Header Ads

  • Breaking News

    Phú Nhuận - Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục gom cổ phiếu của doanh nghiệp Việt Nam



    Khối ngoại vẫn kiên trì mua ròng, đối lập xu hướng bán tháo của nhà đầu tư trong nước.

    Nhờ lượng tiền của nhà đầu tư nước ngoài đổ vào mua ròng cổ phiếu đã góp phần giúp thị trường giảm bớt phần nào áp lực.

    Vốn ngoại đó là của ‘ngoại’ nào?

    Sắc đỏ giảm điểm tiếp tục bao trùm toàn bộ thị trường chứng khoán trong phiên hôm 15-11-2022. Chỉ số của toàn bộ ngành đều giảm điểm, trong đó giảm thấp nhất rơi vào ngành hàng tiêu dùng thiết yếu (-1,7%). Riêng ba ngành giảm sâu nhất (từ -6% đến -7%) lần lượt gọi tên ngành hàng tiêu dùng, năng lượng và công nghệ thông tin. Các ngành còn lại giảm từ 2% đến dưới 6%.

    Thuật ngữ khối ngoại mua ròng nhằm chỉ nhóm các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện lệnh mua vào nhiều hơn là bán ra. Về lý thuyết thì một khi đối tượng khối ngoại mua ròng ảnh hưởng nhiều đến thị trường chứng khoán Việt Nam, tạo tâm lý tốt và thúc đẩy sự phát triển chung.

    Trong chiều ngược lại, khi khối ngoại bán ròng sẽ tạo ra mối lo ngại với thị trường và nhà đầu tư trong nước. Bởi đây là thể là dấu hiệu sự cảnh báo “không lành” từ nhà đầu tư nước ngoài. Điều này tạo ra tâm lý rụt rè trong các hành động giao dịch của nhà đầu tư trong nước. Nôm na, khi khối ngoại bán ròng ồ ạt, thị trường chứng khoán Việt chắc chắn sẽ gặp khủng hoảng và tăng trưởng chậm lại.

    Tuy nhiên nghịch lý ở hiện tại là thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục chìm sâu trong sắc đỏ, và chuyện lượng tiền nước ngoài đổ vào để mua ròng cổ phiếu chi phần nào làm giảm bớt áp lực của thị trường.

    Sở dĩ có thể nói như vậy vì lâu nay theo nhiều chuyên gia tài chính, thì nhà đầu tư nước ngoài thường khá nhạy bén với thị trường và dự đoán xu hướng thông qua biểu đồ chính xác. Vì vậy, các nhà đầu tư trong nước thường tin tưởng và giao dịch theo nhà đầu tư ngoại.

    Lưu ý là để tránh chuyện “thôn tính”, có quy định về ‘room ngoại’. Hiểu đơn giản, ‘room ngoại’ là tỷ lệ cổ phiếu tối đa mà các nhà đầu tư nước ngoài được phép sở hữu. Tỷ lệ này được tính theo %. Quy định về room ngoại sẽ giúp hạn chế rủi ro khi các nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm doanh nghiệp Việt Nam.

    Tuỳ từng ngành nghề mà tỷ lệ room ngoại sẽ được quy định khác nhau. Chẳng hạn như ‘room ngoại’ của ngành ngân hàng là 30%, các ngành còn lại là 49%.

    Trong một số trường hợp đặc biệt, khối ngoại có thể sở hữu thêm cổ phần. Việc tăng/ giảm ‘room ngoại’ sẽ do doanh nghiệp quyết định, nhưng cần được uỷ ban chứng khoán nhà nước chấp thuận.

    Một tuần trở lại đây, trong khi thị trường chứng khoán Việt Nam lao dốc liên tục, nhà đầu tư trong nước lo sợ bán tháo, các chỉ số liên tục rơi xuống mức thấp trong nhiều năm thì các nhà đầu tư nước ngoài lại miệt mài thu gom những cổ phiếu tốt với giá rất rẻ như STB, HPG, SSI, VND, KDH…

    Chỉ tính riêng sàn HoSE, từ ngày 7 đến 14-11, khối ngoại đã mua ròng tới hơn 5.823 tỉ đồng. Còn nếu chỉ tính giá trị mua thì con số lên tới hơn 13.000 tỉ đồng, lớn nhất trong nhiều tháng trở lại đây.

