Header Ads

  • Breaking News

    Thời sự đó đây ngày Thứ tư 14 tháng 9 năm 2022

    Võ Thái Hà tổng hợp

    Mỹ tố Nga tài trợ hàng trăm triệu đô la cho các chính đảng nước ngoài

    Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Ned Price trong cuộc họp báo tại Washington, Mỹ, ngày 10/03/2022. REUTERS - POOL 

    Một báo cáo của tình báo Mỹ công bố hôm 13/09/2022 cho hay từ năm 2014, Nga đã bí mật tài trợ ít nhất 300 triệu đô la cho các đảng phái chính trị của hơn hai chục nước nhằm tác động đến các cuộc bầu cử. 

    Theo AFP, một quan chức Mỹ xin giấu tên nói, Washington nhận định đó chỉ là các ước tính tối thiểu, Nga có thể chuyển số lượng tiền nhiều hơn.

    Một trong số các trường hợp nổi bật được báo cáo này dẫn ra là một đại sứ Nga đương chức tại một quốc gia châu Á đã chi hàng trăm triệu đô la cho một ứng cử viên tổng thống.

    Tình báo Mỹ không nêu cụ thể các nước có liên quan. Nhưng theo một nguồn thạo tin trong chính quyền Biden, Nga đã chi khoảng 500 nghìn đô la để ủng hộ ứng viên đảng Dân Chủ Albani (cánh trung hữu) trong cuộc bầu cử hồi năm 2017. Nguồn tin này cho rằng có thể Nga đã tài trợ cho các đảng hoặc các ứng cử viên ở Montenegro, Bosnia hay Madagascar.

    Quan chức này, không được phép phát biểu công khai, cho biết Matxcơva đã coi Bruxelles như một trung tâm để lập các quỹ và từ đó tài trợ cho những ứng cử viên cực hữu.

    Một trường hợp khác được nguồn tin trên dẫn ra là sứ quán Nga tại Ecuador đã nhận được một « khoản tiền lớn » trong khoảng từ năm 2014-2017 để dùng vào việc gây tác động đến các cuộc bầu cử.

    Theo Washington, tại châu Âu, Matxcơva sử dụng các hợp đồng khống, các công ty bình phong để chuyển tiền tài trợ cho các đảng chính trị. Trong khi đó, các công ty Nhà nước Nga thực hiện việc chuyển ngân đến tận các nước Trung Mỹ, châu Á, Trung Đông và Bắc Phi.

    Sau khi Nga xâm lược Ukraina, ngày 24/02/2022, chính quyền Joe Biden đã yêu cầu các cơ quan tình báo có đánh giá việc nói trên của chính quyền Mátxcơva.

    Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Ned Price đã lên án Nga can thiệp vào các cuộc bầu cử ở nước ngoài, « tấn công vào chủ quyền » của nước khác.

    Báo cáo này không nêu vấn đề Nga can thiệp vào chính trị Mỹ, tuy tình báo Mỹ đã từng tố cáo Nga can thiệp gây ảnh hưởng đến kỳ bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, đặc biệt là việc sử dụng mạng xã hội để ủng hộ Donald Trump.

    Vụ Ngụy Thị Khanh: Các nhà hoạt động môi trường kêu gọi LHQ bác đơn của Việt Nam

    Bà Ngụy Thị Khanh

    Nguồn hình ảnh, Getty Images Chụp lại hình ảnh, 

    Bà Ngụy Thị Khanh

    Hơn 50 người từng được giải thưởng môi trường danh giá nhất thế giới đã ký vào thư kêu gọi Liên Hợp Quốc từ chối đơn của Việt Nam ứng cử trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ do vụ tuyên án tù bà Ngụy Thị Khanh. 

    Bà Ngụy Thị Khanh đã bị tuyên 24 tháng tù giam về hành vi trốn thuế theo điều 200 Bộ luật Hình sự.

    Bà Khanh là người Việt đầu tiên nhận Giải thưởng Môi trường Goldman năm 2018, cho những đóng góp chuyên môn có ý nghĩa quan trọng trong nỗ lực chung ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu tại Việt Nam và trên toàn thế giới.

