Header Ads

  • Breaking News

    Ngô Khôn Trí – Chiếc ghế thủ tướng và tòa hiến háp Thái Lan



    Ngày 22/5/2014, Đại tướng Prayuth Chan-ocha, Tư lệnh Quân đội Hoàng gia Thái Lan, đã chỉ huy cuộc đảo chính lật đổ chính quyền đương nhiệm của nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra, một chính phủ được gọi là “chính phủ chăm sóc” do bởi chủ trương diệt trừ nghèo khổ thông qua chương trình trợ giá gạo và chính sách phát triển hệ thống chăm sóc người cao tuổi.

    Đây là một cuộc đảo chính, lần thứ 12 kể từ cuộc đảo chính đầu tiên của đất nước Thái Lan vào năm 1932, Cuộc đảo chính đã chấm dứt xung đột chính trị giữa chế độ do quân đội lãnh đạo và quyền lực dân chủ, vẫn đang diễn ra từ cuộc đảo chính năm 2006 ở Thái Lan được gọi là cuộc đảo chính chưa hoàn thành. 7 năm sau, vào năm 2020, nó đã phát triển thành các cuộc biểu tình của người Thái để cải cách chế độ quân chủ của Thái Lan.

    Sau đó, tướng Prayuth tuyên bố nắm giữ vị trí THỦ TƯỚNG tạm thời cho đến khi chọn được người nắm giữ vị trí này.

    Tổng thư ký Liên Hợp Quốc kêu gọi “nhanh chóng trở lại chế độ dân chủ, hợp hiến” và chuyển động hướng tới hợp tác giữa các bên.

    Ngoai trưởng Mỹ John Kerry lên án cuộc đảo chính, nói rằng “hành động này sẽ có những tác động tiêu cực đến mối quan hệ Hoa Kỳ – Thái Lan, đặc biệt là mối quan hệ của chúng tôi với quân đội Thái Lan.” Cuộc diễn tập quân sự chung Cobra Gold đã tiến hành, nhưng viện trợ quân sự đã bị đình chỉ.

    Bộ trưởng Ngoại giao Canada, ông John Baird đã lên án cuộc đảo chính và nói: “Quyết định này vi phạm các nguyên tắc dân chủ của Thái Lan và hoàn toàn trái ngược với những đảm bảo trước đó của Quân đội rằng vai trò của họ sẽ chỉ giới hạn trong việc đảm bảo trật tự công cộng. Chúng tôi hy vọng và mong đợi quân đội Thái Lan sớm trả lại quy tắc dân sự càng sớm càng tốt, tôn trọng các quy trình dân chủ và pháp quyền, đảm bảo quyền tự do ngôn luận và hội họp, cũng như đảm bảo quy trình hợp pháp cho những người đã bị giam giữ.

    Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đưa ra một tuyên bố ngắn gọn là bày tỏ quan ngại về tình hình và hy vọng trật tự được lập lại ở Thái Lan.

    Nga kêu gọi nhanh chóng quay trở lại quy trình chính trị và bảo vệ hiến pháp.

    Nhật đã ra một tuyên bố kêu gọi khôi phục nhanh chóng nền dân chủ ở Thái Lan.

    Bộ trưởng Campuchia Phay Siphan tuyên bố : “Chúng tôi mong muốn cuộc đảo chính này không gây nguy hiểm cho quá trình chuyển đổi dân chủ, duy trì hòa bình và ổn định , và vẫn tôn trọng ý chí và lợi ích của người dân Thái Lan “đồng thời nói thêm rằng dự kiến sẽ không có gì thay đổi ở biên giới Campuchia – Thái Lan.

    Việt Nam đã gửi đại diện chính phủ sang Thái Lan để gặp đại diện chính phủ Thái Lan.

    Một tháng sau, Prayuth công bố bản kế hoạch tổ chức tổng tuyển cử dự kiến diễn ra vào tháng 10/2015.

    Thế nhưng,

    -Tháng 9 năm 2016, Prayut nói với Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào rằng cuộc bầu cử sẽ được tổ chức vào cuối năm 2017. Sau đó, trong chuyến thăm năm 2017 tới Nhà Trắng, Prayut đã hứa bầu cử vào năm 2018.

    -Ngày 10/10/2017, ông Prayuth tuyên bố: “Khoảng tháng 6 năm 2018, chúng tôi sẽ công bố ngày tổ chức cuộc bầu cử tới và trong tháng 11 chúng ta sẽ tiến hành bầu cử”. Tuy nhiên, vào tháng 1 năm 2018, việc thực thi một dự luật điều chỉnh cuộc bầu cử các nghị sĩ đã bị Quốc hội lập pháp hoãn lại trong 90 ngày, làm trì hoãn các cuộc bầu cử cho đến tháng 2 năm 2019.

