Header Ads

  • Breaking News

    Vụ tập kích Sơn Tây Phần 8




    Cu-ba ám ảnh nặng nề tâm trí của Marty Donohue. Cuộc huấn luyện của không lực cho vụ tập kích Sơn Tây bắt đầu vào ngày thứ năm, 20 tháng 8. Trong thời gian đó, Donohue đã trở về từ chuyến bay kỷ lục xuyên Thái Bình Dương trên chiếc thực thăng HH-53 rồi gia nhập vào các phi đội trực thăng và C-130 mà Warner Britton đã tuyển mộ. Họ đều là những người trong kế hoạch. Phần nhiều những phi vụ của họ được thực hiện trên vịnh Mexico, vừa gần kề căn cứ Eglin của không lực ở phía Nam. Phần còn lại bay ở độ rất thấp, sát mặt đất ngoằn ngoèo, quanh co trên vùng núi non miền Bắc Georgia và Tallahassee, rồi bay trở về qua những chòm thông bằng phẳng của vùng cán xoong Florida ở độ cao trên ngọn cây. Thường khi họ được những máy bay tiến công loại A-1 bay kèm, loại này kềnh càng nhưng dễ vận dụng. Những chiếc máy bay khổng

    lồ còn sót lại từ cuộc chiến Triều Tiên, thường dùng để hộ tống những trực thăng lớn trong những nhiệm vụ bay giải cứu ở Đông Nam Á.

    Donohue không có ý kiến gì về cuộc luyện tập này. Có nhiều vụ bay ban đêm, tập tiếp nhiên liệu và bay thành đội hình sát nhau với trực thăng tiếp cứu loại HH-53 kềnh càng và loại nhỏ hơn HH-3, đôi khi với loại bé hơn nữa là UH-1 của quân đội. Hai loại trực thăng sau cùng này thường bay rút vào đội hình sau những chiếc C-130, 4 động cơ không người lái. Mọi người đều phân vân không hiểu Britton và Manor đang tính toán điều gì, nhưng qua thời gian của những phi vụ luyện tập và những báo cáo cho biết Liên Xô có thể đang xây dựng căn cứ tiếp tế cho tàu

    ngầm tại Cienfuegos ở Cuba Donohue quả quyết rằng kế hoạch Bờ Biển Ngà là chuẩn bị cho một vụ tiến công Cuba bằng trực thăng.

    Những việc đó có vẻ ăn khớp. Khi huấn luyện lái trực thăng HH-53 tiến triển, Donohue nhận thấy những phi vụ kéo dài ngày càng lâu, lúc đầu chỉ độ dưới 2 tiếng đồng hồ đến cuối cùng đúng hơn 4 tiếng.

    Từ căn cứ Eglin đến bờ biển miền Nam của Cuba độ 1.000 dặm, phải bay 9 tiếng rưỡi với chiếc HH-53 ở tốc độ nhanh nhất của nó. Song một cuộc tập kích từ Eglin đến Cuba là không thể thực hiện được. Công tác thực tế này có thể phải được phóng đi từ Bộ chỉ huy không lực chiến thuật to lớn tại căn cứ không lực phía nam St.Petersburg. Đó là căn cứ, nơi xuất phát những vụ oanh kích các giàn hỏa tiễn của Liên Xô năm 1952 trong cuộc khủng hoảng hỏa tiễn ở Cuba. Căn cứ này cách xa Cuba khoảng 520 dặm, khoảng chừng 5 giờ bay của HH-53 nhưng nếu các máy bay đáp xuống để lấy thêm nhiên liệu tại căn cứ không lực Homestead ở nam Miami thì chuyến bay đến Cuba sẽ mất từ 3 giờ đến 3 giờ rưỡi. Có vẻ là hợp lý 3 tiếng rưỡi đồng hồ, phần nhiều bay trên mặt nước, sát một ngọn đồi, bay ở độ thấp qua dãy núi Santa Clara của Cuba và nổ súng để đánh sụp căn cứ tiếp liệu cho tầu ngầm ở Cienfuegos.