    Trong một bức thư được gửi hôm thứ Tư, 52 người từng được giải Goldman kêu gọi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc bác đơn của Việt Nam. 

    Lá thư viết: “Bản án với bà Khanh đã vấp phải sự lên án của quốc tế, bao gồm cả chính phủ Hoa Kỳ, Canada, Đức, Vương quốc Anh và Liên minh Châu Âu, cũng như các tổ chức phi chính phủ và xã hội dân sự trên khắp thế giới.”

    “Những gì đang xảy ra ở Việt Nam chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Chúng tôi kêu gọi quý vị xem đây như một cơ hội để chứng tỏ không chỉ với Việt Nam mà với tất cả các quốc gia rằng các tiêu chí để trở thành thành viên đáng kính của Hội đồng Nhân quyền thì được coi trọng và cộng đồng quốc tế đang theo dõi.”

    Lá thư cũng nói ngoài bà Khanh, còn ba nhà hoạt động môi trường khác bị tù ở Việt Nam vì liên quan cáo buộc thuế. 

    Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc bao gồm 47 quốc gia được bầu chọn để phục vụ nhiệm kỳ ba năm. 

    Hội đồng sẽ xem xét đơn của Việt Nam để trở thành thành viên trong phiên họp thứ 51, kéo dài đến ngày 7 tháng 10.

    Vào tháng Bảy 2022, báo Công an Nhân dân tại Hà Nội nói: “Bất chấp thực tế Ngụy Thị Khanh có hành vi trốn thuế, những kẻ lấy vỏ bọc các nhà “dân chủ”, “nhân quyền” cố tình phớt lờ sự thật để xuyên tạc, suy diễn vấn đề, vẽ ra các “thuyết âm mưu”, hướng lái dư luận về bản chất vụ việc, dựng chuyện chính quyền “bắt bớ người vô tội” để “ngăn chặn các tổ chức dân sự”.”

    Ấn Độ, Việt Nam đối thoại an ninh, tăng cường hợp tác an ninh biển 

    14/9/2022 

    VOA Tiếng Việt 

    Đối thoại An ninh Việt Nam - Ấn Độ lần thứ hai diễn ra ngày 13/09 tại New Delhi, Ấn Độ (Nguồn: ANI)

    Đối thoại An ninh Việt Nam - Ấn Độ lần thứ hai diễn ra ngày 13/09 tại New Delhi, Ấn Độ (Nguồn: ANI) 

    Tại cuộc đối thoại An ninh Ấn Độ - Việt Nam lần thứ hai ở cấp Phó Cố vấn An ninh Quốc gia và Thứ trưởng tại New Delhi hôm 13/9, hai bên quyết định tăng cường quan hệ đối tác chống khủng bố và hợp tác an ninh hàng hải trong bối cảnh Trung Quốc đang gây hấn ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, truyền thông Ấn Độ loan tin.

    Ông Vikram Misri, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Ấn Độ và Thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam, chủ trì cuộc đối thoại này, theo đó hai bên “đã trao đổi thẳng thắn về một số vấn đề hai bên cùng quan tâm”, trang The Economic Times cho biết.

    Ấn Độ hiện có các dự án thăm dò dầu khí ở vùng biển Việt Nam ở Biển Đông. Trong vài năm gần đây, Ấn Độ và Việt Nam đã tăng cường hợp tác an ninh hàng hải để bảo vệ các lợi ích chung.

    Ông Misri nhắc lại lập trường vững chắc của Ấn Độ đối với quyền tự do hàng hải và hàng không cũng như hoạt động thương mại hợp pháp không bị cản trở trong các vùng biển quốc gia phù hợp với luật pháp quốc tế.

    Việt Nam đánh giá cao vai trò của Ấn Độ trong việc thúc đẩy hòa bình và an ninh trong khu vực và trong việc định hình kiến trúc Ấn Độ - Thái Bình Dương, vẫn theo trang The Economic Times.

