Header Ads

  • Breaking News

    Vụ tập kích Sơn Tây Phần 4



    P4

    TRẠM ARLINGTON HALL

    Việc đầu tiên khi được Lầu Năm Góc duyệt y, Blackburn phác thảo một kế hoạch tập kích trại


    Sơn Tây, mà việc này phải có tin tức tình báo nhiều hơn của IPWIC hoặc của nhóm 1127. Trong hồ sơ của ông ta về những trại tù ở Việt Nam cần phải có được những tin tức của DIA, nhưng để có được tin đó không phải là dễ dàng.

    Cục DIA nằm trên một khoảng rộng 87 mẫu Anh, có tường rào kín, được bảo vệ nghiêm ngặt tại trạm Arlington Hall, tiểu bang Virginia, mà người ta thường gọi là “phòng ngủ của Lầu Năm Góc”. Gọi như vậy là cố ý chỉ trích cơ quan này, vì mỗi lần có cuộc khủng hoảng bùng nổ, người ta thấy DIA “đang ngủ”. Khi mà trung tướng Donald Bennett sắp trở thành giám đốc DIA, ông ta tự hỏi: “Có phải tôi bị đưa về đấy để chủ trì một đám tang hay không?”.

    Gần nửa năm, DIA hoạt động không có người lãnh đạo, giám đốc của nó là một trung tướng không quân không hề đến văn phòng trong suốt 6 tháng vì ông ta đang bị bệnh nặng. Người phụ tá của ông ta là phó đô đốc hải quân có đến văn phòng một đôi lần, vào khoảng tháng 5 và tháng 10 năm 1969. Thời gian còn lại ông ta cũng đi chữa bệnh. Người thứ ba là trung tướng bộ binh, phục vụ như là một tham mưu trưởng của DIA, đã nghỉ hưu cuối tháng 5 năm 1969, nhưng chưa có người thay thế. Người thứ tư là một trung tướng không quân, từ chối không nhận thứ vị và tiếp tục điều khiển văn phòng giám đốc của chính ông ta. Sự vắng mặt lãnh đạo, không chỉ là vấn đề duy nhất, nếu Bennett thừa hưởng tiếng tăm bê bối của DIA. Mỗi lần có nhiệm vụ người ta đều giao phó cho Bennett một sỹ quan quân đội chuyên nghiệp đã phục vụ 29 năm, một người cao 1 thước 80, xuất thân từ trường võ bị West Point. Bennett tự cảm thấy mình như bị giam trong chuồng với một con hổ mới. Khi được bay về Washington để tuyên thệ nhậm chức giám đốc mới của cơ quan, ông ta biết Việt Nam sẽ là tiền tuyến của những vấn đề gay cấn đối với ông và đang chờ đợi ông.


    Khi được Bộ trưởng Quốc phòng Melvin Laird điều khiển việc tuyên thệ tại văn phòng, để giao phó chức vụ sỹ quan tình báo chóp bu của quốc gia, lúc đó, tóc ông còn gợn sóng, cắt ngắn, mới ngả màu muối tiêu, mà trong vòng một năm có kế hoạch tập kích trại tù Sơn Tây mái đầu ông đã bạc trắng.

    Việc đầu tiên của Bennett là thống kê biên bản các vấn đề của DIA với danh sách dài, rất dài, hầu như vô tận. Mở đầu danh sách là những tiếng tăm không lấy gì làm thú vị của cơ quan.

    Vào ngày lễ năm 1968, một bản sao của DIA về các thư từ khẩn cấp từ NSA ( Cục an ninh quốc gia Hoa Kỳ... gửi đến, đã bị xếp lộn xộn trong một ngăn tủ. Nội dung thư tín là tìm cách ngăn chặn tin tức của Bắc Triều Tiên về vụ tàu gián điệp Pueblo có thể bị bắt. Nhưng những thư tín này được tìm thấy sau ba tuần khi chiếc tàu đó đã bị bắt, thủy thủ bị cầm tù.

