Header Ads

  • Breaking News

    Thời sự Việt Nam

    Blogger Lê Anh Hùng bị chuyển từ bệnh viện tâm thần về trại giam

    16/5/2022

    Blogger Lê Anh Hùng bị chuyển từ bệnh viện tâm thần về trại giam

    Tù nhân lương tâm Lê Anh Hùng 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngFacebook Hội Anh Em Dân Chủ 

    Blogger Lê Anh Hùng bị chuyển từ Viện Tâm Thần về Trại giam theo quyết định ra ngày 9/5 của Cơ quan An ninh Điều tra thuộc Công an Hà Nội.

    Quyết định nêu rõ “đình chỉ thi hành biện pháp chữa bệnh” tại Viện Pháp y Tâm thần Trung ương, phục hồi điều tra vụ án, điều tra bị can đối với blogger Lê Anh Hùng’ để chuẩn bị đưa ông ra xét xử.

    Một ngày sau, ông Hùng đã bị chuyển từ bệnh viện tâm thần về lại Trại Tạm giam số 1 để chờ ngày ra tòa, nơi ông bị giam giữ gần một năm trước khi bị chuyển đi điều trị tâm thần bắt buộc trong ba năm vừa qua.

    Blogger Lê Anh Hùng bị bắt ngày 5/7/2018 với cáo buộc “Lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của nhà nước…” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự với mức án tù có thể từ ba năm đến bảy năm. Ông đã bị giam trong trại tạm giam và bệnh viện tâm thần tổng cộng ba năm 10 tháng.

    Trả lời phỏng vấn của Đài Á châu Tự do, bà Trần thị Niêm, mẹ của ông Hùng cho biết công an Hà Nội nói rằng đưa ông Hùng về trại giam vài tháng thì sẽ xử.

    Ông Hùng là một blogger khá nổi tiếng vì chỉ trích chế độ cộng sản Việt Nam và từng có thời gian là cộng tác viên của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA). Ông được dư luận chú ý khi tố cáo cựu Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải với vai trò là trùm tội phạm, trùm buôn lậu và làm gián điệp cho Trung Quốc khi ông này còn giữ chức phó thủ tướng.

    Theo gia đình ông, trong thời gian bị điều trị cưỡng bức ở bệnh viện tâm thần, ông bị chích thuốc và bị đối xử tàn nhẫn.

    Trong lần gặp vợ là tù nhân lương tâm Nguyễn Thuý Hạnh tại Viện Pháp y Tâm thần Trung ương hôm 6/5, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh được bà cho biết là ông Hùng bị đưa vào điều trị cùng một khoa với 15 bệnh nhân nữ khác. Tuy ở cùng khoa nhưng an ninh và nhân viên bệnh viện ngăn cản không cho bà Hạnh và ông Hùng nói chuyện với nhau.

    USCIRF: Người tị nạn Việt Nam tại Thái Lan và Campuchia gặp cảnh bấp bênh 

    16/5/2022 

    VOA Tiếng Việt 

    Báo cáo “Tổng quan toàn cầu về người tị nạn chạy trốn sự đàn áp tôn giáo” của USCIRF công bố hôm 12/5/2022.

    Báo cáo “Tổng quan toàn cầu về người tị nạn chạy trốn sự đàn áp tôn giáo” của USCIRF công bố hôm 12/5/2022. 

    Một báo cáo Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) nhận định rằng cuộc sống người tị nạn tôn giáo Việt Nam tại Thái Lan và Campuchia - đa phần là những người chạy trốn sự đàn áp tôn giáo ở khu vực Tây Nguyên - rất bấp bênh.

    Báo cáo “Tổng quan toàn cầu về người tị nạn chạy trốn sự đàn áp tôn giáo” của USCIRF công bố hôm 12/5 cho biết hiện có gần 1,500 người tị nạn Việt Nam tại Thái Lan, bao gồm cả những người đã được Cao ủy Tị nạn LHQ (UNHCR) cấp quy chế, chưa được cấp quy chế và cả những bị từ chối.

    “Phần lớn người Việt tị nạn ở Thái Lan là thành viên của các nhóm Tin lành người Hmong và người Thượng độc lập, những người bị đàn áp vì không chịu từ bỏ đức tin và không chấp nhận tham gia các tổ chức tôn giáo do nhà nước kiểm soát”, USCIRF cho biết.

    Các nhóm tôn giáo khác có thành viên phải đi tị nạn sang Thái Lan bao gồm các cộng đồng Hòa Hảo và Cao Đài độc lập, cũng như các nhóm thuộc giáo hội Phật giáo độc lập, bao gồm các Phật tử Khmer-Krom, cũng theo USCIRF.

