Header Ads

  • Breaking News

    Lê Hoàng Châu - The History: Rômeo and Juliet of Viêtnam

    Tưởng niệm mùa tang Yên Báy (17/6/1930-17/6/2022)

    Câu chuyện lịch sử Rômeo và Juliet của Việt Nam

    Rômeo và Juliet kể về câu truyện của hai người trẻ tuổi, Roméo Montaigu và Juliette Capulet yêu nhau, họ thuộc hai dòng họ (Montaigu và Capulet) có những mối hiềm kích xung đột không khoan nhượng, kết thúc vở kịch tàn khốc là cái chết của hai người trẻ yêu nhau.


    Rômeo và Juilet là vở bi kịch do nhà biên soạn kịch William Shakespeare (1564-1616) biên soạn cho đoàn kịch của ông (Lord Chamberlain's Men) cũng được viết vào thời điểm bắt đầu sự nghiệp. Vở bi kịch ra đời trong giai đoạn phát triển Phục Hưng (Ca. 1591-1595) nội dung là một phần nói về những câu chuyện tình yêu bi thảm có từ thời cổ đại. Cốt truyện của nó bắt nguồn từ một câu chuyện Ý của Luigi da Porto được dịch sang tiếng Anh và câu thơ của Arthur Brooke vào năm 1536 với tên gọi Lịch sử Tragical của Romeus và Juliet. Năm 1582 , William Painter đã cung cấp một phiên bản văn xuôi và William Shakespeare vay mượn từ cả hai để biên soạn nên vở kịch, nhưng ông đào sâu cốt truyện bằng cách phát triển các nhân vật phụ, đặc biệt là Mercutio và Bá tước Paris. Các nhà nghiên cứu cho rằng có lẽ được viết từ năm 1591 đến 1595, tác phẩm được xuất bản lần đầu tiên bằng quarto vào năm 1597. Ấn bản đầu tiên, có chất lượng kém, đã được thay thế bằng các ấn bản sau đó tôn trọng văn bản gốc của Shakespeare in ấn đẹp chuẩn mực hơn.

    Nền văn minh Phục Hưng phát triển vào thế kỷ 15 và 16 để chỉ một trào lưu rộng lớn bao gồm nhiều mặt: văn hóa, nghệ thuật, triết học, xã hội, chính trị và khoa học. Thuật ngữ văn minh Phục Hưng, nền văn minh Phục Hưng hoặc giai đoạn Phục Hưng chưa có trong thời kỳ phát triển của nó, thuật ngự Phục Hưng chỉ được hình thành vào giai đoạn cuối thế kỷ 18 đến thế kỷ 19 bởi những nhà nghiên cứu khảo cổ và sử học. 

    Hiện nay vở bi kịch Rômeo và Juliet của nhà biên soạn kịch William Shakerpeare đã có nhiều tác phẩm chuyển thể cho sân khấu, điện ảnh, opera hay hài kịch. Các phiên bản của William Davenant ở thế kỷ 17 và David Garrick ở thế kỷ 18 đã làm sống động cho vở bi kịch và vào cuối thế kỷ 19  bắt đầu được đưa vào giảng dạy trong trường học và là một trong những tác phẩm văn học đặc trưng cho thời kỳ phát triển Phục Hưng.

    Thế kỷ 20 tiếp tục có các tác phẩm chuyển thể đa dạng như phim của George Cukor (1936) hay Franco Zeffirelli(1968), vở nhạc kịch West Side Story (1957) hay thậm chí gần nhất là Romeo và Juliet của “ MTV thế hệ  ” do Baz Luhrmann đạo diễn (1996). 

    Từ cuối thế kỷ 20 đến thế kỷ 21 này, vở Romeo và Juliet đã xuất hiện rộng rải trong các trường trung học thế giới, thường được các sinh viên, học sinh tài diễn lại trích đoạn một phần, trình diễn trong những buổi kết thúc niên học, ấn chứa tình yêu tuổi trẻ lứa đôi thủy chung và bất diệt, ca ngợi tình yêu đôi lứa tuổi trẻ và trở thành điệp khúc cặp đôi yêu nhau: "Sống chết cùng người mình yêu".

