Header Ads

  • Breaking News

    Tin tức thế giới ngày Thứ hai 02 tháng 5 năm 2022

    Võ Thái Hà tổng hợp

    EU khó đạt đồng thuận về ngưng mua dầu và khí đốt của Nga

    Các bộ trưởng năng lượng EU đang có các cuộc đàm phán khẩn cấp tại Brussels.

    Nguồn hình ảnh, Getty Images

    Chụp lại hình ảnh, 

    Các bộ trưởng năng lượng EU đang có các cuộc đàm phán khẩn cấp tại Brussels.

    Bộ trưởng Kinh tế Đức cho biết EU vẫn không thể đồng ý về việc chấm dứt nguồn cung cấp khí đốt của Nga.

    Các bộ trưởng năng lượng EU đang có các cuộc đàm phán khẩn cấp, nhưng Hungary đã nói rõ rằng họ sẽ ngăn cản có được sự đồng thuận.

    Doanh thu từ nguồn cung khí đốt - hàng triệu euro mỗi ngày - được sử dụng để tài trợ cho cuộc chiến của Nga ở Ukraine

    Richard Prokypcak, lãnh đạo nhà cung cấp năng lượng lớn nhất của Slovakia SPP, đã nói với BBC rằng vẫn có nguy cơ Nga có thể cắt nguồn cung cấp năng lượng cho các quốc gia không trả tiền theo điều kiện của Nga.

    Ông nói rằng "rủi ro chắc chắn là có" và mục tiêu chính của công ty ông là chuẩn bị cho tình huống như thế này.

    Tuần trước, Nga cho biết họ sẽ không cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria nữa sau khi các nước này từ chối thanh toán cho nguồn cung của họ bằng đồng rouble.

    EU cho biết họ coi động thái này là một hình thức tống tiền.

    Trong khi đó Hungary chống lại lệnh cấm hoàn toàn của EU đối với dầu và khí đốt của Nga.

    Người phát ngôn chính phủ là Zoltan Kovacs cho biết Budapest vẫn phản đối việc EU đưa ra lệnh cấm vận đối với dầu và khí đốt nhập khẩu từ Nga.

    Các đường dẫn khí đốt quan trọng nhất tại châu Âu.

    Chụp lại hình ảnh, 

    Các đường dẫn khí đốt quan trọng nhất tại châu Âu.

    "Lập trường của Hungary liên quan đến bất kỳ lệnh cấm vận dầu khí nào không thay đổi: chúng tôi không ủng hộ các lệnh đó," ông nói.

    Lệnh cấm vận toàn bộ đối với hai loại nhiên liệu hóa thạch của Nga hiện đang được Ủy ban EU xem xét để đưa vào loạt lệnh trừng phạt thứ sáu nhằm vào Moscow.

    Các bộ trưởng năng lượng của EU đang hy vọng đạt được lập trường thống nhất về khí đốt và dầu của Nga thông qua một loạt các cuộc đàm phán khẩn cấp trong tuần này.

    Tuy nhiên, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck thừa nhận không có quan điểm nhất trí giữa 27 quốc gia trong khối về việc cắt giảm nguồn cung cấp năng lượng của Nga.

    Về một lệnh cấm vận dầu mỏ tiềm năng, ông nói: "Các quốc gia khác chưa sẵn sàng, và tôi nghĩ điều đó cần được tôn trọng. Ví dụ như trong trường hợp khí đốt, chúng tôi cũng sẽ không sẵn sàng."

    Moscow tiếp tục tuyên bố rằng bên mua khí đốt nước ngoài phải thanh toán vào ngân hàng tư nhân của mình, Gazprombank, và ngân hàng này sẽ chuyển đổi bất kỳ đô la hoặc euro nào thành rouble.

    Ủy ban châu Âu nói các nước châu Âu tuân thủ yêu cầu ngân hàng của Moscow có thể vi phạm các lệnh trừng phạt của EU.

    Trong khi đó Bulgaria cho biết họ đang tìm cách tăng nhập khẩu khí đốt từ Azerbaijan, cũng như thực hiện các thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp.

    Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan nói với BBC rằng có "các lựa chọn để lấy khí đốt từ các đối tác khác", bao gồm cả Mỹ và các quốc gia vùng Vịnh.

    Châu Âu có thể chuyển sang các nhà xuất khẩu khí đốt hiện tại như Qatar, Algeria hoặc Nigeria, nhưng có những trở ngại thực tế đối với việc mở rộng sản xuất một cách nhanh chóng.

    Hoa Kỳ đã đồng ý vận chuyển thêm 15 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) tới châu Âu vào cuối năm nay.

    Châu Âu cũng có thể tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng khác, nhưng làm như vậy không nhanh chóng hay dễ dàng.

    EU đã đề xuất kế hoạch để châu Âu độc lập khỏi nhiên liệu hóa thạch của Nga trước năm 2030 - bao gồm các biện pháp đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt và thay thế khí đốt trong việc sưởi ấm và phát điện.

    EU có thể cho Hungary, Slovakia quyền miễn trừ lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga 

    02/5/2022 

    Reuters 

    Một nhà máy lọc dầu của Hungaria ở Budapest.

    Một nhà máy lọc dầu của Hungaria ở Budapest. 

