Header Ads

  • Breaking News

    Thời sự đó đây ngày Thứ sáu 01 tháng 7 năm 2022

    Võ Thái Hà tổng hợp

    Chiến tranh Ukraina : Nga oanh kích Odessa, hàng chục người thiệt mạng

    01/7/2022

    Một khách sạn ở Serhiïvka, gần Odessa (miền nam Ukraina), bị Nga oanh kích ngày 01/07/2022. © Press service of the State Emergency Service of Ukraine/Handout via REUTERS 

    Ít nhất 18 người chết sau một đợt oanh kích của Nga nhắm vào các khu dân cư tại vùng Odessa, miền nam Ukraina vào sáng nay 01/07/2022. Chính quyền Kiev loan báo tin trên một ngày sau khi chiếm lại Đảo Rắn, với vị trí chiến lược ở Hắc Hải đối diện với Odessa và sau khi được thông báo sẽ nhận thêm viện trợ quân sự của Anh, Hoa Kỳ. 

    Theo chính quyền Ukraina được Reuters trích dẫn, quân đội Nga đã phóng hai tên lửa Kh-22 được chế tạo từ thời Liên Xô cũ. Cả hai được phóng đi từ Biển Đen và cùng nhắm vào các khu dân cư. Hỏa tiễn thứ nhất bắn trúng một tòa nhà 9 tầng ở thành phố Serhiivke, vào lúc 1 giờ sáng nay, giờ địa phương, làm ít nhất 16 người chết. Mục tiêu thứ nhì là một khu khách sạn.

    Thống đốc vùng Dodessa, Maksym Marchenko tạm thời đưa ra con số 18 người thiệt mạng, hơn 30 người bị thương đã được đưa vào bệnh viện. Công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn do chưa dập tắt được các đám cháy tại các tòa nhà bị oanh kích.

    Đợt oanh kích sáng sớm nay diễn ra vài giờ sau khi Kiev thông báo đã chiếm lại được Đảo Rắn, ngoài khơi Odessa. Matxcơva xác nhận “đã rút quân để thể hiện thiện chí” sau khi đã “đạt được các mục tiêu” đề ra. Đảo Rắn đã được quân sự hóa, nằm ở phía tây nam cảng Odessa, hải cảng lớn nhất của Ukraina, nơi hàng triệu tấn ngũ cốc đang bị giữ lại. Theo giới quan sát, giành lại Đảo Rắn là một “thắng lợi quan trọng về mặt chiến lược” đối với Ukraina.

    Trước khi có tin về tình hình ở Đảo Rắn, khi bế mạc thượng đỉnh NATO ở Madrid, Tây Ban Nha, thủ tướng Anh Boris Johnson thông báo viện trợ thêm hơn 1 tỷ bảng Anh cho chính quyền Kiev, chủ yếu là viện trợ quân sự.

    Tuy nhiên, mọi chú ý hướng về tuyên bố của tổng thống Hoa Kỳ. Trước khi lên đường về Mỹ, Joe Biden nhấn mạnh Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương luôn sát cánh với Kiev và không thể để mọi việc kết thúc bằng một “thất bại quân sự của Ukraina”  :

    “Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta có thể đồng ý rằng đây là một thượng đỉnh mang tính lịch sử của NATO. Trước khi xảy ra chiến tranh, tôi đã nói với Putin là nếu Nga xâm chiếm Ukraina, khối NATO không chỉ sẽ mạnh hơn mà còn đoàn kết hơn. Các nền dân chủ trên thế giới sẽ đứng lên, chống lại hành vi xâm lược đó và bảo vệ trật tự thế giới được xây dựng trên luật pháp. Đấy chính là điều đang diễn ra ngày hôm nay. 

    Thượng đỉnh lần này nhằm củng cố thêm liên minh, vượt qua những thách thức của thế giới hiện tại và những mối đe dọa mà chúng ta sẽ phải đối mặt trong tương lai. Lần cuối cùng mà NATO soạn thảo khái niệm chiến lược cách nay 12 năm. Khi đó văn bản này coi Nga là một đối tác và thậm chí không nhắc đến Trung Quốc. Thế giới đã có nhiều chuyển biến từ đó đến nay và NATO cũng thay đổi để thích nghi. 

    Tại thượng đỉnh lần này, chúng ta đã tập hợp các liên minh để đối phó cùng lúc với những mối đe dọa trực tiếp mà nước Nga đang đặt ra cho châu Âu và những thách thức có hệ thống mà Trung Quốc đang đặt ra đối với trật tự thế giới được xây dựng trên nền tảng pháp luật”.

    Hoa Kỳ : Bộ chỉ huy Quân đoàn 5 sẽ đóng hẳn ở Ba Lan để tăng cường 'sườn phía Đông' NATO

    30/6/2022

    Quân đội Mỹ

    Nguồn hình ảnh, Charles Leffler/Chụp lại hình ảnh, 

    Lễ đón tướng Ba Lan Adam Joks (người thứ ba hàng đầu, bên trái đội mũ nồi đỏ) về nhậm chức phó tư lệnh Quân đoàn 5 ở Fort Knox, Kentucky tháng 8/2021

    Một trong những tuyên bố quan trong của Tổng thống Joe Biden hôm 29/06/2022 tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid là việc tăng cường sự hiện diện của quân Mỹ ở Đông Âu.