    Một năm sau cũng vào thời điểm đó một cuộc tiến công của Liên Xô vào Tiệp Khắc đã làm ngạc nhiên cộng đồng tình báo Mỹ, mặc dầu quân Nga đã tập trung lực lượng bảy tuần trên biên giới Tiệp Khắc. CIA, NSA, DIA và cơ quan trinh sát quốc gia đều có lỗi ngang nhau, nhưng DIA phải hứng chịu sự khiển trách nặng nhất. Thật ra DIA luôn luôn thấy mình bận vào một vài cuộc tranh luận trong tập thể tình báo rồi thông thường dẫn đến những thất bại. Những đánh giá về hoạt động của CIA không phải là hay ho gì, nhưng cũng không phải là quá tồi tệ. Điều này chứng tỏ CIA đã cố gắng tuyên truyền. CIA là những kẻ ngồi ở ghế lái, nó muốn được ưu tiên gần hơn với Nhà Trắng và kiểm soát kết quả cuối cùng của tình báo Hoa Kỳ.

    Theo luật pháp, giám đốc CIA cũng là giám đốc Trung ương tình báo cho Tổng thống. Về mặt lý


    thuyết mỗi một thành viên của tập thể tình báo DIA, CIA, Bộ Ngoại giao, Cục NSA, đôi khi cả FBI đều có tiếng nói ngang nhau trong việc cung cấp những tin tức tình báo quốc gia. Nhưng

    CIA lại giữ độc quyền của nó trong việc kiểm tra xem xét lại những tin tức đó trước khi gửi đến Tổng thống.

    Cuối cùng bản tin Trung ương tình báo đến hàng ngày ở bàn giấy của Tổng thống là một tài liệu do CIA xuất bản, ít khi có ý kiến bất đồng mà nếu có thì đã được chú thích ở dưới.

    Khi có những bất đồng giữa CIA và DIA không dễ gì được giải quyết, vì CIA có quá nhiều thế lực và tai mắt: giám đốc Richard Helms có tai mắt bên Tổng thống, khi ông ta cần đến. Trái lại khi Bennett làm việc ở DIA không có một giám đốc nào ngồi ở ghế chủ tịch tham mưu trưởng hỗn hợp trong các buổi thuyết trình hàng ngày.

    DIA hoàn toàn tuỳ thuộc vào các nguồn tin tình báo khác từ bộ binh, hải quân, không quân hoặc các đơn vị thủy quân lục chiến ở chiến trường, hoặc từ những tin tức tình báo ban đầu của CIA, NSA và cơ quan trinh sát quốc gia. DIA không có một nguồn nào riêng cho mình ở Nam Việt Nam.

    DIA không thiếu tin tức ban đầu, có lúc có đến 1.700 điện tín mỗi ngày đến Trung tâm chỉ dẫn. Điều này làm cho nó bối rối trong việc sàng lọc, nghiên cứu và xử lý một khối lượng to lớn như vậy. Cơ quan lại không tuyển mộ được nhân viên cần thiết để làm các việc đó như cơ quan dân sự. Ở đó họ được tiền thưởng hậu hỹ hơn, lại được thăng cấp nữa.


    Ngay sau khi nhậm chức, Bennett sa thải một lúc 38 người không có năng lực.

    Ngoài những vấn đề đó, Bennett còn biết một số câu hỏi mà các chuyên viên phân tích của ông ta phải giải đáp, nếu muốn cho cuộc tập kích trại tù Sơn Tây có nhiều hy vọng thành công. Vì số đông ở nội bộ còn chống lại cuộc tập kích mà thực tế trong lịch sử quân sự Hoa Kỳ chỉ có một lần duy nhất khi tướng Patton, với đội quân thứ ba đi giải thoát một trại tù binh Mỹ ở Đức quốc xã trong đó có người con rể của ông ta. Cuộc tập kích thành công, nhưng trên đường về những người đi giải thoát lại lọt vào một ổ phục kích của quân Đức và bị tổn thất nặng nề.

