Header Ads

  • Breaking News

    Thủy học và vùng Angkor



    Angkor Wat “Thành phố/Thủ đô của Chùa chiền” là một khu chùa chiền ở Cambodia và là một công trình tôn giáo lớn nhất trên thế giới với một diện tích đất rộng 162,6 hectares (1,626 km2; 402 acres). Được xây cất ban đầu như một chùa Ấn giáo1 hiến dâng cho thần Vishnu của Đế quốc Khmer, nó dần dần được biến thành một chùa Phật giáo vào cuối thế kỷ 12th, và vì thế nó cũng được mô tả như một chùa “Ấn giáo-Phật giáo”. Angkor Wat nằm cách thị trấn hiện đại Siem Reap 5,5 km (3,4 miles) về phía bắc, và một khoảng cách ngắn đến hồ, và sau cùng 15 km (9,3 miles) ngược với sông Siem Reap hiện nay, làm thành một hành trình tổng cộng 90 km (56 miles). Hệ thống kinh đào chạy từ một vùng mỏ đá ở chân núi Kulen, nơi sa thạch được thấy giống với đá đươc dùng để xây các chùa trong Angkor. Các nhà khảo cố cũng tìm thấy thêm 50 mỏ đá dọc theo đường kinh nơi đá được đào.

    Theo truyền thuyết, việc xây cất Angkor Wat được Indra ra lệnh để làm cung điện cho con trai của ông là Precha Ket Mealea. Theo du khách người Trung Hoa trong thế kỷ 13th là Zhou Daguan, một số người tin rằng chùa chiền được xây trong 1 đêm bởi một kiến trúc sư thiêng liêng.

    Thiết kế và xây cất ban đầu của chùa chiền xảy ra trong ½ đầu của thế kỷ 12th, dưới thời của Suryavarman II (cai trị từ 1113-c.1150). Cống hiến cho Vishnu, nó được xây như chùa chiền nhà nước của vua và thành phố thủ đô. Vì không có bia khắc nền móng hay bất cứ chạm trỗ hiện đại cho biết chùa chiền đã được tìm thấy, tên nguyên thủy của nó không được biết, nhưng nó có thể được biết như “Varah Vishnu-lok” theo vị thần tối cao. Công việc có vẻ chấm dứt ngay sau khi vua chết, để lại một số trang trí chạm trổ chưa hoàn tất. Từ Vrah Visnuloka hay Parama Visnuloka có nghĩa là “Vua đã đi đến thế giới tối thượng của Vishnu”, ám chỉ đến Suryavarman II sau khi chết và có ý định để tôn kính thanh danh và ký ức của ông.

    Vào năm 1117, khoảng 27 năm sau khi Suryavarman II chết, Angkor bị người Cham, kẻ thù truyền thống của Khmer, cướp phá. Sau đó, đế quốc được phục hồi bởi vua mới, Jayavarman VII, thiết lập thủ đô và chùa chiền quốc gia mới (Angkor Thom và Bayon, theo thứ tự) cách vài km về phía bắc.

    Vào cuối thế kỷ 12th, Angkor Wat dần dần biến thành một trung tâm Ấn giáo thờ phượng Phật giáo, tiếp tục cho đến ngày nay. Angkor Wat khác với các chùa chiền Angkor trong đó mặc dù nó bị quên lảng phần lớn sau thế kỷ 16th, nó chưa bao giờ bị bỏ hoang hoàn toàn.1 14 chạm trỗ đề ngày từ thế kỷ 17th được khám phá trong vùng Angkor chứng tỏ những người hành hương Phật giáo Nhật đã thiết lập những nơi định cư nhỏ cùng với người địa phương Khmer. Vào lúc đó, chùa chiền được nghĩ bởi các du khách Nhật như vườn Jetavana (Kỳ viên) nổi tiếng của Đức Phật, nằm trong vương quốc Magadha, Ấn Độ. Chạm trổ nổi tiếng nói Ukondayu Kazufusa, người ăn Tết Khmer ở Angkor Wat vào năm 1632.

