính thủy đánh bộ Ukraina « kêu gọi và khẩn nài các lãnh đạo thế giới can thiệp cứu giúp », để đưa lực lượng tại đây « đến lãnh thổ một nước thứ ba ». Viên chỉ huy nói trên cũng cho biết còn đến hàng nghìn thường dân đang bị kẹt tại khu vực nhà máy Azovstal.  

    Thông tín viên Anissa El Jabri từ vùng Donetsk gửi về bài phóng sự ghi nhận tình hình tại chỗ :   

    « Từ hai ngày nay áp lực gia tăng tại đây. Có thể thấy nhiều trực thăng và phi cơ chiến đấu bay thấp trên những cánh đồng. Ban ngày cũng như ban đêm, tiếng bom đạn nhiều hơn và mạnh hơn. 

    Sáng hôm nay, chúng tôi thấy trực thăng chở các lực lượng đặc nhiệm áp sát khu vực nhà máy luyện kim Azovstal, cùng với nhiều phi cơ chiến đấu, trước khi Nga thông báo lệnh ngừng bắn tạm thời và tuyên bố thiết lập ba hành lang nhân đạo.  

    Bộ Quốc Phòng Nga kêu gọi ngừng ‘‘cuộc kháng cự vô nghĩa’’, và tuyên bố bảo đảm an toàn cho tất cả những ai rời khỏi khu vực này qua ba ‘‘hành lang nhân đạo’’ do phía Nga thiết lập. Nhiều xe buýt và xe cứu thương đã túc trực tại đây.  

    Chiều hôm nay, tại Mariupol, sau một buổi sáng bom đạn dữ dội, người ta lại nghe thấy tiếng chim hót ven bờ sông. Một số dân cư thành phố ra ngoài với xe đạp, một số người dắt tay nhau đi dạo. Còn rất ít trẻ em trong thành phố. Nhưng một số em nhỏ cùng với cha mẹ có mặt tại một khu chợ cũ. Trên các sạp hàng, có để vài bó củ cải đỏ, một ít khoai tây, và đây đó một hai con cá đặt trên một tờ giấy, và một vài bộ quần áo.  

    Không khí có phần yên ắng nơi đây, nhưng trên đường chiến tuyến tại Donbass, lực lượng Ukraina bắn trả quân Nga. Giới phóng viên không được phép tiếp cận toàn bộ khu vực này ngày hôm nay ».  

    Truyền thông Pháp hôm 18/04 dẫn thông báo của giám đốc điều hành Chương trình Lương thực Thế giới David Beasley, theo đó chưa kể việc thiếu nhiên liệu để sưởi, hơn 100.000 thường dân tại Mariupol đang bị nạn đói đe dọa.  

    Mỹ lo ngại sau khi Trung Quốc tuyên bố đã ký hiệp định an ninh với Solomon 

    20/4/2022 

    Reuters 

    Tòa đại sứ Trung Quốc ở Honiara, Solomon Islands, ngày 2/4/2022.

    Tòa đại sứ Trung Quốc ở Honiara, Solomon Islands, ngày 2/4/2022. 

    Trung Quốc hôm 19/4 cho biết họ đã ký một hiệp định an ninh với Quần đảo Solomon, một động thái làm tăng sự lo ngại của Hoa Kỳ và các đồng minh Australia và New Zealand về việc Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng trong một khu vực vốn từ trước đến nay luôn nằm trong tầm ảnh hưởng của Washington và hai đồng minh này, theo Reuters.

    Tuy nhiên, các quan chức của Quần đảo Solomon trước đó dường như cho rằng chưa có thỏa thuận nào được ký kết.

    Ông Douglas Ete, chủ tịch ủy ban phụ trách các vấn đề công ích của Quốc hội Solomon, nói với các nhà lập pháp rằng các quan chức Trung Quốc sẽ đến vào giữa tháng 5 để ký các hiệp định hợp tác. Thủ tướng Solomon Manasseh Sogavare nói với Quốc hội rằng một thỏa thuận an ninh được đề xuất sẽ không bao gồm việc Trung Quốc đặt căn cứ quân sự.