    Hôm 2/5, hai quan chức EU cho biết Ủy ban châu Âu có thể cho phép Hungary và Slovakia không phải chấp hành lệnh cấm vận mua dầu mỏ Nga, hiện đang được EU chuẩn bị thông qua, theo Reuters.

    Ủy ban châu Âu dự kiến sẽ hoàn thành lệnh cấm này vào 3/5 về công việc tiếp theo và gói thứ sáu của các biện pháp trừng phạt của EU đối với Nga về các hành động của họ ở Ukraine, bao gồm lệnh cấm mua dầu của Nga, mặt hàng xuất khẩu mang lại nguồn thu chính của Moscow.

    Hungary, phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ của Nga, đã nhiều lần nói rằng họ sẽ không ký vào các lệnh trừng phạt liên quan đến năng lượng. Slovakia cũng là một trong những nước EU phụ thuộc nhiều nhất vào nhiên liệu hóa thạch của Nga.

    Để giữ cho khối 27 quốc gia này được thống nhất, Ủy ban có thể đề nghị Slovakia và Hungary “miễn trừ hoặc một thời gian chuyển tiếp dài”, một trong những quan chức cho biết.

    Các quan chức cho biết lệnh cấm vận dầu mỏ có thể sẽ được thực hiện theo từng giai đoạn, rất có thể chỉ có hiệu lực từ đầu năm sau.

    Theo tổ chức nghiên cứu có tên Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch, các nước EU đã thanh toán cho Nga gần 20 tỷ euro kể từ ngày 24/2 khi nước này xâm lược Ukraine trong cái mà Moscow gọi là “hoạt động quân sự đặc biệt”.

    Nhìn chung, 26% lượng dầu nhập khẩu của EU là từ Nga, nhưng sự phụ thuộc khác nhau giữa các quốc gia.

    Dự kiến, gói trừng phạt của EU sẽ được gửi đến các đại sứ của các chính phủ EU vào ngày 4/5.

    Đức sẽ vượt qua lệnh cấm của EU về nhập khẩu dầu Nga bất chấp tình trạng thiếu hụt 

    02/5/2022 

    Reuters 

    Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck.

    Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck. 

    Hôm 2/5, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết Đức sẽ có thể vượt qua lệnh cấm vận của EU đối với nhập khẩu dầu của Nga vào cuối năm nay mặc dù việc ngừng cung cấp có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt, theo Reuters.

    Hai nhà ngoại giao của Liên minh châu Âu (EU) trước đó cho biết khối này đang hướng tới lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga vào cuối năm nay như một phần của gói trừng phạt thứ sáu nhằm vào Nga vì cuộc xâm lược Ukraine. Các bộ trưởng năng lượng của EU sẽ thảo luận về đề xuất cấm dầu tại Brussels vào cuối ngày 2/5.

    “Chúng tôi đã cố gắng đạt được một tình huống mà Đức có thể chịu lệnh cấm vận dầu mỏ”, ông Habeck nói trong một cuộc họp báo.

    Hồi tháng trước, Đức cắt giảm lượng dầu của Nga xuống còn 25% tổng lượng dầu nhập khẩu từ 35% trước cuộc xâm lược.

    Ông Habeck cho biết thách thức chính đối với Đức là tìm kiếm nguồn cung cấp dầu thay thế cho nhà máy lọc dầu ở Schwedt do công ty nhà nước Rosneft của Nga điều hành, chuyên cung cấp cho các khu vực phía đông nước Đức cũng như khu vực thủ đô Berlin.

    Ông Habeck cho biết những khu vực này có thể đối mặt với tình trạng thiếu nguồn cung trong trường hợp EU cấm vận nếu Đức không thể đảm bảo nhập khẩu dầu thay thế vào cuối năm nay.

    Ông Habeck cho biết: “Chúng tôi vẫn chưa có giải pháp nào cho nhà máy lọc dầu ở Schwedt”. Ông nói thêm: “Chúng tôi không thể đảm bảo rằng nguồn cung sẽ liên tục. Chắc chắn giá sẽ tăng và sẽ có một số đợt ngừng hoạt động. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng tôi sẽ rơi vào khủng hoảng dầu mỏ”.

    Một cố vấn của Thủ tướng Olaf Scholz nói với tờ Financial Times trong một bình luận được công bố hôm 1/5 rằng Đức ủng hộ kế hoạch cấm vận của EU đối với dầu Nga nhưng muốn có thêm vài tháng để đảm bảo các lựa chọn thay thế.

    Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi bất ngờ thăm Kyiv


    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/05/GettyImages-1240367180.jpg

    Tổng thống V. Zelensky (giữa) đón Chủ tịch Nancy Pelosi ở thủ đô Kyiv sáng Chủ Nhật 1 tháng Năm 2022. Ảnh của Ukrainian Presidency/Handout/Anadolu Agency via Getty Images. 

    Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi (Dân Chủ – California) dẫn đầu một nhóm sáu hạ nghị sĩ hàng đầu của đảng Dân Chủ đã bất ngờ viếng thăm thủ đô Kyiv của Ukraine hôm thứ Bảy 30 tháng Tư để thể hiện sự ủng hộ cuộc kháng chiến, nhưng cũng gây thêm căng thẳng với Nga.