    Angkor Wat là một thí dụ tiêu biểu của lối kiến trúc cổ điển của Khmer – kiểu Angkor – mà nó có tên. Vào thế kỷ 12th, các kiến trức sư Khmer đã khéo léo và tự tin trong việc sử dụng sa thạch (thay vì gạch hay đá ong) như vật liệu xây cất chánh. Hầu hết những nơi thấy được là những khối đá sa thạch, trong khi đá ong được dùng cho tường ngoài và cho những phần khuất của kiến trúc. Chất làm dính dùng để nối các khối đá chưa được xác định, mặc dù các loại nhựa thiên nhiên hay vôi tôi đã được đề nghị.

    Chùa chiền đã thu hút sự ca ngợi trên tất cả vì tính hài hòa của thiết kế. Theo Muarice Glaize, một nhà bảo tồn Angkor vào giữa thế kỷ 20th, chùa chiền “đạt đến tuyệt hảo cố điển bằng cách hạn chế tính hoành tráng của những thành phần được cân bằng tinh vi và sự xếp đặt chính xác của kích thước. Nó là một công việc của sức mạnh, đoàn kết, và kiểu cách.”

    Nói đến kiến trúc, những thành phần có đặc tính kiểu cách gồm có: hình cung nhọn, làm cho các tháp giống như búp sen; các đường hầm ½ đến hành lang; đường hầm trục nối các rào chung quanh; và các nền đất có hình chữ thập xuất hiện dọc theo trục chánh của chùa chiền. Những thành phần trang trí tiêu biểu là thần (devata hay apsara), chạm nổi, và trên trán tường các chiến thắng và các

    quang cảnh tường thuật. Tượng của Angkor Wat được xem là bảo thủ, tĩnh hơn và ít thanh nhã hơn công việc trước. Các thành phần khác của thiết kế đã bị phá hủy bởi cướp phá và thời gian, gồm có hồ trát trên các tháp, hồ trát trên một số hình ảnh trên chạm nổi, và trần nhà và cửa bằng gỗ.

    Vòng rào bên ngoài

    Tường bên ngoài, dài 1.024 m (3.360 ft) rộng 802 m (2.631 ft) và cao 4,5 m (15 ft), được bao quanh bởi một tường ngăn nước 30 m (98 ft) của đất trống và một cái hào rộng 190 m (620 ft) và chu vi trên 5 km (3 miles). Hào nới rộng 1,5 km từ đông sang tây và 1,3 km từ bắc đến nam.1 Đường vào chùa chiền là bờ đất ở phía đông và một đường đấp sa thạch ở phía tây; đường nầy, là lối vào chánh, được thêm sau, có lẽ để thay thế một cầu bằng gỗ. Có những cổng tháp (gopura) ở mỗi điểm chủ yếu; phía tây là lớn nhất và có 3 tháp bị hủy hoại. Glaize ghi nhận rằng cổng tháp nầy che dấu và phản ánh hình dáng của chùa chiền thích hợp. Dưới tháp ở phía nam là tượng của Vishnu, được gọi là Ta Reah, có thể chiếm ngự điện thờ trung tâm của chùa chiền. Các đường hầm chạy giữa các tháp và xa đến 2 lối vào ở 2 bên cổng tháp thường được gọi là “cửa voi”, vì chúng đủ lớn để cho những thú nầy. Những đường hầm nầy có cột vuông ở phía ngoài (phía tây) và tường kín ở phía trong (đông). Trần giữa các cột được trang trí với bông sen; mặt phía tây của tường với hình nhảy múa; và mặt tường phía đông với các cửa sổ có lan can, các hình đàn ông nhảy múa trên thú vật nhảy cỡn, và các vị thần, gồm có (phía nam của cửa vào) tượng duy nhất trong chùa chiền cho thấy răng.


    Tường ngoài bao gồm một không gian 820.000 m2 (203 acres), ngoài chùa chiền thật sự được chiếm giữ lúc đầu bởi thành phố và, ở phía bắc của chùa chiền, cung điện hoàng gia. Giống như những kiến trúc muôn thuở của Angkor, chúng được xây bằng các vật liệu dễ hư thay vì đá, vì thế không có kiến trúc nào còn ngoại trừ phác họa của đường đi. Hầu hết nơi nầy nay được bao phủ bởi rừng. Một đường đấp cao dài 350 m (1.150 ft) nối cổng tháp phía tây với chùa chiền thật sự, với các lan can (balustrade) naga và 6 bậc thềm đưa xuống thành phố ở 2 bên. Mỗi bên cũng có một thư viện với các cổng vào ở mỗi điểm chủ yếu, ở trước bộ thềm thứ ba từ cửa vào, và một cái ao ở giữa thư viện và chùa chiền. Các ao được thêm vào thiết kế sau nầy, vì là một nền đất được canh gác bởi các con sư tử nối với đường đấp cao đến kiến trức trung tâm.

