Header Ads

  • Breaking News

    Lo ngại an ninh nước ASEAN: Chú trọng đến sông Mekong

    (Asean water security concerns: Focus on the Mekong River)

    Amado Tolentino Jr. – Bình Yên Đông lược dịch

    The Manila Times – July 23, 2022

    ASEAN

    Nước, nước ở khắp nơi, nhưng không có 1 giọt để uống

     Xung đột về nước rất lâu đời.  Theo Viện Thái Bình Dương ở Hoa Kỳ chuyên về chánh sách nước, xung đột nước có vẻ xảy ra lần đầu tiên 4.500 năm về trước khi vua Urlama chuyển nước qua các kinh đào để lấy đi nước của kẻ thù.  Gần đây hơn, thay đổi khí hậu và khan hiếm nước gây ra hạn hán từ năm 2006 đến 2011 và hậu quả của thất mùa khuyến khích bất mãn đưa đến nội chiến ở Syria.  Trong số những cái được nhắm đến là nguồn nước gồm có, cùng với những thứ khác, tấn công vào các nhà máy lọc nước ở Aleppo và tấn công vào các hệ thống nước địa phương ở Iraq.


    Viện Thái Bình Dương thường xuyên cập nhật các phúc trình xung đột nước theo thời gian nhận thấy rằng trong 19 năm qua, có trên 70 vụ, hàng chục gây chết người, phần lớn ở Trung Đông và Phi Châu.  Trong những năm gần đây hơn, nhiều cuộc xung đột trong đó người dân bị giết vì nước xảy ra ở Ấn Độ.  Nó xảy ra trong khi chống đối đập và kinh đào và một số là tranh chấp giữa nông dân và người chăn nuôi.  Cũng có những trường hợp khi các băng đảng loan báo họ sẽ giết người ngoại trừ nước được mang đến cho họ mỗi ngày.  Một dạng của “thuế nước”.

    Xung đột đối với quyền sử dụng nước

    Trong quá khứ, xung đột quân sự đối với quyền sử dụng nước là một vấn đề an ninh quốc gia chết người giữa và trong số các quốc gia.  Ethiopa và Egypt đối với sông Nile; Botswana và Namibia đối với Okavango; Israel, Palestine và Jordan đối với sông Jordan; chỉ nêu một số.

    Nước từ các sông trong các quốc gia đó xuyên biên giới chánh trị với những vấn đề biên giới đi kèm.  Tình hình tạo nên một sự lệ thuộc tự nhiên giữa các quốc gia cùng chia sẻ nguồn nước, thu hút người dân làm việc cùng nhau về khía cạnh có sẵn của nước ngay cả khi các quốc gia chánh thức ở trong chiến tranh.

    Có lẽ, các cuộc chiến tranh nước được ngăn chận trong những lúc đó vì nhận thức thay đổi của chủ quyền thường trực đối với tài nguyên thiên nhiên được ưa chuộng hơn chủ quyền hành động, hay việc sử dụng công bằng của tài nguyên chung xuyên biên giới.  Nhưng trong ánh sáng của môi trường an ninh và chánh trị thay đổi gần đây, có thể nào thương thảo hòa bình đối với các vấn đề nước vẫn giữ vững trong thời gian lâu hơn?

    Xung đột nước đang ấp ủ trong ASEAN

    Ở điểm nầy, một tình hình có thể được dẫn chứng trong khu vực ASEAN liên quan đến các cuộc xung đột về nước có thể có là sông Mekong vĩ đại.

    Trung Hoa ngăn đập nguồn nước của sông Mekong châm ngòi cho lo ngại nghiêm trọng giữa các quốc gia ASEAN ở hạ lưu, là Myanmar, Thái Lan, Lào, Cambodia và Việt Nam.

    Trong năm 1995, một Thỏa ước về Hợp tác Phát triển Khả chấp Lưu vực sông Mekong được ký kết bởi 4 quốc gia duyên hà ASEAN – Cambodia, Lào, Thái Lan và Việt Nam.  Thỏa ước nhấn mạnh đến phát triển hỗn hợp, bảo vệ sinh thái và tiến trình năng động để phân phối nước.  Trung Hoa và Myanmar chưa ký vào thỏa ước nhưng được chỉ định là “đối tác đối thoại” ASEAN và tham dự vào các hoạt động liên quan đến sông Mekong.  Cơ chế tổ chức để bảo đảm hợp tác trong lưu vực sông Mekong là Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)), một cơ quan quốc tế.

    Gần như cùng lúc, với các nỗ lực phát triển khả chấp của Lưu vực sông Mekong, Trung Hoa đang xây cất đập Three Gorges (Tam Hiệp) nổi tiếng trong tỉnh Hubei (Hồ Bắc).  Sau nhiều năm xây cất theo sau bởi sự e sợ rằng phần thượng lưu của sông Mekong sẽ thay đổi đáng kể chế độ dòng chảy ở hạ lưu, viêc điều hành các đập khổng lồ cho thấy trong năm 2019 rằng mực nước trong con sông dài 4.800 km hạ xuống đến mức thấp nhất trong hơn 100 năm.  Điều nầy xảy ra mặc dù sự kiện rằng gió mùa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9.


    NGOs (các tổ chức phi chánh phủ) chống đối thêm các đập do Trung Hoa  hậu thuẫn trong Mekong, mà họ cho là gây ra hạn hán cực đoan và thường xuyên cho các quốc gia ở hạ lưu khi các viên chức chánh phủ trong các quốc gia bị ảnh hưởng chú trọng đến mậu dịch và đầu tư từ Trung Hoa.  Đặc biệt, NGOs tố cáo Trung Hoa thiếu minh bạch trong chách sách quản lý nước.