    Đây là chuyến thăm đầu tiên của các thành viên Quốc Hội Hoa Kỳ vào bên trong lãnh thổ Ukraine từ khi chiến tranh bùng nổ, cũng là cuộc gặp gỡ trực tiếp đầu tiên giữa Chủ tịch Pelosi – nhân vật quyền lực thứ ba trong bộ máy lãnh đạo Hoa Kỳ – với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky về tình hình chiến sự, bản chất của sự trợ giúp của phương Tây và những kỳ vọng về những gì sắp xảy ra.

    Sau cuộc thảo luận kéo dài ba tiếng đồng hồ, bà Pelosi nói rằng sự ủng hộ của Hoa Kỳ sẽ tồn tại “cho đến khi giành được chiến thắng.” “Đừng để bị bắt nạt bởi những kẻ bắt nạt. Nếu chúng đe dọa, thì chúng ta không lùi bước”, bà nói với các phóng viên.

    Quốc Hội Hoa Kỳ đã phê duyệt hơn $13 tỷ viện trợ quân sự, nhân đạo và kinh tế cho Ukraine kể từ cuộc xâm lược ngày 24 tháng Hai. Chính phủ Joe Biden tuần trước đã yêu cầu thêm $33 tỷ, mà Quốc hội dường như đã sẵn sàng phê duyệt. Ngoài ra, Hạ Viện do bà Pelosi lãnh đạo cũng đã thông qua một số đạo luật gỡ bỏ các thủ tục hành chính về viện trợ cho nước ngoài, cho phép chính quyền Biden đẩy nhanh việc cung cấp vũ khí và hỗ trợ cho Ukraine. 

    Khi xung đột lan rộng và Nga tăng cường tấn công vào khu vực Donbass ở miền Đông Ukraine, chính quyền Biden đã tăng cường hỗ trợ, bao gồm cả quyết định cung cấp các hệ thống vũ khí ngày càng tinh vi để giúp lực lượng Ukraine chống đỡ các cuộc tấn công dữ dội của đối phương.

    ***

    Chuyến viếng thăm Kyiv lần này cũng cam kết Ukraine sẽ được nhận thêm nhiều sự hỗ trợ khác, kể cả ngân khoản $33 tỷ mà Tổng thống Biden mới đề nghị. Nhưng chuyến thăm cũng bộc lộ những hạn chế mà Hoa Kỳ và NATO gặp phải trong việc ủng hộ Ukraine chống lại âm mưu đế quốc của Tổng thống Nga Vladimir Putin. 

    Cho đến nay Hoa Kỳ và NATO vẫn từ chối đối đầu trực diện với Nga vì lo ngại làm leo thang cuộc chiến với Putin, người kiểm soát kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới. Thái độ thận trọng của Hoa Kỳ – thể hiện những hạn chế của sức mạnh quân sự phương Tây trong thời đại vũ khí hạt nhân – vẫn tồn tại ngay cả khi ngày càng có nhiều hành động tàn ác của các lực lượng Nga được đưa ra ánh sáng, bao gồm cả việc nhắm mục tiêu vào dân thường.

    Trong cuộc gặp phái đoàn Hạ viện Hoa Kỳ hôm Chủ Nhật 1 tháng Năm, ông Zelensky vừa hoan nghênh nhưng cũng vừa bày tỏ sự thất vọng với Hoa Kỳ và các nước khác. Ông cho rằng Mỹ và NATO đã phản ứng không đầy đủ trước hành động gây hấn vô cớ của Putin. 

    Chuyến thăm của bà Pelosi cũng là xác nhận mới nhất về cam kết của Hoa Kỳ đối với cuộc chiến. Trang mạng chuyên đưa tin về Quốc Hội Hoa Kỳ, The Hill, nói bà Pelosi đã định hình trận chiến như một loại chiến tranh ủy nhiệm giữa các nền dân chủ tự do phương Tây chống lại các lực lượng chuyên chế do Putin cầm đầu. “Chúng tôi tin rằng chúng tôi đến thăm bạn để cảm ơn vì bạn đã chiến đấu cho tự do,” bà nói với Tổng thống Zelensky.

    Dân biểu Adam Schiff (Dân Chủ – California), Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ Viện và là một thành viên trong phái đoàn của bà Pelosi, nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc cung cấp cho lực lượng kháng chiến Ukraine những thông tin tình báo mới nhất mà tình báo Hoa Kỳ thu thập được. “Những nỗi đau khổ là vô nghĩa và cả thế giới đang phẫn nộ với cuộc tấn công kéo dài của Putin vào Ukraine, vào nền dân chủ,” ông Schiff nói.

    ***

    Chuyến thăm hôm Chủ Nhật tiếp theo một số chuyến đi cấp cao khác đến khu vực của các nhà hoạch định chính sách của Washington.

    Tuần trước, hai thành viên hàng đầu trong nội các của Biden – Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin và Ngoại trưởng Blinken – đã bí mật đến thăm Kyiv và gặp Zelensky. Và trong thời gian nghỉ lễ Phục Sinh vào tháng trước, ít nhất ba nhóm nhà lập pháp đã đến thăm biên giới Ba Lan-Ukraine, bao gồm một nhóm do Lãnh đạo Đa số Hạ Viện Steny Hoyer (Dân Chủ – Maryland.) dẫn đầu và một nhóm khác do người đồng cấp Cộng Hòa của ông, Lãnh đạo Thiểu số Kevin McCarthy (Cộng Hòa- California) dẫn đầu. Ba nhóm này có các nhà lập pháp của cả hai đảng nhưng chỉ dừng ở biên giới Ukraine và Ba Lan.