    Kiến trúc trung tâm

    Chùa chiền nằm trên nền đất được nâng cao hơn thành phố. Nó được làm bởi 3 đường hầm chữ nhật nâng cao đến tháp trung tâm, mỗi bậc cao hơn bậc kia. Mannikka diễn dịch những đường hầm nầy như để cống hiến cho vua, Brahma, trăng, và Vishnu. Mỗi đường hầm có một cổng tháp ở mỗi điểm, và hai đường hầm bên trong mỗi tháp ở góc của chúng, tạo thành một sắp xếp nanh sấu với tháp trung tâm. Vì chùa chiền hướng về phía tây, tất cả các đặc tính được đặt ngược về phía đông, chừa lại nhiều không gian để được lắp đầy trong mỗi tường rào và đường hầm ở phía tây; với lý do tương tự, các bậc hướng tây cạn hơn các bậc ở các hướng khác.

    Đường hầm bên ngoài đo được 187 m (614 ft) và 215 m (705 ft), với các phần nhô ra (pavilion) thay vì tháp ở góc. Đường hầm được mở ra ngoài chùa chiền, với ½ đường hầm có cột nới rộng để nâng đỡ kiến trúc. Nối đường hầm bên ngoài với vòng rào thứ nhì ở phía tây là một hành lang hình chữ thập được gọi là Preah Poan (“Lâu đài của Nghìn vị Thần”). Hình ảnh của Đức Phật được người đi hành hương để ở hành lang trong nhiều thế kỷ, mặc dù hầu hết nay đã được lấy đi. Nơi nầy có nhiều chạm trổ liên quan đến những viêc làm tốt của người đi hành hương, hầu hết viết bằng tiếng Khmer nhưng cũng có tiếng Burma và Nhật Bản. Bốn cái sân nhỏ đánh dấu bởi hành lang có thể được làm đầy nước lúc ban đầu. Phía bắc và nam của hành lang là thư viện.

    Ngoài ra, các hành lang thứ nhì và ở bên trong được nối với nhau và đến 2 thư viện ở bên hông bằng một đường đấp cao hình chữ thập khác, một lần nữa được thêm vào sau. Từ bậc thứ nhì trở lên, các vị thần đầy dẫy trên tường, một hay những nhóm lên đến 4. Vòng rào bậc thứ nhì có kích thước 100 m (330 ft) và 115 m (377 ft), và có thể bị ngập lúc ban đầu để đại diện đại dương ở chung quanh núi Meru. Ba bộ bậc thềm trên mỗi bên đưa đến những tháp ở góc và các cổng tháp của đường hầm bên trong. Mỗi bậc của thềm đại diện sự khó khăn khi đi lên vương quốc của các vị thần. Đường hầm bên trong nầy, được gọi là Bakan, là một hình vuông 60 m (200 ft) với các đường hầm trục nối với mỗi cổng tháp với lâu đài trung tâm, và các lâu đài phụ nằm dưới các tháp ở góc. Mái của các đường hầm được trang trí với chủ đề của cơ thể của con rắn có đầu sư tử hay chim cánh vàng (garuda). Các rầm đỡ được tạc và trán tường trang trí cho các cửa vào các đường hầm và đến các lâu đài. Tháp ở trên lâu đài trung tâm cao 43 m (141 ft) đến chiều cao 65 m (213 ft) trên mặt đất; không giống như những tháp của các núi chùa chiền trước, tháp trung tâm được nâng cao trên 4 tháp chung quanh. Lâu đài, lúc đầu được chiếm ngự bởi một bức tượng của Vishnu và mở

    mỗi bên, được xây tường khi chùa chiền được đổi thành Phật giáo Theravada, các bức tường mới có đặc tính của Đức Phật. Vào năm 1934, nhà bảo tồn George Trouvé đào một cái hố bên dưới lâu đài trung tâm, lắp đầy với cát và nước nó đã bị cướp phá tài sản, nhưng ông tìm được nền móng thiêng liêng bồi lắng của lá vàng 2 m bên trên mặt đất.