    Tại Việt Nam cũng không ngoại lệ, trên văn đàn văn học và giảng dạy văn học, các nhà biên soạn nhạc kịch, phê bình văn học hay giảng dạy và sinh viên học sinh trung học đều được giới thiệu về câu truyện tình yêu "Romeo và Juliet của Shakespeare" là một trong những tác phẩm tiêu biểu của giai đoạn văn hóa Phục Hưng, 

    Nhìn chung, vở Rômeo và Juliet là câu truyện tình được hình thành ca ngợi tình yêu "Sống chết cùng người mình yêu" dưới ngòi bút biên soạn của nhà biên soạn kịch William Shakespeare, đoạn kết bi thảm là cái chết của lứa đôi vì yêu nhau mà không đến được sống cùng nhau nên nguyện chết cùng nhau, đã được trường tồn ca ngợi từ giai đoạn Phục Hưng và được giảng dạy đến hiện nay, cùng các phiên bản tiếp tục được ấn bản, dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới và lịch sử văn học luôn được tiếp tục tái hiện dưới nhiều thể loại nghệ thuật. Cho dù nội dung đã cũ ai cũng biết trải dài cả 500 năm nay, nhưng một khi vở bi kịch Rômeo và Juliet được tái hiện thì luôn được công chúng háo hức đón nhận. 


    Việt Nam, lịch sử Việt Nam, văn học nghệ thuật Việt Nam, giai đoạn đấu tranh giành độc lập của dân tộc đầu thế kỷ 20, trong khoảnh khắc thời gian ngày 17/6/1930, "Khi Người đàn ông bị kết án tử hình, bước ra từ cánh cửa của nhà tù cuối cùng lên máy chém đền nợ nước, đành lổi hẹn sống với người con gái mình yêu“ . Đó là Nguyễn Thái Học (1902- 17/6/1930) đảng trưởng VNQDĐ người lãnh đạo cuộc Tổng Khởi Nghĩa Yên Báy bị thất bại với mục tiêu đánh đuổi thực dân Pháp đô hộ, giành chủ quyền độc lập dân tộc, mưu cầu hạnh phúc âm no cho toàn dân và đất nước phú cường, cũng bắt đầu từ khoảnh khắc thời gian đó vị hôn thê của Nguyễn Thái Học là Cô Nguyễn Thị Giang (1906 -18/6/1930) đã viết lên câu chuyện tình yêu của chính hai người và đã đi vào cửa chính của lịch sử văn học Việt Nam với thông điệp  “Yêu, Sống cùng lý tưởng Anh và chết cùng Anh".

    Với vở bi kịch „Rômeo và Juliet của Shakespeare“ được hình thành từ ngòi bút của biên doạn kịch William Shakespeare, đó là sáng tác văn học trong giai đoạn Phục Hưng nở rộ và vẫn lưu truyền đến ngày này luôn được đón nhận.

    Câu chuyện lịch sử tình yêu  „Rômeo và Juliet của Việt Nam“, không được viết lên từ nhà biên soạn sáng tác của danh hào nào cả mà:

    -  Câu chuyện lịch sử: „Rômeo và Juliet của Việt Nam“ được viết lên từ hai sinh mệnh của hai con người yêu nhau có cùng lý tưởng sống!..


    -  Câu chuyện lịch sử:„Rômeo và Juliet của Việt Nam“ được viết lên từ hai con tim, yêu và sống còn cùng sinh mệnh dân tộc với trách nhiệm của nguời công dân trong một quốc gia phong kiến lạc hậu và đang bị thực dân Pháp đô hộ.

    - Câu chuyện lịch sử: „Rômeo và Juliet của Việt Nam“ được viết lên từ hai con tim, yêu và sống cùng lý tưởng dân tộc đánh đuổi thực dân, giành chủ quyền độc lập dân tôc, mưu cầu đời sống ấm no hạnh phúc cùng toàn dân và phú cường cùng dân tộc.

    - Câu chuyện lịch sử: „Rômeo và Juliet của Việt Nam“ đã hiên ngang đi vào cửa chính của lịch sử văn học Việt Nam được viết lên do chính tình yêu của Họ và gửi trao đến thế hệ Việt Nam mai sau với  thông điệp „Yêu: Sống cùng lý tưởng và chết cùng người mình yêu“. 

    Có một nhà văn lớn người Pháp tại Việt Nam chứng kiến câu chuyện tình yêu của Nguyễn Thái Học đảng trưởng V.N.Q.D.Đ và Cô Nguyễn Thị Giang vị hôn thê cũng là một đồng chi và là một cánh tay vận động tuyên truyền đắc lực của V.N.Q.D.Đ khi chấp bút viết: Đêm rực lửa tại Yên Báy XB 1931 tại Việt Nam,in tại nhà in Lê Văn Tân ấn bản Pháp ngữ (La nuit rouge de Yên Báy), ông đã giành hẳn một chương để viết về câu chuyện tình lịch sử với nhan đề: LE ROMAN ROUGE OU LA MOST DE NGUYỄN THỊ GIANG- (Câu chuyện tình yêu đỏ thẳm hay SỰ TUẪN TIẾT CỦA CÔ NGUYỄN THỊ GIANG). 