    Ông Ete cho biết các thỏa thuận sẽ tăng cường hợp tác về thương mại, giáo dục và thủy sản, nhưng ông phản đối ý tưởng cho phép Trung Quốc thiết lập căn cứ quân sự.

    Tại Washington, Nhà Trắng, nơi đang cử một phái đoàn cấp cao của Hoa Kỳ tới thủ đô Honiara của Solomons, trong tuần này, cho biết họ lo ngại về “sự thiếu minh bạch và bản chất không xác định” của hiệp định này.

    Các quan chức Australia cho biết Trung Quốc dường như muốn đánh tiếng trước sự xuất hiện của phái đoàn Mỹ ở Honiara, nơi mà Nhà Trắng cho biết sẽ thảo luận về những lo ngại về Trung Quốc, cũng như việc mở lại đại sứ quán Mỹ.

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết hiệp định khung đã được ký kết gần đây bởi Ủy viên Quốc vụ Vương Nghị và Bộ trưởng Ngoại giao Quần đảo Solomon Jeremiah Manele. Ông Uông không nói chi tiết về việc ký kết diễn ra ở đâu và khi nào.

    Người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng (NSC) cho biết việc ký kết được báo cáo “theo mô hình Trung Quốc đưa ra các thỏa thuận bóng gió, mơ hồ với ít tham vấn trong khu vực về đánh bắt cá, quản lý tài nguyên, hỗ trợ phát triển và bây giờ là các thực tiễn an ninh”.

    NSC sau đó cho biết Hoa Kỳ sẽ “tăng cường can dự trong khu vực để đối phó với các thách thức của thế kỷ 21, từ an ninh hàng hải và phát triển kinh tế đến khủng hoảng khí hậu và COVID-19”.

    Nga tấn công các thành phố của Ukraine, đổ thêm quân vào cuộc chiến 

    20/4/2022 

    AP 

    Binh sĩ Nga trên một con phố ở Mariupol ngày 12/4/2022.

    Binh sĩ Nga trên một con phố ở Mariupol ngày 12/4/2022. 

    Nga tăng cường tấn công quân sự vào các thành phố và thị trấn của Ukraine và đổ thêm quân vào cuộc chiến, tìm cách chia đôi đất nước trong một chiến dịch quan trọng nhắm chiếm trung tâm công nghiệp phía đông với các mỏ và nhà máy than, AP loan tin hôm 20/4.

    Tại Mariupol, thành phố cảng bị tàn phá ở vùng Donbas, quân đội Ukraine cho biết quân đội Nga đã thả bom hạng nặng để san phẳng những gì còn sót lại của một nhà máy thép ngổn ngang - được cho là nơi trú ẩn cuối cùng của các binh sĩ phòng thủ - và pháo kích vào một bệnh viện nơi hàng trăm người đang trú ẩn.

    Bộ Tổng tham mưu Ukraine hôm 20/4 cho biết Nga đang tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công tại nhiều địa điểm khác nhau ở miền đông khi lực lượng của họ thăm dò các điểm yếu trong phòng tuyến của Ukraine. Bộ Tổng tham mưu cho biết trong một tuyên bố rằng việc đánh bại lực lượng kháng cự cuối cùng trong nhà máy thép Azovstal ở Mariupol vẫn là ưu tiên hàng đầu của Nga.

    Phó Thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk cho biết đã có một thỏa thuận “sơ bộ” nhằm mở ra một hành lang nhân đạo cho phụ nữ, trẻ em và người già rời khu vực tây của Mariupol về thành phố Zaporizhzhia do Ukraine kiểm soát vào chiều 20/4.