    Thông Tấn Xã Việt Nam loan tin hôm 14/9: “Là hai quốc gia có biển, Ấn Độ và Việt Nam có lợi ích lâu dài trong việc đảm bảo hòa bình và an ninh cho không gian hàng hải chung. Việc chia sẻ các phương pháp hay nhất nhằm chống nạn cướp biển và đánh bắt trái phép cũng được thảo luận tại cuộc đối thoại an ninh lần này”.

    Hai bên cũng nhất trí tích cực trao đổi quan điểm về các lĩnh vực như nền kinh tế xanh, đại dương bền vững và kết nối hàng hải.

    Trong cuộc đối thoại hôm 13/9, hai bên đã nhất trí hợp tác về phòng chống khủng bố. Hai bên nhất trí rằng cần có những nỗ lực phối hợp để chống lại mối liên hệ giữa cực đoan hóa, khủng bố và sản xuất, buôn bán trái phép chất ma túy và vũ khí trong khu vực.

    Ấn Độ cũng đề nghị tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong các chương trình nâng cao năng lực, bao gồm việc cung cấp đào tạo cho các quan chức Bộ Công an trong việc thực hiện các Sứ mệnh gìn giữ hòa bình của LHQ.

    Đối thoại An ninh Việt Nam - Ấn Độ lần đầu tiên diễn ra tại Hà Nội tháng 4/2018, sau khi một biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Ấn Độ và Bộ Công an Việt Nam được ký năm 2016.


    Hoa Kỳ: Lạm phát tháng 8 của Mỹ không giảm nhiều như dự kiến, theo số liệu được công bố vào thứ Ba. So với cùng kỳ năm ngoái, giá cả tăng 8,3%, so với dự đoán 8,1% của giới phân tích. Nếu nhìn theo tháng, giá cả tăng 0,1% so với tháng 7. Động lực giúp giảm lạm phát đến từ giá năng lượng hạ nhiệt. Nếu loại trừ lương thực và năng lượng, lạm phát cơ bản đã tăng 0,6% trong tháng 8, cao hơn mức dự đoán 0,3%. Cục Dự trữ Liên bang tiếp tục chịu áp lực phải tăng lãi suất.

    Canada: Thủ tướng Canada Justin Trudeau công bố gói giảm lạm phát trị giá 4,5 tỷ đô la Canada (3,43 tỷ đô la Mỹ) cho những người có thu nhập thấp. Các cá nhân và hộ gia đình đủ điều kiện sẽ được tăng gấp đôi tín dụng thuế hàng quý và nhận 500 đô la Canada hỗ trợ tiền thuê nhà. Lạm phát ở Canada lên mức 7,6% trong tháng 7, vượt đáng kể mức mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương.

    Tập Cận Bình thăm Kazakhstan

    Khi Chủ tịch Tập Cận Bình đến Trung Á vào thứ Tư, ông sẽ khép lại chuỗi 971 ngày không rời Trung Quốc. Hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải tại Uzbekistan vào thứ Năm và thứ Sáu tạo cho ông Tập một cơ hội để bày tỏ ủng hộ tổng thống Nga Vladimir Putin. Song điểm dừng chân đầu tiên của ông Tập dự kiến ​​là Kazakhstan.

    Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào nước này để đổi lấy dầu và khí đốt. Chính từ Kazakhstan vào năm 2013, ông Tập đã khởi động Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường. Quốc gia này cũng giáp với tỉnh Tân Cương đa số Hồi giáo của Trung Quốc, nơi hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ đã bị tống vào các trại “cải tạo.” Cho đến nay chính phủ Kazakhstan vẫn giữ im lặng về vấn đề Tân Cương.

    Vào tháng 10, ông Tập dự kiến ​​sẽ phá tiền lệ để tiếp tục làm tổng bí thư Đảng Cộng sản trong nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp. Việc đi công du cho thấy sự tự tin của ông. Nhưng Trung Quốc đang đối mặt những thách thức lớn, đặc biệt là xoay quanh chính sách zero covid. Chỉ ngoại giao là đã về lại bình thường như trước đại dịch.