    Mặc dầu đa số chống lại cuộc tập kích, nhưng quan điểm của Bennett vẫn kiên quyết giao cho Blackburn và những cộng sự của ông ta là những tình báo viên lợi hại nhất của DIA. Những người đó - phụ tá giám đốc cơ quan đặc trách về tình báo là trung tướng không quân Richard Steward, ông là sỹ quan chóp bu tình báo DIA. Một trong số trợ tá của ông ta là đại tá bộ binh Thomas Steinhauser, cầm đầu phân bộ tác chiến của DIA. Ngoài ra còn có đại úy hải quân John “Spots” Harris cầm đầu văn phòng hỗ trợ sản xuất các phương tiện của trạm Arlington Hall, cũng được điều đến DIA để yểm trợ và chuẩn bị kế hoạch cho Blackburn.

    Harris cũng giống như một công chức hành chính quan liêu, hoặc một giám đốc hơn là một chuyên viên tình báo. Song đối với người cầm đầu IPWIC Harris lại là một tiêu biểu của sự hợp lý để phối hợp công việc của DIA về cuộc giải thoát tù binh. Ông ta không mềm dẻo và phản ứng nhanh như một vài người đã đề xuất chuẩn bị cuộc tập kích Sơn Tây, nhưng lại là người cẩn thận trong kế hoạch tập kích và đã tìm cách moi móc phụ tá giám đốc CIA những tin tức về tù binh Mỹ mà CIA nắm được để giúp cho cuộc tập kích.


    Harris đã thu xếp và chọn lựa được một vài người giỏi nhất của DIA để phục vụ cho cuộc tập kích này. Một trong số những người đó có bí số GS17 là John Hughes, một viên chức cao cấp dân sự phụ tá giám đốc phòng thu thập và kiểm soát của DIA.

    Hughes làm việc ở Lầu Năm Góc với chuyên môn là kiểm soát công việc của cơ quan Trung tâm quốc gia giải thích ảnh chụp. Là một người khá thành thạo công việc, đã từng quan hệ với các hãng Kodak, Hycon… để thúc đẩy họ sản xuất những ống kính, máy ảnh tốt, những phim có hiệu quả hơn. Hughes nổi tiếng từ năm 1962 khi ông ta phân tích phát hiện được căn cứ lập giàn hoả tiễn tầm trung bình ở Cuba.

    Đối với cuộc tập kích Sơn Tây, Hughes đã sưu tập được một số ảnh chụp qua vệ tinh trinh sát, máy bay SR-71, máy bay RF4 bay ở độ thấp và độ cao khác nhau. Sau cùng là những chuyên viên tình báo về thời tiết, giao thông mà DIA có thể cần đến. Ở các bộ phận trong phạm vi cơ quan và cả Cục An ninh quốc gia cũng được điều động đến giúp đỡ những người chuẩn bị kế hoạch tập kích Sơn Tây.

    Blackburn triệu tập nhóm nghiên cứu thực hiện gồm 15 người tại trạm Arlington Hall. Sáng thứ sáu ngày 10-6-1970 nhóm họp trong một phòng có nhiều phương tiện bảo đảm của một đơn vị phản gián được dọn dẹp trước, chắc chắn là không có một ai gắn máy nghe trộm. Thành phần phiên họp có bảy người thuộc không lực, ba người thuộc bộ binh, một người thuộc hải quân, một người thuộc thủy quân lục chiến. Đại úy không lực James Jacobs và trung úy thủy quân lục chiến James Brinson đại diện cho DIA. Thượng sĩ bộ binh Donald Davis là hạ sĩ quan duy nhất trong nhóm và hai thư ký dân sự Frances Earley của SACSA và một tình báo của không lực, Barbara Stronisder.


    Chủ tọa phiên họp đầu tiên này là đại tá bộ binh William “Clint” Norman , một cựu binh trong lực lượng đặc biệt của SACSA là một chỉ huy giỏi nhất của căn cứ Fort Bragg, nhưng sau đó ông ta đi nghỉ một tháng theo thường lệ và Norman không còn được trong nhóm nghiên cứu nữa.

    Một đại tá được cử thay thế là Frisbie, một thành viên khác nhiều tuổi. Ở những buổi họp sau này Frisbie bí mật chọn thêm một số sĩ quan nữa, điều này đã làm cho Blackburn và Mayer không tán thành.