    Bà cho biết trên mạng Telegram rằng thường dân ở Mariupol đang phải đối mặt với một “tình huống nhân đạo thảm khốc”.

    Trước đó, bà Vereshchuk cho biết không có thỏa thuận nào đạt được với Nga về tuyến đường sơ tán trong ba ngày qua. Không có xác nhận ngay lập tức từ phía Nga, nước đã đưa ra một tối hậu thư mới cho quân phòng thủ Ukraine đầu hàng hôm 20/4 sau khi một tối hậu thư trước đó bị phớt lờ.

    Bộ Quốc phòng Nga cho biết những người đầu hàng sẽ được tha mạng và được điều trị y tế. Quân đội Ukraine nhất quyết không đầu hàng.

    Một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ, không nêu tên khi thảo luận về đánh giá của Lầu Năm Góc về cuộc chiến này, cho biết phía Nga đã bổ sung thêm hai đơn vị chiến đấu, được gọi là các nhóm chiến thuật cấp tiểu đoàn ở Ukraine trong 24 giờ trước đó. Con số này đã nâng tổng số đơn vị Nga đưa sang Ukraine lên 78, tất cả đều ở miền nam và miền đông, tăng so với con số 65 đơn vị vào tuần trước, quan chức này cho biết.

    Như vậy phía Nga đã đưa sang Ukraine từ 55.000 đến 62.000 binh sĩ, tính theo mỗi đơn vị điển hình có từ 700 đến 800 binh sĩ, dựa trên những gì Lầu Năm Góc nói khi bắt đầu cuộc chiến. Tuy nhiên, việc xác định chính xác năng lực chiến đấu của Nga ở giai đoạn này là rất khó.

    Tình hình chiến sự ở Mariupol

    Trong gần hai tháng qua, thành phố cảng Mariupol của Ukraine đã bị quân đội Nga vùi dập trong biển lửa. Từ những ngày đầu tiên, Nga đã nhắm vào cơ sở hạ tầng dân sự như bệnh viện và hầm trú bom tại đây. Hàng chục ngàn người thiệt mạng mà không được chôn cất đàng hoàng. Ước tính còn khoảng 80.000 cư dân thành phố vẫn đang ở bên rìa sự sống và cái chết. Giữa hoàn cảnh khó khăn đó, các lực lượng còn sót lại ở Mariupol – Tiểu đoàn Azov và Lữ đoàn 36 Thủy quân Lục chiến – vẫn tuyên bố chiến đấu đến cùng.

    Ý chí của họ đang được thử thách. Hôm thứ Ba, Nga đã ra tối hậu thư cho các lực lượng Ukraine đang ẩn náu trong nhà máy thép Azovstal ở Mariupol. Khoảng một nghìn thường dân cũng được cho là đang ở trong nhà máy này. Với hậu cần cạn kiệt, không rõ lực lượng phòng vệ Mariupol sẽ cầm cự được bao lâu. Nhưng ngay cả khi thất bại, họ cũng có thể giữ chân quân Nga và giúp cho quân Ukraine ở những nơi khác có thêm thời gian đối phó.

    G20 họp cấp bộ trưởng ở Washington

    Các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương của G20 sẽ nhóm họp vào thứ Tư tại Washington trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng toàn cầu xấu đi. Hiện lãi suất có khả năng tăng cao ở Mỹ khi Cục Dự trữ Liên bang đẩy mạnh chống lạm phát – một việc có nguy cơ đẩy nền kinh tế vào suy thoái. Châu Âu đang vật lộn với giá năng lượng cao, vốn sẽ còn tăng nếu EU hạn chế nhập khẩu dầu từ Nga. Trong khi đó Trung Quốc kiên trì chiến lược “zero covid” với các đợt phong tỏa đầy tốn kém nhằm ngăn chặn biến thể Omicron bùng nổ.