    Sau khi rời Kyiv, phái đoàn của Đảng Dân Chủ trong Hạ Viện Hoa Kỳ đang đi tới Ba Lan, và dự kiến gặp Tổng thống Andrzej Duda của Ba Lan vào sáng sớm ngày mai Thứ Hai.

    Kinh tế Mỹ chật vật – Đảng Dân chủ ngày càng khó giữ ghế

    28 Tháng Tư là một ngày không tốt nữa cho cơ hội của Đảng Dân chủ có thể duy trì thế đa số trong cuộc bầu cử Quốc hội giữa kỳ vào Tháng Mười Một 2022.

    Lê Tây Sơn

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/04/GettyImages-1240305449.jpg

    Thủ lĩnh phe đa số Thượng viện Chuck Schumer (Dân chủ, New York) cùng những thành viên Dân chủ lẫn Tổng thống Joe Biden rất khó có thể xoay chuyển tình thế (ảnh: Kent Nishimura / Los Angeles Times via Getty Images) 

    Thông tin nền kinh tế Mỹ bất ngờ suy thoái trong quý đầu tiên của năm 2022 là đòn giáng mạnh vào Đảng Dân chủ vốn đang quay cuồng lo ngại sức khoẻ của nền kinh tế sẽ ảnh hưởng đến cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2022. Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP) của Mỹ đã giảm 1.4% trong khoảng thời gian từ Tháng Một đến Tháng Ba, một sự đảo ngược hoàn toàn bất ngờ so với mức tăng trưởng ấn tượng GDP 6.9% trong quý cuối cùng của năm 2021.

    GDP được xem là chỉ dẫn cho sức khỏe tổng thể của nền kinh tế của một quốc gia. Khi GDP giảm tức là sức khoẻ nền kinh tế có vấn đề. Suy giảm GDP là dấu hiệu tồi tệ nhất chứng minh các biện pháp kích thích kể từ khi nền kinh tế đi vào suy thoái do phong toả vì Covid-19 từ mùa Xuân năm 2020 đã không thành công. Thêm vào những lo ngại về suy thoái kinh tế, ngày Thứ Năm 28 ThángTư, Tổng thống Joe Biden còn có một nhận xét khó hiểu: “Tôi không lo suy thoái. Ý tôi là, bạn luôn lo lắng về suy thoái, nhưng GDP, bạn biết đấy, đã giảm xuống còn 1.4%”!

    Tin tức xấu về GDP được đưa ra sau khi dữ liệu thăm dò Tháng Tư của Viện Gallup cho thấy niềm tin vào nền kinh tế đang xuống rất thấp trong công chúng Mỹ. Cứ 10 người Mỹ được hỏi, có hơn bốn người (42%) đánh giá tình hình kinh tế của Mỹ là “kém”, trong khi 38% khác nói là “bình bình”. Chỉ có 2% đánh giá “tuyệt vời”, 18% khác đánh giá “tốt”. Hơn 3/4 (76%) người Mỹ tin rằng kinh tế ngày càng tồi tệ so với 20% nói đang được cải thiện. Chỉ số Niềm tin Kinh tế (Economic Confidence Index-ECI) của Gallup (dùng đo lường cảm nhận của người được hỏi về nền kinh tế với thang điểm từ +100 rất cao đến -100 rất thấp), hiện đứng ở mức -39, giảm sáu điểm so với Tháng Bảy 2021.

    Kinh tế hiện là vấn đề quan tâm hàng đầu của nhiều người Mỹ nhưng cử tri có thể mong đợi gì từ những con số tồi tệ đó? Khoảng 4/10 người Mỹ nói với Gallup, các vấn đề kinh tế là lớn nhất mà đất nước phải đối mặt (lạm phát đứng đầu danh sách “các vấn đề”). Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index-CPI) vọt lên 8.5% vào Tháng Ba, lập kỷ lục mới trong 40 năm qua. Cộng tất cả các yếu tố u ám trên sẽ tạo thành một môi trường chính trị hoàn toàn độc hại mà Đảng Dân chủ và Tổng thống Biden phải đối mặt khi chuẩn bị bảo vệ thế đa số tại Hạ viện và Thượng viện trong cuộc bầu cử Tháng Mười Một. “Đây là môi trường chính trị tồi tệ nhất mà tôi từng trải qua trong 30 năm làm tư vấn chính trị” – John Anzalone, nhà thăm dò ý kiến ​​nhận xét.

    Các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đầu tiên của một tổng thống thường có hại cho đảng của ông ta trong Quốc hội. Nhưng xu hướng đó đang trở nên tồi tệ hơn trước tình hình hiện nay. Nhìn lại cuộc thăm dò ý kiến ​​quý đầu tiên của Gallup, xếp hạng chấp thuận công việc của Biden cũng chỉ ở mức 41%. Có hai yếu tố làm phức tạp bất kỳ nỗ lực nào của Biden nhằm xoay chuyển nền kinh tế (và quan trọng hơn là xoay chuyển nhận thức của cử tri về nó):

    1.Dù ở vị trí quyền lực cao nhất nước, Biden lại bị hạn chế về khả năng kích thích nền kinh tế đang gặp khó khăn. Kỳ vọng xây dựng lại chương trình lập pháp tốt hơn của ông cũng chết từ trong trứng nước, mà trở ngại chính là Thượng nghị sĩ Dân chủ Joe Manchin, tiểu bang West Virginia, người mà tờ The Washington Post xem là “gần như chuyển đảng”. Thêm vào đó, Biden được các cử tri đánh giá rất thấp về cách xử lý nền kinh tế khi chỉ 33% người Mỹ tán thành trong cuộc thăm dò công bố đầu tuần này của Đại học Quinnipiac.