    Một thành viên khác đã nhiều tuổi thuộc nhóm nghiên cứu bộ binh là trung tá Thomas Minor, cũng được ban giám đốc quốc tế công dân vụ bổ nhiệm. Khi kế hoạch về cuộc họp tập kích Sơn Tây mở màn, Minor tỏ ra là người xuất sắc. Là con người mảnh khảnh dịu dàng, tóc hoa râm, tác phong làm việc tỉ mỉ, bao quát, luôn luôn mang đến cho nhóm những gì khi cần bộ binh hỗ trợ. Keith Grimes là trung tá và cũng là nhà khí tượng học đang làm ở học viện không quân tại căn cứ Maxwell được Blackburn chỉ đích danh để phục vụ cuộc tập kích.

    Người có cấp bậc thấp nhất trong nhóm là hạ sĩ bộ binh Donald Davis, được chỉ định từ nhóm thứ 6 của lực lượng đặc biệt ở căn cứ Fort Bragg. Anh ta là hình ảnh của một con người mũ nồi xanh, gầy, tóc cắt ngắn như đầu Một thanh niên khác cũng được chỉ định từ căn cứ Fort Bragg là thiếu tá Morris do Tổng hành dinh của Trung tâm chiến tranh đặc biệt John Kennedy bổ nhiệm. Anh ta là một người thiết kế sắc bén nhất của kế hoạch tập kích. Và một người nữa là trung tá không quân Warner A. Britton, quê ở bang Alabama là cựu phi công trực thăng, tóc hoa râm, đeo kính gọng vàng giống một giáo sư toán học hơn là người đã bay vào Bắc Việt Nam cũng được


    điều từ Trung tâm giải thoát tìm kiếm bằng máy bay tại căn cứ không lực Eglin ở Florida. Britton sau này đã tuyển mộ hầu hết phi hành đoàn lái trực thăng vào Sơn Tây.

    Còn ba chuyên viên tình báo hoạt động trong nhóm không lực là trung tá Ropka, thiếu tá Andraitis và đại úy Knops. Ropka là sĩ quan cao cấp về những hoạt động của nhóm là một người trầm lặng, nhiệt tình nhưng dễ bị chinh phục. Mọi người trong nhóm đã phải nói ông ta là một đầu óc thật sự làm kế hoạch Sơn Tây.

    Andraitis là một trong những chuyên gia thiết kế cao cấp trong tình báo không quân, là người chuyên giải thích các ảnh chụp của Washington. Knops ít tuổi hơn, cũng là một chuyên gia tình báo rất tự tin, và sẵn sàng làm bất cứ việc gì. Một thành viên trong nhóm nhận xét: “Ngồi trong phòng ra-đa về Bắc Việt Nam, anh ta biết một cách rõ ràng một khi có một ai đó sơ hở”.

    Nhóm nghiên cứu, thực hiện kế hoạch của SACSA họp ngày, họp đêm, nhiều tuần làm việc căng thẳng. Đại tá Rudolph C. Koller và Watkins thường xuyên được mời đến nhóm hoạt động mặt đất 1127 của căn cứ Fort Belvoir. Một chuyên viên dân sự của CIA cũng cộng tác chặt chẽ với nhóm tập kích là Dick Elliott. Tuy nhiên Blackburn và Mayer quan tâm đến phạm vi CIA có thể tham gia vào công việc. Thứ nhất là họ cần có những tin tình báo mà CIA thu thập được, thứ hai là cuộc tập kích phải xuất phát từ căn cứ của CIA, ở những địa điểm trên biên giới Lào.

    Khi Blackburn và Mayer cho Wheeler biết rõ điểm này, ông ta đã viết thư cho Richard Helms, giám đốc CIA yêu cầu CIA ủng hộ kế hoạch giải thoát tù binh. Richard Helms đã có thư trả lời hứa hợp tác toàn diện và cho người của CIA sẵn sàng cộng tác với nhóm nghiên cứu. Vì vậy không lấy gì làm ngạc nhiên khi thấy CIA đã nhúng tay sâu vào kế hoạch hành động của các tham mưu trưởng hỗn hợp.


