Header Ads

  • Breaking News

    Tại sao người Việt thích nhậu?

    Theo như rượu nấu từ gạo hoặc nếp đã xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu đời. Tuy nhiên, ngày xưa người Việt thường dùng rượu để tế lễ, dâng trên bàn thờ và chỉ uống rượu trong ngày vui (ngày Tết, đám cưới) hoặc ở miền Nam, thường uống rượu trong đám giỗ (một dịp tụ họp bà con và chòm xóm).
    Đa phần những người có thói quen nhậu cho rằng phải nhậu để tạo mối quan hệ hoặc giữ mối quan hệ. Họ thường đem công việc làm ăn lên bàn nhậu để bàn bạc vì khi nhậu người ta dễ nói chuyện với nhau hơn. Tôi từng chứng kiến một đồng nghiệp nữ (làm việc tại công ty nước ngoài) vì muốn bán được hàng cho đối tác người Việt phải “nốc” cạn nhiều ly bia với đối tác nam. Cô ấy thường khoe sau mỗi cuộc nhậu sẽ bán được nhiều hàng hơn, tức tiền lương sẽ cao hơn.

    Hiện nay các công ty trong nước hay nước ngoài tuyển dụng nhân viên kinh doanh (salesperson), ngoài các yêu cầu về bằng cấp, kinh nghiệm còn có thêm “yêu cầu ngầm” là phải biết nhậu và có tửu lượng cao để tiếp khách. Một đứa cháu của tôi đã sửng sốt trước câu hỏi phỏng vấn của một công ty tư vấn đầu tư: “Em có biết nhậu không? Tửu lượng uống được bao nhiêu?”.

    Để công việc suôn sẻ, thu nhập cao hơn, giới trẻ giờ đây cũng tập tành nhậu. Việc tụ tập bên bàn nhậu sau giờ làm việc hoặc cuối tuần đối với giới trẻ vừa là cách để giải trí, vừa chứng tỏ bản thân.


    Một quán bia có máy điều hòa trên đường Trường Sa, quận Phú Nhuận
    Ai có lợi trong việc người Việt tiêu thụ bia rượu?

    Dĩ nhiên, người thu lợi hàng đầu vẫn là các công ty bia rượu vì nếu không có lợi thì họ đã không sản xuất bia rượu.

    Kế đến nhà nước là người thu lợi thứ hai. Trong danh sách 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2020 của Tổng cục Thuế, công ty TNHH nhà máy bia Heineken Việt Nam đứng thứ 9.


    Cụ thể, công ty này đóng góp thuế thu nhập doanh nghiệp 997 tỷ đồng năm 2020, 756 tỷ đồng năm 2021 và ước tính 810 tỷ đồng năm 2022.

    Thiết nghĩ, để ngăn chặn thói quen nhậu tràn lan của người Việt, vừa ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nòi giống vừa gây hại cho cộng đồng, chính phủ Việt Nam cần áp dụng luật cấm bán và tiêu thụ đồ uống có cồn (bia/rượu) đối với người dưới 18 tuổi; giới hạn khung giờ buôn bán và hoạt động bán bia/rượu của các quán ăn, nhà hàng; đề ra tiêu chuẩn kinh doanh có điều kiện trước khi cấp giấy phép kinh doanh cho các quán ăn, nhà hàng có bán bia/rượu; cấm người dân ngồi nhậu nơi công cộng như vỉa hè, lề đường, công viên, bệnh viện, phi trường….

    Không có nhận xét nào