Header Ads

  • Breaking News

    Thời sự đó đây ngày Thứ sáu 08 tháng 7 năm 2022

    Võ Thái Hà tổng hợp

    Ngoại trưởng Trung Quốc gặp người đồng cấp Nga ở Bali trước thềm hội nghị G20

    Hồng Ân biên dịch

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/07/ZBIUGWIMSJJQRHWY3M5UWXIDJA.jpg

    Russian Foreign Minister Sergei Lavrov and Chinese Foreign Minister Wang Yi shake hands as they meet in Denpasar, Indonesia July 7, 2022. Russian Foreign Ministry/Handout via REUTERS 

    Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã gặp người đồng cấp Nga Sergei Lavrov tại Bali vào ngày thứ Năm (7/7) trước thềm hội nghị cấp bộ trưởng G20.

    Bất chấp những lời chỉ trích, Bắc Kinh vẫn duy trì quan hệ hữu hảo với Nga, trong bối cảnh các quốc gia phương Tây tìm cách cô lập chính quyền của Tổng thống Vladimir Putin khỏi trật tự ngoại giao và tài chính toàn cầu vì cuộc tấn công quân sự nhằm vào nước láng giềng.

    Ông Lavrov đã thông báo cho ông Vương “về việc thực hiện các nhiệm vụ chính của chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine, đồng thời nhắc lại luận điệu của Moscow rằng mục đích của họ là “phi hạt nhân hóa” đất nước, một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga cho biết.

    Cả Trung Quốc và Nga đều nhấn mạnh, các biện pháp trừng phạt đơn phương của phương Tây đã lách luật quốc tế và không thể chấp nhận được.

    Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã đến Bali vào cuối ngày 7/7 và sẽ có cuộc hội đàm song phương với ông Vương trong ngày 9/7. Ông Blinken dự kiến ​​sẽ nhắc lại cảnh báo với Bắc Kinh về việc họ ủng hộ Nga tại cuộc hội đàm sắp tới với ông Vương.

    Tuy nhiên, ông từ chối cuộc gặp trực tiếp với người đồng cấp Nga, mặc dù họ đã chuẩn bị cho cuộc đối đầu đầu tiên kể từ khi chiến tranh bùng nổ vào tháng 2/2022.

    Ngoại trưởng Blinken gặp ông Lavrov lần cuối vào tháng 1/2022 tại Geneva, nơi nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ cảnh báo Nga về những hậu quả to lớn nếu nước này tiếp tục và xâm lược Ukraine, nhưng họ vẫn tiến hành cuộc chiến vào ngày 24/2.

    Washington cho rằng, Nga nên bị tước bỏ tư cách thành viên của diễn đàn quốc tế. Quan điểm này cũng được một số đồng minh phương Tây đồng thuận.

    Theo Bộ Ngoại giao Nga, hai Ngoại trưởng Lavrov và Vương Nghị nhấn mạnh “sự cần thiết của việc duy trì và phát triển G20” trong cuộc họp của họ.

    Hội nghị ngoại trưởng G20 diễn ra tại đảo Bali trong ngày 7 và 8/7. Tại hội nghị, ngoại trưởng các nước bàn về cách giải quyết các khủng hoảng hiện tại, bao gồm khủng hoảng Ukraine, việc khôi phục chuỗi cung ứng toàn cầu và đẩy mạnh hợp tác quốc tế.

    Ông Blinken dự định sẽ tận dụng cuộc họp – mở đầu cho hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo vào tháng 11 – để vận động các đồng minh vốn không ủng hộ lập trường của họ về Ukraine, chẳng hạn như Ấn Độ, rút ​​khỏi liên minh Moscow.

    Tuy nhiên hy vọng của ông về một mặt trận thống nhất của phương Tây chống lại cuộc xâm lược của Nga đã bị giáng một đòn mạnh sau khi Ngoại trưởng Anh Liz Truss rút khỏi cuộc họp vào phút cuối, theo một nhà ngoại giao.

