Header Ads

  • Breaking News

    Việt Nam : Ngân hàng SCB có liên quan đến vụ án bà Trương Mỹ Lan



    “Tình huống Ngân hàng Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến kinh tế xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của thành phố”, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi nói.

    Chiều 1-11, kết luận phiên họp kinh tế xã hội thường kỳ, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đánh giá nhiều tình huống phát sinh trong tháng 10.2022 ảnh hưởng đến đời sống người dân.

    Có thể kể đến như tình trạng thiếu xăng dầu gây ra tâm lý thiếu tin tưởng và ảnh hướng đến sinh hoạt của người dân, bên cạnh các hoạt động kinh tế xã hội.

    “Tình huống Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến kinh tế xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của thành phố, nhất là lĩnh vực ngân hàng, tài chính, bất động sản”, ông Mãi nói, đồng thời cho biết TP.HCM sẽ tiếp tục theo dõi, đánh giá và có biện pháp ứng phó để hạn chế đến mức thấp nhất.

    Như vậy trái với những tuyên bố ban đầu của SCB là ngân hàng này không có liên quan gì đến vụ án đang được điều tra tại tập đoàn Vạn Thịnh Phát, từ phát biểu trên của Chủ tịch UBND TP.HCM cho thấy chắc chắn có mối quan hệ khắn khít giữa SCB và Vạn Thịnh Phát. Sắp tới đây khi vụ án có những kết quả ban đầu, nhiều khả năng sẽ có các vụ việc dính dấp đến nguồn tài chính qua kênh SCB.

    Trong một diễn biến được nghi vấn có liên quan, SCB vừa thông báo tạm dừng hàng loạt chương trình ưu đãi thẻ dành cho cá nhân.

    Cụ thể, đối với thẻ thanh toán, SCB tạm dừng một số chương trình như ưu đãi theo thể lệ sản phẩm thẻ, đó là hoàn tiền các giao dịch chi tiêu với các thẻ thanh toán Mastercard Debit Standard, beGREAT và S-Digital, hoàn phí thường niên năm tiếp theo khi thỏa điều kiện chi tiêu.

    Chương trình ưu đãi phát hành thẻ thanh toán “Mở thẻ liền tay – Nhận ngay ưu đãi” tạm dừng miễn phí phát hành lần đầu, miễn phí thường niên năm đầu. Chương trình ưu đãi phát hành thẻ thanh toán dành cho cán bộ nhân viên tổ chức chi lương, khách hàng là cá nhân chuyển tiền theo danh sách cho cán bộ nhân viên để chi lương qua thẻ SCB, tạm dừng miễn phí thường niên 2 năm.

    Đối với thẻ tín dụng, SCB tạm dừng ưu đãi theo thể lệ sản phẩm thẻ như hoàn tiền các giao dịch chi tiêu, hoàn phí thường niên năm tiếp theo khi thỏa điều kiện chi tiêu, thể lệ thẻ S-Care (tặng gói khám sức khỏe và tầm soát ung thư, tặng dịch vụ bác sĩ riêng, tặng gói tầm soát sau Covid-19, thể lệ thẻ World tặng lượt phòng chờ thương gia (từ quý 3-2022 trở đi), Fast Track (từ quý 2-2022 trở về trước) …

    Đối với những chương trình liên kết với các đối tác khác, SCB cũng tạm dừng hàng loạt các chương trình; chẳng hạn như ưu đãi tại CGV, hệ thống nhà hàng Hoàng Yến, Inn Saigon, các nhà hàng The Running Bean, Social Local, Haagen Dazs, Snowee; điện máy Chợ Lớn, Nguyễn Kim, Lazada, Shopee…

    Hồi trung tuần tháng 10-2022, hội đồng quản trị SCB có 5 thành viên mới tham gia gồm ông Vũ Anh Đức, ông Phạm Quang Tiến, ông Võ Văn Bửu, ông Trang Nhân Hậu, ông Lý Thành Phương.

    Những thành viên trên được Ngân hàng Nhà nước điều từ các ngân hàng thương mại nhà nước là Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Agribank để tham gia quản trị, điều hành SCB.

    Trong danh sách các ngân hàng thương mại nhà nước ở trên, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 3-2022, tổng dư nợ xấu nội bảng ở VietinBank đã tăng 23% trong 9 tháng đầu năm, lên mức 17.650 tỉ đồng, đưa tỉ lệ nợ xấu từ 1,3% lên 1,4%. Đáng chú ý, riêng nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) đã chiếm 70% trong cơ cấu nợ xấu, tăng mạnh gần 139% so với hồi đầu năm, lên mức hơn 12.410 tỉ đồng.

    Tương tự, tổng nợ xấu của Vietcombank cũng tăng 47% so với đầu năm, với hơn 9.000 tỉ đồng. Riêng khoản nợ có khả năng mất vốn chiếm hơn 5.700 tỉ đồng, tăng 30%. Điều này cũng khiến tỉ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ 0,64% hồi đầu năm lên 0,8%.

    Tổng nợ xấu của BIDV tại ngày cuối quý 3 vừa qua đã tăng 49% so với đầu năm lên 20.125 tỉ đồng. Trong đó riêng khoản nợ có khả năng mất vốn đã lên tới 13.130 tỉ đồng, tăng 80% so với hồi đầu năm. Điều này cũng đẩy tỉ lệ nợ xấu trên dư nợ vay của ngân hàng này tăng từ 1% đầu năm lên 1,35%.

    Xét về số dư tuyệt đối, trong hai quý đầu năm nay, Agribank là ngân hàng có số dư nợ xấu cao nhất với gần 30.000 tỉ đồng, tăng hơn 22% so với đầu năm. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) chiếm đến 64,6% nợ xấu với 19.375 tỉ đồng. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng cũng tăng từ 1,87% vào cuối năm ngoái lên 2,16% khi kết thúc nửa đầu năm.

    … Ông bà mình có câu, “chân mình thì lấm mê mê, lại cầm bó đuốc mà rê chân người” …

    Không có nhận xét nào