Header Ads

  • Breaking News

    David Brown - Biden gửi một thông điệp cho Trung Quốc

    Biden Sends China a Message

    Asia Sentinel

    Song Phan, chuyển ngữ

    Tác giả: David Brown là một nhà ngoại giao Hoa Kỳ đã nghỉ hưu và là một cộng tác viên thường xuyên của Asia Sentinel. Ông có nhiều bài viết về các vấn đề chính sách công ở Việt Nam. Bản dịch này đã được ông Brown chỉnh sửa, dành cho độc giả người Việt, có thể có vài chi tiết khác với bản tiếng Anh.

    Song ngữ Việt Anh

    Tổng thống Mỹ Joe Biden. Nguồn: Susan Walsch/ AP 

    Bộ tứ và Đối tượng Tình cảm

    Dù tòa Bạch Ốc vội vã cố gắng ‘sửa chữa’ điều mà ông Joe Biden muốn nói trong phát biểu ngày 23 tháng 5, nhưng ý nghĩ của ông rất rõ ràng: Nếu Trung Quốc cố tìm cách xâm lược Đài Loan trong khi ông là Tổng thống Mỹ, thì Hoa Kỳ sẽ can thiệp.

    Bối cảnh phát biểu cũng không kém nổi bật hơn lời của ông Biden. Phát biểu được đưa trong một cuộc họp báo ở Tokyo sau khi ông ấy gặp Fumio Kishida, Thủ tướng mới của Nhật, và vài ngày trước đó với tổng thống mới của Nam Hàn, Yoon Suk-yeol. Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Nhật Kishida cũng đã gặp nhau trong Hội nghị thượng đỉnh Bộ Tứ với Thủ tướng Narendra Modi của Ấn Độ và thủ tướng mới của Úc, Anthony Albanese.

    Có phải ông Biden vừa bị tình bạn thân thiết hớp hồn? Hoặc, với cuộc phiêu lưu của Nga ở Ukraine trong đầu, Tổng thống Mỹ đã kết luận rằng, đã đến lúc phải xua tan ảo tưởng của Bắc Kinh, rằng các nước dân chủ có thể đứng sang một bên nếu quân Trung Quốc được tung ra qua eo biển Đài Loan?

    Biden là một đấu thủ trong bàn cờ tranh luận về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong nhiều thập niên. Sau khi lắng nghe nhiều tranh luận không thuyết phục, dường như ông kết luận rằng, đã đến lúc cần củng cố một sự đồng thuận mới về việc đối phó với tham vọng của Trung Quốc.

    Nhóm chuyên gia lớn tuổi của Mỹ về Trung Quốc ‒ những người từng là phụ tá Henry Kissinger thời ông ấy đàm phán với Chu Ân Lai về quan hệ giữa Washington với Bắc Kinh ‒ đã vội vàng tỏ ra hối tiếc về tuyên bố của Biden.  Một người trong số đó nói: “Hầu như tất cả những ai biết những lãnh đạo Trung Quốc, đều tin rằng, việc kết thúc tình trạng mơ hồ chiến lược ‒ nghĩa là việc Hoa Kỳ cam kết bảo vệ Đài Loan một cách tường minh ‒ là động thái gây chiến (casus belli).

    Chuyên gia này có thể đúng.  Những kẻ chuyên quyền như Vladimir Putin và Tập Cận Bình có xu hướng liều lĩnh hơn, khi mọi thứ không suôn sẻ. Niềm tin rằng Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước khác quyết tâm tham gia bảo vệ Đài Loan trước cuộc tấn công vũ trang, có thể có tác dụng ngược, thúc đẩy Bắc Kinh tiến hành tấn công trước khi Mỹ và các đồng minh ở Thái Bình Dương tìm cách giảm thiểu khả năng thành công của cuộc xâm lược đó.

    Đài Loan cần được hiểu là một ví dụ cho tất cả những gì mà các nhà dân chủ tỏ lòng ngưỡng mộ, một nền dân chủ sôi động và đang lớn mạnh.  Giống như Ukraine về nhiều mặt, Đài Loan thể hiện tinh thần dân tộc cao.

    Cho đến vài năm qua, có thể bỏ ngoài tai những lời Trung Quốc đe dọa sẽ chinh phục đảo quốc ngoan cố này; Trung Quốc chưa đủ lực để làm việc đó. Hoặc có thể lập luận rằng, chế độ ở Bắc Kinh cũng không muốn để thành quả của ‘phép màu kinh tế’ của họ bị nguy hiểm. Tuy nhiên, giờ đây, mối đe dọa đó có thể sờ thấy và hiện thực.