    Chủ tịch Ủy ban châu Âu chuẩn bị trình bày “Thông điệp Liên minh” 

    Châu Âu sẽ vượt qua mùa đông như thế nào nếu không có khí đốt của Nga? Câu trả lời sơ bộ sẽ có vào thứ Tư, khi chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đọc bài phát biểu “thông điệp liên minh” hàng năm trước Nghị viện châu Âu ở Strasbourg.

    Tuần trước, các bộ trưởng năng lượng của 27 nước thành viên EU đã cân nhắc áp trần giá khí đốt và đánh thuế một số nhà sản xuất năng lượng. Nhưng các chi tiết vẫn còn sơ sài. Với tư cách là người đứng đầu nhánh hành pháp, bà von der Leyen có cơ hội xoay chiều cuộc tranh luận trước thềm một cuộc họp cấp bộ trưởng khác vào ngày 30 tháng 9.

    Ưu tiên của châu Âu sẽ là thể hiện một mặt trận thống nhất, ngay cả với nguy cơ suy thoái. Giới quan sát sẽ phân tích ngôn ngữ của bà von der Leyen về mọi thứ, từ các quy tắc thâm hụt ngân sách của EU cho đến tăng viện trợ cho Ukraine, hoặc thậm chí là sáng kiến quỹ chung như từng giúp các quốc gia phục hồi sau đại dịch.

    Google và ủy ban châu Âu dắt nhau ra tòa

    Vào thứ Tư, một tòa án thuộc Tòa án Công lý Châu Âu sẽ quyết định xem liệu Ủy ban Châu Âu có đúng không khi đưa ra mức phạt kỷ lục 4,3 tỷ euro (sau đó là 5,1 tỷ USD) cho Alphabet, công ty mẹ của Google, hồi năm 2018. Ủy ban nói việc cấp phép hệ điều hành Android cho các nhà sản xuất thiết bị cầm tay đã giúp Google duy trì vị trí thống lĩnh trên thị trường điện thoại thông minh một cách bất hợp pháp.

    Khó có thể đoán bên nào sẽ thắng kiện. Năm ngoái, Alphabet bị từ chối kháng án khoản phạt chống độc quyền 2,4 tỷ euro hồi năm 2017 vì đã ưu ái sản phẩm của mình trên công cụ tìm kiếm. Nhưng vào tháng 6 vừa qua, tòa án đã bác bỏ khoản phạt chống độc quyền 1 tỷ euro đối với hãng chip Qualcomm. Nếu ủy ban thua kiện, đây sẽ là bước thụt lùi cho nỗ lực kiềm chế những gã khổng lồ công nghệ Mỹ của châu Âu.

    Triển lãm ô tô Detroit quay lại sau đại dịch

    Triển lãm Ô tô Quốc tế Bắc Mỹ, tại Detroit, sẽ mở cửa đón giới báo chí và những người trong ngành từ thứ Tư. Nhiều gian hàng sẽ tập trung vào xe điện. Tổng thống Joe Biden dự kiến tham dự, nhằm thúc đẩy các khoản đầu tư vào sản xuất ô tô điện theo đạo luật cơ sở hạ tầng và biến đổi khí hậu của ông.

    Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người ở Detroit đều tin tưởng vào ô tô điện. Một số người lo ngại sự đơn giản của xe điện đe dọa ưu thế kỹ thuật của vùng này, vốn dựa vào động cơ đốt trong. Các hãng như Tesla và Rivian cũng không sản xuất xe ở Detroit. Một mối lo lớn hơn là xe điện, thường nặng hơn xe xăng, sẽ gây hại cho các con đường ở Mỹ. Số nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông đang tăng, và các phương tiện nặng thường nguy hiểm hơn khi va chạm. Trong số những chiếc nặng nhất là Hummer EV nặng 4 tấn – được sản xuất tại Detroit.

    Sắp sản xuất đại trà xe điện không cần sạc

    Bảo Khôi
    13 tháng 9, 2022

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/09/Sono-Sion-Sono-Motors-4.jpg

    Xe điện Sono Sion. (ảnh: Sono Motors) 

    Xe điện mà không cần sạc, thì chạy bằng gì? Có những ý kiến chỉ trích trong kỷ nguyên xe điện là nguồn năng lượng dùng để sạc pin không thực sự sạch. Năng lượng mặt trời có thể là một trong những giải pháp cho vấn đề này.