    Kết hợp với kiến trúc của toàn nhà, và một của các nguyên nhân cho tiếng tăm của nó là trang trí rộng lớn của Angkor Wat, phần lớn ở dạng trụ ngạch chạm trỗ. Các tường bên trong của đường hầm phía ngoài mang một loạt khung cảnh đại qui mô phần lớn miêu tả những tình tiết anh hùng ca của Hindu Ramayana và Mahabharata. Higham gọi chúng, “Những xếp đặt thẳng được biết vĩ đại nhất của việc tạc đá”. Từ góc tây-bắc đi theo chiều ngược kim đồng hồ, đường hầm phía tây cho thấy Chiến trường Lanka (từ Ramayana, trong đó Rama đánh bại Ravana) và Chiến trường Kurukshetra (từ Mahabharata, cho thấy sự tiêu diệt hỗ tương của các tộc Kaurava và Pandava). Trên đường hầm ở phía nam đi theo một khung cảnh lịch sử duy nhất, một cuộc diễn hành của Suryavarman II, rồi 32 địa ngục và 37 thiên đàng của Ấn Độ giáo.

    Trên đường hầm phía đông là một trong những cảnh tượng được ăn mừng nhiều nhất, Khuấy Biển Sữa, cho thấy 92 ác thần (asura) và 88 hiền thần (deva) dùng rắn Vasuki để khuấy biển dưới sự chỉ huy của Vishnu (Mannikka đếm chỉ có 91 ác thần, và giải thích con số không đối xứng như đại diện cố ngày từ lập đông đến xuân phân, và từ xuân phân đến lập hạ). Nó được theo sau bởi việc Vishnu đánh bại các ác thần (thêm vào trong thế kỷ 16th). Đường hầm phía bắc cho thấy chiến thắng Bana của Krisna (nơi theo Glaize, “Sự khéo léo tệ nhất”).

    Angkor Wat được trang trí với các nữ thần (apsara) và thần (devata); có trên 1.796 miêu tả của thần trong kho nghiên cứu hiện nay. Các kiến trúc sư Angkor Wat cùng hình ảnh của các nữ thần nhỏ (30 cm (12 in)-40 cm (16 in)) như kiểu trang trí trên cột và tường. Họ kết hợp các hình ảnh lớn hơn của thần (các hình ảnh toàn tân đo được khoảng 95 cm (37 in)-110 cm (43 in)) phần lớn ở mỗi cấp của chùa chiền từ mái nhà nhô ra ở cổng vào đến đỉnh của các tháp cao. Vào năm 1927, Sappho Marchal công bố một nghiên cứu liệt kê đa dạng đáng kể của tóc, mũ đội đầu, quần áo, thế đứng, nữ trang và hoa trang trí, mà Marchal kết luận là dựa trên lề lối thật sự của thời kỳ Angkor.

    Các kỹ thuật xây cất

    Đá, phẳng như cẩm thạch được đánh bóng, được đặt không có hồ với những mối nối rất sát thỉnh thoảng khó thấy. Các khối được giữ với nhau bằng mộng trong một số trường hợp, trong khi các mối nối khác họ dùng mối nối âm dương (dovetail) và trọng lực. Các khối được cho là đặt vào chỗ bởi sự kết hợp của voi, dây thừng, ròng rọc và giàn giáo bằng tre. Henri Mouhot ghi nhận rằng hầu hết các khối có những lổ 2,5 cm (0,98 in) đường kính và 3 cm (1,2 in) chiều sâu, với nhiều lổ hơn trên các khối lớn hơn. Một số học giả đề nghị rằng những lổ nầy được dùng để nối chúng với nhau bằng các cọng sắt, nhưng những người khác nói chúng được dùng để tạm giữ các cọc giúp đặt chúng vào chỗ.