    Thông báo cùng ngày của Quân đội Hoa Kỳ xác nhận kế hoạch đã lên từ mấy năm qua, rằng bộ chỉ huy Quân đoàn bộ binh số 5, thuộc Bộ tư lệnh châu Âu của Hoa Kỳ, sẽ chuyển hẳn sang Ba Lan, cùng một doanh trại đóng vĩnh viễn ở quốc gia Đông Âu này. 

    Mới hồi tháng 5/2020, Hoa Kỳ chỉ nói các đơn vị Mỹ sẽ sang Ba Lan ở con số hàng trăm binh sĩ trên cơ sở luân chuyển.

    Nhưng kể từ sau khi nổ ra cuộc chiến của Nga tại Ukraine, tình hình an ninh châu Âu biến đổi nhanh và Mỹ quyết định cho quân sang đồn trú thường trực tại Ba Lan.

    Hiện có bộ chỉ huy trung tâm tại Fort Knox, bang Kentucky và các đơn vị tiền phương ở Frankfurt, Wiesbaden...(Đức), Quân đoàn 5 (V Corps) đã là đơn vị quân đội Mỹ thường xuyên tổ chức huấn luyện cho các sĩ quan, quân nhân của các đồng minh NATO châu Âu, và cũng đã đưa hàng trăm binh sĩ sang tăng cường cho quân lực Hoa Kỳ ở châu Âu mấy năm qua.

    Ra trận tại châu Âu lần đầu trong Thế Chiến I, Quân đoàn 5 chiến đấu ở Pháp và được tặng Anh dũng Bộ tinh. Trong Chiến tranh Lạnh, đây là đơn vị chủ chốt của Hoa Kỳ tại Tây Âu.

    Khi Chiến tranh Triều Tiên nổ ra, Tổng thống Harry Truman đã tăng cường cho Quân đoàn 5 bốn sư đoàn thiện chiến để bảo vệ Tây Âu, đề phòng bị Liên Xô tấn công.

    Các sư đoàn thiết giáp, phòng không được bổ sung thêm trong thập niên 1970, nhất là sau khi Hoa Kỳ rút quân khỏi Nam VN năm 1973.

    Trong cuộc đối đầu Đông-Tây, Quân đoàn 5 là lực lượng chủ chốt của Hoa Kỳ để chống lại các binh đoàn thiện chiến nhất của Liên Xô đóng tại Tây Đức và Tiệp Khắc, nếu xảy ra chiến tranh.

    Sau năm 1989, Quân đoàn 5 tham gia các sứ vụ ở vùng Balkans và hỗ trợ cho các hoạt động của Mỹ và NATO ở Trung Đông.

    Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda ngay lập tức hoan nghênh quyết định đưa một lực lượng quân Mỹ đồn trú vĩnh viễn ở nước ông, coi đây là quyết định mang tính lịch sử.

    Lãnh đạo đảng cầm quyền Pháp luật và Công lý (PiS), Phó thủ tướng Jaroslaw Kaczynski - nhân vật có quyền lực thực lớn nhất Ba Lan - còn gợi ý để Hoa Kỳ đem vũ khí hạt nhân tới đóng ở nước này để phòng ngừa Nga.

    Không phải ai cũng vui khi nghe tin Mỹ tăng cường thêm 100 nghìn quân sang châu Âu. Tựa đề một báo Anh hôm 30/06 nói đây là Bức màn sắt mới ở châu Âu

    Liên kết và mở rộng các đơn vị Mỹ-NATO tại châu Âu

    Hoạt động của Quân đoàn 5 với các nước Đông Âu, nhất là Ba Lan đã được lên kế hoạch từ lâu, với cả chương trình luân chuyển sĩ quan Mỹ- Ba Lan.

    Theo tin từ trang web và Facebook của Quân đoàn 5, hồi tháng 8/2021, một tướng Ba Lan được phong làm Phó Tư lệnh của đơn vị Mỹ này trên đất Hoa Kỳ.

    Sinh năm 1966 ở Ostrzeszow, Ba Lan, thiếu tướng Adam Joks đi lên từ lực lượng cơ giới của nước Ba Lan thời xã hội chủ nghĩa nhưng có công danh thăng tiến nhanh sau khi Ba Lan vào NATO. Ông từng giữ các chức chỉ huy của NATO, gồm thời gian làm chuẩn tướng chỉ huy một đơn vị thiết giáp của Đức ở Ahlen-Westphalen.

    Ngay sau khi nhận chức, phụ trách phần điều phối quân sự với các quốc gia đồng minh, Phó chỉ huy Adam Joks đã thăm quân Mỹ và Ukraine tại Hohenfels, Đức vào tháng 12/2021.

    Đây không phải là lần đầu tiên tướng nước ngoài làm chỉ huy trong quân đội Mỹ.