    Đầu tháng 7-1970 kế hoạch tập kích phải được hoàn chỉnh để báo cáo với các tham mưu trưởng hỗn hợp. Sau đó làm lễ bàn giao tiễn chân người ra đi. Vào thời gian này Tổng thống Nixon báo tin cho Hà Nội biết Mỹ sẵn sàng tiếp tục thương thuyết hoà bình một cách nghiêm túc. Mỹ đã bổ nhiệm David Bruce, một trong những nhà ngoại giao giàu kinh nghiệm, cầm đầu phái đoàn Hoa Kỳ tại hội nghị ở Paris.

    Thứ năm ngày 2-7, chủ tịch tham mưu trưởng hỗn hợp Wheeler xin nghỉ hưu sau sáu năm dài mệt mỏi, nhưng có ý nghĩa quyết định nhất của một cuộc chiến tranh thứ ba ở ngoại quốc. Một cuộc chiến tranh đẫm máu trong lịch sử Hoa Kỳ.

    KẾ HOẠCH

    Ngày 10 tháng 7 năm 1970, Moorer chủ tọa phiên họp đầu tiên ở cương vị chủ tịch tham mưu trưởng hỗn hợp. Mục quan trọng hàng đầu trong lịch trình làm việc là sự giới thiệu của Blackburn về nhiệm vụ giải thoát tù binh Mỹ ở Sơn Tây mà kế hoạch đã được chuẩn bị trước gần một tháng rưỡi.

    Moorer đồng ý như là người làm việc trước ông ta. Giờ đây ông ta muốn tạo ra một cái gì sôi động, tạo ra một viễn cảnh rõ ràng hơn về cuộc chiến tranh. Việc giải thoát được một ít tù binh hoặc chí ít ra làm thử việc Ông ta nghĩ nó có thể mang về cho Hoa Kỳ 50 hoặc 60 người tù binh, cái đó sẽ được coi như là ánh sáng mới rọi vào tính chất của người Bắc Việt Nam. Ông ta còn


    muốn cho các gia đình, cho vợ con các tù binh biết rằng, Lầu Năm Góc đã thực sự hành động, chứ không phải múa may, quay cuồng trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

    Hơn nữa, Moorer cũng cảm thấy cá nhân mình hoà nhập làm một với những tù binh và những người mất tích khi thừa hành phận sự. Cách đây 29 năm về trước, ông ta cũng suýt trở thành tù binh ở Trân Châu Cảng, khi lái chiếc thủy phi cơ Catalina PBY hai động cơ bay trinh sát gần một căn cứ Nhật Bản ở miền đông đảo Nam Dương thì bị máy bay Nhật tiến công. Bị thương trong lúc đụng độ, Moorer đã lái chiếc phi cơ bị cháy và hỏng nặng đáp xuống an toàn rồi dùng bè cấp cứu và được chiếc tàu hàng Philippines vớt lên. Nhưng rồi tàu này cũng bị máy bay Nhật đánh chìm, ông ta đã nhờ một cánh buồm nhỏ, lái theo chiều gió về đảo Melvin ngoài khơi Australia và được một chiếc tàu ngầm cứu sống.

    26 năm sau, ngày 28 tháng 6 năm1967, Moorer nghe đài tường thuật về vụ oanh kích trên Bắc Việt và biết được một trong những bạn thân của ông ta lái máy bay oanh tạc đã bị bắn rơi là đại úy Lauren, chỉ huy phi đội F.4 của hàng không mẫu hạm USS Enterprise chạy bằng năng lượng hạt nhân. Suốt 5 năm trời Lauren là sỹ quan chấp hành và phụ tá cao cấp của Moorer nên Moorer coi con người cao, trầm lặng, trẻ, quê ở Texas gần như là con đẻ của mình, là người duy nhất mà ông ta tin cậy. Đã 6 tháng qua Lauren rời Lầu Năm Góc để chỉ huy phi đội tiến công mà có lần Moorer đã dùng máy bay hành khách nhỏ của hải quân rời Sài Gòn đến hàng không mẫu hạm USS Enterprise để thăm hỏi.

    Moorer đã theo dõi chuyến bay oanh kích của Lauren vào Hải Phòng và ông ta đã lặng người đi khi được tin Lauren bị bắt khi máy bay bị trọng thương và lao xuống biển. Hơn ba năm sau, Lauren vẫn ở trong trại tù của Bắc Việt Nam nên khi được tham gia vào kế hoạch giải thoát tù binh, Moorer quan tâm đặc biệt điều này.