    Ngoài các vấn đề kinh tế và tài chính, G20 cũng phải thảo luận về Nga. Anton Siluanov, bộ trưởng tài chính của Nga, được cho là sẽ tham dự online. Hồi đầu tháng bộ trưởng tài chính Mỹ Janet Yellen đã tuyên bố Nga nên bị trục xuất khỏi G20 — và Mỹ dự kiến tẩy chay họp nếu Nga tham dự.

    Hai ứng viên tổng thống Pháp sắp tranh luận

    Bốn ngày trước vòng cuối cùng của cuộc bỏ phiếu bầu tổng thống Pháp hôm 24 tháng 4 tới đây, hai ứng viên sẽ tranh luận trực tiếp trên truyền hình vào tối thứ Tư. Còn nhớ cuộc tranh luận năm 2017 cũng là giữa Emmanuel Macron, tổng thống có quan điểm trung dung, và Marine Le Pen, nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân túy – dân tộc của đảng Mặt trận Quốc gia Pháp. Nó trở thành một cột mốc quan trọng của cuộc bầu cử.

    Khi ấy, bà Le Pen đã không thể chứng tỏ bản thân là nhà lãnh đạo có năng lực, và luôn bị dẫn trong các cuộc thăm dò ý kiến. Giờ đây bà có sự chuẩn bị tốt hơn và sẽ tìm cách miêu tả ông Macron là một người theo chủ nghĩa tinh hoa xa cách quần chúng. Tuy nhiên gần đây bà bị chỉ trích trên một loạt vấn đề, đặc biệt là thái độ thù địch với EU và NATO, cũng như những cử chỉ ủng hộ Nga và thái độ phản đối tự do báo chí. Ông Macron, người vẫn đang dẫn đầu, sẽ tìm cách miêu tả bà Le Pen là một kẻ cực đoan nguy hiểm không thích hợp làm tổng thống.

    Tesla sắp công bố kết quả kinh doanh

    Các nhà đầu tư của Tesla có lý do để lạc quan với kết quả thu nhập sẽ được công ty công bố vào thứ Tư này. Lượng giao xe toàn cầu đạt 310.000 chiếc trong quý đầu tiên của năm 2022 – tăng 68% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Nhưng không phải mọi thứ đều tốt đẹp. Nhà máy Thượng Hải của Tesla đã đóng cửa từ cuối tháng 3 sau khi có bùng dịch covid-19 ở đây. CEO Elon Musk sau đó cho biết các vấn đề về chuỗi cung ứng và chính sách zero covid của Trung Quốc làm cho tình hình trở nên “đặc biệt khó khăn,” nhưng công ty ông đã vượt qua được.

    Sau khi kết quả được công bố, các giám đốc Tesla sẽ đưa ra kế hoạch vượt khó của họ. Có một số ý tưởng đã bì rò rỉ ra ngoài, bao gồm về một hệ thống “khép kín” ở Thượng Hải yêu cầu công nhân ngủ lại qua đêm ở nhà máy. Về lý thuyết các nhà máy mới ở Berlin và Texas có thể giúp tăng sản lượng. Nhưng họ sẽ phải rất nỗ lực để thực hiện được lời hứa của Musk là đạt tăng trưởng doanh số 50% vào cuối năm 2022.

    Canada áp lệnh trừng phạt đối với con gái của Tổng thống Putin, gửi pháo hạng nặng tới Ukraine 

    https://etviet.com/wp-content/uploads/2022/04/CP151690383-700x420-1.jpg

    Thủ tướng Justin Trudeau trình bày trong một cuộc họp báo tại Ottawa hôm 23/02/2022. (Ảnh: Adrian Wyld/The Canadian Press) 

    Thủ tướng Justin Trudeau cho biết Canada sẽ gửi pháo hạng nặng tới Ukraine. 

    Ông Trudeau cho biết ông thường xuyên liên lạc với Tổng thống Volodymyr Zelensky và Canada sẵn sàng đáp ứng những gì Ukraine cần. Ông nói rằng sẽ có thêm chi tiết về cam kết này trong những ngày tới. 