    Bà Truss sẽ không tham dự các cuộc hội đàm với những người đồng cấp của mình trong ngày 8/7, mà thay vào đó là một quan chức cấp cao của Anh, nhà ngoại giao nói với AFP. Bà Truss đã rút ngắn chuyến đi của mình sau khi Thủ tướng Boris Johnson từ chức lãnh đạo Đảng Bảo thủ của ông trong ngày 7/7.

    Trung Quốc theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập đối với Nga và từ chối lên án cuộc xâm lược của nước này tại Ukraine.

    Cuộc gặp giữa ông Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 2 trước thềm Thế vận hội Mùa đông tại Bắc Kinh đã đánh dấu “kỷ nguyên mới” của quan hệ quốc tế và “không có giới hạn” giữa hai quốc gia.

    Ông Tập cũng đảm bảo với Putin về sự ủng hộ của Trung Quốc đối với “chủ quyền và an ninh” của Nga trong một cuộc điện đàm hồi tháng trước.

    Hoa Kỳ đã nhanh chóng bày tỏ quan điểm, lên án Trung Quốc “thắt chặt mối quan hệ chặt chẽ với Nga” mặc dù họ tuyên bố là sẽ trung lập.

    Nhật Minh (Theo AFP)


    Pháo tầm xa của Mỹ làm thay đổi cục diện chiến trường

    Lê Tây Sơn

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/07/GettyImages-521111726.jpg

    HIMARS đang giúp quân đội Ukraine giành được lợi thế đáng kể trên chiến trường (ảnh: Dondi Tawatao/Getty Images) 

    Ngày 6 Tháng Bảy, trong bài phát biểu hàng đêm, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết các loại pháo phương Tây Ukraine nhận được đã bắt đầu hoạt động rất mạnh mẽ và rất hiệu quả! “Độ chính xác của nó là tuyệt vời. Lực lượng phòng thủ của chúng tôi đã mở các cuộc tấn công chính xác vào các kho chứa và các địa điểm hậu cần quan trọng của quân chiếm đóng, làm giảm đáng kể tiềm năng tấn công của quân Nga” – ông nói.

    Tổng thống Zelensky cho biết tổn thất của quân xâm lược Nga tăng lên mỗi tuần, và Nga cũng gặp khó khăn trong hoạt động tiếp liệu. Một chuyên gia quân sự tên “Chernyk” nói: “Ukraine đang nhắm vào các kho chứa đạn dược của Nga bằng loại pháo mới. Một số lượng lớn đạn được bị tiêu huỷ. Chúng ta đang nói về hàng ngàn tấn đạn từ khắp Liên bang Nga khi chuyển đến chiến trường Ukraine đã bị những cỗ máy huỷ diệt có độ chính xác cao xoá sổ!”.

    Bốn hệ thống tên lửa M142 HIMARS (High Mobility Artillery Rocket System– Hệ thống Tên lửa Pháo binh Cơ động Cao) – đầu tiên đã đến Ukraine và Hoa Kỳ hứa sẽ cung cấp thêm bốn hệ thống nữa vào giữa Tháng Bảy. Hiện quân đội Ukraine sử dụng tốt HIMARS trên một số mặt trận trọng yếu. Ngày 26 Tháng Sáu, có thông tin rằng hai sở chỉ huy của quân đội Nga đã bị tấn công bằng HIMARS. Ukraine đang làm giảm khả năng hỏa lực của quân Nga, khiến họ thiếu đạn cho có các cuộc tấn công bằng pháo hạng nặng. Chernyk nói:

    “Đây là chiến lược và chiến thuật đúng đắn. Mọi khẩu pháo đều cơ động, không đứng yên. Bạn bắn một quả rồi di chuyển, bắn một quả rồi di chuyển nữa. Cuối cùng, Ukraine đã có các phương tiện di động để phá hủy bom, đạn của đối phương ở khoảng cách xa”. Việc sử dụng không chỉ HIMARS mà còn cả các loại vũ khí khác do phương Tây cung cấp đã giúp Ukraine thực hiện nhiều cuộc tấn công vào sâu phòng tuyến của Nga. Hầu hết đều có tầm bắn xa hơn và độ chính xác cao hơn một số thiết bị thời Liên Xô mà Ukraine từng lệ thuộc lúc bắt đầu chiến tranh.

