Header Ads

  • Breaking News

    Ukraina tấn công vào ban đêm, vì sao quân Nga không dám nổ súng?


    Hơn 7 tháng sau khi trận chiến nổ ra, quân đội Nga luôn bộc lộ vấn đề không đủ khả năng tác chiến ban đêm.

    Tình hình trên chiến trường Nga – Ukraine diễn biến theo chiều hướng xấu hơn, quân đội Ukraina đã thu hồi toàn bộ lãnh thổ vùng Kharkiv, kiểm soát khu vực phía bắc Donetsk, đồng thời tấn công vào Luhansk theo 4 hướng. Ở mặt trận phía nam, quân đội Ukraine đã chiếm được bảy thị trấn chỉ trong một đêm và tất cả các vị trí của quân Nga ở phía bắc Kherson ở bên kia sông.

    Trên chiến trường Kherson, quân đội Ukraina mở cuộc tấn công dọc theo con đường hẹp ở bờ Tây sông Dnepr, nhưng ở bờ Đông sông lại có các đơn vị pháo binh và tên lửa tầm xa khổng lồ của Nga. Quân đôi Nga cũng chỉ đợi quân đội Ukraina phản công chống trả là sẽ cho bao phủ bằng hỏa lực pháo binh. Nhưng lần này, quân đội Ukraina đã bẻ khóa thành công chiến thuật tưởng như bất khả xâm phạm của quân đội Nga.

    Phóng viên chiến trường Nga Roman Sapenkov cho biết có hai nguyên nhân rất quan trọng dẫn đến thất bại của quân đội Nga. Đó là, các xe bọc thép của lực lượng biệt kích Ukraina cũng được sơn các ký hiệu chiến thuật của Nga, chẳng hạn như ký hiệu V và Z.



    Sau đó, vào lúc nửa đêm, quân đội Ukraina ngồi trên những chiếc xe bọc thép sơn logo V và Z, nhanh chóng tấn công vào các điểm giao nhau của nhiều vị trí khác nhau của quân đội Nga, và thực hiện những pha đột phá xen kẽ táo bạo. Trong vài giờ đầu của trận chiến, các vị trí của quân Nga đã có sự nhầm lẫn lớn, và không rõ đó là quân Nga hay quân Ukraina.

    Vì vậy, giữa đêm, chưa phân rõ địch – ta, các đơn vị pháo hùng hậu của quân đội Nga ở bờ đông Dnepr thậm chí còn không dám nổ súng. Điều này trực tiếp dẫn đến việc phân đội thiết giáp Ukraina nhanh chóng tiến về phía trước mà không gặp bất kỳ sự cản trở nào, đồng thời không sợ bị hỏa lực pháo binh Nga che chắn và đánh chặn.

    Khi đó quân đội Nga hoàn toàn không hiểu, đây là tình huống gì?

    Phóng viên chiến trường Nga Roman Sapenkov cũng cho biết quân đội Ukraina đã sử dụng hệ thống nhận dạng chiến trường của Mỹ, có thể biết quân đội Nga đang ở đâu, lực lượng thiện chiến, phương tiện và xe tăng của Nga ở đâu thông qua máy tính bảng. Và tất cả các máy tính của quân đội Ukraina trên chiến trường đều được kết nối với hệ thống Starlink.

    Hơn nữa lực lượng biệt kích Ukraina cũng có một số lượng lớn các hệ thống nhìn đêm tiên tiến của Mỹ, có thể khai triển với tốc độ cao vào ban đêm mà không phải lo lắng gì. Tuy nhiên, việc quân đội Nga thiếu hệ thống nhìn đêm khiến việc tác chiến vào ban đêm trở nên khó khăn. Trên thực tế, hơn 7 tháng sau khi trận chiến nổ ra, quân đội Nga luôn bộc lộ vấn đề không đủ khả năng tác chiến ban đêm.

    Ngay cả trong những ngày đầu của cuộc chiến, quân đội Nga về cơ bản đã không chiến đấu vào ban đêm, vì thiếu khả năng nhận dạng địch-ta và thiếu các hệ thống nhìn đêm tiên tiến. Một khi trận chiến ban đêm, rất dễ gây rối loạn chiến trường, vì vậy quân đội Nga luôn chiến đấu vào ban ngày và ngủ vào ban đêm.

    Hôm mùng 9, theo hướng Kherson, quân đội Ukraina đã mở cuộc tấn công vào tuyến phòng thủ tiếp theo của quân đội Nga. Sau khi thành công, lựu pháo 155 của Ukraina có thể bắn phá trực tiếp các mục tiêu của quân đội Nga ở thành phố Kherson.

    Thậm chí quân đội Ukraina có thể lao đến Nova Kakhovka, vượt sông và uy hiếp pháo binh, sở chỉ huy cũng như tiếp tế hậu cần của Nga, mà không có sự bảo vệ của bộ binh Nga trên đồng bằng bất tận ở bờ đông của Dnepr. Như vậy có thể cắt đứt hoàn toàn hậu cần và đường rút lui của tập đoàn quân Nga hạng nặng ở Kherson trên bờ Tây sông.

    Phần lớn quân Nga ở thành phố Kherson chỉ có thể rút về bờ đông sông Dnepr bằng máy bay trực thăng, trong tình huống khẩn cấp, họ cũng có thể tạo ra một phiên bản Dunkirk của Nga (Dunkirk là tên sự kiện di tản nổi tiếng trong Thế chiến Đệ nhị). Quân đội Nga ở Kherson đã bị mắc kẹt trong vài tháng, và việc sụp đổ chỉ còn là vấn đề thời gian.

    Thành phố Kherson có vị trí “bối thủy tuyệt địa” sau lưng là sông nước, hơn nữa đầu đuôi không thể tương trợ được cho nhau, trong quân sự thì đó chính là tuyệt địa- đường cùng. Tuy nhiên, về mặt chính trị, thành phố Kherson là thủ phủ đầu tiên bị quân đội Nga chiếm được trong cuộc chiến giữa Nga và Ukraina, và Nga hoàn toàn không muốn để mất nó. Nhưng có vẻ như quân đội Nga sẽ có một tổn thất lớn ở Kherson.

    Bây giờ, điểm quan trọng nhất của quân đội Nga chính là vấn đề tinh thần. Những người lính hợp đồng hiện đang ở trên chiến trường có thể xuất ngũ khi hợp đồng của họ hết hạn vào mùa thu. Tuy nhiên, đột nhiên một lệnh huy động được đưa ra để gia hạn, làm sao để trấn an được những người lính này? Đó là một câu hỏi khó trả lời.

    Nguồn: Aboluowang

    Không có nhận xét nào