    Các tướng Đức, Jared Sembritzki và Markus Laubenthal từng giữ chức tham mưu trưởng Quân lực Hoa Kỳ tại châu Âu (U.S. Army Europe Chief of Staff).

    Tuy thế, với việc bổ nhiệm tướng Joks về Quân đoàn 5, đây là lần đầu tiên một sĩ quan Ba Lan làm chỉ huy trong quân đội Mỹ, kể từ Cách mạng Mỹ ở thế kỷ 18, khi tướng quý tộc Ba Lan Casimir Pulaski lập ra kỵ binh cộng hòa giúp tổng thống George Washington giành độc lập.

    Cùng thời gian nhận tướng Joks về Fort Knox làm phó cho Tư lệnh quân đoàn, Trung tướng John Kolasheski, đơn vị này cũng cử chuẩn tướng Mỹ Matthew Van Wagenen sang đóng ở Poznan tại căn cứ tiền phương (forward operating base), chuẩn bị cho công tác chuyển hẳn bộ chỉ huy quân đoàn sang Ba Lan. 

    Các hoạt động này của quân lực Hoa Kỳ ở châu Âu diễn ra trong bối cảnh NATO công bố một loạt chính sách mới để ngăn chặn Nga, sau khi Kremlin xâm lăng Ukraine cuối tháng 2.

    Con số quân NATO trực chiến ở châu Âu sẽ lên tới 300 nghìn và Hoa Kỳ sẽ tăng cường quân và vũ khí sang Anh. Tây Ban Nha, Ý, Đức, Romania, Ba Lan và vùng Baltic, tuy cách triển khai ở mỗi nơi có khác nhau.

    Ví dụ, Hoa Kỳ sẽ tăng số khu trục hạm đóng ở cảng Rota, Tây Ban Nha từ bốn lên sáu.

    Tại Anh, quốc gia chủ chốt để Hoa Kỳ giữ các phi cơ ném bom chiến lược mang vũ khí nguyên tử, không quân Mỹ sẽ tăng số chiến đấu cơ thế hệ thứ năm, và đẩy mạnh hỗ trợ cho không quân NATO ở châu Âu bằng cách đưa thêm hai phi đội F-35 sang căn cứ của Không quân Hoàng gia Anh ở Lakenheath.

    Hoa Kỳ cũng quyết định chuyển bộ chi huy của một trung đoàn phòng không sang Đức và tăng thêm hai tiểu đoàn phòng không, hậu cần. 

    Theo Ngũ Giác Đài, chỉ riêng ngân sách cho các hoạt động luân chuyển, bổ sung quân của Mỹ tại châu Âu năm 2022 trong khuôn khổ NATO đã lên tới 3,8 tỷ USD.

    Chương trình Sáng kiến Răn đe tại châu Âu (European Deterrence Initiative) của Hoa Kỳ có thêm 4,2 tỷ USD nữa cho năm 2023.

    Tập Cận Bình khẳng định sự kiểm soát của Trung Quốc đối với Hồng Kông

    01/7/2022

    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại lễ kỉ niệm 25 năm Hồng Kông được trả cho Trung Quốc, Hồng Kông, ngày 01/07/2022. AP 

    Đại dịch Covid-19 buộc Trung Quốc đóng cửa biên giới từ tháng 01/2020 đến nay, chủ tịch Tập Cận Bình không công du ngoại quốc và chỉ tham gia trực tuyến các cuộc họp thượng đỉnh quốc tế. Việc ông quyết định đến Hồng Kông dự lễ kỷ niệm 25 năm thuộc địa cũ của Anh được trao lại Trung Quốc cho thấy rõ quyết tâm của lãnh đạo chế độ Bắc Kinh khẳng định sự kiểm soát đối với đặc khu hành chính, 3 năm sau các cuộc biểu tình rầm rộ đòi dân chủ mùa hè 2019. 

    Một năm sau các cuộc biểu tình đã làm rung chuyển Hồng Kông, Tập Cận Bình đã áp đặt tại đặc khu này một đạo luật an ninh quốc gia, bị chỉ trích là nhằm triệt hạ mọi quyền tự do của người dân Hồng Kông. Từ đó cho đến nay, rất nhiều chính khách, nhà hoạt động, nhà báo ủng hộ dân chủ đã bị bắt và bị truy tố theo đạo luật an ninh này. Đồng thời, lãnh đạo Trung Quốc đã buộc Hồng Kông tiến hành một cải cách chính trị để kể từ nay chỉ có những người “yêu nước”, tức là trung thành với Bắc Kinh, mới được ra ứng cử chức vụ trưởng đặc khu.

    Việc ông Tập Cận Bình dự lễ nhậm chức của trưởng đặc khu Lý Gia Siêu (John Lee) quả là mang tính biểu tượng: Tân lãnh đạo của Hồng Kông đã được một ủy ban thân Bắc Kinh chọn là vì đích thân ông, với tư cách là người đứng đầu cơ quan an ninh, đã chỉ đạo cuộc đàn áp thô bạo phong trào biểu tình đòi dân chủ và tiếp đến đã gia tăng sự kiểm soát chính trị tại đặc khu này.