    Trong thời gian đó, tin tức tình báo DIA cho biết chi tiết của 61 tù binh, về tên tuổi, chức vụ nhưng lại không có Lauren. Trại Sơn Tây và trại tù gần đấy đã bỏ trống. Ý kiến đầu tiên của Moorer là phải bãi bỏ tập kích. Moorer cho rằng tập kích có thể gặp những hậu quả bất ngờ, hỏi sự thành công hay thất bại có ý nghĩa như thế nào đối với những tù nhân, với số tù binh còn lại, chẳng hạn như Lauren và tù binh sẽ bị đối xử như thế nào, cứng rắn hay xấu hơn chăng?

    Bennett đồng ý, vấn đề này đã làm ông băn khoăn và ông ta yêu cầu CIA giúp đỡ. Thế là công việc được giao cho Ken Brock, D.Elliot, William Miller là những chuyên viên cao cấp về tù binh. Người mà Brock để ý đến nhiều là Dolf Droge, chuyên viên về Việt Nam của Hội đồng an ninh quốc gia. Một người cao lớn, có bộ mặt lồi lõm, đã ba lần phục vụ ở Việt Nam và Lào, là người của cơ quan phát triển quốc tế. Droge nói tiếng Việt Nam thông thạo, có thể hiểu được nền văn hóa và con người Việt Nam hơn cả một vài quan chức chóp bu của miền Nam Việt Nam.

    Brock không nói cho Droge về một cuộc tập kích trại tù Sơn Tây đang được trù tính mà chỉ hỏi ông ta một câu về giả thiết: “Điều gì Bắc Việt Nam sẽ thi hành với những tù binh khác, nếu như một trong những trại tù bị tập kích và một nhóm tù binh được giải thoát”.

    Droge không một giây do dự, đáp lại rằng: “Thành công hay thất bại, đó là việc lớn nhất mà Hoa Kỳ có thể làm đối với những tù nhân”. Ông ta tiên đoán rằng: “sự đối xử của họ sẽ lập tức được cải thiện”, nhưng trái lại ông ta thấy nên phân tích và kết luận rằng “có thể sẽ là một sự siết chặt an ninh toàn diện”.


    Một vấn đề khác mà Moorer, Bennett, Blackburn cho rằng liệu có nên giữ bí mật vụ tập kích cho dù nó thành công? Một trong những lý do cho cuộc tập kích là làm tăng thêm các cú đấm cho hòa đàm ở Paris. Và tại sao lại không báo cho đại sứ David Bruce, nhà thương thuyết của Mỹ ở Paris biết trước khi có cuộc tập kích? Rồi khi các chuyến bay chở các tù nhân trở về thì lúc đó Bruce sẽ đòi gặp phái đoàn Bắc Việt Nam ngay lập tức và nói thẳng với người Bắc Việt Nam rằng: Chúng tôi đã xâm nhập và giải thoát 61 tù binh, mặc dù các ông không chấp nhận, nhưng chúng tôi sẽ đưa lên báo chí, với hàng tít lớn để cho thế giới biết về sự đối xử của các ông với tù binh, nhưng chúng tôi không làm thế! Chúng tôi không làm rùm beng, thậm chí không nói đến cuộc giải thoát, và chắc chắn các ông cũng không muốn để cho Hội Hồng thập tự quốc tế thanh tra thường xuyên đến với các ông.

    Nghe SACSA thuyết trình, các tham mưu trưởng hỗn hợp càng thấy sự giải thoát 61 người đó ngày càng có thể thực hiện được. Norman Frisbie tiếp tục thuyết trình chi tiết về kế hoạch của nhóm nghiên cứu. Rõ ràng từ những dữ kiện tình báo cần thiết cho cuộc tập kích do Bennett tập hợp là có lý. Những hình ảnh chụp được ở độ thấp do máy bay trinh sát không người lái “Trâu điên” và những hình ảnh chụp được ở độ cao do SR-71 xác nhận rằng trại tù ở vào chỗ cô lập và có hoạt động. Nó nằm trên một vùng giữa những ruộng lúa, ít nhất là cách những nhà ở của dân tại thị xã Sơn Tây về phía đông nam một cây số.