    2.Chỉ còn 194 ngày sẽ đến Tháng Mười Một. Về mặt chính trị, đó là một thời gian rất ngắn để xoay chuyển nhận thức của cử tri về nền kinh tế, đặc biệt là khi lạm phát (và giá xăng) vẫn không thay đổi ở mức hiện nay. Nếu không có chuyển biến thực chất từ các thước đo kinh tế như GDP, CPI đến nhận thức của người dân Mỹ về tình trạng kinh tế đất nước, các đảng viên Dân chủ sẽ trải qua một trận đại hồng thủy tại các điểm bỏ phiếu vào mùa Thu này. Câu hỏi không còn là liệu Đảng Dân chủ còn giữ được thế đa số “mỏng như tờ giấy” tại Hạ viện và Thượng viện, mà là chiến thắng cách biệt của Đảng Cộng hoà sẽ lớn đến mức nào để họ phải lấp đầy trong hơn một thập niên tới.

    Bạo lực bùng phát ở Paris, hàng nghìn người biểu tình

    Huyền Anh

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/05/ntdvn_1-11.jpeg

    Lực lượng cứu hỏa dập tắt đám cháy trong cuộc biểu tình May Day vào ngày 01/05/2022 tại Paris, Pháp. (Ảnh: Louise Delmotte / Getty Images) 

    Cảnh sát Paris, Pháp đã buộc phải dùng hơi cay để giải tán các đám đông quá khích, trong bối cảnh hàng chục nghìn người dân nước này đã tham gia biểu tình chống lại các chính sách của Tổng thống mới tái đắc cử Emmanuel Macron, tờ Reuters đưa tin hôm 2/5.

    Theo tờ Reuters, hàng nghìn người đã tham gia các cuộc biểu tình May Day trên khắp nước Pháp trong ngày 1/5, trước các chính sách mới của Tổng thống Emmanuel Macron nhằm kêu gọi tăng lương và yêu cầu ông Macron từ bỏ kế hoạch nâng tuổi nghỉ hưu.

    Bộ trưởng Nội vụ Gerald Darmanin cho biết trên Twitter rằng, hầu hết các cuộc biểu tình diễn ra trong ôn hòa, nhưng bạo lực đã bùng phát ở thủ đô. Cảnh sát Paris đã thực hiện khoảng 45 cuộc bắt giữ, trong đó có một phụ nữ vì hành vi tấn công lính cứu hỏa. Ông nói thêm, 8 cảnh sát đã bị thương trong các cuộc biểu tình.

    Các cuộc đụng độ với cảnh sát đã nổ ra sau khi một số phần tử quá khích bắt đầu tiến gần về phía Quảng trường La Republique, trong khi một số phần từ khác bắt đầu đập phá đồ đạc tại Quảng trường La Nation ở phía đông Paris. 

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/05/ntdvn_1-12-550x330-1.jpeg

    Một cửa hàng bị phá hoại trong cuộc biểu tình May Day vào ngày 01/05/2022 tại Paris, Pháp. Các cuộc biểu tình vào Ngày Quốc tế Lao động là một sự kiện thường niên ở Paris, mặc dù đám đông dự kiến sẽ đông hơn trong năm nay, khi May Day diễn ra sau thời điểm Tổng thống Macron tái đắc cử. (Ảnh: Louise Delmotte / Getty Images) 

    Một số đối tượng quá khích đã tràn vào gây rối tại một nhà hàng McDonald’s tại khu vực Place Leon Blum, đập vỡ cửa sổ, phá hỏng các cây ATM và đốt các thùng rác. Cảnh sát đã buộc phải dùng hơi cay để trấn áp và giải tán đám đông.

    Theo tờ Reuters, khoảng 250 cuộc biểu tình đã nổ ra ở Paris và các thành phố khác bao gồm Lille, Nantes, Toulouse và Marseille. Bộ Nội vụ Pháp cho biết tổng cộng 116.500 người đã tham gia biểu tình trên khắp đất nước, trong đó có 24.000 người ở thủ đô.

    Những người tuần hành mang theo các biểu ngữ có nội dung phản đối chính sách nâng tuổi nghỉ hưu mà chính phủ ông Macron đưa ra, đồng thời chê trách một số quan điểm lãnh đạo khác của ông, vào thời điểm ông vừa giành chiến thắng trước bà Le Pen để tiếp tục nắm quyền lãnh đạo nước Pháp thêm một nhiệm kỳ nữa.

    Chi phí sinh hoạt là chủ đề chính trong chiến dịch bầu cử tổng thống và có vẻ sẽ nổi bật không kém trước cuộc bầu cử lập pháp vào tháng 6 năm nay. Theo giới phân tích, Đảng của ông Macron và các đồng minh cần phải giành chiến thắng để có thể thực hiện các chính sách ủng hộ doanh nghiệp của mình, bao gồm cả việc tăng độ tuổi nghỉ hưu từ 62 lên 65. 