    Các phi đội khác trong chương trình huấn luyện cũng nghĩ như Donohue, Cuba sẽ là mục tiêu. Họ chỉ cách xa đó khoảng 9.500 dặm.

    Dù sao, những tính toán của Donohue cũng chính xác theo một nghĩa nào đó. Trong vụ tập kích Sơn Tây, những chiếc HH-53 sẽ bay từ 3 đến 4 tiếng đồng hồ để đến mục tiêu. Nhưng không bay nhiều trên mặt nước, chỉ một ít sông ngòi và hồ ở Lào và Bắc Việt Nam, chỉ bay ba giờ rưỡi bay vòng những đồi và núi quanh co theo con đường mà DIA và NSA đã vạch ra để che giấu sự xâm nhập vào Sơn Tây, tránh qua những chốt ra-đa của Trung Quốc và Bắc Việt Nam đã được biết vị trí. Mỗi một lần quanh co phải được tính toán kỹ thời gian để làm sai những khoảng cách phát hiện của ăng-ten ra-đa Việt Nam.

    Việc huấn luyện những chuyến bay ở Eglin mất nhiều thì giờ nhưng không buồn tẻ. Một vài trong những chuyến bay tập đó đúng là sởn gai ốc, thí dụ những chiếc C-130, hoạt động với hết khả năng của nó như các kỹ sư hàng không vẫn gọi là tiến sát đến cái chết. Ba chiếc C-130 sẽ tham gia vào cuộc tập kích. Một chiếc loại giải cứu HC-130 sẽ tham dự ở những giai đoạn đầu của chuyến bay và tiếp nhiên liệu cho các trực thăng trên không ở đất Lào. Hai chiếc C-130 khác được trang bị đặc biệt, với khí cụ bay mới và hệ thống hồng ngoại dò tìm (chưa hề sử dụng trước đây) thích hợp nhằm chống lại những “ổ tình báo” ở mỗi điểm quanh co dọc theo những con đường dẫn đến mục tiêu. Một trong những chiếc C-130 đó sẽ cầm đầu hướng dẫn lực lượng tập kích gồm 5 chiếc HH-53 và thêm một chiếc HH-3 hoặc UH-1 để thả pháo sáng xuống trại tù. Chiếc C-130 thứ hai sẽ hướng dẫn chiếc A-1, lực lượng oanh tạc yểm trợ bay xuyên qua được mạng lưới ra-đa của Bắc Việt. Đội bay của hai chiếc C-130 phải luyện tập chính xác các vai trò xoay trở và bay thành đội hình, khi gặp trường hợp một trong hai chiếc bị bắn rơi hoặc bị hỏng hóc máy móc dọc đường mà phải ở lại. Đó không phải là một khả năng không thể xảy ra, nhưng cũng không phải là một trong những vấn đề hiếm có.

    Thiếu tá L.Franklin thuộc phi đội hoạt động đặc biệt thứ 7 của không lực và trung tá P.Blosch thuộc phân độ 2 phi đội hoạt động đặc biệt thứ nhất, đã từng bay một số phi vụ C-130 nhưng chẳng có phi vụ nào giống như những phi vụ này. Tốc độ thường của một C-130 bay ở độ thấp là khoảng 250 hải lý. Blosch và Franklin giờ đây đang tìm cách bay với tốc độ 105 hải lý và gần như đã không điều khiển được máy bay, vì gần mất hết tốc lực. Họ phải bay chậm như vậy bởi vì một trong hai chiếc HH-3 và UH-1 sẽ đổ quân tiến công xuống bên trong những bức tường của trại tù. Hai chiếc này cũng không đủ sức để mang đủ máy móc của chính nó dùng để bay cho chính xác và phải chở thêm đội đột kích. Còn chiếc trực thăng to hơn thì lại không thể sử dụng được, vì khoảng trống bên trong khu trại Sơn Tây quá hẹp. Những chiếc “trực thăng mẹ” C-130 giống như là những con chó trinh sát cho chuyến bay đường dài vào Sơn Tây: cả hai trực thăng HH-3 và UH-1 đều không đủ sức thực hiện sứ mệnh mà nó phải bay, nó vừa đủ bám sát sau các cánh của những chiếc máy bay, giống như các tay lái xe đua vẫn chạy theo sau những chiếc xe đua phía trước trong những vòng đầu để tiết kiệm nhiên liệu và có thêm tốc độ.