    Chế độ Tập Cận Bình đã nuốt chửng Hồng Kông, mở rộng quyền thống trị thực tế trên biển Đông, cưỡng ép người Duy Ngô Nhĩ Hán hoá và khoe khoang rằng, vào năm 2027, họ sẽ có các nguồn lực quân sự “thông minh hóa” cần có để buộc Đài Loan phải khuất phục. Họ đã bơm nhân dân tệ vào quá trình hiện đại hóa quân sự và hải quân, cảnh sát biển và không quân của họ hiện chiếm ưu thế ở vùng biển bên trong ‘chuỗi đảo đầu tiên’.

    Những đe dọa ngày càng trở nên hiện thực của Bắc Kinh trong việc phá vỡ hiện trạng, việc phô trương sức mạnh về quân sự và kinh tế của họ, là những điều khiến Hoa Kỳ lo ngại.  Cánh ‘diều hâu’ quốc phòng hiện chiếm ưu thế trong cuộc tranh luận của Washington về ‘Trung Quốc trỗi dậy.’ Họ biện luận cho việc đầu tư lớn vào các khả năng ‘chiến tranh phi đối xứng’ mà Ukraine đã sử dụng để chống lại quân xâm lược Nga. Việc triển khai sự trợ giúp khiến Đài Loan có khả năng phòng thủ cao hơn trước một cuộc tấn công từ đại lục có thể có tác dụng ngược: Tức là thúc đẩy Bắc Kinh hành động, trước khi lợi thế của họ bị xói mòn.  Những khoảnh khắc căng thẳng đang ở phía trước, và rất có thể xảy ra các cuộc đụng độ vũ trang.

    Sự lo lắng đã lan tràn khắp tầng lớp quản lý thậm chí từ lâu hơn ở Nhật Bản, đối tác và đồng minh cốt yếu của Mỹ ở Thái Bình Dương. Tokyo phụ thuộc vào Mỹ trong việc đứng lên chống lại Trung Quốc và chắc chắn vẫn đứng vững với điều đó. Nhận thức được sức mạnh kinh tế và khát vọng chiến lược của Trung Quốc, Tokyo đã đem tư thế “chỉ tự vệ” sau Thế chiến Thứ hai của nước này chôn cất tử tế dưới mồ. Điều vốn gây tranh cãi vào năm 2015 là việc Quốc hội chấp nhận quyền của Nhật Bản tham gia vào ‘việc tự vệ tập thể’, bao gồm cả hành động chung với các đối tác trong khu vực, hiện nhận được sự ủng hộ vững chắc của công chúng.

    Một tư thế phòng thủ ủng hộ Đài Loan rất phổ biến với công chúng Nhật Bản từng một thời có tiếng thích hoà hoãn: Một cuộc thăm dò của Nikkei vào tháng 4 năm 2021 cho thấy, 74% số người được hỏi, ủng hộ sự can dự tích cực của Nhật Bản đối với ‘sự ổn định ở eo biển Đài Loan’. Cảm giác đó được đáp lại ở Đài Loan, nơi có 58% số người được hỏi đến trong một cuộc thăm dò khác cho biết, họ tin rằng lực lượng Nhật Bản sẽ đến giúp Đài Loan chống Trung Quốc xâm lược.

    Nhận thức của các nhà quan sát Đông Á hiện nay về các lãnh đạo Trung Quốc dường như đã chuyển mạnh về hướng coi Tập Cận Bình và các cộng sự thân cận là những người thất thường và sợ rằng họ có thể bỏ lỡ cơ hội tốt nhất của Trung Quốc ‒ là thời điểm hiện tại ‒ trong việc sửa chữa mọi tổn hại Trung Quốc bị bắt phải chịu trong quá khứ.  Việc duy trì sức mạnh và sự gắn kết của liên minh Hoa Kỳ với Nhật Bản và, ở mức độ nào đó với Nam Hàn, trong bối cảnh này hết sức phụ thuộc vào việc trông thấy phản ứng khẩn cấp của chính quyền Biden trước những bằng chứng cho thấy, Trung Quốc của Tập Cận Bình đang có ý định chiếm Đài Loan.

    Các quốc gia Đông Nam Á đã do dự trong việc tham gia, mặc dù những gì xảy ra với Đài Loan chắc chắn sẽ có những tác động trực tiếp, to lớn đến Đông Nam Á và các tuyến đường vận tải biển quan trọng ở biển Đông. Câu trả lời của Tổng thống Biden cho một câu hỏi có vẻ ngẫu nhiên, do đó cũng là một lời cảnh tỉnh đối với Singapore, Manila, Jakarta và Kuala Lumpur: họ đang bị thách thức trong việc lựa chọn, liệu có thể trở thành chư hầu của Bắc Kinh như Phnom Penh, hoặc thay vào đó, nên nắm cơ hội để liên kết với Quad. Đe dọa của Trung Quốc đối với hiện trạng vừa dễ thấy, vừa hiện thực, và phản ứng của Hoa Kỳ và Nhật Bản được cho là phù hợp, có thể vừa đủ để làm cứng hơn cái xương sống có tiếng mềm dẻo của ASEAN.