    Lực lượng Đặc nhiệm Liên hợp (Joint Forces Task Force) của Ukraine ra tuyên bố viết: “Các hệ thống pháo HIMARS do Mỹ cung cấp liên tục giáng những đòn khốc liệt vào các điểm chiến lược quan trọng của đối phương, dẫn đến thiệt hại lớn về trang thiết bị, nhân lực và tiếp liệu của lực lượng chiếm đóng”. Các nhà phân tích của nhóm tình báo Conflict Intelligence Team đưa tin về một bệnh viện ở Melitopol đang ngập người Nga, nạn nhân của pháo Mỹ.

    Ngũ Giác Đài cũng xác nhận Lực lượng Vũ trang Ukraine đang sử dụng thành công các loại vũ khí mới được Mỹ chuyển giao. Ngày 7 Tháng Bảy, Ukraine bác bỏ tuyên bố của Nga về việc hai hệ thống HIMARS do Mỹ cung cấp bị phá huỷ. “Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga mở cuộc họp báo “khoe” đã phá hủy được HIMARS trong một cuộc không kích ở khu vực Donetsk: “Các tên lửa phóng từ trên không có độ chính xác cao đã phá hủy hai bệ phóng tên lửa HIMARS do Mỹ sản xuất và hai kho đạn của chúng”. Cuộc họp báo còn kèm theo đoạn phim về cuộc tấn công nhưng không thể xác định trong video có HIMARS.

    Bayraktar gần như sản xuất độc quyền cho Ukraine

    Một máy bay không người lái Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất đang được Lithuania chuyển giao cho Ukraine sau một chiến dịch huy động vốn cộng đồng tại địa phương. Chiến dịch gây quỹ cộng đồng được phát động bởi Đài truyền hình trực tuyến Laisves TV của Lithuania vào tháng trước và quyên góp được khoảng 6 triệu euro ($6.11 triệu) để mua máy bay không người lái. Bộ Quốc phòng Litva, đảm nhận việc mua máy bay, ra thông báo: “Các công dân Litva đã quyên góp tiền cho chiếc máy bay, nhưng công ty Baykar, nơi sản xuất Bayraktar, đã quyết định tặng Ukraine. Tiền quyên góp sẽ dùng vào việc khác”.

    Đây không là lần đầu tiên Baykar tặng máy bay không người lái cho quân đội Ukraine. Tháng trước, sau khi một chiến dịch huy động vốn cộng đồng của Ukraine nhận được đủ tiền mua ba chiếc máy bay không người lái, công ty cũng tặng miễn phí và số tiền quyên góp được chuyển cho những người đang gặp khó khăn tại Ukraine.

    Máy bay không người lái Bayraktar TB2 đã đóng vai trò quan trọng trong việc phòng thủ của Ukraine trước Nga từ khi cuộc chiến bắt đầu. Ukraine có khoảng 20 máy bay không người lái trước chiến tranh nhưng ngày 28 Tháng Sáu, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov cho biết họ đã sử dụng hơn 50 máy bay không người lái Bayraktar TB2 kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu. “Trong tương lai gần, gần như toàn bộ công suất của nhà máy Baykar Makina được tập trung để đáp ứng nhu cầu của Ukraine. Hàng chục máy bay không người lái đang chờ chuyển giao.

    Tham khảo: Yahoo NewsCNN

    Lạm phát giảm ở Nga

    Như hầu hết các nước khác, Nga đang trải qua lạm phát khó chịu, với giá tiêu dùng cao hơn khoảng 12% so với đầu năm nay. Nhưng lạm phát tại Nga khác biệt ở hai khía cạnh quan trọng.

    Đầu tiên là nguyên nhân. Ở hầu hết các nước, lạm phát phần lớn là hậu quả của giá năng lượng tăng. Riêng Mỹ còn phải đối phó với tác động của kích thích tài khóa quá mức. Nhưng ở Nga, giá cả tăng do đồng rúp sụp đổ hồi tháng 2 và tháng 3 cũng như các lệnh trừng phạt của phương Tây. Cả hai làm chi phí nhập khẩu tăng cao.

