Header Ads

  • Breaking News

    Chính quyền TQ ngày xưa canh gác cột điện ở Trường Xuân, ngày nay canh gác cầu vượt ở Bắc Kinh

    Chính quyền TQ ngày xưa canh gác cột điện ở Trường Xuân, ngày nay canh gác cầu vượt ở Bắc Kinh

    Ngày 13 tháng 10, vụ treo biểu ngữ trên cầu Tứ Thông ở Bắc Kinh đã gây chấn động cả trong và ngoài nước Trung Quốc. Khi sự kiện tiếp tục thu hút chú ý, đã có nhiều chi tiết hơn được đưa ra ánh sáng, khiến cho chính quyền TQ rơi vào tình trạng hoảng sợ. Ngay sau đó chính quyền TQ đã cử người canh gác cầu vượt Tứ Thông và hầu hết cầu vượt trên khắp các đường phố lớn nhỏ ở Bắc Kinh.

    Ngoại giới có thể đang cười nhạo việc canh gác các cây cầu vượt 24/24 giờ, đột nhiên trở thành một nhiệm vụ quan trọng để duy trì sự ổn định của chính quyền TQ. Nhưng đây không phải lần đầu tiên Bắc Kinh làm như vậy, vào 20 năm trước chính quyền TQ đã ra lệnh canh gác tất cả cột điện ở Trường Xuân, so với số lượng cầu vượt ở Bắc Kinh, thì con số này lớn hơn rất nhiều.
    Tại sao chính quyền Trường Xuân lại canh gác cột điện?

    Theo Sound of Hope, vào ngày 5 tháng 3 năm 2002, một sự kiện lớn gây chấn động cả trong và ngoài nước Trung Quốc, đã xảy ra tại Trường Xuân. Học viên Pháp Luân Công tại Trường Xuân đã phát sóng thành công các bộ phim truyền hình nói lên sự thật trái với tuyên truyền của Bắc Kinh, như “Pháp Luân Đại Pháp truyền rộng khắp thế giới” và “Tự thiêu hay là một trò lừa bịp?” Trong khoảng thời gian 40-50 phút, một trăm nghìn khán giả truyền hình ở Trường Xuân đã được biết sự thật. Đêm hôm đó và ngày hôm sau, cư dân Trường Xuân thảo luận sôi nổi, nói “Pháp Luân Công bình phản rồi”.

    Vào thời điểm đó, chính quyền TQ do Giang Trạch Dân đứng đầu đã vô cùng kinh hãi, họ đã ban hành lệnh Tỉnh ủy Cát Lâm và thành ủy Trường Xuân bắt cóc bất hợp pháp hơn 5.000 học viên Pháp Luân Công trong một thời gian rất ngắn. Ít nhất bảy học viên Pháp Luân Công đã bị đánh đến chết, 15 người khác đã bị kết án nặng một cách bất hợp pháp. Chính quyền TQ không yên tâm, đã phái người canh gác tất cả các cột điện mà đường dây truyền hình đi qua, để ngăn chặn triệt để sự cố truyền hình tái diễn.

    Khi đó, Trường Xuân đang trong thời tiết se lạnh của mùa xuân, ban đêm có thể nhìn thấy những người mặc áo khoác quân đội, họ không chỉ canh gác rất nhiều cột điện 24/24, mà còn tuần tra nhiều nơi công cộng và khu dân cư. Chỉ có khoảng hơn mười học viên Pháp Luân Công tham gia chèn sóng, nhiều học viên Pháp Luân Công khác đã gõ cửa từng nhà để phát tờ rơi, tặng đĩa CD, treo biểu ngữ và nói rõ sự thật, liên tục vạch trần những lời nói dối vu khống Pháp Luân Công của chính quyền TQ.

    Người sáng lập Pháp Luân Công, ông Lý Hồng Chí, đã bắt đầu mở các lớp học tại Trường Xuân vào năm 1992 để giảng dạy Pháp Luân Công. Nhiều học viên đã nhanh chóng chứng minh được hiệu quả rõ rệt trong việc chữa bệnh và rèn luyện sức khỏe dựa theo nguyên lý “Chân – Thiện – Nhẫn”, tu dưỡng đạo đức và trở thành một người tốt. Chỉ dựa vào truyền miệng, công pháp này rất nhanh nhận được sự ủng hộ của quần chúng, lan truyền rộng đến cả các quốc gia và các khu vực khác trên thế giới.