    Người Ukraine đã “chiến đấu như những anh hùng,” ông Trudeau nói. 

    Chính phủ Canada cũng đã trừng phạt thêm 14 người Nga vì mối quan hệ mật thiết của họ với Tổng thống Vladimir Putin, bao gồm cả hai cô con gái trưởng thành của ông. 

    Nga: ‘Không thể có bên thắng trong một cuộc chiến tranh hạt nhân’ 

    https://etviet.com/wp-content/uploads/2022/03/1-111.jpg

    Một quả rocket phóng từ hệ thống hỏa tiễn như một phần của vụ thử hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa trên mặt đất được phóng từ cơ sở Plesetsk ở phía tây bắc nước Nga hôm 09/12/2020. (Ảnh: Dịch vụ Báo chí Bộ Quốc phòng Nga qua AP) 

    Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã bác bỏ tuyên bố rằng Moscow có khả năng viện đến vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Ukraine. Ngoại trưởng Lavrov đã bị chất vấn về vấn đề này trong một cuộc phỏng vấn chuyên sâu với India Today tại Moscow hôm thứ Ba (19/04). 

    Khi ký giả đề cập rằng, “Tổng thống Zelensky nói Nga có kế hoạch sử dụng vũ khí chiến thuật,” ngoại trưởng thậm chí còn không để cô kết thúc câu hỏi. “Ông ấy nói rất nhiều thứ,” ông Lavrov ngắt lời. 

    Ông nhắc nhở rằng Nga chưa bao giờ đề cập đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân như một lựa chọn trong chiến dịch quân sự ở quốc gia láng giềng này, và nhà lãnh đạo Ukraine là người duy nhất lên tiếng về vấn đề này. 

    “Tôi không thể bình luận về những gì mà một người không xứng lắm tuyên bố,” ngoại trưởng cho biết thêm. 

    Ngoại trưởng Lavrov nhắc lại quan điểm “không thể có bên thắng trong một cuộc chiến tranh hạt nhân” và bảo đảm rằng Nga sẽ chỉ dựa vào vũ khí thông thường ở Ukraine. 

    Ông Zelensky đã tuyên bố rằng Moscow có thể sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Ukraine trong cuộc phỏng vấn với CNN hôm thứ Sáu (15/04). 

    “Không chỉ tôi — mà toàn thế giới, tất cả các quốc gia đều phải lo lắng vì nó có thể không phải là thông tin thực, nhưng nó cũng có thể là sự thật,” ông cảnh báo mà không cung cấp bất kỳ bằng chứng nào để chứng minh cho phát ngôn của mình. 

    Nga hướng tới áp dụng ‘các hình thức chiến tranh mới’ 

    Hôm thứ Ba (19/04), Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu cho biết Nga sẽ tiếp tục hiện đại hóa các lực lượng vũ trang của mình. Quan chức kỳ cựu này nhấn mạnh rằng cuộc tấn công Ukraine đã xác nhận tính hợp lý của chiến lược mà Moscow đã lựa chọn trong việc cải tổ quân đội của mình. 

    “Việc thực hiện nhất quán kế hoạch hành động của Bộ Quốc phòng là nhằm phát triển hơn nữa lực lượng lục quân và hải quân, cung cấp cho họ những trang thiết bị quân sự tân tiến. Ngoài ra, việc áp dụng các hình thức chiến tranh mới sẽ cho phép các quân nhân thích ứng tốt hơn với các điều kiện của cuộc đối đầu quân sự hiện đại,” ông Shoigu nói. 

    Nga cáo buộc phương Tây thúc ép Ukraine chiến đấu 

    Bộ trưởng Quốc phòng Nga đã cáo buộc Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây khác cung cấp vũ khí cho Ukraine để nước này tiếp tục chiến đấu “cho đến người Ukraine cuối cùng.” 