    Khi ông Lý Gia Siêu được chỉ định làm trưởng đặc khu thay thế bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam), nhiều quốc gia và các tổ chức nhân quyền đã lên tiếng cực lực chỉ trích. Vào lúc đó, lãnh đạo ngành ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu Joseph Borrel đã cho rằng “đây là một bước mới trong việc phá vỡ nguyên tắc "Một quốc gia, hai chế độ’"mà Bắc Kinh đã từng cam kết tuân thủ khi Luân Đôn trao lại vùng lãnh thổ này cho Trung Quốc”. 

    Phát biểu sau khi khai mạc lễ kỷ niệm 25 năm Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã khẳng định: “ Không có lý do gì để thay đổi nguyên tắc “Một quốc gia, hai chế độ". Mô hình này cần được duy trì lâu dài”. Chủ tịch Trung Quốc còn cho rằng “nền dân chủ đích thực” ở Hồng Kông đã bắt đầu sau khi cựu thuộc địa của Anh được trao trả cho Trung Quốc cách đây 25 năm.

    Cũng là một biểu tượng: công chúng Hồng Kông hôm nay đã không được mời dự buổi lễ kỷ niệm 25 năm, cử tọa gồm toàn các nhân vật thân Bắc Kinh. Như thể là kể từ nay mọi chuyện ở Hồng Kông sẽ được quyết định mà người dân đặc khu không được có tiếng nói gì, trong khi ông Tập Cận Bình khẳng định từ 25 năm qua người dân thuộc địa cũ của Anh Quốc đã thật sự “làm chủ vận mệnh thành phố của mình”.

    Hôm nay cũng đánh dấu đúng phân nửa thời hạn 50 năm mà Hồng Kông được hưởng quy chế bán tự trị theo nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”. Cho đến năm 2019, ngày 01/07 hàng năm vẫn là dịp để thể hiện các quyền tự do mà người dân đặc khu này còn được hưởng. Hàng ngàn người vẫn xuống đường tuần hành để bày tỏ các yêu sách chính trị và xã hội. Nhưng từ hai năm nay, các cuộc tuần hành đó, cũng như các cuộc tập hợp, đều bị cấm, với lý do chính thức là do tình hình dịch tễ và an ninh.

    Trong những ngày qua, tân lãnh đạo Hồng Kông đã siết chặt hơn nữa sự kiểm soát an ninh ở đặc khu này. Một nhà báo Hồng Kông, phải sống lưu vong kể từ sau các cuộc biểu tình đòi dân chủ 2019, nói với nhật báo Pháp Le Figaro hôm qua: “Người thân của tôi cho biết là có những khẩu hiệu tuyên truyền của chính quyền trên đường phố, cả khẩu hiệu "Chào mừng chủ tịch Tập Cận Bình”. Đây là điều chưa từng có, thật đáng phẫn nộ”. Nhà báo này, xin được giấu tên, nói thêm: “Chuyến thăm của Tập Cận Bình là một biểu tượng đối với các quan chức, nhưng dân thường chẳng mấy ai quan tâm. Dầu sao thì họ cũng không có quyền chỉ trích chuyến viếng thăm”.

    Đối với nhà báo này, Hồng Kông ngày càng giống như một thành phố lớn của Trung Quốc, chứ không phải là một vùng lãnh thổ trên nguyên tắc phải được hưởng quy chế bán tự trị cho đến năm 2047 theo lời hứa của Đặng Tiểu Bình năm 1997: “Tập Cận Bình cứ nói "một quốc gia, hai chế độ", nhưng nguyên tắc này đã biến mất rồi. Về tự do ngôn luận, về độc lập tư pháp, những người dám phát biểu công khai kể từ nay đều phải sống ở nước ngoài”.

    Bắc Kinh phản ứng dữ dội khi NATO nhắm mục tiêu vào Trung Quốc

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/07/phat-ngon-vien-TQ-700x480.jpg

    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Ảnh: BNG Trung Quốc) 

    Hôm thứ Năm (30/6), Bắc Kinh đã lên án NATO khi lần đầu tiên nhóm này nói trong một bản kế hoạch chi tiết rằng sức mạnh của Trung Quốc đang thách thức liên minh.

    NATO đã công bố bản khái niệm chiến lược lần đầu tiên của nhóm tại tại Hội nghị thượng đỉnh ở Madrid, trong đó cho biết những tham vọng và chính sách cưỡng chế mà Bắc Kinh gây ra đã thách thức lợi ích, an ninh và các giá trị của khối này.

    NATO cũng cho rằng mối quan hệ chặt chẽ hơn của Trung Quốc với Nga đã đi ngược lại lợi ích của phương Tây.

    Động thái của NATO đã khiến Bắc Kinh phản ứng dữ dội.

    “Cái gọi là tài liệu khái niệm chiến lược mới của NATO là coi thường sự thật, đảo lộn trắng đen … (và) bôi nhọ chính sách đối ngoại của Trung Quốc”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Triệu Lập Kiên nói trong cuộc họp báo thường kỳ hôm thứ Năm.