    Ít nhất, các quốc gia Đông Nam Á có phần ở biển Đông có thể cùng giải quyết với nhau các yêu sách về vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của họ và sau khi làm như vậy, thể hiện rõ việc họ bác bỏ yêu sách của Trung Quốc đòi thống trị vùng biển chung này.

    Đặc biệt, Hà Nội có rất nhiều lý do để khiếp sợ ‘Giấc mộng Trung Hoa’ của Tập Cận Bình. Việt Nam nằm gần Trung Quốc một cách khó chịu, trước đây từng là nước triều cống và gần đây là đối tượng của cả một cuộc chiến tranh biên giới dai dẵng, lẫn sự xâm phạm của Trung Quốc trên EEZ của họ. Nếu Hà Nội liên kết với Bộ Tứ, họ có thể mong đợi nhiều trợ giúp trong việc nâng cao khả năng phòng thủ vốn đáng kể của mình và có lẽ cả trong việc kiểm soát các mỏ dầu khí ngoài khơi. Liên kết công khai chống chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc sẽ được công chúng Việt Nam vô cùng yêu thích.

    Cuộc phiêu lưu ở Ukraine của Putin đã khiến sự phụ thuộc trước đây của Hà Nội vào Nga về hệ thống vũ khí và huấn luyện trở nên bấp bênh. Vài ngày trước khi Biden tiến vào Đông Á, nhà phân tích Derek Grossman của RAND lập luận rằng, “Đài Loan không phải là Ukraine của Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Hãy thử thay bằng Việt Nam”.  Quan điểm của ông là, Việt Nam không những không có đồng minh chính thức mà còn “thua xa Trung Quốc qua mọi thước đo [quân sự] có thể hình dung được” và do đó, so với Đài Loan, Việt Nam là mục tiêu nhẹ nhàng hơn cho tham vọng của Trung Quốc.

    Thật vậy, việc liên kết công khai với Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước khác có khả năng hấp dẫn hơn đối với các nhà lãnh đạo Việt Nam so với trước đây. Thực tế, chính quyền Biden đang tha thiết đề nghị Hà Nội tham gia với họ trong một ‘quan hệ đối tác chiến lược’. Hà Nội có thể có những bước đi nhỏ. Ví dụ, họ có thể liên kết với Quad trong tư cách một quan sát viên. Tuy nhiên, phe giáo điều chiếm ưu thế trong Bộ Chính trị không tin chắc vào động cơ của một siêu cường luôn quấy rầy họ về nhân quyền phổ quát. Tuy nhiên, mọi thứ dường như đang trở nên khó khăn hơn, việc không đứng về phía nào có vẻ vẫn là chủ trương tốt hơn đối với các nhà lãnh đạo ở Hà Nội.

    ______

    https://baotiengdan.com/2022/06/02

    Biden Sends China a Message

    The Quad & the Objects of its Affection

    Asiasentinel
    Tue, 31 May 2022 09:49:25 GMT 

    By: David Brown

    Although the White House hurried to deny that Joe Biden meant what he said on May 23, his message was clear: if China attempts an invasion of Taiwan while he’s President of the United States, the US will intervene.

    The context was as striking as Biden’s words. He spoke at a press conference in Tokyo after meetings with Japan’s new prime minister, Fumio Kishida, and a few days earlier with South Korea’s new president, Yoon Suk-yeol. The US president and Kishida had also hunkered down in a Quad Summit with PM Narendra Modi of India and Australia’s new prime minister, Anthony Albanese. 

    Was Biden just carried away by the camaraderie? Or, with Russia’s adventure in Ukraine in mind, had the US president concluded that the time had come to dispel illusions in Beijing that the democracies might stand aside if Chinese forces were launched across the Taiwan Strait?

    Biden has been a player in the US foreign policy debate for decades. After listening to much inconclusive argument, he seems to have concluded that it’s time to cement a new consensus on dealing with Chinese ambition.

    Aging American “China hands” – acolytes when Henry Kissinger and Chou En-Lai negotiated relations between Washington and Beijing – hastened to deplore Biden’s statement. “Almost everyone who knows the Chinese has believed that an end to strategic ambiguity – meaning an explicit US commitment to defend Taiwan – is a casus belli” said one of them. 

    He may be right. Autocrats like Vladimir Putin and Xi Jinping tend to double down when things aren’t going well. Belief that the US, Japan et al. have resolved to join in defending Taiwan against armed attack could perversely persuade Beijing to strike before the US and its Pacific allies lengthen the odds against a successful invasion.

    Taiwan, it should be understood, is an example of all that democrats profess to admire, a vibrant, thriving democracy. Like Ukraine in many ways, Taiwan manifests national virtue.