    Mặc dù trại tù biệt lập, nhưng vẫn có nhiều căn cứ quân sự của người Bắc Việt Nam trong vài dặm. Tất cả có khoảng 12.000 bộ đội Bắc Việt đang ở cách đó chừng 10 đến 15 phút đường xe chạy trong điều kiện ban ngày bình thường, nhưng sự đe dọa đầu tiên sẽ là từ ba căn cứ trong vòng 10 cây số quanh mục tiêu ở phía nam Sơn Tây và từ những nơi bộ đội Bắc Việt đóng trong thị trấn Sơn Tây. DIA còn nhận biết được các đơn vị đó là những binh sĩ thuộc trung đoàn bộ binh 12. Trường pháo binh Sơn Tây là căn cứ quân sự gần nhất. Frisbie cho các tham mưu trưởng hỗn hợp thấy những con đường tiến đến gần trường trung học và đến gần mục tiêu. Ngoài ra có một kho quân trang ở Sơn Tây với khoảng 1.000 nhân viên hậu cần, nhưng phải mất 20 phút đường xe chạy trong điều kiện ban ngày bình thường mới đến được trại tù.

    Sau cùng có khoảng 500 quân và 50 xe tại một căn cứ phòng không ở phía Tây Nam, nếu ban ngày họ có thể phản ứng trong vòng từ 20 đến 25 phút. Ngoài ra còn có một vị trí khác gần Sơn Tây ở phía nam khoảng 500 mét, qua một kênh nhỏ mà các chuyên viên tình báo ghi là trường trung học.

    Theo Frisbie trại tù Sơn Tây gồm hai bộ phận riêng biệt. Một bộ phận vừa được mở rộng, có tường bao quanh và một khu hành chính gồm có một số nhà phụ thuộc. Chỉ có một đường tải điện và một đường điện thoại chạy vào nhà tham mưu ngay phía ngoài cổng chính. Còn trại của bảo vệ ở bên ngoài bức tường phía đông.

    Theo các chuyên viên phân tích của DIA, ước lượng có khoảng 45 người Bắc Việt Nam ở đấy. Những tù nhân bị giam trong bốn dãy nhà của khu trại, có ba tháp canh dọc theo tường cao gần bốn mét. Tháp canh thứ ba đặt ở cổng chính về phía đông. Theo các ảnh chụp, nơi đây thỉnh thoảng tù nhân bị đẩy vào, có thể họ bị phạt về một hành động sai trái nào đó.

    Các ảnh chụp trinh sát cũng nhận ra lốm đốm các tù nhân ở ngoài sân trại tù. Một khoảng đất


    trống trải bằng sân bóng chuyền, có cây trồng sát tường, cao gần 80 thước vừa đủ chỗ cho một chiếc trực thăng UH-1 và một toán từ 6 đến 8 người phản kích đáp xuống trong khu trại. Nếu việc đó làm được sẽ có một vài người có thể đi vào xà lim, trước khi những người bảo vệ phản ứng.

    Bên ngoài bức tường phía nam có một khoảng đất trống vừa đủ cho nhiều trực thăng cỡ lớn đáp xuống với lực lượng tập kính còn lại. Từ chỗ đó họ sẽ phá vỡ một lỗ ở bức tường để cho nhiều người nhảy vào trong giải thoát tù binh dẫn hoặc khiêng tù binh đi ra (vì một vài người bị bệnh nặng).

    Trong khi bắt đầu đánh phá cổng chính thì một lực lượng tập kích khác phải chống lại những người bảo vệ ở khu ngoài trại tù, phải bố trí chắn con đường phía đông, để ngăn ngừa tiếp viện hoặc lực lượng phản ứng không cho họ đến trại tù.

    Những chiếc trực thăng khác, đưa lực lượng tập kích đến, nhưng lực lượng này phải đáp xuống ruộng lúa xa hơn, sẵn sàng ập vào trại tù, khi được gọi đến hỗ trợ cho việc giải thoát tù binh.