    Ông nói thêm rằng Trung Quốc “kiên quyết phản đối điều này”.

    “Chúng tôi muốn cảnh báo NATO rằng việc thổi phồng cái gọi là mối đe dọa từ Trung Quốc là hoàn toàn vô ích”, ông Triệu nói với các phóng viên.

    Hoa Kỳ đã thúc đẩy liên minh chú ý nhiều hơn đến Trung Quốc, dù một số đồng minh tỏ ra miễn cưỡng khi phải chuyển sự chú ý khỏi châu Âu.

    Bắc Kinh đã từ chối lên án đồng minh của mình là Nga về cuộc xâm lược Ukraine, và hai nước đã xích lại gần nhau hơn trong các lĩnh vực chính trị, thương mại và quân sự như một phần của mối quan hệ “không có giới hạn”.

    Trong tháng này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đảm bảo với người đồng cấp Vladimir Putin về sự ủng hộ của Trung Quốc đối với “chủ quyền và an ninh” của Nga.

    Bắc Kinh cũng chỉ trích các lệnh trừng phạt của phương Tây và việc bán vũ khí cho Kyiv.

    Trong một dấu hiệu cho thấy mối quan tâm ngày càng tăng về Trung Quốc, các nhà lãnh đạo của các đối tác khu vực châu Á – TBD là Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand cũng lần đầu tiên tham dự Hội nghị thượng đỉnh NATO.

    “Về cơ bản Trung Quốc đang xây dựng lực lượng quân sự của mình, bao gồm cả vũ khí hạt nhân, bắt nạt các nước láng giềng và đe dọa Đài Loan”, người đứng đầu NATO Jens Stoltenberg nói.

    “Trung Quốc không phải là đối thủ của chúng ta. Nhưng chúng ta phải nhìn rõ những thách thức nghiêm trọng mà Trung Quốc đang đưa ra.”

    NATO cũng cáo buộc Trung Quốc nhắm mục tiêu vào các thành viên của mình bằng “các hoạt động mạng độc hại cùng với luận điệu đối đầu”.

    Ông Triệu đã phản ứng lại, nói rằng Trung Quốc không đặt ra “thách thức hệ thống như tưởng tượng”.

    Ông nói thêm rằng những nhận xét về “sự phát triển quân sự bình thường” và chính sách quốc phòng của Trung Quốc là “vô trách nhiệm.”

    Thay vào đó, ông nói, NATO là “thách thức mang tính hệ thống đối với hòa bình và ổn định thế giới” với “bàn tay nhuốm máu của nhân dân thế giới”.

    Ông Triệu nói, các hành động phá hoại sự ổn định của khu vực châu Á – Thái Bình Dương “chắc chắn sẽ thất bại”.

    Lê Vy (theo AFP)

    Anh cam kết viện trợ thêm 1 tỷ bảng Anh cho Ukraine

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/07/ntdvn_1.jpeg

    Các binh sĩ từ Royal Welsh Battlegroup tham gia diễn tập trong cuộc tập trận Hedgehog của NATO ở biên giới Estonia Latvia, hôm 26/5/2022 tại Voru, Estonia. (Ảnh: Jeff J Mitchell/Getty Images) 

    Vương quốc Anh đã công bố viện trợ quân sự trị giá 1 tỷ bảng Anh (1,2 tỷ USD) khác cho Ukraine, một sự gia tăng đáng kể so với khoản hỗ trợ quân sự 1,3 tỷ bảng Anh hồi tháng Năm để giúp nước này chống lại sự xâm lược của Nga.

    Gói viện trợ bổ sung đã được Thủ tướng Boris Johnson công bố tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid. Ông nói rằng cuộc xâm lược của Nga “tiếp tục cướp đi sinh mạng của người Ukraine và đe dọa hòa bình và an ninh trên khắp châu Âu”.

    “Vũ khí, thiết bị và huấn luyện của Vương quốc Anh đang thay đổi năng lực phòng thủ của Ukraine trước cuộc tấn công dữ dội này. Và chúng tôi sẽ tiếp tục sát cánh bên người dân Ukraine để đảm bảo ông Putin sẽ thất bại”, ông Johnson nói.

    Thông báo nâng tổng số viện trợ quân sự của Vương quốc Anh kể từ khi chiến tranh bùng nổ lên 2,3 tỷ bảng Anh (2,8 tỷ USD) – nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào ngoài Hoa Kỳ, theo chính phủ Vương quốc Anh.

    Trao đổi với tờ Sky News ngày 30/6, Ngoại trưởng Liz Truss gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin là “nhà độc tài đáng sợ”.

    Bà Truss nói: “Chúng ta phải đặt ưu tiên tuyệt đối của mình là ngăn chặn cuộc chiến này và đẩy Vladimir Putin và quân đội Nga ra khỏi lãnh thổ Ukraine”.