    Công trình được làm bằng 5 đến 10 triệu khối sa thạch với trọng lượng tối đa 1,5 tấn mỗi khối. Thật vậy, toàn thể thành phố Angkor dùng những số lượng đá lớn hơn tất cả kim tự tháp của Egypt gộp lại, và chiếm một diện tích lớn hơn Paris ngày nay. Hơn nữa, không như các kim tự tháp Egypt dùng đá vôi được lấy chỉ cách 0,5 km (0,31 mi) toàn thời gian, toàn thể thành phố Angkor được xây với sa thạch cách xa 40 km (25 mi) (hay xa hơn). Sa thạch nầy phải được chở từ núi Kulen, một mỏ đá ở 25 km (40 km) về phía đông bắc. Đường vận chuyển được cho là kéo dài 35 km (22 mi) dọc theo một kinh đào đến hồ Tonle Sap, 35 km (22 mi) khác xuyên qua hồ, và 15 km (9,3 mi) cuối cùng ngược chiều dọc theo sông Siem Reap, tạo thành một hành trình tổng cộng 90 km (56 mi). Tuy nhiên, Etsuo Uchida và Ichita Shimoda của Đại học Waseda ở Tokyo, Nhật Bản đã khám phá trong năm 2011 1 kinh đào ngắn hơn dài 35 km (22 mi) nối núi Kulen và Angkor Wat bằng hình ảnh vệ tinh. Hai ông tin rằng người Khmer đã dùng con đường nầy.

    Hầu như tất cả bề mặt, cột, rầm đỡ, và ngay cả mái nhà đều được tạc. Có nhiều miles hình nổi cho thấy quang cảnh của tài liệu Ấn Độ gồm có kỳ lân, sư tử đầu chim, rồng có cánh đang kéo xe cũng như các chiến binh theo sau người chỉ huy cởi voi và những cô gái với các kiểu tóc trau chuốt nhảy múa. Chỉ riêng tường đường hầm được trang trí với gần 1.000 m2 hình nổi. Các lổ trên một số tường Angkor cho thấy chúng có thể được trang trí với các miếng thau. Chúng có giá trị rất cao trong thời cổ đại và là mục tiêu chánh của kẻ trộm. Trong khi khai quật Khajuraho, Alex Evans, một thợ đá và điêu khắc gia, tái tạo một tượng đá dưới 4 ft (1,2 m), mất khoảng 60 ngày để tạc.[68] Roger Hopkins và Mark Lehner cũng thực hiện các thí nghiệm để đào đá vôi cần 12 công nhân và 22 ngày để đào khoảng 400 tấn đá.[69] Lực lượng lao động để đào đá, vận chuyển, tạc và xếp đặt nhiều đá sa thạch như thế phải đến hàng ngàn kể cả những thợ rất khéo léo. Sự khéo léo đòi hỏi để tạc những tượng nầy được phát triển hàng trăm năm

    trước đó, như được chứng minh bởi một số di vật của thế kỷ 17th, trước khi Khmer nắm quyền.

    Vì các hệ thống sông năng động và các thành phố tác động qua lại dưới những mối liên hệ thay đổi theo thời gian, và hình thái của nhiều thành phố đã nổi lên qua một cuộc chiến dài và đều đặn giữa các chức năng của thành phố và hệ thống sông chảy ở bên trong. Điều nầy làm cho các thành phố sông là một trường hợp đáng chú ý để nghiên cứu làm thế nào sự hiện diện của các đặc tính địa dư tác động qua lại với hình thái không gian trong việc hình thành các thành phố. Áp lực mạnh mẽ của con người đối với hệ sinh thái ở dưới nước trong những vùng đô thị đã đưa đến những thay đổi sinh thái, lượng và phẩm đáng kể, ảnh hưởng kiến trúc, chức năng, dịch vụ và sức khỏe của chúng. Phẩm chất và, tiếp theo sau, sức khỏe của hệ sinh thái/sự toàn vẹn sinh thái của bất cứ dòng nước được liên hệ tiêu cực với mật độ của đô thị hóa trong lưu vực chung quanh. Vì một hệ sinh thái lành mạnh rất quan trọng để cung cấp các dịch vụ cho xã hội và môi trường thiên nhiên, thiết kế các chiến lược có thể thực hiện được để hoàn tất và duy trì sức khỏe của hệ sinh thái là một thách thức then chốt trong tương lai đối với xả hội Angkor. Chùa chiền được bao quanh bên trong 2 bức tường vuông đồng tâm. Những bức tường nầy có thể từng được bao quanh bởi một cái hào tiêu biểu cho biển chung quanh núi Meru, nơi cư trú truyền thuyết của các vị thần Hindu. Banteay Samre chỉ là 1 của trên 1 ngàn miếu thờ mà người Khmer dựng lên trong thành phố Angkor trong một cuộc bùng nổ xây cất mà qui mô và tham vọng cạnh tranh với các kim tự tháp của Egypt. Sau khi chúng tôi đi qua, tôi vươn cổ để nhìn lần cuối. Chùa chiền đã biến mất trong rừng.