    Thật là điên rồ. Muốn lái một loại máy bay C-130 với tầm thấp như vậy thì Blosch và Franklin phải dùng 70% độ vòng quay tốc lực của chong chóng, điều mà họ chỉ áp dụng trong trường hợp hạ cánh mà thôi. Bay chậm như vậy thì tất cả 4 động cơ phải phối hợp với nhau một cách hoàn hảo. Nếu một trong những động cơ này không hoạt động thì các đặc điểm về việc vận hành của máy bay C-130 trở nên kém hiệu lực. Và lẽ tất nhiên phi công không thể nhảy dù một cách an toàn được vì quá thấp. Blosch và Franklin chỉ có thể kéo cần điều khiển tốc lực vừa kịp để tăng lên 140 hải lý, và trong suốt 3 giờ rưỡi bay đến với việc điều chỉnh 70% vòng quay như đã nói ở trên thì chiếc C-130 không ổn định và không thể dùng hệ thống tự động để điều khiển.

    Hơn nữa, Blosch và Franklin cũng hiểu rằng “cần phải rất thận trọng trong việc thay đổi tốc lực hoặc lái các đường bay ngoằn ngoèo” giữ cho được thăng bằng trong khi hạ cánh với điều kiện kỹ thuật này là một sự nguy hiểm. Nếu dùng quá tốc lực một cách đột ngột thì hoặc là máy bay sẽ mất thăng bằng hoặc là làm cho nó lao nhanh xuống đất. Với tốc độ 105 hải lý chiếc C-130 cũng không có thể phản ứng kịp để bay lên cao một cách an toàn khi máy ra-đa báo có chướng ngại vật ở phía trước. Trong khi đó thì đường bay đến mục tiêu phải bay qua vùng Bắc Thái Lan, Lào và vùng phía tây của Bắc Việt Nam lại đòi hỏi phải thực hiện nhiều đoạn bay quanh co lên xuống. Riêng có việc điều khiển này thôi cũng đã tỏ ra quá phức tạp, đến nỗi Manor đã quyết định bổ sung thêm một người lái thứ 3 vào phi hành đoàn của chiếc C-130 vào giữa giai đoạn của chương trình huấn luyện.

    Viên phi công của chiếc C-130 còn nhiều việc rắc rối khác phải đối phó. Như khi đến mục tiêu phải thả pháo sáng để rọi khu doanh trại và sau đó thả pháo khói để đánh lạc hướng, làm rối loạn hàng ngũ và lung lạc tinh thần các toán canh gác Bắc Việt Nam. Nhưng trong giai đoạn huấn luyện bay thử thì một vài pháo sáng do Franklin thả xuống bị tịt ngòi.


    Cuộc tập bay càng trở nên phức tạp, khó khăn khi các trực thăng, C-130 và A-1 bắt đầu tham gia

    tập dượt chung. Những máy bay A-1 với đầy đủ bom, hỏa tiễn và xăng dầu, phải bay với tốc độ khoảng 145 hải lý để giữ thăng bằng, và cần phải có một chiếc C-130 bay kèm để hướng dẫn chúng đến mục tiêu. Chiến thuật bay vòng và bay theo hình chữ S đã được nghiên cứu kỹ để những chiếc máy bay bay với tốc độ 105 hải lý vẫn có thể liên lạc được với những chiếc máy bay với tốc độ 145 hải lý. Như vậy, nếu có trường hợp một chiếc C-130 nào bị bắn rơi hoặc bị hỏng hóc thì những chiếc trực thăng hoặc các chiếc A-1 còn lại vẫn có thể tiếp tục hướng dẫn những chiếc C-130 E khác đến mục tiêu.