    Công ty Sono Motors ở Munich của Đức giải quyết vấn đề này khi sản xuất dòng xe điện Sono Sion. Đầu Tháng Chín, công ty cho biết đã nhận được hơn 20,000 đơn đặt hàng. Người ghi danh mua xe cần đặt cọc trước 2,000 eur (tương đương $2,007.8).

    Chiếc Sion được bán với giá là $25,126 eur (khoảng $25,224). Với giá bán đó, công ty kỳ vọng Sion sẽ trở thành mẫu xe điện chạy bằng năng lượng mặt trời đầu tiên trên thế giới (SEV) và được sản xuất đại trà. Dây chuyền sản xuất xe Sono Sion dự định được khởi động vào nửa cuối năm 2023 với Valmet Automotive ở Phần Lan. Sau giai đoạn khởi động, Sono đặt mục tiêu trong vòng bảy năm sẽ sản xuất được khoảng 257,000 chiếc Sion.

    Xe vận hành nhờ motor điện 3 pha công suất 120kW (163 mã lực) kết hợp với hộp số một tốc độ và hệ dẫn động cầu trước. Xe có tốc độ tối đa 140 km/h. Chiếc Sion không sử dụng tấm pin điện quang trên nóc như các mẫu xe điện chạy bằng năng lượng mặt trời khác. Thay vào đó, hầu như mọi mặt phẳng trên Sion đều được tận dụng lắp tấm pin điện quang: Nắp capô, nóc xe, chắn bùn, hai bên sườn và đuôi xe. Riêng mũi xe không được lắp các tấm pin quang điện. Điều này nhằm giúp giảm thiểu chi phí thay thế trong trường hợp xảy ra tai nạn. Mỗi chiếc Sion được trang bị tổng cộng 456 tấm pin quang điện, đủ giúp xe mỗi tuần chạy 112 km hoàn toàn miễn phí (bằng năng lượng mặt trời). Con số này có thể cao gấp đôi nếu xe được sử dụng ở những vùng nắng nóng.

    Ngoài nguồn năng lượng mặt trời, Sono Sion được trang bị bộ pin LFP công suất 54 kw/h. Đặc biệt, chiếc xe có thể trở thành trạm phát điện di động với công suất lên tới 2.7kW. Có thể sạc pin cho xe bằng ba hình thức: Schuko, Type 2 và CCS. Trong đó, Schuko là nguồn điện tại các gia đình, cần tới 12 tiếng rưỡi để sạc 80% pin, tùy công suất ổ điện. Type 2 là hệ thống trạm sạc tiêu chuẩn; sẽ mất 4 tiếng để sạc 80% pin và 5 tiếng để sạc 100% pin. CCS là hệ thống sạc nhanh; sẽ chỉ mất 35 phút để sạc 80% pin và thêm 24 phút nếu muốn sạc đầy 100%. Tuy nhiên, 80% pin là đủ để xe chạy 240 km.

    Quan chức Việt Nam tới Mỹ dự hội nghị về kinh tế 

    14/9/2022 

    Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên . Photo VTC.

    Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên . Photo VTC. 

    Một phái đoàn của Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm trưởng đoàn mới tham dự Hội nghị Bộ trưởng Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vì Sự thịnh vượng (IPEF).

    Theo Bộ Công thương Việt Nam, hội nghị, vốn được chủ trì bởi Đại sứ - Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) Katherine Tai và Bộ trưởng Bộ Thương Mại Hoa Kỳ (DOC) Gina Marie Raimondo, có sự góp mặt của 14 quốc gia quan tâm gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Ấn Độ, Brunei, Fiji và Việt Nam.

    Ông Diên được trang web của Bộ Công thương dẫn lời phát biểu “đánh giá cao Tuyên bố Bộ trưởng đã thể hiện việc tôn trọng sự đa dạng và trình độ phát triển của các nước tham gia”.