    Và tự vấn bản thân, câu chuyện lịch sử tình yêu „Romeo và Juilet của Việt Nam“ nó sẽ đi về đâu khi trong dòng lịch sử văn học Việt Nam chưa được đưa vào giảng dạy?.

    Đã dịch và xin đăng lại gửi đến bạn đọc về câu chuyện lịch sử về tình yêu của những con người, đặc nặngsinh mệnh sống còn của tổ quốc dân tộc hơn sinh mệnh bản thân.

    ……..


    Trích: CHƯƠNG: CÂU CHUYỆN TÌNH YÊU ĐỎ THẮM HAY Sự TUẪN TIẾT CỦA CÔ NGUYỄN THI GIANG

    Từ sách:YÊN BÁY ĐÊM RỰC LỬA (La Nuit rouge de YÊN BÁY)của BỐN MẮT, XB-1931

    (Lê Hoàng Châu biên dịch 23h26 phút, ngày 15/4/2021 )

    Vào buổi sáng tinh sương, ngày 17 tháng 6 năm 1930, khi NGUYỄN-THÁI-HỌC, nhà lãnh đạo cách mạng Khởi Nghĩa Yên Báy, bị hành quyết, một Người phụ nữ Việt Nam trẻ có mặt ở vị trí  "hàng ghế đầu của khán giả": đó là NGUYÊN-THI-GIANG, vị hôn thê của ông.

    Người phụ nữ trẻ này đang bị cảnh sát truy nã, vì bản thân là một nhà cách mạng, là một tuyên truyền viên rất tích cực. Hơn nữa cô biết, trong hoàn cảnh khủng khiếp này, phải có một thái độ đủ dè dặt để không thu hút sự chú ý và không bị phát hiện ...

    Cô đã bất chấp nguy hiểm bị bắt để gặp lại người mình yêu, gặp lại Anh trong khoảnh khắc thời gian chỉ thoáng qua, khi một Người đàn ông bị kết án tử hình, đi từ cánh cửa của nhà tù cuối cùng lên máy chém.

    Sau khi nhìn thấy Người ấy, gói trọn tất cả tình cảm bằng cái nhìn cuối cùng chứa đựng tình yêu của một người phụ nữ giành hết cho một người đàn ông mình yêu. Cô ấy, phải trải qua cảnh tượng khủng khiếp của cuộc hành quyết tàn bạo: Một tấm ván bị đè lên dưới sức nặng của cả cơ thể, trong tít tắt như tia chớp một con dao giáng xuống và một cái đầu chìm trong máu.


    Đó không phải là tất cả :

    Hai ngày sau, một người nông dân ở làng Đông Khê, tỉnh Vĩnh-Yên, đến báo cho quan tuần phủ Vĩnh-Tường rằng, đã tìm thấy xác một phụ nữ khoảng trên 30 tuổi, nẳm kè bên bờ một cánh đồng lúa gần làng của mình.

    Viên quan được phái đến, nhận xét rằng. Người phụ nữ đã tự sát bằng cách dùng súng lục tự động trong đêm tối, vũ khí còn ở bên cạnh Cô ấy.

    Trong túi quần áo của Người phụ nữ tự tử, người ta phát hiện ra một bức thư ký tên NGUYỄN-THI-GIANG, trong đó cô ấy tuyên bố rằng, Cô sẵn sàng tự sát để theo bước người yêu của mình là NGUYÊNTHAI-HỌC vừa bị hành quyết ở Yên-Báy.

    Một thanh tra cảnh sát Pháp được cử đến khám nghiệm tử thi và thấy rằng đó đúng là NGUYỄN-THI-GIANG. Cha mẹ của người này, sống ở tỉnh Bắc-Giang, đã khai nhận thi thể để được nhận thi thể và họ xin phep một nơi chôn cất phù hợp như họ mong muốn.( việc này đa không thực hiện theo mong muốn của gia đình).

    Banall! (chửi thề) tội ác và tự sát ưh! 

    Oh ! không, thưa qúy vị! Đây là "tinh thần anh hùng" ("PRUD'HOMME") 

    Còn tuyệt vời hơn thế nữa, ở đây chúng ta đang bước vào một lãnh vực tình yêu, nơi không có bạn cũng không có thù mà ở đó sự chân thành chiếm ưu thế trước vẻ đẹp bi tráng và thuần khiết của một nghĩa cử có giá trị của nhân bản.