    Thái Lan không phải là quốc gia thành viên của Công ước LHQ về người tị nạn năm 1951 trong khi nước này lại thiếu khung pháp lý để bảo vệ người tị nạn và người xin tị nạn. Do đó, những người dù đã được văn phòng UNHCR ở Thái Lan cấp quy chế tị nạn vẫn có thể bị chính quyền Thái Lan coi là người nhập cư bất hợp pháp và phải đối mặt với nguy cơ bị giam giữ và đưa về nước, báo cáo cho biết.

    “Người Thượng theo đạo Tin lành trốn sang Campuchia cũng phải đối mặt với những thách thức tương tự. Trong khi Campuchia là quốc gia thành viên của Công ước về người tị nạn của LHQ, chính phủ Campuchia từ chối cho phép UNHCR tái định cư vĩnh viễn những người Thượng tị nạn sang các nước thứ ba, có thể do áp lực từ chính phủ Việt Nam,” báo cáo USCIRF viết.

    Bộ Ngoại giao Việt Nam và Ban Tôn giáo Chính phủ của Việt Nam chưa phản hồi ngay yêu cầu bình luận của VOA về báo cáo này.

    Từ trước đến nay, chính quyền Việt Nam bác bỏ việc đàn áp tôn giáo và cho rằng quyền tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo của mỗi công dân luôn “được đảm bảo”.

    Thủ tướng Phạm Minh Chính trấn an doanh nghiệp Mỹ, vận động đầu tư vào Việt Nam 

    16/5/2022 

    VOA Tiếng Việt 

    Thủ tướng Phạm Minh Chính và ông Charles Kaye, lãnh đạo Quỹ Warburg Pincus. (Nguồn: TTXVN)

    Thủ tướng Phạm Minh Chính và ông Charles Kaye, lãnh đạo Quỹ Warburg Pincus. (Nguồn: TTXVN) 

    Gặp gỡ hai lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ hôm 15/5 tại New York, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính trấn an họ nói rằng “Chính phủ Việt Nam sẵn sàng đối thoại với doanh nghiệp để giải đáp các thắc mắc”, đồng thời kêu gọi tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực then chốt.

    Tại buổi tiếp ông Charles Kaye, Tổng giám đốc điều hành Quỹ Warburg Pincus, Thủ tướng Chính đề nghị quỹ này cần tìm cách nâng cao hiệu quả trong việc tài trợ vốn, truyền thông Việt Nam loan tin.

    Thủ tướng Chính kêu gọi doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính này của Mỹ đẩy mạnh các nguồn đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực phát triển hạ tầng chiến lược gồm hạ tầng số, giao thông, chuyển đổi số, chống biến đổi khí hậu, thị trường vốn, chuyển đổi năng lượng…

    Trước những vấn đề mà Quỹ Warburg Pincus đề cập như về khả năng hợp tác của doanh nghiệp Việt Nam, sự ổn định của kinh tế vĩ mô, cơ sở hạ tầng, khả năng kết nối, sân bay, logistics; khả năng đối thoại giữa Chính phủ, các bộ ngành, ông Chính khẳng định với ông Kaye: “Chính phủ Việt Nam sẵn sàng đối thoại với doanh nghiệp để giải đáp các thắc mắc, giúp doanh nghiệp hoạt động thuận lợi ở Việt Nam”.

    Báo Quốc tế dẫn lời ông Chính nói: “Tôi muốn giải quyết dứt điểm những băn khoăn của ngài, kể cả tại dự án cụ thể mà ngài nêu ra. Nếu ngài bước ra khỏi phòng này mà còn tiếp tục băn khoăn thì tôi còn băn khoăn hơn ngài. Nếu ngài còn tiếp tục băn khoăn, chúng ta có thể tiếp tục gặp nhau tại Hà Nội”.

    Tương tự, tại cuộc gặp với ông Brendan Duval, lãnh đạo Tập đoàn Glenfarne, Thủ tướng Chính kêu gọi tập đoàn này đầu tư vào Việt Nam trên lĩnh vực năng lượng sạch như điện gió, điện mặt trời để nước này giảm bớt phụ thuộc năng lượng từ bên ngoài, đồng thời đóng góp vào công cuộc chuyển đổi năng lượng ở Việt Nam.

    Cũng tại New York hôm 15/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính và phái đoàn dự lễ khai trương Văn phòng FPT Software, công ty thành viên của Tập đoàn FPT.