    Toàn thể phi hành đoàn đã tập dượt cách bay ngoằn ngèo lên xuống vào ban đêm với tầm cao sát ngọn cây, trên vùng đất lởm chởm của miền Bắc tiểu bang Georgia và dãy núi Great Smoky dưới ánh trăng lờ mờ. Để dưới đất không phát hiện được, phi công phải cố gắng giữ cho đội hình bay sát nhau nhờ ánh đèn mờ của buồng lái, chứ không sử dụng đèn báo hiệu ngoài cánh để giữ khoảng cách khi bay trong ban đêm.

    Phi công sử dụng ống nhòm điện tử có gắn mắt kính trông thấy được tầm thấp trong bóng đêm, nhưng ánh đèn mờ trong buồng lái lại làm cho việc sử dụng loại ống nhòm này ít hữu hiệu. Tuy nhiên, trong buồng máy bay phía sau, các chuyên viên cơ khí và các xạ thủ vẫn có thể dùng những ống nhóm này để theo dõi các máy bay bay phía sau. Tất cả các đường bay này đều phải thực hiện trong sự im lặng (không mở máy vô tuyến liên lạc). Và vì thời tiết trên đất Lào và Bắc Việt Nam rất bất thường cho nên họ phải tập dượt bắt liên lạc với nhau thường xuyên khi bay qua các đám mây hoặc sương mù che kín mặt đất Trong suốt chương trình huấn luyện này các phi hành đoàn của Manor đã phải tập dượt 1017 giờ bay để sẵn sàng cho việc thi hành tập kích Sơn Tây. Họ không để xảy ra một tai nạn nào trong 368 phi vụ trong những điều kiện khắt khe nêu trên. Tất cả đều được hưởng tiền phụ cấp giờ bay. Vào trung tuần tháng 9, họ đã sẵn sàng phối hợp với lực lượng của Simons để cùng tham gia giai đoạn huấn luyện hỗn hợp, tập dượt các cuộc đột kích ban đêm vào mục tiêu “cái làng kia” ở gần bãi tập dã chiến số 3.

    Xạ trường C-2

    Trong khi các phi công của Manor toát mồ hôi, rồi lại bị lạnh cóng trên bầu trời thì những lính tình nguyện của Simons lại đổ mồ hôi trên xạ trường C-2 tại căn cứ Eglin. Tất cả 103 người tình nguyện đều là loại “lính mũ nồi xanh” có kinh nghiệm, được lựa chọn theo sức vóc và thể lực của họ. Nhưng khi họ đến căn cứ Eglin thì Simons và Sydnor lại bắt đầu “uốn nắn thêm” vào thứ tư ngày 9 tháng 9, suốt trong một giờ trước bữa điểm tâm trong ngày huấn luyện đầu tiên.

    Simons bắt đầu hướng dẫn toán tình nguyện tập thể dục. Đầu tiên ôn lại sáu bài thao diễn cơ bản số 1. Hít đất 12 lần mỗi ngày mà bất cứ cựu quân nhân nào cũng còn nhớ rõ và tiếp theo là chạy 2 dặm đường dài. Ngày hôm ấy họ chạy 3 phút, đi bộ một phút, rồi chạy lại. Chương trình tập luyện ngày càng tăng lên, và họ lại hít đất 8 lượt, mỗi lượt 12 lần, và chạy 2 dặm không nghỉ.

    Trong tuần lễ đầu chương trình huấn luyện được coi như là “xả hơi”, mỗi ngày 7 giờ học về xạ kích, hệ thống truyền tin và tập luyện liên lạc, định hướng máy bay trực thăng, phá hoại, tuần tiễu cộng thêm thực tập về vượt ngục và kiếm sống. Và mỗi ngày nếu chương trình tập luyện chấm dứt trước giờ ấn định thì lại tập thêm về điền kinh.

    Tối ngày 17 tháng 9 bắt đầu huấn luyện ban đêm, xạ kích và nhận định mục tiêu trong bóng tối. Cả hai chương trình này được thực hiện dưới đất và từ trên máy bay trực thăng. Sydnor và Meadows lúc nào cũng ở bên cạnh từng xạ thủ để hướng dẫn bắn trúng vào tiêu điểm của mục tiêu với số điểm tối đa mục tiêu này là chòi canh hướng tây bắc và cổng chính của trại giam.