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/05/ntdvn_1-77-550x330-1.jpeg

    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu trước cử tri sau khi dẫn đầu vòng đầu tiên trong cuộc thăm dò vào ngày 10/4/2022 tại Paris, Pháp. (Ảnh Getty Images) 

    Sau chiến thắng của ông Macron trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp hồi tuần qua, đảng cầm quyền Cộng hòa Tiến bước (LREM) của ông hy vọng sẽ giành được đa số ghế trong Quốc hội một lần nữa.

    Nếu LREM và đồng minh là đảng Modem không giành được đa số ghế trong Quốc hội Pháp, Tổng thống Macron sẽ buộc phải thực hiện một thỏa thuận liên minh với các đảng khác.

    Anh Joshua Antunes, một sinh viên 19 tuổi, cho biết: “Điều quan trọng là phải để Tổng thống Macron và toàn thế giới thấy rằng chúng tôi đã sẵn sàng để bảo vệ các quyền lợi xã hội của mình”. Anh cũng cáo buộc tổng thống “không hoạt động” trong các vấn đề môi trường.

    “Chính phủ phải giải quyết vấn đề sức mua bằng cách tăng lương”, ông Philippe Martinez nói với tờ Reuters.

    Ông Macron đã tái đắc cử nhiệm kỳ tổng thống mới kéo dài 5 năm sau khi đánh bại đối thủ cực hữu Marine Le Pen trong cuộc bỏ phiếu vào Chủ nhật tuần trước.

    “Chúng tôi sẽ không nhượng bộ dù chỉ một chút về vấn đề lương hưu”, ông Melenchon cho biết trước khi cuộc tuần hành bắt đầu.

    Không giống như những năm trước, bà Marine Le Pen đã không đặt vòng hoa tại Paris tại bức tượng Joan of Arc – một biểu tượng cho chủ nghĩa dân tộc Pháp.

    Trong một tin nhắn video, bà Le Pen kêu gọi cử tri tăng cường ủng hộ cho đảng của bà vào tháng 6, để bà có thể “bảo vệ sức mua”, đồng thời ngăn ông Macron thực hiện một “dự án có hại cho nước Pháp và người dân Pháp”

    Cuộc bầu cử quốc hội Pháp dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 12/6 và 19/6 năm nay.

    Liên quan đến cuộc bầu cử Quốc hội Pháp trong các ngày 12/6 và 19/6 tới, một cuộc thăm dò dư luận cho thấy 61% cử tri nước này thích phe đối lập của Tổng thống Macron chiếm đa số ghế trong Quốc hội.

    Tỷ lệ này tăng lên đến 69% trong số nhóm cử tri thuộc tầng lớp lao động và gần 90% ở nhóm cử tri cực hữu và cực tả.

    Huyền Anh

    Theo Reuters

    NATO tập trận quy mô lớn ở Ba Lan

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/05/ntdvn_1-15.jpeg

    Các binh sĩ từ Sư đoàn Bộ binh 18 Ba Lan và Sư đoàn Dù 82 (Hoa Kỳ) tham gia huấn luyện chiến thuật và hỏa lực vào ngày 8/4/2022 tại Nowa Deba, Ba Lan. Khóa huấn luyện bao gồm sử dụng tên lửa phòng không di động vác vai (MANPADS) Piorun và tên lửa dẫn đường chống tăng Javelins, được biết đến với hiệu quả chống lại quân đội Nga ở Ukraine. (Ảnh: Jeff J Mitchell / Getty Images) 

    NATO tiến hành hai cuộc tập trận quy mô lớn là Defender Europe 2022 và Swift Response 2022 trong tháng 5. Riêng ở Ba Lan, khoảng 7.000 binh sĩ và 3.000 trang bị được triển khai. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Ba Lan cho biết, các cuộc tập trận này không liên quan tới tình hình trong khu vực.

    Bộ Quốc phòng Ba Lan cho biết, nước này tham gia hai cuộc tập trận quy mô lớn là Defender Europe 2022 (DE22) và Swift Response 2022 (SR22). 20 quốc gia NATO và các đối tác của liên minh quân sự này sẽ tham gia hai cuộc tập trận.

    Defender Europe và Swift Response là các cuộc tập trận thường niên do quân đội NATO chỉ huy nhằm xây dựng và củng cố khả năng sẵn sàng chiến đấu, hiệp đồng tác chiến giữa NATO và các nước đồng minh, đối tác.

    Defender Europe là cuộc tập trận đa phương thường xuyên do Mỹ dẫn đầu nhằm “xây dựng khả năng chuẩn bị và khả năng tương tác hoạt động giữa các đồng minh và đối tác” của NATO và Mỹ. Cuộc tập trận năm nay sẽ được tổ chức tại một số khu vực ở Ba Lan. Các binh sỹ Ba Lan sẽ tham gia tập trận cùng binh sỹ Mỹ, Pháp, Thụy Điển, Đức, Đan Mạch và Anh. 

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/05/ntdvn_1-16-550x330-1.jpeg

    Hình ảnh minh hoạ các binh sĩ Ba Lan trong Khóa huấn luyện chiến thuật cùng Sư đoàn Dù 82 (Hoa Kỳ) hôm 8/4/2022 tại Nowa Deba, Ba Lan. (Ảnh: Jeff J Mitchell / Getty Images) 

    Năm nay, Ba Lan là một trong các nước chủ nhà tổ chức DE22 và SR22. Các cuộc tập trận trong khuôn khổ DE22 sẽ diễn ra trên lãnh thổ 9 quốc gia, với sự tham gia của tổng cộng 18.000 binh sĩ.