    “Việt Nam khẳng định chủ trương luôn ủng hộ quá trình hợp tác với tất cả các nước trên cơ sở tôn trọng sự đa dạng, khác biệt, vì hòa bình, hợp tác, phát triển và cùng có lợi cho các nước tham gia”, ông Diên nói, theo Bộ Công thương.

    Tin cho hay, ông Diên cũng cho biết “Việt Nam sẽ tích cực phối hợp với các Bộ, ngành và đẩy nhanh việc tham vấn trong nước về từng lĩnh vực hợp tác để có thể tham gia tích cực vào từng lĩnh vực, trụ cột cụ thể trong thời gian tới”.

    Bên lề Hội nghị, theo Bộ Công thương, đoàn Việt Nam “đã có các hoạt động phối hợp quan điểm trong ASEAN” và gặp các đối tác bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Brunei để “thảo luận các nội dung hợp tác đa phương, khu vực và song phương”.

    Như VOA tiếng Việt đã đưa tin, Thủ tướng Phạm Minh Chính hôm 23/5 tham gia trực tuyến lễ công bố khởi động thảo luận về IPEF diễn ra tại thủ đô Tokyo của Nhật Bản, nhấn mạnh chủ nghĩa đa phương và sự đoàn kết quốc tế.

    Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh “sự cần thiết phải điều chỉnh mô hình tăng trưởng, liên kết kinh tế theo hướng bền vững hơn, tự cường hơn, phát huy tối đa nội lực, kết hợp với tối ưu hóa ngoại lực; đề cao chủ nghĩa đa phương và tăng cường đoàn kết quốc tế trên nền tảng của sự chân thành, lòng tin và trách nhiệm”, cổng thông tin Chính phủ dẫn lời ông Chính phát biểu vào chiều ngày 23/5.

    Trong chuyến công đến Nhật hôm 23/5, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden phát động kế hoạch IPEF để Mỹ giao tiếp kinh tế ở châu Á.

    Cuốn ‘China after Mao’ nói cải cách ở Trung Quốc chỉ là ‘diễn kịch’

    Mao

    Nguồn hình ảnh, Getty Images

    Chụp lại hình ảnh, 

    Tượng Mao Trạch Đông tại Quảng trường Dongfanghong và đằng sau đó là các dự án bất động sản đang được xây dựng

    một giờ trước

    Vài tuần trước Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc (giữa tháng 10/2022), cuốn “China after Mao: The Rise of a Superpower” ra mắt độc giả tiếng Anh.

    Sách của sử gia Hà Lan Frank Dikötter, nhà nghiên cứu chuyên về Trung Quốc, cựu giáo sư Đại học Hong Kong, đánh giá điều ông cho là thực chất cuộc cải cách của Trung Quốc.

    Tạm dịch là “Nước Trung Quốc sau Mao: Sự vươn dậy của một đại cường”, cuốn sách 375 trang đưa ra nhiều số liệu thống kê về kinh tế, xã hội Trung Quốc từ sau khi Mao Trạch Đông qua đời năm 1976.

    Đúng là Đặng Tiểu Bình đã cho đóng các nông trường, công xã nông thôn, cho kinh tế tư nhân phát triển và tạo thay đổi ở các đại công ty nhà nước, nhưng đó “không phải là kinh tế thị trường thực thụ”, theo ông Dikötter.

    Trong giai đoạn trước vụ Thiên An Môn, Đảng CS TQ vẫn dùng ngôn từ của chủ nghĩa Marxist cổ điển và sẵn sàng tiêu diệt mọi phản biện. Theo tác giả người Hà Lan, việc Phương Tây nhầm tưởng rằng Trung Quốc có phe “cải cách” và “bảo thủ” là một hiểu lầm. Thủ tướng Triệu Tử Dương cũng chỉ là tay cơ hội chính trị còn Chủ tịch Hồ Diệu Bang “là tên lưu manh”, theo cuốn sách.

    Sang thời Giang Trạch Dân, Trung Quốc đã “đóng kịch thị trường” để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO, và cái gọi là cải tổ chỉ tạo ra “500 đại công ty của nhà nước” để đẩy hàng triệu công nhân ra đường, chịu cảnh thất nghiệp.