    Chương trình huấn luyện khác được thực tập từ việc di động việt dã, kiểm soát làng xã, lục soát nhà cửa, phá hoại chướng ngại, và thu dọn mục tiêu cho đến việc tiếp thu các bài học cứu thương do bác sĩ Cataldo dạy về cách băng bó các vết thương nơi trận địa, chống hoảng loạn, gãy tay chân và chích thuốc an thần. Nhiều giờ được dành thêm cho việc huấn luyện đột kích. Meadows chỉ dẫn cho toán tình nguyện từng bước một bắt đầu bằng cách ra dấu hiệu bằng tay:

    Ngón tay cái chỉ xuống: Nguy hiểm - có kẻ địch hoặc tình hình không tốt - chuẩn bị vũ khí để bắn.

    Ngón tay cái chỉ xuống kèm theo hai ngón di động và chỉ hướng phía trước: kẻ địch đang ở hướng đó.

    Bàn tay nắm lại, từ bụng đưa thẳng cánh tay ra trước: coi chừng bị phục kích - tránh xa và chuẩn bị nổ súng.

    Bàn tay quay vòng trên đầu với một ngón tay chỉ thẳng lên trời: Thành lập ngay vòng đội hình phòng vệ.

    Ngón tay cái chỉ lên: Được rồi - tình hình an toàn - chuẩn bị tiến lên.

    Bài tập của Meadows gồm có 8 trang về thực tập các dấu hiệu nêu trên. Một phần huấn luyện bổ sung gồm có: Việc thực tập bắn các loại pháo hiệu đủ màu khác nhau để gọi máy bay trực thăng trong trường hợp khẩn cấp, việc sử dụng hỏa châu để đánh dấu địa điểm đổ bộ và các thủ tục đặc biệt về truyền tin dùng cho toán tấn công khi đã đáp xuống đất để liên lạc với nhau và để gọi máy bay đến pháo kích khi cần thiết.


    Sau đó Simons chia những người lính của ông ta ra thành ba toán. Toán thứ nhất là toán tấn công gồm 14 người sẽ cùng với Meadows đổ bộ từ một chiếc trực thăng nhỏ xuống ngay trong sân trại giam, vì chỗ trên máy bay trực thăng quá chật chội cho nên toán này được trang bị loại súng CAR-15, một loại vũ khí nhỏ và nhẹ hơn loại 5,56 ly của súng M-16 mà những toán khác có mang theo. Một trong những đặc tính khác của loại súng CAR-15 là loại súng này có báng được gấp lại dùng để cầm tay. Sydnor thì chỉ huy toán chỉ đạo và an ninh gồm 20 người. Simons chỉ huy toán yểm trợ gồm 22 người. Cả hai toán này sẽ đổ bộ từ những chiếc trực thăng lớn hơn đáp ngay xuống ngoài vòng thành của trại Sơn Tây. Cả hai toán này đều được trang bị 2 súng trung liên M-60 với đạn 7,62 ly để chặn đứng mọi cuộc phản công loại đạn này khi bắn trong đêm có phát ra vệt sáng để định hướng. Trong cuộc tập kích này cả ba toán đều mang ngụy danh là Thằng bé xanh, Rượu đỏ và Lá xanh. Ngụy danh riêng của cá nhân Simons là Rễ hoang. Người ta không còn nhớ là cái tên ngụy danh này đã được chọn một cách ngẫu nhiên hay là cố tình châm biếm vì lẽ Simons có đầu tóc thưa thớt.