    Trước khi sự kiện đàn áp này xảy ra, người dân ở Trường Xuân thường thấy rất nhiều học viên Pháp Luân Công tập luyện trong các công viên và các nơi công cộng. Khi hàng chục, hàng trăm người đang an hòa luyện công tập thể, họ cũng luôn treo các biểu ngữ để nhiều người hơn nữa biết về môn tập này. Hầu như tất cả người dân ở Trường Xuân đều biết về Pháp Luân Công. Ngay cả khi không phải tất cả họ đều tập Pháp Luân Công, thì mọi người đều biết tác dụng chữa bệnh và rèn luyện sức khỏe thần kỳ của Pháp Luân Công. Và họ cũng biết rằng Pháp Luân Công dạy mọi người trở thành người tốt. Sức ảnh hưởng của sự cố chèn sóng truyền hình ở Trường Xuân là rất mạnh mẽ, nhiều người kể lại câu chuyện cho nhau nghe và cảm thấy hãnh diện.
    Hệ thống tuyên truyền của chính quyền TQ chưa bao giờ gặp thất bại như vậy

    Chính quyền TQ đã cử người canh gác các cột điện nhằm ngăn chặn một cuộc chèn sóng trình truyền hình khác. Việc truyền bá sự thật của các học viên Pháp Luân Công không vì thế mà bị cản trở, tiếp tục nở rộ khắp nơi, khiến chính quyền TQ bó tay bất lực. Các học viên Pháp Luân Công đã liên tục vạch trần vụ “Tự thiêu giả tại quảng trường Thiên An Môn” của chính quyền TQ và những lời dối trá khác. Từ trước đến nay, những tuyên truyền lừa dối của chính quyền TQ chưa bao giờ gặp thất bại như vậy.

    Cho đến nay, một số lượng lớn học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc vẫn đang sử dụng nhiều phương thức khác nhau để lan truyền tài liệu về Pháp Luân Công, treo khẩu hiệu, biểu ngữ và nói rõ sự thật với mọi người. Việc treo băng rôn trên cầu vượt và những nơi cao đã từng là cách thường dùng của các học viên Pháp Luân Công, thì nay các biểu ngữ của những người dân khác đã được treo trên cầu vượt Tứ Thông ở Bắc Kinh.
    Cách làm của các học viên Pháp Luân Công rất đáng để học hỏi

    Chính quyền TQ liên tục tạo áp lực nhằm duy trì sự ổn định và kiểm soát, làm gia tăng sự bất mãn trong nội bộ đảng, sức chịu đựng của người dân đã đạt đến giới hạn. Các biện pháp xấu ác không chỉ bức hại Pháp Luân Công mà còn bức hại đến nhiều tầng lớp dân chúng. Mọi người không có nơi để kêu oan, chỉ còn cách treo biểu ngữ trên cầu vượt.

    Có lẽ nhiều người nên học tập theo các học viên Pháp Luân Công để truyền bá sự thật và thức tỉnh dân chúng. Các học viên Pháp Luân Công nhận ra rằng ĐCSTQ sẽ không dừng cuộc bức hại này, và cuốn “Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản Trung Quốc” đã vạch trần triệt để bản chất của ĐCSTQ. Đây là chiến dịch truyền bá sự thật lớn nhất ở Trung Quốc.

    Các học viên Pháp Luân Công không muốn tham dự vào chính trị, nhưng từ trong cuộc bức hại tàn bạo họ đã hiểu rằng giải thể ĐCSTQ là cách duy nhất để chấm dứt cuộc bức hại, và đó cũng là cách để chấm dứt tất cả cuộc bức hại của ĐCSTQ.

    Sau khi ĐCSTQ tan rã, người dân Trung Quốc có thể bày tỏ nguyện vọng của mình một cách hợp pháp mà không cần phải treo biểu ngữ trên cầu vượt hoặc phải đến Quảng trường Thiên An Môn. Một xã hội chính thường của Trung Quốc cần có tự do ngôn luận, tự do cá nhân và tự do tín ngưỡng. Cũng theo Sound of Hope, người Trung Quốc cũng cần nhanh chóng quay về văn hóa truyền thống của dân tộc Trung Hoa khi xưa, chỉ điều đó mới có thể giúp đất nước Trung Quốc thực sự đi trên con đường phục hưng.

    Không có nhận xét nào