    -Ngày 23/8/2018, ông cho biết, thời điểm để tiến hành bầu cử là ngày 24/2/2019 nhưng cũng để ngỏ khả năng bầu cử có thể bị trì hoãn hơn nữa.

    -Chiều 23/1/2019, Ủy ban bầu cử Quốc gia Thái Lan thông báo cuộc tổng tuyển cử tiếp theo của nước này sẽ diễn ra vào ngày 24-3, tức dời lại một tháng so với kế hoạch trước đó là cuối tháng 2. Động thái này diễn ra là do Quốc vương Maha Vajirusongkorn ra sắc lệnh tổ chức tổng tuyển cử, yêu cầu ủy ban bầu cử phải chọn ngày bầu cử trong vòng 5 ngày sau khi sắc lệnh được ban.

    -Ngày 8/2/2019, báo chí đưa tin ông Prayuth Chan-ocha, người đứng đầu chính quyền quân sự Thái Lan, tuyên bố sẽ đứng ra tranh cử thủ tướng trong cuộc tổng tuyển cử dự kiến diễn ra vào ngày 24.3 tới. Tham gia cuộc tổng tuyển cử này còn có đảng Pheu Thai (Vì nước Thái) của cựu Thủ tướng bị phế truất Thaksin Shinawatra và đảng Dân chủ của cựu Thủ tướng Abhisit Vejjajiva.

    Cuối cùng, ngày 24/3/2019, một cuộc tổng tuyển cử ở đầu tiên kể từ cuộc đảo chính năm 2014, để chọn ra 500 thành viên của Hạ viện mới, Hạ viện trước đó đã bị giải tán bởi cuộc đảo chính. Có tổng cộng 77 đảng ra tranh cử. Kết quả là 51 triệu cử tri trong 70 triệu dân Thái đã bầu 136 ghế cho Đảng Pheu Thai (ủng hộ cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra), 116 ghế cho Đảng Palang pracharat của Prayut , 82 ghế cho Đảng Tương lai của Thanathorn, cựu giám đốc điều hành hiện tại Tập đoàn Thai Summit, và 54 ghế cho Đảng Dân chủ của Cựu Thủ tướng Abhisit Vejjajiva (2008-2011),…

    Theo hiến pháp mới, THỦ TƯỚNG không cần phải là thành viên được bầu của Hạ viện và sẽ được lựa chọn bởi toàn thể Nghị viện, bao gồm 250 thành viên của Thượng viện, thay vì chỉ có thành viên của Hạ viện như trước đây.

    Cuộc cuộc bầu cử này được xem là một cuộc đua đối xứng lệch không công bằng trong đó Prayut có lợi thế, vì 250 thành viên ngồi trong Thượng viện được bổ nhiệm sẽ được lựa chọn chính quyền. Hoàng gia đã tham gia ở một mức độ bất thường. Đảng Thai Raksa Chart của phe Pheu Thai liên kết với Công chúa Ubol Ratana, chị gái của Vua Vajiralongkorn, làm ứng cử viên cho chức THỦ TƯỚNG, dẫn đến việc Nhà vua lên án và đảng bị Tòa án Hiến pháp giải tán. Trên mạng xã hội, nhiều người nói về sự can thiệp chính trị, Vajiralongkorn đã đưa ra một tuyên bố vào đêm trước cuộc bầu cử kêu gọi công chúng ủng hộ “những người tốt” để ngăn chặn “hỗn loạn”, trích lời nhận xét của cha ông, vị vua quá cố.

    Các nhóm nhân quyền và giám sát bầu cử đã chỉ trích cuộc bầu cử vì môi trường thiên vị của nó, và Ủy ban Bầu cử có nhiều sai sót và bất thường. Việc công bố kết quả nhiều lần bị trì hoãn; Kết quả không chính thức được công bố vào ngày 28 tháng 3, bốn ngày sau cuộc bầu cử. Kết quả chính thức được công bố vào ngày 8/5.

    Mặc dù Đảng Pheu Thai và Đảng Tương lai cùng với 5 đảng khác đã tuyên bố liên minh 7 bên ngay sau cuộc bầu cử, nhưng không thể thành lập chính phủ. Quốc hội họp vào ngày 24 tháng 5 và ngày 5 tháng 6 đã bỏ phiếu bầu ông Prayut tiếp tục làm THỦ TƯỚNG.

    -Ngày 24/8/2022, do các đảng đối lập khởi kiện ông Prayuth, người lên nắm quyền trong cuộc đảo chính năm 2014, đã đạt giới hạn 8 năm nhiệm kỳ vì theo Hiến pháp Thái Lan năm 2017, người giữ chức vụ thủ tướng chỉ được tại vị tối đa trong tổng cộng 8 năm, bất kể nhiệm kỳ có liên tục hay không. 5 trong 9 thẩm phán trong hội đồng bỏ phiếu đồng ý việc THỦ TƯỚNG Prayuth cần bị đình chỉ chức vụ. Phó thủ tướng Thái Lan Prawit Wongsuwan sẽ đảm đương nhiệm vụ đứng đầu chính phủ, từng là bộ trưởng quốc phòng năm 2014 – 2019.