    Điểm khác biệt thứ hai là, không như ở hầu hết các nước, lạm phát đang chậm lại ở Nga. Nhờ các biện pháp kiểm soát vốn, đồng rúp đã bắt đầu tăng giá, trong khi các biện pháp tăng lãi suất của ngân hàng trung ương giúp giảm nhu cầu. Hơn nữa Nga có rất nhiều dầu rẻ. Tuy kinh tế vẫn khó khăn, đà tăng lạm phát của Nga có lẽ đã kết thúc.

    Thị trường lao động Mỹ có dấu hiệu hạ nhiệt

    Thị trường lao động Mỹ hiện đang đặc biệt thắt chặt, với gần hai vị trí tuyển dụng trên mỗi lao động thất nghiệp. Hệ quả là tiền lương tăng. Do đó, tuyển dụng yếu đi sẽ giúp kiểm soát lạm phát.

    Giới quan sát dự báo Mỹ đã tạo ra 270.000 việc làm mới trong tháng trước. Đây là con số thấp nhất một năm qua, với mức tăng lương cũng giảm nhẹ. Bấy nhiêu là chưa đủ để tuyên bố chiến thắng lạm phát. Nhưng nó cho thấy nền kinh tế đang đi đúng hướng: một thị trường việc làm thông thoáng hơn nhưng chưa đến mức suy thoái. Dĩ nhiên mục tiêu này sẽ khó hơn trong những tháng tới khi lãi suất cao đè nặng lên doanh nghiệp và người tiêu dùng.

    Lebanon muốn trục xuất người tị nạn 

    Có khoảng 1,5 triệu người tị nạn Syria đang ở Lebanon, sau khi phải rời bỏ quê hương vì nội chiến. Nhưng giờ đây chủ nhà muốn tiễn khách về. Tuần này, Bộ trưởng Lebannon phụ trách các vấn đề người di cư, Issam Sharaf el-Din, đã công bố kế hoạch trục xuất 15.000 người Syria mỗi tháng. Ông đặt mục tiêu bắt đầu quá trình trục xuất trong vòng vài tháng tới.

    Khoảng 90% người tị nạn Syria ở Lebanon đang ở trong tình trạng nghèo đói cùng cực; với nhiều người sống trong các khu định cư không chính thức. Nhưng bản thân Lebanon cũng gặp nhiều khó khăn: GDP của họ giảm hơn 50% kể từ năm 2018, khiến nhiều người Lebanon đổ lỗi cho người tị nạn, Syria cũng như Palestine, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng kinh tế. Tháng trước, người đứng đầu Nhà thờ Maronite đã kêu gọi một “giải pháp cuối cùng” cho vấn đề người tị nạn trên đất Lebanon.

    Chính phủ Lebanon không quan tâm lập luận của người tị nạn và các nhóm nhân quyền rằng người di cư sẽ bị đặt vào tình thế nguy hiểm. Thật vậy, ông el-Din khẳng định Syria “an toàn.”

    Cựu Chủ tịch FIFA Sepp Blatter chuẩn bị bị kết án

    “Tôi đang có tâm trạng tốt”, Sepp Blatter nói với một tòa án Thụy Sĩ vào tháng trước. So với một người 86 tuổi chuẩn bị đối mặt với 5 năm tù, ông Blatter, cựu Chủ tịch FIFA, cơ quan điều hành bộ môn bóng đá toàn cầu, xuất hiện một cách lanh lợi đáng ngạc nhiên. Ông Blatter bị cáo buộc gian lận, sai phạm quản lý và giả mạo. Michel Platini, cựu lãnh đạo UEFA, liên đoàn phụ trách châu Âu của FIFA, cũng đang bị xét xử, vì bị buộc tội chấp nhận một khoản thanh toán gian lận trị giá 2 triệu đô la do ông Blatter ủy quyền vào năm 2011. Cả hai người đều phủ nhận hành vi sai trái, khẳng định rằng các khoản phí này là một phần của một “Thoả thuận của các quý ông”. Các phán quyết của họ sẽ có hiệu lực vào thứ Sáu.