    Viện trợ thực tế và không đổi

    Lời hứa viện trợ quân sự bổ sung được đưa ra sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy kêu gọi các nhà lãnh đạo NATO cần phải làm nhiều hơn nữa để giúp đất nước của ông chống lại sự xâm lược của Nga.

    Tại hội nghị thượng đỉnh, Vương quốc Anh hứa sẽ tài trợ cho các khả năng bao gồm các hệ thống phòng không tinh vi, máy bay không người lái và thiết bị tác chiến điện tử.

    Các quan chức Vương quốc Anh cho biết gói hỗ trợ mới “thể hiện bước đầu tiên trong việc cho phép Ukraine vượt ra khỏi năng lực phòng thủ dũng cảm chống lại sự xâm lược bất hợp pháp của Nga, đồng thời có thể tổ chức các hoạt động tấn công chống lại lực lượng mặt đất của Nga và khôi phục chủ quyền của Ukraine”.

    Bộ trưởng Quốc phòng Ben Wallace cho biết cam kết của Vương quốc Anh đối với Ukraine là “thực tế và không đổi”.

    “Sự hỗ trợ quân sự này sẽ giúp Ukraine tăng sức mạnh trong chiến chống lại sự xâm lược của Nga và đảm bảo rằng họ có các khả năng phòng thủ cần phải có”, ông Wallace nói.

    ‘Đường lối vô trách nhiệm’

    Tại hội nghị thượng đỉnh, NATO đã mời Thụy Điển và Phần Lan tham gia liên minh quân sự và cam kết tăng gấp 7 lần so với năm 2023 các lực lượng chiến đấu trong tình trạng cảnh giác độ cao dọc theo sườn phía đông chống lại bất kỳ cuộc tấn công nào của Nga trong tương lai.

    Đáp lại, hôm 29/6, ông Putin nói rằng Nga sẽ đáp trả bằng hiện vật nếu NATO thiết lập cơ sở hạ tầng ở Phần Lan và Thụy Điển sau khi họ tham gia vào liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu này. 

     “Với Thụy Điển và Phần Lan, chúng tôi không gặp khó khăn như với Ukraine. Họ muốn gia nhập NATO, hãy cứ tiếp tục”, ông Putin nói với kênh truyền hình nhà nước Nga sau cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo khu vực ở quốc gia Trung Á thuộc Liên Xô cũ Turkmenistan.

    “Nhưng họ phải hiểu rằng không có mối đe dọa nào trước đây, trong khi hiện tại, nếu các lực lượng quân sự và cơ sở hạ tầng được triển khai ở đó, chúng tôi sẽ phải đáp trả bằng biện pháp tương tự, tạo ra các mối đe doạ quân sự cho các vùng lãnh thổ này tương xứng với mối đe doạ mà họ đã tạo ra cho chúng tôi [nước Nga]”.

    Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov lên án “đường lối vô trách nhiệm” của NATO, theo ông là “phá hỏng kiến ​​trúc châu Âu, hoặc những gì còn sót lại của nó”.

    “Tôi rất nghi ngờ về việc liệu giai đoạn sắp tới có êm đềm đối với các nước láng giềng Bắc Âu của chúng ta hay không”, ông nói với các phóng viên vào ngày 29/6.

    Huyền Anh

    Tập Cận Bình thăm Hồng Kông

    Ngày này 25 năm trước, Anh đã trả lại Hồng Kông cho Trung Quốc, sau khi cai trị tới hơn 150 năm. Để đánh dấu lễ kỷ niệm, vào thứ Sáu nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có chuyến thăm hiếm hoi tới lãnh thổ để dự lễ tuyên thệ nhậm chức của John Lee, trưởng đặc khu mới. Việc bổ nhiệm một cựu cảnh sát và giám đốc an ninh làm lãnh đạo của trung tâm tài chính này cho thấy rõ ưu tiên của Đảng Cộng sản ở đâu kể từ sau các vụ biểu tình chống chính phủ năm 2019.

    Vào năm 1997, đảng đã hứa Hồng Kông vẫn được tự do và mở cửa trong ít nhất 50 năm nữa. Nhưng mới đi được nửa đường Hồng Kông đã trở thành một chế độ cảnh sát trị. Dĩ nhiên nó không xảy ra trong một sớm một chiều. Vài giờ trước lễ kỷ niệm của năm 2020, Trung Quốc đã thông qua luật an ninh hà khắc cho Hồng Kông. Nhưng Bắc Kinh đã dành nhiều năm qua để đặt nền móng tiếp quản, bằng các chiến lược xâm nhập, cưỡng ép, gây sợ hãi và đe dọa. Giờ đây, với cả cách làm công khai lẫn bí mật hoạt động song song, 25 năm nữa Hồng Kông chắc chắn sẽ là một nơi hoàn toàn khác.

    ECB ngừng chương trình mua trái phiếu

    Kể từ khi khu vực đồng euro rơi xuống vùng lạm phát thấp vào giữa những năm 2010, mua trái phiếu chính phủ đã trở thành công cụ kích thích chính của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB). Nhưng vào thứ Sáu chương trình mua tài sản này sẽ kết thúc. ECB cũng dự kiến ​​tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào tháng 7 và có thể là nhiều hơn nữa vào tháng 9.