    Truyền thông Việt Nam cho biết đây là văn phòng thứ hai tại New York và thứ 10 tại Hoa Kỳ của FPT Software, công ty đang cung cấp dịch vụ công nghệ cho khách hàng tại 30 bang ở Mỹ.

    Khó bình và khó tả về “Rõ ràng, sòng phẳng, mẹ nó, sợ gì đâu!”

    Bình luận của Đồng Phụng Việt
    16/5/2022

    Cuối tuần vừa qua, bộ phận quản trị kênh của Bộ Ngoại giao Mỹ trên YouTube đã gỡ video clip dài khoảng năm phút ghi lại cuộc trò chuyện hết sức... “cởi mở” giữa ông Phạm Minh Chính - Thủ tướng Việt Nam - với tùy tùng, trong khi họ cùng chờ hội kiến với ông Antony Blinken - Ngoại trưởng Mỹ (1). Đó có lẽ là kết quả... “giao thiệp” giữa những viên chức hữu trách trong lĩnh vực ngoại giao của Việt Nam với những viên chức hữu trách trong lĩnh vực ngoại giao của Mỹ.

    Sau khi được giới thiệu trên YouTube và một số cơ quan truyền thông ở bên ngoài Việt Nam (2), video clip vừa đề cập đã khuấy động mạng xã hội, đặc biệt là mạng xã hội Việt ngữ vì người Việt ở cả trong lẫn ngoài Việt Nam có thể lĩnh hội trọn vẹn ý nghĩa của những tuyên bố như:  “Rõ ràng, sòng phẳng, mẹ nó, sợ gì đâu!”, hay việc các viên chức khác trong phái đoàn Việt Nam, người thì gọi đối tác - chính quyền sở tại là “nó”, người thì gọi một vài viên chức cụ thể của đối tác là... “thằng”...

    Chuyện đánh giá tâm thế, tư thế, bản chất, nhận định hay – dở, đúng – sai của những...  “Rõ ràng, sòng phẳng, mẹ nó, sợ gì đâu!”, hay... “nó”, hoặc... “thằng” có lẽ nên dành cho các chuyên gia về phân tâm học hoặc về nghi lễ ngoại giao,... Từ sự kiện ngẫu nhiên nhưng gây ấn tượng vừa mạnh, vừa sâu như vừa biết, kẻ viết bài này chỉ muốn so sánh một chút giữa “Rõ ràng, sòng phẳng, mẹ nó, sợ gì đâu!” với những gì đã xảy ra trên thực tế xoay quanh chuyện ông Chính và tùy tùng đến Washington D.C tuần trước...

    *** 

    Ngày 14/5/2022, các cơ quan truyền thông chính thức tại Việt Nam đồng loạt đưa tin “Thủ tướng Phạm Minh Chính ‘tiếp’ Ngoại trưởng Mỹ” hôm 13/5/2022, tuy nhiên video clip đã đề cập lại cho thấy, rõ ràng ông Chính và tùy tùng chờ gặp Ngoại trưởng Mỹ, chứ không phải chủ động đón Ngoại trưởng Mỹ đến gặp họ, thành ra phần lớn cơ quan truyền thông chính thức tại Việt Nam đã… chủ động… sửa ‘tiếp’… thành… “gặp” (3) dù đường dẫn tin Thủ tướng “tiếp” vẫn còn vết trên Internet (4).

    Với hệ thống chính trị, hệ thống công quyền và hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam thì tưng bừng tuyên truyền, rồi âm thầm sửa chữa, điều chỉnh là... bình thường. “Rõ ràng, sòng phẳng, mẹ nó, sợ gì đâu!”

    Trước đó một ngày (12/5/2022), khi gặp gỡ doanh giới Mỹ do Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC) và Phòng Thương mại Mỹ (USCC) tổ chức, ông Chính tuyên bố: “Tôi sẵn sàng đối thoại với bất cứ ai trên thế giới về kinh tế Việt Nam, về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam!” (5). Song khi tường thuật về cuộc gặp gỡ này, các cơ quan truyền thông chính thức tại Việt Nam chủ động cắt bỏ chuyện ông Chính sẵn sàng đối thoại với bất kỳ ai trên thế giới... “về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam!”.

    Vì sao dân chúng Việt Nam chỉ có quyền biết ông Chính “sẵn sàng đối thoại với bất cứ ai trên thế giới về kinh tế Việt Nam” (6) mà không có quyến biết khi ở bên ngoài Việt Nam, ông còn “sẵn sàng đối thoại về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam!”?