    -Ngày 26/6/2022, ông tuyên bố trên trang Twitter chính thức: “Tôi sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ và trách nhiệm của mình với tư cách là bộ trưởng quốc phòng, vì người dân và đất nước Thái Lan mỗi ngày”

    Thái Lan là một quốc gia Quân chủ lập hiến kết hợp với nghị viện. Theo quy định, Nhà Vua tuy là nguyên thủ quốc gia, nhưng về quyền lực thì chỉ mang tính chất tượng trưng, đại diện cho sự thống nhất của quốc gia, giữ chức vụ Tổng tư lệnh quân đội kiêm Nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo. Quyền lực chủ yếu thuộc quốc hội do đảng phái chiếm đa số ghế lãnh đạo, đảng này cũng có quyền tự chấp chính, hoặc liên minh với đảng khác để thành lập Chính phủ. THỦ TƯỚNG là người đứng đầu chính phủ.

    Tòa án Hiến pháp của Thái Lan lần đầu tiên được thành lập theo Hiến pháp vào năm 1997, một tòa án chuyên biệt theo ý tưởng của Hans Kelsen (cha đẻ của “lý thuyết thuần túy về luật pháp”. và cũng là người sáng lập nên chủ nghĩa quy chuẩn (normativism) và nguyên tắc “hình tháp của các quy phạm”). Tòa án Hiến pháp Cộng hòa Áo năm 1920 và Tòa án Hiến pháp Cộng hòa Liên bang Đức năm 1949 là hình mẫu của Tòa án Hiến pháp Thái Lan. Tòa án Hiến pháp của Vương quốc Thái Lan hiện thực hiện quyền tài phán của mình đối với việc cung cấp Hiến pháp năm 2017.

    Đây không phải là lần đầu Tòa Hiến pháp này tác động đến chính trường Thái Lan. Tòa án này đã từng hủy kết quả tổng tuyển cử năm 2006 và 2014.

    Theo Hiến pháp năm 2007, Tòa án Hiến pháp này có 9 thành viên, tất cả đều phục vụ trong nhiệm kỳ chín năm, được nhà vua bổ nhiệm với sự phê chuẩn của Thượng viện.

    9 thành viên gồm có :


    -Ba người là thẩm phán được lựa chọn bởi Tòa án Tư pháp Tối cao (SCJ) thông qua hình thức bỏ phiếu kín.

    -Hai người là thẩm phán đến từ Tòa án hành chính tối cao (SAC), được lựa chọn bởi hội nghị toàn thể SAC thông qua hình thức bỏ phiếu kín.

    -Hai là các chuyên gia về luật được Thượng viện phê chuẩn sau khi được một ban hội thẩm đặc biệt lựa chọn. Ban hội thẩm như vậy bao gồm chủ tịch SCJ, chủ tịch SAC, chủ tịch Hạ viện, thủ lĩnh phe đối lập và một trong những người đứng đầu của các cơ quan độc lập hiến pháp (thanh tra trưởng, chủ tịch ủy ban bầu cử, chủ tịch Quốc gia chống Ủy ban Tham nhũng hoặc Chủ tịch Ủy ban Kiểm toán Nhà nước).

    -Hai là các chuyên gia trong lĩnh vực khoa học chính trị, hành chính công hoặc các lĩnh vực khoa học xã hội khác và được Thượng viện phê duyệt sau khi được ban hội thẩm lựa chọn.

    Để thích nghi đối với làn sóng dân chủ lan rộng trên thế giới sau Cách mạng Pháp, nhiều vương triều chấp nhận từ bỏ các quyền lực chính trị và tuân thủ hiến pháp để bảo toàn sự tồn tại; giữ lại các tước hiệu, tài sản, lợi ích kinh tế và danh dự hoàng gia. Các quốc gia theo chính thể quân chủ lập hiến hiện nay là Thái Lan Nhật Bản, Campuchia, Malaysia, Bruthan, Anh Quốc, Thụy Điển, Đan Mạch, Canada, Úc, Tây Ban Nha, Na Uy, Hà Lan, Bỉ,…

    Chính thể của một quốc gia là cách thành lập cơ quan tối cao nắm quyền lực nhà nước, mối quan hệ giữa các cơ quan quyền lực trong chính quyền và với người dân trong nước đó. Cụ thể là quyền lực cao nhất được trao cho ai hay cơ quan nào?, bằng phương thức nào?, người dân có được quyền tham gia vào các tổ chức và giám sát hoạt động của cơ quan có quyền lực hay không?

    Không biết chính thể hiện nay của Thái Lan có phải là một chính thể mà người dân Thái Lan mong muốn hay không?

    Montreal, ngày 26/8/2022

    Ngô Khôn Trí

    Không có nhận xét nào