    “DE22 và SR22 là một phần trong chuỗi hoạt động huấn luyện thường kỳ vì mục đích phòng thủ. Các cuộc tập trận không nhằm chống lại quốc gia nào, không liên quan tới tình hình địa chính trị ở khu vực”, Bộ Quốc phòng Ba Lan tuyên bố.

    “Sẽ có khoảng 18.000 quân nhân từ hơn 20 quốc gia tham gia diễn tập trong cả 2 cuộc tập trận này. Các hoạt động diễn ra trên lãnh thổ Ba Lan sẽ bao gồm 7.000 binh sỹ và 3.000 thiết bị”, tuyên bố của Bộ Quốc phòng Ba Lan cho biết.

    Hai cuộc tập trận khai mạc hôm 1/5 và dự kiến kết thúc ngày 27/5.

    Khoảng 7.000 binh sĩ và 3.000 thiết bị quân sự được các nước NATO huy động tham gia DE22 trên lãnh thổ Ba Lan. Lực lượng Mỹ, Pháp, Thụy Điển, Đan Mạch và Anh cũng tham gia tập trận.

    Chính phủ Ba Lan cho biết nước này triển khai Lữ đoàn Lính dù số 6 với 550 binh sĩ tới Lithuania và Latvia tham gia cuộc tập trận SR22, cùng quân đội Czech, Đức và Hà Lan.

    Trong cuộc tập trận Swift Response, Ba Lan sẽ triển khai khoảng 550 binh sỹ tới Litva và Latvia cùng binh sỹ Cộng hòa Séc và một lực lượng chung của Đức và Hà Lan.

    “Các cuộc tập trận chung này là nhằm củng cố an ninh ở sườn Đông NATO thông qua các cuộc huấn luyện phù hợp với quy trình và tiêu chuẩn NATO”, Bộ Quốc phòng Ba Lan cho biết. Cuộc tập trận cũng nhằm tăng cường sự chuẩn bị của khối “nhằm đối phó với các thách thức mới nổi trên chiến trường hiện nay”. 

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/05/ntdvn_3-550x330-1.jpeg

    Hình ảnh minh hoạ quá trình huấn luyện chiến thuật của binh sĩ Ba Lan. (Ảnh: Jeff J Mitchell / Getty Images) 

    Ba Lan nhấn mạnh cả 2 cuộc tập trận nêu trên “không nhằm chống lại bất cứ nước nào và không liên quan đến tình hình địa chính trị hiện tại trong khu vực”, ám chỉ chiến dịch của Nga ở Ukraine.

    Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh Giám đốc Cơ quan tình báo nước ngoài của Nga, ông Sergey Naryshkin cáo buộc Ba Lan chuẩn bị đổ bộ phía Tây Ukraine, khu vực mà Ba Lan xem là “về mặt lịch sử thuộc về Ba Lan”. Ông Naryshkin cho rằng khả năng “tái thống nhất” khu vực Tây Ukraine vào Ba Lan sẽ diễn ra dưới chiêu bài triển khai “lực lượng gìn giữ hòa bình” tới Ukraine với cái cớ bảo vệ Ukraine trước chiến dịch của Nga.

    Tuy nhiên Ba Lan bác bỏ cáo buộc này.

    Trong nhiều năm, Nga đã bày tỏ quan ngại về việc NATO mở rộng về phía Đông – điều mà Moscow coi mà mối đe dọa trực tiếp tới an ninh quốc gia. Yếu tố này cùng với khả năng Ukraine có thể gia nhập NATO cũng là lý do khiến Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

    Huyền Anh

    Minh tinh Hollywood Angelina Jolie đến thăm các em nhỏ ở Ukraine 

    https://etviet.com/wp-content/uploads/2022/05/Ảnh-chụp-Màn-hình-2022-05-02-lúc-11.07.54.png

    Nữ diễn viên nổi tiếng Hollywood Angelina Jolie đã đến Lviv, Ukraine, để gặp mặt những trẻ em chịu ảnh hưởng của chiến tranh. Một đoạn video ghi lại cảnh cô xuất hiện tại một quán cà phê địa phương đã xuất hiện trên mạng xã hội. 

    NBC News đưa tin, Jolie đã gặp gỡ những đứa trẻ mồ côi và trẻ em phải di tản ở Ukraine, trong đó có một số trẻ sơ tán khỏi Mariupol. Cô cũng dành thời gian gặp gỡ các bác sĩ và tình nguyện viên chăm sóc cho các em nhỏ. 

    “Mục đích chuyến thăm (Ukraine) của Angelina là để chứng kiến ​​tác động của cuộc xung đột (chiến tranh) đối với nhân loại và hỗ trợ dân thường”, người phát ngôn của Jolie cho biết hôm thứ Bảy (30/4). 

    Jolie ca ngợi người Ukraine vì “sự kiên cường, lòng dũng cảm và phẩm giá”. 