    Cuộc tập kích phải được tiến hành vào ban đêm để lợi dụng yếu tố bất ngờ, và làm giảm bớt số trực thăng bay vào Bắc Việt Nam để tránh sự phát hiện. Những pháo sáng được thả ít giây trước khi những trực thăng đáp xuống để làm loá mắt những người bảo vệ (những người tập kích có đeo kính chống loá mắt) và cũng để trực thăng đáp xuống an toàn. Tất cả những việc đó phải diễn ra rất nhanh. Vì Blackburn đã tính toán rằng, nếu bộ đội pháo binh Việt Nam ở trường pháo binh Sơn Tây khi được báo động, muốn đến đó cũng phải mất 30 phút.

    Trên những cơ sở đó, kế hoạch cuộc tập kích phải mất trên 26 phút, các trực thăng sẽ bay về Lào trước khi chiếc xe đầu tiên của họ đến gần bức tường của trại tù.


    Sau khi Blackburn và Frisbie chấm dứt buổi thuyết trình kế hoạch thì rất ít người thắc mắc, chỉ có những câu hỏi của người chỉ huy mới của hải quân là đô đốc Elmo R. Zumwalt mà thôi, nhưng lại không tập trung vào cuộc tập kích mà chỉ hỏi mục đích cuộc giải thoát có ích gì không. Có chăng đó là một hành động có thể mở đường cho cuộc hoà đàm ở Paris tiến tới việc thả các tù nhân và làm cho Hoa Kỳ có thể điều đình với Hà Nội về việc đối xử với các tù binh hoặc để biết thêm tin tức về những người bị mất tích trong lúc thừa hành nhiệm vụ.

    Tướng Bruce Palmer, phụ tá tham mưu trưởng hỗn hợp đưa ra một câu hỏi: “Có chắc chắn rằng cuộc tập kích trở về mà không gây thêm một vài người lính, người lái bị bắt vào các trại tù của Bắc Việt Nam nữa hay không”. Sau khi câu hỏi được trả lời Bruce Palmer tỏ ý khen ngợi: “Kế hoạch đã thuyết phục được tôi, họ nhất định thành công!”.

    Blackburn còn giải thích về việc tính toán thời gian là tùy thuộc vào thời tiết, ví dụ những trận mưa và gió mùa ở Bắc Việt. Các chuyên viên về thời tiết, đã đồng ý rằng cuối tháng 10 và tháng 11 mới có điều kiện an toàn cho cuộc tập kích. Dù sao trong thời gian đấy, ánh sáng trăng ở phía đông cũng sẽ giúp cho các máy bay trực thăng nhận rõ đường bay từ biên giới Lào đến Sơn Tây, và đủ ánh sáng hay ở độ thấp để thu hẹp diện rộng bị phát hiện.

    Các tham mưu trưởng hỗn hợp đã chấp nhận kế hoạch và đòi hỏi phải chi tiết hóa hơn nữa, đó là


    điều cần thiết cho một đội đặc nhiệm hỗn hợp. Một lực lượng cho nhiệm vụ sẽ được tổ chức huấn luyện kỹ càng để thực hiện cuộc hành quân tập kích.

    Blackburn hy vọng được cầm đầu cuộc tập kích và Mayer làm phụ tá. Nhưng John W. Vogt người chỉ huy của ông đã khước từ và chỉ chấp nhận nhiệm vụ của Blackburn là người làm kế hoạch tập kích, còn chỉ huy phải để cho người khác.

    Blackburn biết rằng tên của ông ta đã được đưa vào danh sách đặc biệt là không được đi vào những vùng nguy hiểm vì cần phải giải quyết nhiều việc khác về hoạt động tình báo.

    John W. Vogt đã gặp Mayer giải thích rằng đừng nôn nóng về việc đó: muốn điều khiển việc đó phải mất nhiều tháng nữa để chuẩn bị cho cuộc tập kích được sẵn sàng. Nếu tôi cử anh làm việc đó, thì chúng tôi sẽ không cần các anh ở Ban tham mưu hỗn hợp.

    Còn tiếp

    Nguyên bản tiếng Anh: The Raid

    Nhà xuất bản: Harper - Row Publishers Tác giả: Benjamin F.Schemmer

    Người dịch: Lê Trọng Bình - Lâm Hải Hồ

    Không có nhận xét nào