    Trong cơn lốc của vấn đề là điều khoản của Trung Hoa về dữ kiện thích hợp và chấp nhận được đối với các quốc gia duyên hà Mekong để họ có thể đánh giá chính xác ảnh hưởng của các đập đối với dòng chảy.  Thật sự, nó mang đến trước sự lệ thuộc mới của các quốc gia ở hạ lưu đối với thiện chí của Trung Hoa và, cùng lúc, làm nổi bất “đường lối phát triển” của Trung Hoa đối với các xung đột nước Mekong.

    Nên nhớ rằng việc xây cất đập của Trung Hoa để chuyển nước cho việc sử dụng của mình để thu hoạch năng lượng và mở thêm các vùng nông nghiệp để đạt được an ninh lương thực cho dân số của mình trước khi phát động Sáng kiến Vành đai và Con đường trong năm 2013,  Có lẽ, có thể tóm tắt rằng thay đổi trong chánh sách nước xuyên biên giới của Trung Hoa trong khu vực Mekong là điểm then chốt của việc mở cửa vào Đông Nam Á (ĐNA).

    Hợp tác nước được nghe trong cơ chế Hợp tác Lancang-Mekong (Lancang-Mekong Cooperation (LMC)) – sông Mekong được gọi là Lancang ở Trung Hoa.  Trung Hoa nói họ có ý định biến hợp tác nguồn nước vào sự hợp tác hàng đầu qua LMC.

    Mặc dù có những nỗ lực trong nhiều dự án hợp tác giữa Trung Hoa và mỗi quốc gia Mekong, năm 2019 đánh dấu hiện thực rằng ”đường lối phát triển” của Trung Hoa tạo nên cơ hội và rủi ro.

    Chú ý sau cùng là về việc cai quản thủy điện ganh đua trong lưu vực sông Mekong, ám chỉ đến các đập thủy điện do chánh phủ Lào đề nghị trên dòng chánh sông Mekong.  Mặc dù tiến trình mở ra không gian cho việc xem xét tỉ mỉ của quốc tế đối với các dự án được đề nghị nầy, nó cũng bị chỉ trích bởi xã hội dân sự như “đóng dấu” cho các đập sẽ có ảnh hưởng xuyên biên giới đối với sinh kế và an ninh lương thực của hàng triệu người sống trên toàn hạ lưu vực Mekong.

    May mắn thay, Quy ước Liên Hiệp Quốc về Luật Sử dụng Không Thủy vận các Thủy đạo Quốc tế nay có hiệu quả (Việt Nam phê chuẩn nó trong năm 2014 và là quốc gia Mekong duy nhất làm như thế).  Hiện nay, nó là nguồn then chốt của luật quốc tế cai quản việc sử dụng các sông nước ngọt xuyên biên giới.  Nó ra dấu cho các quốc gia tầm quan trọng của các nguyên tắc luật nước quốc tế và tầm quan trọng để tôn trọng chúng.  Nó được phát triển với ý định rõ ràng để hỗ trợ các hiệp ước khác như Thỏa ước 1995 về Hợp tác Phát triển Khả chấp Lưu vực sông Mekong và có nhiệm vụ như một khuôn mẫu và điền vào chỗ trống ở nơi nào thiếu.

    Đủ nước cho mọi người

    Lâu đời và đáng tin cậy, National Geographic, xác nhận rằng trên lý thuyết, có đủ nước trên thế giới cho mọi người nhưng “như dầu hay kim cương, nó không được phân phối một cách dân chủ.”  Canada, Russia, Brazil, Peru và Columbia có rất nhiều đến giai điệu 49% của nước trên Trái đất.  Hoa Kỳ có một số lượng kha khá.  Ấn Độ và Trung Hoa, với 1/3 dân số của thế giới, có dưới 1/10 số nước ngọt và họ dùng nhanh hơn mưa hay nước ngầm có thể làm đầy.

    Để nghĩ rằng gần hết tất cả nước trên trái đất thì mặn, dưới 3% là ngọt. 2/3 số nước ngọt chúng ta có bị đông đặc trong các vùng lạnh của trái đất như nước đá hay đất đông đá, chỉ còn dưới 1% của nước trên thế giới cho tất cả sinh vật.

    Khó khăn liên hệ đến nước đơn giản nhất để kêu gọi là đói và khát.  ½ gallon nước uống là cái một người cần uống để sống.  Một khảo sát trong năm 2015 của các thành viên Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos liệt kê “khủng hoảng nước” lần đầu tiên như đe dọa hàng đầu của thế giới trước khi “lan tràn bệnh truyền nhiễm” và “vũ khí hủy diệt tập thể.”  Đáng kể ớn lạnh khi chúng ta trải qua đại dịch Covid.

    Năm năm trước đây, Đức Giáo hoàng Francis, nói chuyện ở Viện Khoa học Giáo hoàng, tự hỏi “nếu chúng ta không trên đường đến chiến tranh thế giới lớn đối với nước?”

    Cứu xét sự hữu dụng kinh khủng của nước được mô tả ở trên và các cuộc xung đột có thể đối với nước ở những nơi khác của thế giới (thí dụ, đập Renaissance trên sông Nile ở Ethiopa liên quan đến Egypt nay có cảm nhận như ở thiện chí của láng giềng Sudan và Ethiopa), liệu nước cuối cùng sẽ gây chiến tranh hay sẽ được dùng như vũ khí của chiến tranh?

    https://mekong-cuulong.blogspot.com/2022/07


    Không có nhận xét nào