    Angkor là nơi xảy ra của một trong những hoạt động biến mất lớn nhất từ trước cho đến nay. Vương quốc Khmar kéo dài từ thế kỷ thứ 9th đến 15th, và vào lúc cao nhất thống trị một vùng rộng lớn ở Đông Nam Á (ĐNA), từ Myanmar (Burma) ở phía tây đến Việt Nam ở phía đông. Có đến 700.000 người sống trong Angkor, thủ đô của vương quốc, lan rộng một diện tích bằng 5 khu phố của thành phố New York, làm cho nó là một khu đô thị rộng lớn nhất của thế giới tiền kỹ nghệ. Vào cuối thế kỷ 16th, khi các nhà truyền giáo Portugal đến các tháp có hình bông sen của Angkor Wat – tinh vi nhất của các chùa chiền trong thành phố và là tượng đài tôn giáo lớn nhất trên thế giới – từng là thủ đô lộng lẫy của đế quốc đang ở trong đau khổ của cái chết.

    Các học giả đã ghi nhận một danh sách dài của những nguyên nhân nghi ngờ, gồm có những kẻ xâm lược tham tàn, một sự thay đổi tôn giáo, và một sự chuyển đến mậu dịch biển đã kết án thành phố nội địa. Hầu hết là phỏng đoán: Gần 1.300 câu khắc còn sót trên khung cửa và các tay nắm, nhưng người Angkor không để lại một chữ giải thích sự sụp đổ của vương quốc của họ.

    Những cuộc đào bới gần đây, không phải chùa chiến mà là hạ tầng cơ sở khiến thành phố rộng lớn, hội tụ vào một câu trả lời mới. Angkor, có vẻ như, bị sụp đổ bởi sự vô cùng khéo léo đã biến một tập hợp của phong kiến nhỏ thành một đế quốc. Văn minh được học làm thế nào để thuần hóa đại hồng thủy theo mùa của ĐNA, rồi biến dần khi việc kiểm soát nước, tài nguyên quan trọng nhất, vuột khỏi tay.

    Một giải thích đầu tay thích thú mang thành phố sống lại đến cực điểm của nó. Zhou Dugan, một nhà ngoại giao Trung Hoa, dành gần 1 năm ở thủ đô vào cuối thế kỷ 13th. Ông sống khiêm tốn như một người khách của một gia đình trung lưu, ăn cơm bằng muỗng làm bằng gáo dừa và uống rượu làm bằng mật ong, lá cây hay gạo. Ông mô tả một lề lối khủng khiếp, được hủy bỏ không bao lâu trước chuyến thăm viếng của ông, liên quan đến việc lấy mật của người cho còn sống như một vị thuốc tăng can đảm. Các lễ hội tôn giáo với pháo bông và đấu heo. Cảnh tượng lớn nhất xảy ra khi nhà vua du hành cùng với tùy tùng của ông. Diễn hành của hoàng gia gồm có voi và ngựa được trang trí với vàng, và hàng trăm cung nữ choàng hoa.

    Nhịp sống hàng ngày của Angkor cũng sống lại trong các điêu khắc sống sót hàng thế kỷ của đổ nát và, gần đây hơn, chiến tranh. Chạm nổi trên mặt tiền của chùa chiền cho thấy quang cảnh hàng ngày – 2 người đàn ông khom xuống bàn cờ, thí dụ, và một người đàn bà đang sinh dưới cái lều – và vinh danh thế giới tâm linh được cư ngụ bởi các sinh vật chẳng hạn như apsaras, quyến rũ các vũ nữ trên thiên đàng được dùng như những người đưa tin giữa con người và thần linh.