    ECB đang cố gắng tránh vòng xoáy giá cả-tiền lương để kéo giảm lạm phát, vốn đã đạt mức kỷ lục 8,1% trong tháng 5. Nhưng quản lý ngân hàng trung ương của một liên minh tiền tệ thật khó. Các nước thành viên có triển vọng tăng trưởng và mức nợ khác nhau, đồng nghĩa tăng lãi suất quá nhanh sẽ đẩy một số nước vào suy thoái. Và chính sách thắt chặt sẽ gây khó khăn cho những nước nhiều nợ, chẳng hạn như Ý, vì tài chính của các chính phủ chịu áp lực cả từ lãi suất cơ bản cao lẫn “chênh lệch” ngày càng tăng giữa lợi suất trái phiếu của họ và lợi suất trái phiếu Đức (thang đo chuẩn của khu vực đồng euro). ECB đang tạo ra một công cụ để hạn chế mức chênh lệch này. Nhưng khoảng cách giữa các nước dẫn đầu và các nước đi cuối sẽ ngày càng rộng ra.

    Florida trở thành chiến trường cho cuộc tranh cãi về quyền phá thai

    Suốt nhiều năm qua, phụ nữ ở Alabama và Georgia, hai bang có luật phá thai hà khắc, đã sang Florida gần bên để thực hiện dịch vụ y tế này. Nhờ đó Florida trở thành một trong những bang có tỷ lệ phá thai cao nhất Hoa Kỳ. Hôm thứ Năm, một thẩm phán cấp bang đã tạm thời chặn luật cấm phá thai sau 15 tuần của Florida, vốn đáng lẽ có hiệu lực từ thứ Sáu.

    Luật này tương tự như luật ở Mississippi đã được Tòa Tối cao áp dụng vào tuần trước để lật ngược án lệ Roe v Wade. Các nhà hoạt động vì quyền phá thai ở bang này lo ngại cuộc chiến pháp lý sẽ hóa thành các lệnh cấm nghiêm ngặt hơn. Nhưng chưa rõ thống đốc đảng Cộng hòa của Florida có chấp thuận chúng hay không. Ron DeSantis ca ngợi các thẩm phán vì đã loại bỏ án lệ trên. Nhưng hầu hết người Florida lại muốn hợp pháp hóa phá thai, khiến ông liên tục phải né tránh các câu hỏi về lệnh cấm hoàn toàn. Phụ nữ Florida và các bang lân cận dĩ nhiên sẽ muốn ông cứ né tránh mãi.

    Báo Châu Âu nói hai nghệ sĩ VN bị cảnh sát Tây Ban Nha điều tra, giữ hộ chiếu sau 'cáo buộc cưỡng hiếp'

    01/7/2022

    Majorca

    Nguồn hình ảnh, Getty Images/ Chụp lại hình ảnh, 

    Majorca là điểm đến nổi tiếng ở Tây Ban Nha với du khách Anh

    Dư luận Việt Nam hôm 1/7 đang xôn xao vì tin tức hai nghệ sĩ Việt nổi tiếng bị "cáo buộc hiếp dâm một thiếu nữ 17 tuổi người Anh" trên một hòn đảo du lịch ở Tây Ban Nha.

    Một số tờ báo ở Anh như Daily Mail và Mirror, tuần này đưa tin một thiếu nữ người Anh, 17 tuổi tố cáo bị cưỡng hiếp ở Majorca (Tây Ban Nha) bởi hai người Việt Nam nổi tiếng.

    Dù không nêu rõ danh tính của hai người đàn ông này, nhưng họ được mô tả là một nhạc sĩ và một diễn viên, trong đó một người 37 tuổi và người còn lại 42 tuổi.

    Trang báo Tây Ban Nha Majorca Daily Bulletin, hôm 29/6, tường thuật: Hai người đàn ông ở chung khách sạn tại Sant Elm, trong khi cô gái và gia đình lưu trú tại một khách sạn khác. Cả ba gặp nhau tại một nhà hàng vào tối thứ sáu (24/6) rồi cùng trò chuyện, uống rượu với nhau trước khi dạo ngoài bãi biển và bắt đầu trở nên thân mật. 

    Sau đó, họ đến phòng khách sạn của một trong hai người đàn ông, nơi cáo buộc diễn ra vụ hãm hiếp. Theo lời thiếu nữ 17 tuổi, hai người này sau khi ép cô quan hệ tình dục đã bắt cô đi tắm để loại bỏ dấu vết có thể buộc tội họ.

    Cô đã được các bác sĩ tại Bệnh viện Son Espases ở Palma của Majorca thăm khám, như một phần của quy trình tiêu chuẩn trước khi đưa ra tuyên bố với cảnh sát.

    Sau đó, cô gái người Anh đã cùng gia đình rời khỏi hòn đảo trong ngày 28/6.

