Header Ads

  • Breaking News

    Việt - Trung 'nhất trí' giải quyết các vấn đề trên Biển Đông



    Nguồn hình ảnh, Getty Images

    Chụp lại hình ảnh,

    Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh

    Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã cùng Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đánh giá lại những bước phát triển trong quan hệ hai nước, trong đó có vấn đề Biển Đông.

    Trong khuôn khổ Phiên họp lần thứ 14 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc hôm 13/7 tại thành phố Nam Ninh, Quảng Tây, lãnh đạo ngoại giao hai nước đã ' thẳng thắn nhìn nhận những vấn đề còn tồn tại,' theo Tuổi Trẻ.

    Về vấn đề biên giới, lãnh thổ, ông Phạm Bình Minh nhấn mạnh hai bên cần nỗ lực kiểm soát tốt bất đồng, không có hành động làm phức tạp tình hình, mở rộng tranh chấp; tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng của nhau phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

    Hai bên đã "nhất trí tiếp tục tuân thủ nhận thức chung cấp cao về việc duy trì hòa bình, ổn định trên biển, trong đó có Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc", trang Tuổi Trẻ tường thuật.

    "Đối mặt với những rủi ro và thách thức trên chặng đường phía trước và những nhiệm vụ đổi mới và phát triển còn nhiều gian nan, Trung Quốc và Việt Nam phải kế thừa tình hữu nghị đặc biệt, củng cố đoàn kết, tin cậy lẫn nhau và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác cùng có lợi," ông Vương Nghị nói, theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

    Đôi bên đã bàn tới việc đẩy nhanh đàm phán hiệp định mới về hợp tác nghề cá trong vịnh Bắc Bộ; sớm ký kết Thỏa thuận hợp tác về tìm kiếm cứu nạn trên biển.

    Ông Minh và ông Vương Nghị cũng thảo luận về Thỏa thuận thiết lập đường dây nóng để giải quyết các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển.

    Đường dây nóng hoạt động nghề cá

    Đánh bắt cá là một trong những vấn đề gây tranh cãi mà hai nước phải đối mặt ở Biển Đông.

    Đội tàu đánh cá của Trung Quốc, bao gồm các tàu thuộc sở hữu tư nhân và tàu đánh cá thương mại từ các công ty nhà nước, đã đi xa hơn, tìm kiếm các ngư trường mới ở Đông Nam Á, Tây Phi, Nam Mỹ và Nam Thái Bình Dương, do nguồn cá cạn kiệt ở vùng biển Trung Quốc, theo SCMP.

    Tuy nhiên, các đội tàu của Trung Quốc thường bị cáo buộc bất chấp luật pháp quốc tế để thực hiện đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không được kiểm soát, sử dụng thiết bị bị cấm, đánh bắt các loài được bảo vệ như rùa và hải cẩu, và ngược đãi thủy thủ đoàn là người di cư, theo báo cáo của Tổ chức Công lý Môi trường.


    Nguồn hình ảnh, HOANG DINH NAM/Getty Images

    Chụp lại hình ảnh,

    Ảnh minh họa

    Hồi 24/5, Bộ Tứ QUAD công bố sáng kiến hàng hải mới, kéo dài năm năm, nhằm giúp các nước theo dõi "hoạt động vận tải hàng hải mờ ám" và giám sát hoạt động đánh bắt cá trái phép ở Ấn Độ - Thái Bình Dương của các 'tàu đen'. Đây được coi là nỗ lực chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực, theo Aljazeera.

    'Tàu đen' là tàu tắt bộ phát tín hiệu AIS để che giấu vị trí và danh tính của họ, thường là để che giấu các hoạt động như đánh bắt bất hợp pháp hoặc xâm nhập trái phép vào vùng biển của quốc gia khác.

    Theo Financial Times, các lãnh đạo QUAD cáo buộc Trung Quốc chịu trách nhiệm cho 95% các vụ đánh bắt trái phép tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

    Hồi tháng Năm, Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/5 và dự kiến kéo dài trong ba tháng. Phạm vi lệnh cấm bao gồm một phần vùng biển vịnh Bắc Bộ và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

    Hội Nghề cá Việt Nam đã lên tiếng khẳng định đây là hành động đơn phương, lặp lại và phi lý của Trung Quốc, xâm phạm nghiêm trọng đến chủ quyền của Việt Nam, vi phạm các quyền và lợi ích khác của Việt Nam trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

    Vì vậy, việc hai bên bàn tới việc ký kết một Thỏa thuận thiết lập đường dây nóng giải quyết các vấn đề trong hoạt động đánh bắt cá của cả hai phía được cho là rất quan trọng trong phiên họp này.

    Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ tuyến đường thủy giàu tài nguyên và trong những năm qua, Trung Quốc đã xây dựng các đảo nhân tạo có thể lập các căn cứ quân sự, gây ra mối nghi ngờ giữa các nước láng giềng, theo SCMP.

    Thương mại chậm chạp

    Theo tờ SCMP, Việt Nam đã tỏ ra khá thất vọng về tốc độ hợp tác kinh tế với Trung Quốc chậm chạp, ngay cả khi hai nước nhất trí đẩy nhanh việc thiết lập đường dây nóng để giải quyết các sự cố nghề cá trên biển.

    Vì thế, ngoài vấn đề biển đảo, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cũng đề nghị Trung Quốc thiết lập "luồng xanh" rút ngắn thời gian kiểm dịch và thông quan, tiếp tục mở cửa thị trường đối với các loại hoa quả của Việt Nam và tạo thuận lợi để Việt Nam mở văn phòng xúc tiến thương mại tại Thành Đô của tỉnh Tứ Xuyên...

    Bên cạnh đó, hai bên cũng nhìn nhận lại một số vấn đề tồn tại trong hợp tác như mất cân bằng thương mại có chiều hướng tăng, tình trạng ùn tắc hàng hóa ở khu vực cửa khẩu biên giới có lúc vẫn tái diễn; tiến độ mở cửa thị trường Trung Quốc cho nông sản Việt Nam và một số dự án hợp tác kinh tế, viện trợ không hoàn lại tại Việt Nam cần đẩy nhanh hơn; giao lưu, đi lại giữa nhân dân hai nước còn gặp trở ngại do dịch bệnh.

    Việt Nam, cùng với Philippines và Singapore, là một thành viên quan trọng của ASEAN mà Bắc Kinh coi là ưu tiên hàng đầu trong nỗ lực duy trì quan hệ khu vực, đồng thời viện trợ nhiều hơn cho các quốc gia như Campuchia.

    Đặc biệt, Việt Nam giữ vững vị trí là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN, lớn thứ sáu của Trung Quốc trên thế giới xét theo tiêu chí quốc gia, theo báo Lao Động.

    Trung Quốc cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch thương mại Việt Nam - Trung Quốc năm 2021 đạt 165,8 tỷ USD, tăng 24,6% so với năm 2020, theo Cục Hải quan Việt Nam.

    Không có nhận xét nào