    Chạm nổi cũng cho thấy rắc rối ở thiên đàng. Rải rác với những cảnh của hài hòa của trái đất và ánh sáng uy nghi là quang cảnh của chiến tranh. Trong một chạm nổi, các chiến binh mang giáo từ vương quốc Champa láng giềng được nhét từ đầu đến đuôi trên 1 tàu đi qua Tonle Sap. Quang cảnh bất diệt trong đá, đương nhiên, vì người Khmer thành công trong chiến trường.

    Mặc dù Angkor thắng trận đụng độ đó, thành phố bị xẻ nát bởi đối thủ, nâng cao tính dễ bị tổn thương với những tấn công của Champa ở phía đông và vương quốc Ayutthaya ghê gớm ở phía tây. Các vua Khmer có vài vợ, làm lu mờ sự thành công và gây ra mưu đồ liên tục như các hoàng tử ganh đua để nắm quyền. “Trong nhiều thế kỷ, nó giống như Chiến tranh của Bông hồng.

    Quốc gia Khmer thường bất ổn,” Roland Fletcher, một nhà khảo cổ của Đại học Sydney và đồng giám đốc của một nỗ lực nghiên cứu được gọi là Dự án Angkor và vùng Phụ cận (Greater Angkor Project).

    Một số học giả tin rằng Angkor chết như cách nó sống: thanh kiếm. Biên niên của Ayuthana nói rằng các chiến binh từ vương quốc “lấy” Angkor trong năm 1431. Chắc chắn, thành phố thịnh vượng của Khmer phải có một phần thưởng giàu có: Các điêu khắc thổi phồng rằng những tháp chùa chiền của nó được phủ vàng, như giải thích nín thở của Zhou xác nhận. Để giải hòa các câu chuyện của tài sản của Angkor với những tàn phá đổ nát được các du khách Tây phương thấy, sử gia Pháp một thế kỷ trước kết luận từ ám chỉ gây ngạc nhiên rằng Ayutthaya đánh bại Angkor.

    Fletcher, nói ám ảnh của ông là “tìm ra cái làm cho việc định cư tăng trưởng và chết,” không rõ ràng. Một số học giả trước, ông nói, xem Angkor qua các lăng kính của vây hãm và chinh phục của lịch sử Âu Châu. “Người cai trị của Ayutthaya, quả thật, nói ông lấy Angkor, và ông có thể lấy một số quà chánh thức trở lại Ayutthaya với ông,” Fletcher nói. Nhưng sau khi Angkor bị chiếm, người cai trị của Ayutthaya tấn phong con trai ông lên ngai. “Có lẽ ông không đập tan nơi đó trước khi cho con ông.”


    Quyến rũ của cung điện có thể không làm xáo trộn hầu hết các chủ đề của Angkor, nhưng tôn giáo là trọng tâm của đời sống hàng ngày. Angkor là cái mà các nhà nhân loại học gọi là một thành phố lễ nghi vua chúa. Vua là hoàng đế thế giới của toàn bộ kiến thức Hindu và dựng lên chùa chiền cho họ. Nhưng khi Phật giáo Theravada dần dần che khuất Ấn Độ giáo trong thế kỷ 13th và 14th, giáo lý bình đẳng xã hội có thể đe dọa tinh hoa của Angkor. “Nó có tính rất phá hoại, giống như Công giáo phá hoại Đế quốc La Mã,” Fletcher nói. “Nó rất khó để ngưng.”

    Một chuyển dịch tôn giáo như thế sẽ xói mòn quyền hành của hoàng gia. Thành phố lễ nghi vua chúa điều hành trên một nền kinh tế không có tiền, dựa trên triều cống và thuế. Tiền tệ trên thực tế của vương quốc là lúa, số lớn công nhân được tập họp để xây các chùa chiền và hàng ngàn người chỉ huy họ. Một câu khắc ở một khu, Ta Prohm, ghi rằng 12.640 người phục vụ ở chùa chiền đó. Câu khắc cũng ghi rằng trên 66.000 nông dân sản xuất gần 3.000 tấn lúa một năm để nuôi vô số các sư, vũ công, và công nhân xây chùa chiền. Chỉ cộng 3 chùa chiền lớn vào phương trình – Preah Khan và các chùa chiền lớn hơn của Angkor Wat và Bayon – và số lao động đồng áng được tính toán lên đến 300.000. Nó chiếm gần ½ dân số của Angkor và vùng Phụ cận. Một tôn giáo mới và bình đẳng chẳng hạn như Phật giáo Theravada có thể đưa đến nổi loạn.