    Đó có phải là “Rõ ràng, sòng phẳng, mẹ nó, sợ gì đâu!”? Và... “Rõ ràng, sòng phẳng, mẹ nó, sợ gì đâu!” đó liệu có liên quan gì đến một “Rõ ràng, sòng phẳng, mẹ nó, sợ gì đâu!” khác?

    Đúng vào lúc ông Chính và tùy tùng lên đường sang Mỹ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN – Mỹ, chính quyền Việt Nam cho phép bà Trần Thị Thúy được xuất cảnh sang Mỹ. Bà Thúy từng bị phạt tám năm tù vì “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” và đã mãn hạn tù vào năm 2018. Ngoài bà Thúy, chính quyền Việt Nam còn tống xuất ông Hồ Đức Hòa - một công dân Việt Nam khác đang thi hành bản án 13 năm tù cũng vì  “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” bằng hình thức bất bạo động, thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình” (7).

    Khoan bàn đến chuyện có bao nhiêu quốc gia trên thế giới xem việc vận động thay đổi chính quyền “bằng hình thức bất bạo động” và “hòa bình” là tội phạm hình sự và vì sao thiên hạ xem bà Thúy, ông Hòa là tù nhân lương tâm, chỉ cần lưu ý đến chuyện, theo luật hình sự Việt Nam, ông Hòa là người phạm tội “đặc biệt nghiêm trọng” (bị truy tố theo khung hình phạt từ 15 năm tù trở lên đến chung thân hoặc tử hình) và đang thi hành bản án có hiệu lực pháp luật...

    Ông Hòa không được “ân xá” hay “đại xá” thì tại sao chính quyền Việt Nam lại thả và tống xuất ông qua Mỹ? Tại sao luật pháp Việt Nam lại có thể... co giãn như thế? Tại sao chính quyền Việt Nam không màng đến việc bị chê bai, chỉ trích vì đem những công dân Việt Nam được thiên hạ xem là tù nhân lương tâm ra đổi chác (8)? Khi luật pháp có thể... co giãn như thế thì lấy gì làm nền tảng xây... “xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”? Đó là hệ quả của lối tư duy, hành xử theo kiểu “Rõ ràng, sòng phẳng, mẹ nó, sợ gì đâu!”?

    tranthithuya.jpeg

    Cựu TNLT Trần Thị Thúy (giữa) tại sân bay Tân Sơn Nhất trước khi lên đường đi Mỹ. Hình: FB Đỗ Văn Thái 

    “Rõ ràng, sòng phẳng, mẹ nó, sợ gì đâu!” kiểu đó có phải là nguyên nhân khiến chính quyền Việt Nam khác biệt với đa số thuộc phần còn lại của nhân loại. Trước đã thế, giờ cũng vậy, đa số thuộc phần còn lại của nhân loại vẫn tiếp tục hối thúc chính quyền Việt Nam tuân thủ các cam kết với cộng đồng quốc tế về tôn trọng dân chủ, thăng tiến nhân quyền (9). Tuy nhiên chính quyền Việt Nam vừa lờ đi, vừa kêu gọi “xây dựng, củng cố sự chân thành, lòng tin giữa các quốc gia”.

    Thiên hạ có tin chính quyền Việt Nam thành tâm, thiện ý khi đề nghị “xây dựng, củng cố sự chân thành, lòng tin giữa các quốc gia” nhưng tại Việt Nam, chính quyền Việt Nam không những không bận tâm đến việc “xây dựng, củng cố sự chân thành, lòng tin” với đồng bào của họ mà còn xem việc vận động thay đổi chính quyền “bằng hình thức bất bạo động”, các diễn biến nhằm chuyển đổi nhận thức, hành vi một cách hòa bình đều là... “tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”?    

    “Rõ ràng, sòng phẳng, mẹ nó, sợ gì đâu!” dường như là một hình thức ám thị, không cần bận tâm thiên hạ nghĩ gì, không cần nghe thiên hạ nói gì và không sợ thiên hạ thấy gì, chỉ cần tìm dịp bày tỏ với “nó” và bất kỳ “thằng” nào vô số... “mong muốn” kiểu như: Mỹ tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ và hợp tác với Việt Nam trong những lĩnh vực mà Mỹ có thế mạnh, Việt Nam đang có tiềm năng và nhu cầu như phòng chống dịch bệnh, chuyển đổi số, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, chống biến đổi khí hậu, đào tạo nguồn nhân lực (10).

    “Rõ ràng, sòng phẳng, mẹ nó, sợ gì đâu!” quả là... khó bình và khó tả!


    Không có nhận xét nào