    Cô nói trong một tuyên bố: “Tác động của chiến tranh đối với thế hệ trẻ em Ukraine rất tàn khốc”. “Không một đứa trẻ nào phải trốn khỏi nhà của mình, hoặc chứng kiến ​​cảnh người thân bị giết hại, hoặc trải qua những trận pháo kích và phá hủy nhà cửa của chúng. Tuy nhiên, đây là thực tế đối với nhiều trẻ em ở Ukraine và trên thế giới”. 

    Jolie đã đến thăm những trẻ em bị thương do bom đạn chiến tranh trong bệnh viện, cô cũng đến thăm Trung tâm Thanh thiếu niên và Trẻ em khuyết tật. 

    Người phát ngôn của nữ minh tinh nói: “Angelina đang ở bên người dân Ukraine và cô ấy không hề bị đe dọa”; “Cô ấy kêu gọi mở khẩn cấp các hành lang nhân đạo để sơ tán dân thường theo luật chiến tranh, cứu trợ nhân đạo cho tất cả những người cần – đặc biệt là trẻ em – và ngăn chặn các cuộc tấn công vào dân thường”. 

    Đoạn video trên mạng xã hội (xem tại đây) cho thấy nữ minh tinh Angelina Jolie vẫn xuất hiện trong một quán cà phê ở Lviv với trang phục rất bình thường, sau khi bị người dân phát hiện, cô đã giao lưu với công chúng và ký tặng người hâm mộ. 

    Jolie cũng đến thăm nhà ga xe lửa của Lviv, tại đây cô đã gặp gỡ các tình nguyện viên giúp đỡ những người phải di tản. Họ nói với cô rằng mỗi bác sĩ tâm thần làm nhiệm vụ phải nói chuyện với khoảng 15 người mỗi ngày. Theo các tình nguyện viên, nhiều người ở nhà ga là trẻ em từ 2 đến 10 tuổi. 

    “Chúng (những đứa trẻ) chắc chắn đã bị sốc… Tôi biết chấn thương ảnh hưởng đến trẻ em như thế nào và tôi biết có thể chữa lành như thế nào, miễn là ai đó cho họ thấy họ quan trọng như thế nào và tiếng nói của họ quan trọng như thế nào”, cô trả lời. 

    Angelina Jolie được bổ nhiệm làm Đại sứ thiện chí của UNHCR (Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tỵ nạn) vào năm 2001 và đã đến thăm nhiều quốc gia Phi Châu, Pakistan, Chechnya và các khu vực khác. UNHCR nói với kênh truyền thông Insider rằng, chuyến đi của Angelina Jolie đến Ukraine là một chuyến thăm cá nhân và không do UNHCR sắp xếp. 

    Lý Duyên biên tập
    Mai Thanh biên dịch

    Đệ nhất Phu nhân Biden sẽ thăm người tị nạn Ukraine ở Romania và Slovakia 

    Reuters 

    Đệ nhất Phu nhân Jill Biden và Tổng thống Joe Biden.

    Đệ nhất Phu nhân Jill Biden và Tổng thống Joe Biden. 

    Đệ nhất phu nhân Jill Biden sẽ có chuyến thăm Romania và Slovakia từ ngày 5-9/5, gặp gỡ các quân nhân và nhân viên đại sứ quán Hoa Kỳ, cha mẹ và trẻ em Ukraine phải tản cư, nhân viên cứu trợ nhân đạo và giáo viên, văn phòng của bà cho biết hôm 2/5, theo Reuters.

    Vào Chủ nhật tới đây, ngày 8/5, là Ngày của Mẹ ở Hoa Kỳ, bà Biden sẽ gặp gỡ những bà mẹ và trẻ em Ukraine, những người đã buộc phải rời bỏ nhà cửa vì cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine, văn phòng của bà cho biết.

    Phu nhân của Tổng thống Joe Biden sẽ gặp gỡ các quân nhân Hoa Kỳ tại căn cứ không quân Mihail Kogalniceau ở Romania vào ngày 6/5, trước khi đến Bucharest để gặp gỡ các quan chức chính phủ Romania, nhân viên đại sứ quán Hoa Kỳ, nhân viên cứu trợ nhân đạo và giáo viên làm việc với trẻ em Ukraine tản cư.

    Chuyến đi cũng bao gồm các điểm dừng ở các thành phố Bratislava, Kosice và Vysne Nemecke của Slovakia, nơi bà Biden sẽ gặp gỡ các quan chức chính phủ, người tị nạn và nhân viên cứu trợ, văn phòng của bà cho biết.

    Chuyến thăm của Đệ nhất Phu nhân Biden là sự thể hiện mới nhất của các đại diện hàng đầu của Hoa Kỳ về sự ủng hộ đối với Ukraine và các quốc gia láng giềng đang giúp đỡ những người tị nạn Ukraine.

    Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi vừa gặp Tổng thống Ukraina Vlodymyr Zelenskiy vào Chủ nhật 1/5 trong chuyến thăm không báo trước tới Kyiv.

    Cơ quan tị nạn của Liên Hợp Quốc tuần trước cho biết gần 5,5 triệu người đã rời khỏi Ukraine kể từ khi cuộc chiến bắt đầu vào ngày 24/2 và con số có thể tăng lên 8,3 triệu người trong năm nay.

    Cũng theo dữ liệu của LHQ, đến ngày 27/4, hơn 3 triệu người Ukraine đã chạy sang Ba Lan, trong đó Romania chiếm khoảng 817.300 người và Slovakia tiếp nhận gần 372.000 người.


    Không có nhận xét nào