    Hay cung điện hoàng gia có thể quay lưng với Angkor. Những người cai trị liên tục có một thói quan dựng lên những khu chùa chiền mới và để cho các chùa chiền cũ hơn đổ nát, và thiên hướng để bắt đầu một cái mới có thể làm sụp đổ thành phố khi mậu dịch biển bắt đầu nẩy nở giữa ĐNA và Trung Hoa. Có thể đó là cơ hội kinh tế đơn giản, vào thế kỷ 16th, đã khiến cho trung tâm quyền lực của Khmer chuyển đến một vị trí gần sông Mekong hơn, gần thủ đô của Cambodia ngày nay, Phnom Penh, giúp nó tiếp xúc dễ hơn với Biển Đông.

    Các khảo sát tại chỗ cho thấy rằng các đường thẳng là một loạt kinh đào, được nối bởi các đoạn đường và sông ngắn, từ các mỏ đá thẳng đến Angkor. Đường sá và kinh đào – một số vẫn còn giữ nước – mang các khối đá từ thế kỷ 9th đến 13th trên một hành trình tổng cộng là 37 km hay khoảng đó. Các nhà nghiên cứu không biết liệu các khối đá trôi xuống các kinh đào trên các bè hay bằng một số phương pháp khác. Các học giả giả sử trước đây cho rằng các khối đá trôi xuống kinh đến hồ Tonle Sap và rồi đi ngược lên thượng lưu trên sông Siem Reap, một đường dài 90 km. Hệ thống kinh đào mới được báo cáo sẽ mất nhiều tháng và hàng ngàn công nhân để xây cất, nhưng tất cả là một ngày làm viêc của các kỹ sư Khmer, những người soạn thảo công phu các hồ chứa nước và các công trình thủy lợi khác ở Angkor vẫn còn gây sợ hãi. Nhìn vào dạng của đô thị, hệ thống nước gây ấn tượng và kỹ thuật thủy lợi phức tạp của họ, nhiều điểm thú vị có thể được khám phá về quy hoạch của người Khmer.




    Trong vài thập niên vừa qua, các nhà khảo cổ khám phá tin tức về tầm rộng lớn của đế quốc theo quy hoạch đô thị của họ. Trước hết, chúng ta phải cứu xét các Barays Đông và Tây lớn lạ thường như được thấy trong hình trên. Chúng bao quanh nhiều khu chùa chiền, như Angkor Wat. Chỉ nhìn các hồ chứa nước khổng lồ nầy, các cạnh thẳng tắp và kinh đào thẳng tắp chạy giữa chúng, anh có thể nói chúng do con gười tạo ra. Baray Tây thì lớn hơn với diện tích trên 16 km2 (can đảm khác thường), trong khi Baray Đông nay đã cạn, đưa đến tin tức và các lý thuyết.



    Vì Cambodia chỉ được thám hiểm sâu hơn trong thời gian gần đây, nhiều sử gia có những quan điểm khác nhau về việc sử dụng nước. Bernard P. Groslier viết về nước được dùng cho thủy nông và nông nghiệp. Người Khmer thu hoạch nước một cách khôn ngoan để giúp canh tác lúa và sản xuất thực phẩm. Hệ thống đường nước nối với nhau khác thường có thể được xem là nó đã bảo đảm thành công của Đế quốc (cho đến trận hạn hán kéo dài), cùng với một số quy hoạch đô thị vĩ đại!



    Trên các mục đích thủy nông và vệ sinh, nước được tin là có tầm quan trọng đáng kể cho tôn giáo. Tôi muốn nói, sức mạnh lao động khổng lồ được dùng để xây đế quốc có lẽ được thúc đẩy bởi sự bái phục thần linh của họ. Nó có thể đươc xem là một phản ánh đúng đắn tài sản và sức mạnh của Đế quốc. Điều nầy không quá tương phản với ý tưởng của người giàu có và sự mê hoặc của họ với việc giữ nước. Hãy nhìn Khách sạn Bellagio ở Las Vegas!



    Không có nhận xét nào