    Ông Sergei Shoigu cho biết hôm thứ Ba (19/04) tại một cuộc họp với các đồng minh quân sự hàng đầu rằng Hoa Thịnh Đốn và các đồng minh của họ đang làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga ở Ukraine. 

    Ông lưu ý rằng “nguồn cung vũ khí ngoại quốc ngày càng tăng rõ ràng cho thấy ý định của họ nhằm kích động chế độ Kyiv tiếp tục chiến đấu cho đến người Ukraine cuối cùng.” 

    Ông Shoigu nói rằng quân đội Nga đã “thực hiện nhất quán kế hoạch giải phóng hoàn toàn các nước cộng hòa nhân dân Donetsk và Luhansk.” 

    Kyiv cho biết Nga nhắm tới việc chiếm lãnh thổ, tiêu diệt lực lượng vũ trang của Ukraine 

    Hôm thứ Ba (19/04), Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết mục tiêu của cuộc tấn công quân sự mới của Nga ở miền đông Ukraine là chiếm lãnh thổ, thiết lập liên kết trên bộ giữa các vùng lãnh thổ ở miền đông và Crimea, đồng thời tiêu diệt các lực lượng vũ trang của Ukraine. 

    Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Oleksandr Motuznyak cho biết quân đội Nga đang tấn công dọc toàn bộ chiến tuyến ở miền đông Ukraine, tiến hành bao vây Mariupol ở phía nam và cố gắng bao vây các thành phố ở các khu vực Donetsk và Luhansk. 

    “Mục tiêu là đánh bại các lực lượng Ukraine, thiết lập quyền kiểm soát lãnh thổ của các khu vực Luhansk và Donetsk và thiết lập một hành lang trên bộ tới Crimea,” ông Motuznyak nói trong một cuộc họp báo. 

    Các quan chức Ukraine đã nhiều lần cho biết Moscow muốn chiếm Mariupol và toàn bộ phần lãnh thổ mà quân đội của chính phủ Ukraine vẫn nắm giữ ở Luhansk và Donetsk để tạo liên kết trên bộ với Crimea mà Nga đã chiếm giữ vào năm 2014. 

    Ông Motuznyak nói: “Các nỗ lực chính là để đột phá các vị trí do quân đội Ukraine nắm giữ và họ không ngừng cố gắng giành toàn quyền kiểm soát Mariupol.” 

    Thống đốc khu vực: Quân đội Nga đã chiếm được Kreminna ở miền đông Ukraine 

    Quân đội Nga đã chiếm được thành phố Kreminna ở miền đông Ukraine và quân đội Ukraine đã rút khỏi thành phố này, thống đốc khu vực cho biết hôm thứ Ba (19/04). 

    Kreminna, với dân số hơn 18,000 người trước cuộc chiến với Nga, dường như là thành phố đầu tiên được xác nhận là đã bị quân Nga chiếm đóng kể từ khi họ tiến hành một cuộc tấn công mới ở miền đông Ukraine. 

    “Lực lượng phòng thủ của chúng tôi đã phải rút lui. Họ đã cố thủ ở những vị trí mới và tiếp tục chiến đấu với quân đội Nga.” 

    Ông không cho biết khi nào quân đội Nga thiết lập quyền kiểm soát Kreminna nhưng cho biết họ đã tấn công “từ mọi phía”. 

    Việc chiếm được Kreminna đưa các lực lượng Nga tiến gần hơn đến thành phố Kramatorsk lớn hơn nhiều, một trong những mục tiêu tiềm năng của Nga trong cuộc tấn công vào vùng Donbas, miền đông Ukraine. 

    Việc chiếm được Donbas và thành phố cảng phía nam Mariupol sẽ giúp Nga thiết lập mối liên kết trên bộ giữa lãnh thổ mà nước này kiểm soát ở miền đông Ukraine và khu vực Crimea. 


    Không có nhận xét nào