    Sant Elm

    Nguồn hình ảnh, ullstein bild via Getty Images / Chụp lại hình ảnh, 

    Khách sạn ở Sant Elm, địa danh mà các báo Tây Ban Nha nói là 'xảy ra vụ việc bị điều tra liên quan đến cáo buộc hiếp dâm'

    Theo báo Ultima Hora ở Majorca, thì hai nghi phạm "sẽ không thể rời khỏi Tây Ban Nha sau khi một thẩm phán đã thẩm vấn họ và thu hộ chiếu nhưng không bắt nộp tiền tại ngoại".

    "Cả hai đã dùng quyền của họ để từ chối khai báo trước thẩm phán ở tòa tại Via Aleman," theo nhà báo Juan P. Martinez tường thuật về vụ việc.

    "Thế nhưng họ sẽ không thể ra khỏi Tây Ban Nha trong khi cuộc điều tra đang được tiến hành để xác minh điều gì đã xảy ra vào đêm thứ Sáu ở khách sạn," bài báo thông tin thêm.

    Phản ứng của Việt Nam

    Trả lời thông tin trên, ông Phạm Cao Thái, Chánh thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nói: "Chúng tôi vẫn đang tìm hiểu thông tin, chưa có gì cụ thể cả", theo Vietnamnet.

    Trong khi các báo châu Âu chưa công khai danh tính của hai người bị nghi là có liên quan đến vụ việc theo các luật bảo vệ quyền riêng tư, nguyên tắc suy đoán vô tội cho đến khi bị tòa án buộc tội và đảm bảo tính độc lập của cảnh sát điều tra, ngày 1/7, nhiều tờ báo ở Việt Nam đồng loạt nêu rõ tên tuổi của hai nghệ sĩ bị nghi ngờ..

    Đài truyền hình Việt Nam ra thông báo "đề nghị các đơn vị khẩn trương rà soát chương trình sản xuất/giám sát sản xuất, thay thế hoặc cắt bỏ chương trình nếu xuất hiện hình ảnh 2 nhân vật này trên sóng/số ngay từ hôm nay, kể cả chương trình phát lại."

    BBC hôm 1/7 đã liên lạc với văn phòng cảnh sát Guardia Civil ở Tây Ban Nha. Cơ quan nói rằng họ sẽ trả lời báo chí khi có thêm thông tin.

    Thủ tướng Anh: Phải buộc Trung Quốc giữ cam kết với Hong Kong 

    01/7/2022 

    Reuters 


    Thủ tướng Anh Boris Johnson.

    Thủ tướng Anh Boris Johnson. 

    Thủ tướng Boris Johnson tuyên bố Anh sẽ làm tất cả những gì có thể để buộc Bắc Kinh phải giữ đúng cam kết về các quyền dân chủ hứa hẹn cách đây 25 năm khi Hong Kong được trao lại cho Trung Quốc.

    Ông Johnson nói Trung Quốc đã không tuân thủ cam kết tôn trọng thỏa thuận đã nhất trí “Một quốc gia, hai hệ thống” mà theo đó chấm dứt sự cai trị thuộc địa của Anh năm 1997.

    Anh đặc biệt chỉ trích luật an ninh quốc gia Trung Quốc áp đặt vào năm 2020 và những thay đổi bầu cử mà nước này cho rằng làm xói mòn các quyền tự do và quyền tự chủ của Hong Kong.

    “Kỷ niệm 25 năm ngày chuyển giao, chúng ta không thể đơn giản né tránh thực tế rằng, lâu nay, Bắc Kinh đã không tuân thủ các nghĩa vụ của mình”, ông Johnson nói trong một video.

    “Đó là tình trạng đe dọa cả quyền và tự do của người Hong Kong cũng như sự tiến bộ và thịnh vượng tiếp diễn trên quê hương họ.”

    Để kỷ niệm 25 năm ngày Hong Kong được chuyển giao cho Trung Quốc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang thăm Hong Kong trong chuyến công du đầu tiên bên ngoài Trung Quốc đại lục sau hơn hai năm.

    Các quan chức Trung Quốc trước đó đã bác bỏ chỉ trích của Anh, nói rằng họ nên tránh xa các vấn đề của Hong Kong và cáo buộc rằng nước này vẫn giữ tư duy thuộc địa dù là đã trao trả lại Hong Kong cho Trung Quốc.

    Trước luật an ninh quốc gia của Trung Quốc, Anh năm ngoái đã đưa ra một lộ trình nhập cư cho những người có hộ chiếu hải ngoại Anh mà ông Johnson cho biết đã có 120.000 đơn đăng ký của người Hong Kong.

    “Chúng tôi không từ bỏ Hong Kong. 25 năm trước, chúng tôi đã hứa với lãnh thổ và người dân của Hong Kong, và chúng tôi dự định sẽ giữ lời hứa,” ông Johnson nói.

    Ông nói thêm rằng Anh sẽ “làm tất cả những gì có thể để buộc Trung Quốc giữ cam kết của mình, để Hong Kong lại được điều hành bởi người dân Hong Kong, vì người dân Hong Kong.”


    Không có nhận xét nào