    Một ví dụ được Frank Dikötter nêu ra về “cải tổ” làm sao có lợi nhất cho giới cầm quyền là tập đoàn China Telecom.

    Quan chức chính quyền lập ra công ty này, đặt nó dưới quyền ngân hàng nhà nước (ở Trung Quốc gọi là Ngân hàng Nhân dân), lấy tiền tiết kiệm của dân để nuôi công ty, thuê người nước ngoài làm quản lý để đánh bóng hình ảnh, rồi đem cổ phiếu đã được thổi giá lên thị trường chứng khoán nước ngoài. Tuy thế, tác giả cũng nói giới đầu tư Phương Tây sẵn sàng tin vào con đường “thị trường” của Trung Quốc để đổ tiền vào làm ăn. Trung Quốc, về cơ bản đã thay đổi nhưng chỉ là “đổi từ một nền độc tài này, sang một nền độc tài khác”.

    China Unicom là một trong những tập đoàn viễn thông khổng lồ của Trung Quốc  

    Hiện nay, đại dịch, việc kiểm soát báo chí và xu hướng theo chủ nghĩa độc đoán lại càng nổi bật ở Trung Quốc, vì thực chất thì Đảng CS TQ chỉ chơi vở kịch “kinh tế thị trường” nhằm duy trì quyền lực của họ.

    Luận điểm như của Frank Dikötter tuy thế bị phê phán là không “công nhận công lao cho Đảng CS TQ một chút nào” trong việc tự do hóa khá nhiều lĩnh vực ở quốc gia này.

    Mặt khác, cách nhìn cho rằng Đảng CS TQ thực chất chỉ làm mọi cách để duy trì độc quyền kinh tế, chính trị cũng không hẳn là mới.

    Ngay từ 2010, tác giả Richard McGregor, nhà báo kỳ cựu người Anh có 20 năm đưa tin từ Trung Quốc, đã xuất bản cuốn “The Party- The secret world of China’s Communist rulers”.

    Ông McGregor cho rằng quyền lực của ĐCS TQ “thẩm thấu, bao trùm toàn bộ xã hội Trung Quốc, từ các đại đô thị tới làng quê xa xôi”. Không chỉ vậy, theo ông, các gia tộc nắm quyền trong Đảng này còn kiểm soát mọi ngành kinh tế, với quan chức, con cháu họ ngồi trong hội đồng quản trị của nhiều tập đoàn có tên trong danh sách 500 công ty của Fortune.

    Nếu như từ 2010, McGregor đã xóa đi ảo tưởng của một số giới ở Phương Tây rằng quá trình cải cách thị trường sẽ khiến “Trung Quốc ngày càng dân chủ, càng giống Âu Mỹ” (Chinese leader never wanted to be the West), thì Frank Dikoetter nêu ra một lời phê phán khác nhắm vào phái “ngây thơ” ở Phương Tây. Ông cho rằng bấy lâu nay, “chúng ta đã bị Trung Quốc lừa”.

    Sự sát lại gần nhau của hai nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc lúc này – thể hiện bằng cuộc gặp ở Uzbekistan tháng 9/2022, cho thấy quá trình tách dời Trung Quốc - Phương Tây (decoupling), diễn ra từ mấy năm qua đang tăng tốc.

    Nước Nga của Vladimir Putin đang bị trừng phạt vì cuộc xâm lăng Ukraine, và Trung Quốc vẫn trong cuộc thương chiến với Hoa Kỳ, lại đang gặp khó khăn vì phong tỏa chống Covid, đang muốn lập ra một “thế giới khác” (alternative world), đối lập với khối Âu, Mỹ, Nhật Bản và Úc.

    Các cuốn sách của những tác giả Phương Tây như Frank Dikötter phần nào giải thích được lộ trình mà chính hệ thống ở Trung Quốc vạch ra cho nước họ, nhưng câu hỏi là tới đây Trung Quốc sẽ tiếp tục đi lên, hay đi xuống, thì chưa có lời giải đáp.


    Không có nhận xét nào