    Until the past few years, Chinese threats to conquer the recalcitrant province could be shrugged off; China lacked the means to do so. Nor, it was argued, would the regime in Beijing put the fruits of its ‘economic miracle’ at risk. Now, however, that threat is palpable and credible. The Xi Jinping regime has swallowed Hong Kong, extended its de facto dominion across the South China Sea, condemned the Uighurs to Sinification and bragged that by 2027 it will have the “intelligentized” military assets needed to bring Taiwan to heel by 2027. It has been pumping renminbi into military modernization and its navy, coast guard and air force now dominate the space within the ‘first island ring.’ 

    Beijing’s increasingly credible threats to disrupt the status quo, its military and economic muscle-flexing, are what fuels US concern. Defense ‘hawks’ now dominate the Washington debate about ‘rising China.’ They argue for a big investment in the ‘asymmetric warfare’ capabilities that Ukraine has used to great effect against Russian invaders. Deploying assistance that makes Taiwan more defensible against an attack from the mainland may perversely persuade Beijing to act preemptively, before its advantage is eroded. Tense moments lie ahead, and very possibly armed clashes.

    Anxiety has been percolating through the governing class for even longer in Japan, America’s essential Pacific partner and ally. Tokyo depends on the US to stand up to China and will doubtless stand with it. Recognizing China’s economic strength and strategic aspirations, Tokyo has given the nation’s postwar World War II ‘self-defense only’ posture a decent burial. What was in 2015 a highly controversial parliamentary endorsement of Japan’s right to engage in ‘collective self-defense,’ including joint action with regional partners, now commands solid public support. 

    A pro-Taiwan defense posture is popular with the once famously pacifist Japanese public: an April 2021 Nikkei poll found 74 percent of respondents supporting active Japanese engagement toward ‘stability in the Taiwan Strait.’ That feeling is reciprocated in Taiwan where 58 percent of respondents to another poll said they believe Japanese forces would come to Taiwan’s aid against a Chinese invasion.

    East Asian perceptions of China’s current leaders seem to have swung sharply toward seeing Xi Jinping and his close associates as erratic and afraid they may miss China’s best chance – the current moment -- to right all past wrongs. Maintaining the strength and coherence of the US alliance with Japan, and to a lesser extent, with South Korea, in this context depends importantly on the Biden administration’s being seen to respond urgently to evidence that Xi’s China is bent on seizing Taiwan.

    The Southeast Asian states have been hesitant to engage, though what happens to Taiwan inevitably will have huge knock-on impacts on Southeast Asia and strategically important SCS shipping lanes. President Biden’s reply to a seemingly random question is thus also a wake-up call to Singapore, Manila, Jakarta, and Kuala Lumpur: they are challenged to choose whether it would be OK to be a client of Beijing like Phnom Penh, the current ASEAN chair, or instead should take a chance on alignment with the Quad. A Chinese threat to the status quo that’s both palpable and credible and a US/Japan response that’s deemed appropriate may be just enough to stiffen ASEAN’s famously flexible backbone.

    At the least, the Southeast Asian states with a stake in the South China Sea might sort out their EEZ claims vis-à-vis each other and, having done so, make clear their rejection of China’s claim to rule the maritime commons.

    Hanoi in particular has plenty of reasons to dread Xi’s ‘China Dream.’ It’s uncomfortably close to China, was anciently its tributary and lately has been the object of both an inconclusive border war and of Chinese encroachments on its EEZ. If Hanoi casts its lot with the Quad, it could expect plenty of assistance sharpening its already considerable defensive capabilities and perhaps also in policing its offshore oil and gas fields. Overt alignment against Chinese expansionism would be hugely popular with the Vietnamese public.

    Putin’s Ukraine adventure has rendered Hanoi’s previous reliance on Russia for weapons systems and training precarious. A few days before Biden’s foray to East Asia, RAND analyst Derek Grossman argued that “Taiwan isn’t the Ukraine of the Indo-Pacific. Try Vietnam Instead.” His point was that Vietnam not only has no formal allies, but it also “is far behind China by every conceivable [military] measure” and is, therefore, a softer target for Chinese ambition than Taiwan.

    Indeed, overt alignment with the US, Japan et al. is likely more attractive to Vietnam’s leaders than before. The Biden administration is practically begging Hanoi to join it in a ‘strategic partnership.’ Hanoi may take baby steps. For example, it might associate with the Quad as an observer. However, the ideologues who dominate Vietnam’s politburo distrust the motives of a superpower that is always pestering them about universal human rights. However difficult things seem to be getting, not taking sides may still seem to Hanoi’s leaders to be the better bet.

    David Brown is a retired former US diplomat and a regular contributor to Asia Sentinel

    (Source : https://www.asiasentinel.com/p/biden-sends-china-message)

    Không có nhận xét nào