    Cảnh báo về “bán mình”

    Nhắc lại một bài học của những năm 2017 – 2018 ở nhiệm kỳ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thương hiệu Bia Sài Gòn của Sabeco đã bị thâu tóm cũng từ chuyện khối ngoại mua ròng này.

    Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê về tình hình kinh tế – xã hội cho thấy trong 6 tháng đầu năm 2018 còn có 2.749 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị 4,1 tỷ USD, tăng 82,4% so với cùng kỳ năm 2017.

    Chi tiết hơn từ báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy có 390 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp là 1,4 tỷ USD và 2.359 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 2,7 tỷ USD. Diễn biến càng củng cố quan điểm dòng tiền khối ngoại đang ưu tiên và tập trung cho mục đích thâu tóm, hơn là để hợp tác phát triển.

    Rõ ràng với 2,7 tỷ USD rót vào nhưng không làm tăng vốn điều lệ, thì có thể thấy không ít doanh nghiệp nội đã chọn giải pháp “bán mình” cho các nhà đầu tư nước ngoài, hoặc các cổ đông lớn đã quyết định thoái vốn cho doanh nghiệp nước ngoài.

    Điển hình là việc Sabeco bán một lượng lớn cổ phần cho doanh nghiệp Thái Lan với kỳ vọng tăng năng lực cạnh tranh cũng như giải tỏa phần nào áp lực cho nguồn thu ngân sách.

    Đây là một thương vụ thâu tóm khá lòng vòng.

    Ngày 18-12-2017, Bộ Công Thương chính thức chào bán 343.642.587 cổ phiếu SAB của Tổng Công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), tương đương 53,59% cổ phần. Cuộc đấu giá thành công với mức giá “siêu khủng” thời ấy 320.000 đồng/cổ phiếu.

    Đơn vị mua thành công cổ phiếu là Công ty TNHH Vietnam Beverage (VietBev) – công ty được thành lập chỉ 2 tháng trước ngày ngày chào bán.

    Tổng trị giá của việc mua bán lên đến 4,8 tỷ USD, trở thành thương vụ lớn nhất thị trường chứng khoán thời điểm đó và là một trong những thương vụ mua bán sáp nhập lớn nhất ngành bia khu vực châu Á.

    Công ty TNHH Vietnam Beverage thành lập tháng 10-2017 tại Hà Nội với vốn điều lệ 681 tỷ đồng. Đây là công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn quản lý (không bao gồm tư vấn pháp luật, tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế và chứng khoán), lập trình máy tính, tư vấn máy tính và quản trị hệ thống máy tính.

    Công ty này được Công ty cổ phần Đầu tư F&B Alliance Việt Nam sở hữu 100%. Công ty Beerco Limited lại sở hữu 49% F&B Alliance Việt Nam.

    Beerco Limited lại là công ty được sở hữu 100% bởi Thai Beverage – tập đoàn đồ uống Thái Lan thuộc sở hữu của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi có trụ sở tại Trung Quốc…

    Ở thương vụ nói trên, trong một lần trả lời báo chí, Thủ tướng Chính phủ năm 2017 là ông Nguyễn Xuân Phúc đã nói rằng nếu bán cổ phần vào thời điểm đầu năm thì chỉ thu lại được khoảng 2 tỷ USD. Nhưng Chính phủ của ông đã lựa chọn phương án niêm yết cổ phiếu Sabeco lên sàn chứng khoán, và kết quả thu lại được 5 tỷ USD.

    Theo ông Nguyễn Xuân Phúc thì con số gấp tăng gần 2,5 lần chỉ trong vòng 1 năm cho thấy chiến lược đúng đắn được ông lựa chọn.

    Dĩ nhiên là kể từ đó lịch sử sang trang mới với nhiều ngậm ngùi cho người dân miền Nam, bởi tiền thân của công ty này là một xưởng bia nhỏ do ông Victor Larue, một người Pháp tại Đông Dương, lập ra tại Sài Gòn vào năm 1875. Ba mươi lăm năm sau, năm 1910, xưởng phát triển thành một nhà máy hoàn chỉnh, sản xuất bia, nước ngọt và nước đá.

    Tháng 9 năm 1927, nhà máy được chính thức sáp nhập vào hệ thống hãng BGI của Pháp. Và sau đó 90 năm, đến tháng 10-2017 Bia Sài Gòn đã lọt vào tay một chủ doanh nghiệp quốc tịch Thái Lan, nhưng có trụ sở đăng ký hoạt động tại Trung Quốc.

    Không có nhận xét nào