    Tuy nhiên, không có nhiều điều tốt đẹp về FIFA dưới thời ông Blatter. Vào năm 2015, một số giám đốc điều hành cấp cao của tổ chức này đã bị bắt ở Thụy Sĩ với cáo buộc tham nhũng từ hai thập niên trước. Và World Cup năm nay, sẽ được tổ chức tại Qatar vào tháng 11, đã bị vấy bẩn bởi những cáo buộc hối lộ trong quá trình bỏ phiếu. Sau các phán quyết, các nhà điều hành FIFA ít nhất sẽ vui mừng khi có thể tập trung trở lại sân cỏ hơn là phòng xử án.

    Ford tăng gần 32% doanh số tại Mỹ trong Tháng Sáu

    Bảo Khôi

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/07/Ford-F-150-Lighting-Pro.jpg

    Chiếc bán tải chạy điện hoàn toàn mới mang tên F-150 Lightning ra mắt hồi cuối Tháng Tư góp phần giúp tập đoàn này hưởng lợi. (ảnh: Ford) 

    Nhiều mẫu xe điện mới ra mắt, cùng với nhu cầu tăng cao sau đại dịch đang giúp hãng xe Mỹ đạt mức doanh số tốt, trong đó có Ford.

    Ford báo cáo mức tăng gần 32% doanh số tại Mỹ trong tháng vừa rồi, qua đó đánh bại hầu hết đối thủ trên thị trường nhờ cải thiện được khả năng phân phối các dòng xe tải cũng như SUV. Theo The Wall Street Journal.

    Chiếc bán tải chạy điện hoàn toàn mới mang tên F-150 Lightning ra mắt hồi cuối Tháng Tư cũng góp phần giúp tập đoàn này hưởng lợi. Năm ngoái, vào Tháng Sáu, doanh số tại Mỹ của Ford giảm 27% so với giai đoạn 2020. Bước lùi này được cho là chịu ảnh hưởng từ vụ hỏa hoạn tại nhà máy chip ở Nhật Bản vào Tháng Ba, 2021, khiến hoạt động sản xuất của Ford bị tác động nghiêm trọng.

    Bước sang 2022, Ford chứng kiến doanh số lũy kế tại Mỹ trong hai quý đầu năm giảm 8.1% so với cùng kỳ năm ngoái giữa bối cảnh cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng tiếp tục tác động sâu rộng lên tình hình kinh doanh chung của toàn ngành xe hơi. Nhưng theo Wards Intelligence, doanh số của Ford ở Dearborn, Michigan vẫn khá hơn mức sụt giảm 18%, được ghi nhận trên toàn ngành trong sáu tháng đầu năm 2022.

    Về mức tăng trưởng doanh số trong Tháng Sáu, Ford giải thích nhu cầu mua xe mới có dấu hiệu tăng mạnh, với khoảng một nửa lượng xe bán ra đến từ các đơn đặt hàng trước đó.

    Doanh số xe điện của tập đoàn này trong tháng vừa rồi cũng đã tăng 76.6% lên mức 4,353 xe. Đặc biệt, lượng xe F-150 Lightning và Mustang Mach-E không còn khan hiếm tại các đại lý được dự báo sẽ tiếp tục thúc đẩy doanh số xe điện trong Tháng Bảy.

    Doanh số các mẫu Ford F-series tăng hơn một phần tư trong Tháng Sáu khi mẫu bán tải của hãng áp đảo đối thủ cạnh tranh ngay phía sau với mức chênh lệch lên đến 40,000 xe. Với gần 38% đóng góp vào tổng doanh số, các mẫu bán tải của Ford đã chiếm 29% thị phần xe bán tải tại Mỹ trong Tháng Sáu.

    Trong khi đó, các mẫu Bronco và Explorer cũng giúp doanh số dòng SUV của Ford đạt mức tăng trưởng ấn tượng 35.3%.

    Doanh số xe hơi tại Mỹ sụt giảm 11% trong Tháng Sáu vì những khó khăn liên quan đến dây chuyền sản xuất. Giá xe tăng mạnh, cũng khiến người dân hạn chế đi xe riêng.