    Các toán không quân và bộ binh bắt đầu phối hợp thực tập tấn công vào ngày thứ hai, 28 tháng 9. Mỗi ngày 3 cuộc đổ bộ bằng trực thăng được tập dượt và mỗi đêm tập thêm ba lần nữa. Một vài cuộc tập dượt này không có trang bị vũ khí, hoặc có vũ khí nhưng không nạp đạn: những cuộc tập dượt khác thì có mang theo đạn thật, loại đạn phát ra vệt sáng trong bóng đêm, túi thuốc nổ, lựu đạn, và mọi thứ khác. Đến giai đoạn này thì tất cả các toán đã trải qua mọi việc thực tập đi bộ, trườn và chạy ra chạy vào khu vực mô hình nhiều lần đến nỗi họ biết rõ từng hướng ngắm bắn lẽ tất nhiên chỉ là đạn bắn thử. Vị trí của từng người trong mỗi giây đồng hồ suốt cuộc tập kích đều được ấn định rõ ràng: “người lính nào chạy

    lệch ra khỏi vị trí chỉ độ hơn một mét hoặc sớm hay muộn hơn một giây đồng hồ thì sẽ bị trúng đạn 5,56 hoặc 7,62 ly của súng tiểu liên M- 16 hoặc trung liên M-60 của đồng đội”. Sau một vài lần tập thử, Simons đích thân đi đếm từng

    dấu đạn trên điểm mục tiêu được đặt xung quanh mô hình như để tượng trưng cho lính Bắc Việt đang đứng, ngồi hoặc nấp. Ông ta muốn những mục tiêu này phải mang đầy dấu đạn. Nếu không thì phải tập lại nhiều lần nữa. Không thể có chuyện sai lầm được, cuộc tấn công phải diễn ra chớp nhoáng, dữ dội và tiêu diệt gọn. Người nào không thể bắn nhanh chóng và chính xác thì sẽ bị thải ra khỏi toán tấn công, chuyển sang các nhóm hành chính và yểm trợ hậu cần.

    Bây giờ người của Simons không những chỉ bắn xuyên qua mô hình mà thôi. Họ còn phải đột nhập vào doanh trại của mô hình, phá toang cửa, đập tan bản lề và chốt, chặt đứt dây xích bằng đèn xì và kìm cắt khóa rồi họ thay phiên nhau người này cõng người kia ra khỏi “làng”. Trong số 103 người của Simons chỉ có 4 người được biết rõ họ đã và đang thực tập để làm gì. Với mục đích đánh lạc hướng và ngăn ngừa việc tiết lộ bí mật, những người khác chưa biết thì được bảo rằng đây là một cuộc giải cứu một vài viên chức ngoại giao bị bệnh đã bị bắt giữ làm con tin tại một toà đại sứ nào đó. Ngụy danh là “Bờ Biển Ngà” làm cho người ta tưởng rằng việc giải cứu này sẽ xảy ra ở vùng Trung Đông hoặc ở châu Phi. Vì lo sợ một vài tù binh có thể trở thành điên hoặc mất lý trí vì bị dao động trong cuộc tập kích cho nên bác sĩ Cataldo yêu cầu binh sĩ làm ra vẻ “chống đối” khi được cõng đi. Binh sĩ huấn luyện để đối phó với các “nhà ngoại giao” như đấm đá la hét kể cả những người quá yếu không thể cử động tay chân được.

    Khi giai đoạn tập huấn “dễ dàng” này đã hoàn thành thì Simons lại bắt đầu nâng cao chương trình tập khó hơn. Một kế hoạch gọi là “kế hoạch xanh” sẽ được thực hiện ngay trong trường hợp chiếc trực thăng của ông ta bị bắn rơi hoặc bị hỏng hóc giữa đường. Chương trình “Xanh da trời” được thực hiện khi toán tấn công của Meadows bị tan rã hoặc bị thất lạc. Gặp trường hợp này thì toán của Simons sẽ thay thế ngay để đập phá vách tường, truy quét doanh trại và giải cứu tù binh, trước khi đó thì toán của Simons sẽ có nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho khu vực ngoài vòng rào trại giam Sơn Tây. “Kế hoạch đỏ” sẽ được áp dụng trong trường hợp chiếc trực thăng của Sydnor và Cataldo không đến kịp mục tiêu. Trường hợp này nếu xảy ra thì toán của Simons sẽ đảm nhiệm việc hoạt động cả trong lẫn ngoài vòng rào doanh trại, trong khi đó thì chiếc máy bay oanh tạc của Donohue sẽ được gọi đến ngay đến bắn phá mục tiêu với một lưới đạn đủ các loại.

    Còn tiếp

    Không có nhận xét nào