    Khi một người phụ nữ đã yêu một người đàn ông, điều này được gọi là tình yêu. Rằng cô ấy đã theo dõi phiên tòa của mình, nghe thấy bản án, nhìn thấy cuộc hành quyết. 

    Sau đó, tất cả mọi thứ đã tan biến bằng tự sát, tự sát bằng một viên đạn súng lục, bên một bờ đê trồng lúa, nơi mà vào ban đêm ngay cả những con chó cũng không xuất hiện. 

    Bởi vì, các làng quê Việt Nam, HỌ sống trong làng, ban đêm - kể cả chó - cũng trong nơi trú ẩn bên trong những lũy tre làng.

    Khi một người phụ nữ đã làm tuẫn tiết vì người đàn ông mình yêu, bất kể người phụ nữ nào, bất kể người đàn ông đó là ai, cho dù bạn đang ở phía nào của chiến tuyến, để trở nên nhân bản, là con người bạn phải công nhận rằng nó đẹp. Điều này chính người phụ nữ trẻ ấy đã tôn vinh chính tình yêu của mình.

    Tôi hiểu, thưa qúy bà, tiếng kêu phản đối khiêm tốn và phẫn nộ của qúy bà, đàn bà và là đàn bà. Ở một mức độ nào đó thì điều này hoàn toàn đúng.

    Nhưng ở đây không phải vậy!

    Trong tình yêu, bởi vì nó là về tình yêu, trước tình yêu, cái thiện hay cái ác đều bị tình yêu cao cả lấn áp cả thế giới, trong tình yêu thì không có đàn ông vĩ nhân cũng không có phụ nữ vĩ đại mà chỉ có những cậu bé và cô bé.

    Trong tình yêu thì không có cấp bậc, không có tuổi, không có chính kiến, không có quốc tịch. không có lời răn đe hoặc giáo điều.

    Các vị vua kết hôn với các nữ hoàng, những lực sỹ sở hữu phụ nữ đẹp trên thế giới (câu này, trong triết Hy Lạp Cổ đại), những đứa trẻ núp trong một góc nhỏ để được yêu nhau trong năm phút, nếu không muốn nói là ít hơn, cho dù là một cậu nhóc học sinh hay một cô gái mới dậy thì. Tất cả đều không thể khước từ tình yêu trao nhau..

    Trong tình yêu, không có đàn ông mạnh mẽ, cũng không có đàn bà kiên cường, chỉ có chân tình. Chỉ có những con người cao cả, thì mới có cử chỉ như Cô NGUYỄN- THI-GIANG: Một tiếng súng vào đầu trong đêm tĩnh mịch bên bờ đê của cánh đồng lúa hoang vắng và màng đêm đã tiếp tay cho cái chết. 

    Tiếng súng vang trong đêm vắng, vọng lại là tiếng sủa của những con chó trong làng gần đó tru lên dưới ánh trăng.

    Cho dù cử chỉ này xuất phát từ một người bán hàng, một công nhân hay một đứa trẻ, khi mục tiêu duy nhất của nó là tình yêu vô vị lợi, của một người phụ nữ dành cho một người đàn ông mình yêu thì nó rất đẹp. Thật đẹp!

    Câu chuyện tình của NGUYỄN-THI-GIANG được dệt nên từ chính tình yêu trong sáng và đẹp đẽ, sẽ được dùng làm câu chuyện để làm thăng hoa cho những cuốn sách, được viết trên những trang giấy bằng gấm hoa, được đóng bìa sang trọng và đặt trên những vị trí trân trọng trong lịch sử văn học.

    Sau này, thời gian sẽ mai một xóa nhòa đi ký ức của chúng ta về sự kiện Khởi Nghĩa Yên Báy, thì tại Đông Dương-Việt Nam. Những thế hệ nối tiếp sẽ luôn chăm sóc, nuôi dưỡng trường ca về tinh yêu và cái chết của Cô NGUYỄN-THỊ-GIANG.


    Và trên mộ của NGƯỜI, các thế hệ nối tiếp họ sẽ vun đắp cho một bông hoa mọc lên mà không ở đâu có cả, vì bông hoa không đến từ mảnh vườn nào cả..., mà nó đến từ những con tim chân thành. 

    Mùa hè năm 17&18/6/ 2022.

    Trân trọng

    Lê Hoàng Châu


    Không có nhận xét nào