    General Motors cho biết doanh số sáu tháng đầu năm đã giảm gần 18%, đồng thời xác nhận không thể cung cấp khoảng 100,000 xe trong Quý II vì các khó khăn liên quan đến chuỗi cung ứng. Nguồn cung chip bán dẫn cũng như các linh kiện quan trọng khác đang rơi vào trạng thái cạn kiệt được cho là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó khăn General Motors phải đối mặt.

    Công ty tư vấn AlixPartners LLP nhận định cuộc khủng hoảng chất bán dẫn sẽ duy trì ảnh hưởng lên ngành công nghiệp xe hơi cho đến ít nhất là 2024, khiến sản lượng xe sụt giảm và giá xe tiếp đà tăng mạnh. Tuy nhiên, theo Giám đốc Tài chính của Ford, John Lawler cho rằng họ vẫn giữ niềm tin nhu cầu của người tiêu dùng sẽ duy trì ở mức cao, bất chấp giá xe chưa cho thấy những dấu hiệu bình ổn.

    Sri Lanka phá sản, Bộ Ngoại giao Đài Loan chỉ trích “Vành đai và Con đường” của ĐCSTQ

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/07/khung-hoang-sri-lanka-1.jpg

    Người dân Sri Lanka đang gặp khó khăn trong việc mua các hàng hóa thiết yếu như xăng dầu, thực phẩm. Nhiều cuộc biểu tình nỗ ra phản đối chính phủ của ông Gotabaya. (Ảnh minh họa: Cuộc biểu tình hôm 9/4 ở Sri Lanka/Shutterstock) 

    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đài Loan Ou Jiangan hôm 7/7 đã chỉ trích “Vành đai và Con đường” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là một trong những nguyên nhân chính khiến Sri Lanka phá sản, cựu Thủ tướng Mahathir của Malaysia cũng có cùng quan điểm này.

    Theo Liberty Times Đài Loan, vào ngày 5/7, Thủ tướng Ranil Wickremesinghe của Sri Lanka tuyên bố tại Quốc hội rằng Sri Lanka đã phá sản và chìm trong suy thoái trầm trọng; tình trạng thiếu lương thực, nhiên liệu và thuốc men nghiêm trọng sẽ tiếp diễn và còn khó khăn đến năm 2023.

    Hiện nay, Sri Lanka đã không thể nhập khẩu các nguồn cung cấp quan trọng vì hết ngoại tệ, trong vài tháng qua, nước này đã bị mất điện kéo dài, lạm phát trầm trọng, thiếu lương thực và nhiên liệu, người dân thậm chí buộc phải sử dụng củi để nấu ăn.

    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đài Loan Ou Jiangan nói rằng an ninh của Sri Lanka đã bị sụp đổ, quân đội và cảnh sát được trang bị súng để duy trì trật tự, cảnh bạo lực xã hội thường xuyên xảy ra, thủ đô Colombo cũng đã rơi vào tình trạng khẩn cấp. Bà cho biết hơn 60 người Đài Loan vẫn an toàn và văn phòng phụ trách sẽ giữ liên lạc với họ để cung cấp hỗ trợ khi cần thiết. Sri Lanka hiện được liệt vào danh sách cảnh báo đỏ trong “Thang xếp hạng cảnh báo du lịch nước ngoài”.

    Bà Ou Jiangan đề cập rằng từ năm 2012, Sri Lanka đã vay nặng lãi của ĐCSTQ thông qua kế hoạch “Vành đai và Con đường” và đầu tư vào nhiều dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn nhưng không mang tính kinh tế, dẫn đến gánh nặng nợ nước ngoài; thêm nữa là bùng nổ của dịch bệnh COVID-19 (viêm phổi Vũ Hán) và chiến tranh Nga xâm lược Ukraine khiến giảm mạnh nguồn ngoại hối, trong khi doanh thu du lịch không còn cùng nạn thiếu lương thực và giá năng lượng tăng cao… nên tình trạng vỡ nợ nước ngoài là rất nghiêm trọng. Sri Lanka đã không thể mua các nhu yếu phẩm của cuộc sống như thực phẩm, dầu diesel, khí đốt tự nhiên…

    Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với tờ Sankei của Nhật Bản, cựu Thủ tướng Mahathir Mohamad của Malaysia cho biết thập kỷ qua, ĐCSTQ đã cung cấp các khoản vay hàng tỷ USD cho các dự án cơ sở hạ tầng của Sri Lanka như cảng biển, sân bay, đường cao tốc, nhà máy phát điện và các thành phố cảng gây gánh nặng nợ nần cho Sri Lanka, cộng thêm những cú sốc dây chuyền gần đây làm trầm trọng thêm tình trạng suy sụp kinh tế của nước này.

    Ngoài ra cũng phải kể tình trạng chính trị trong nước khi cựu Tổng thống Gotabaya Rajapaksa của Sri Lanka và các thành viên trong gia đình giữ các chức vụ chính thức quan trọng (ví dụ như người em trai Bashir Rajapaksa của ông ta giữ nhiều chức vụ quan trọng như Bộ trưởng Tài chính và sau đó là thành viên quốc hội), bị người dân cáo buộc tham nhũng và lạm quyền.

    Nguồn tin từ doanh nhân Đài Loan ở Sri Lanka cho biết, do kinh tế Sri Lanka suy sụp, nguồn cung cấp điện bị gián đoạn trong một thời gian dài nên người dân phải dùng máy phát điện chạy bằng dầu diesel. Tuy nhiên, từ cuối tháng Sáu không có nhiên liệu diesel khiến tình hình càng khó khăn hơn, ngoài ra giao thông về cơ bản bị đình trệ hoặc tê liệt gây khó cho người lao động đi làm cũng như sinh viên đi học.

    Trạch Húc, Vision Times

    Hai nhân viên An ninh Nội địa Mỹ bị truy tố liên quan tới âm mưu do thám của Trung Quốc 

    08/7/2022 

    Reuters 

    Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Mỹ phụ trách An ninh Quốc gia Matthew Olsen.

    Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Mỹ phụ trách An ninh Quốc gia Matthew Olsen. 

    Hai người đàn ông có liên hệ với Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) bị truy tố vì tham gia “kế hoạch đàn áp xuyên quốc gia” nhân danh chính phủ Trung Quốc để do thám và quấy rối những người bất đồng chính kiến với Bắc Kinh đang cư ngụ tại Mỹ.

    Hai người bị buộc tội là Craig Miller, nhân viên trục xuất của DHS suốt 15 năm ở Minnesota, và Derrick Taylor, một nhân viên chấp pháp của DHS đã hồi hưu hiện đang là một điều tra viên tư nhân ở California, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết hôm 7/7.

    Ngày 6/7, một bồi thẩm đoàn đã đưa lại bản cáo trạng truy tố hai người này cùng ba người khác với những tội đã phạm pháp khi làm đặc vụ cho Trung Quốc, theo cáo giác.

    Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp phụ trách An ninh Quốc gia Matthew Olsen nói: “Chúng ta sẽ bảo vệ quyền của người dân Hoa Kỳ được tham gia vào tự do ngôn luận và bày tỏ chính trị.” “Những cá nhân này đã hỗ trợ các đặc vụ của chính phủ nước ngoài tìm cách trấn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến tị nạn tại đây.”

    Trong số ba cá nhân kia, hai người trước đây từng bị bắt trong khuôn khổ một khiếu nại liên hệ vào tháng 3 là Fan “Frank” Liu và Matthew Ziburis. Cá nhân thứ ba, Qiang “Jason” Sun, vẫn còn tại đào, các công tố viên cho hay.

    Hai ông Miller và Taylor bị bắt vào tháng 6.

    Cáo trạng bao gồm cản trở công lý vì bị cáo buộc hủy bằng chứng sau khi các nhân viên FBI đặt vấn đề về việc sử dụng cơ sở dữ liệu chấp pháp với thông tin về các nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc cư ngụ tại Mỹ.

    Tòa đại sứ Trung Quốc tại Washington không trả lời yêu cầu bình luận


    Không có nhận xét nào