Header Ads

  • Breaking News

    Chuyện Việt Nam ngày Thứ ba 20 tháng 12 năm 2022

    Quê Hương tổng hợp

    Từ biệt ông Nguyễn Hữu Cầu (1947-2022), người đàn ông đã sống trọn một cuộc đời công chính

    Tuấn Khanh

    20/12/2022

    https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/12/1-43.jpeg

    Ông Nguyễn Hữu Cầu (bên phải). Ảnh: FB tác giả 

    Ông Nguyễn Hữu Cầu còn được những người quen biết, đặt cho ông biệt danh là người tù thế kỷ, bởi 2 lần tù dài. Lần thứ nhất là đi học tập cải tạo sau 1975 – dài 5 năm, và lần thứ hai chuyển từ tử hình xuống chung thân. Sau đó, do áp lực trong và ngoài nước, ông được trả tự do với sức khỏe suy kiệt, mắt lòa và nhiều bệnh tật khác. Tổng cộng ông chịu 37 năm tù.

    Lần tù thứ 2, là do ông vô tình biết được việc quan chức ở Kiên Giang lúc đó cưỡng hiếp trẻ vị thành niên, là người vượt biên bị bắt lại. Bé gái này gặp ông đi ngang tổ quỷ, đã vẫy, gọi ông nhờ cứu giúp.

    Tháng 8-1981, ông làm đơn thư tố cáo đích danh Viện trưởng VKSND Kiên Giang là Nguyễn Thế Đồng cùng nhiều quan chức khác phạm tội, với các chữ ký sẵn sàng làm chứng của các đảng viên, người dân trong vùng vì đã quá tức giận trước những điều thối nát kéo dài. Thư của ông gửi cho báo Nhân Dân, nhưng một tháng sau lại quay về Kiên Giang và đến bàn làm việc của Đồng.

    Năm 1983, trong một vụ án chính trị, đột nhiên ông Cầu bị đưa tên vào vì cho là đã tham gia viết các nội dung chống chế độ. Ông Cầu bị kêu án tử hình.

    Khi ra tòa, phiên xử 5 ngày với nhiều bị cáo, bao gồm cả các chức sắc tôn giáo, tất cả đều phủ nhận không liên quan đến ông Cầu, thậm chí không biết ông Cầu là ai. Do không xác định được tội nên án tử hình được chuyển thành chung thân.

    Ông Nguyễn Hữu Cầu chỉ là một công dân bình thường ở miền Nam Việt Nam, nhưng ông không từ chối giúp đỡ người hoạn nạn, dù đó là người không quen biết, và chấp nhận những khốn khó xảy ra với đời mình vì hành động công chính của mình. Năm 2014, trong một lần trò chuyện với ông, và hỏi rằng ông có bao giờ hối tiếc về những điều mình đã làm khiến cho cuộc đời của ông chỉ là tù tội thôi? Ông nói ông không kịp nghĩ hay tính toán gì, mà chỉ biết sống với lẽ phải, bởi ông được giáo dục như vậy.

    Từ biệt ông Nguyễn Hữu Cầu, một công dân dám sống với cuộc đời công chính và lẽ phải. Ông đi thanh thản.

    https://baotiengdan.com/2022/12/20/tu-biet-ong-nguyen-huu-cau-1947-2022-nguoi-dan-ong-da-song-tron-mot-cuoc-doi-cong-chinh/


    Ăn mày cũng có chỉ tiêu

    Lâm Công Tử
    17/12/2022

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/12/xuat-khau-lao-dong.jpg

    Hình minh hoạ: Báo Điện tử Chính Phủ 

    “Để đồng hành hỗ trợ thanh niên về việc làm, tôi cho rằng tổ chức Đoàn nên coi đây là nhiệm vụ trọng tâm và đây là giải pháp để nâng cao trình độ, tay nghề. Chỉ tiêu thứ 8 của Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII có đặt chỉ tiêu hỗ trợ thanh niên về nghề nghiệp, việc làm, trong đó nên đặt riêng chỉ tiêu giới thiệu 500.000 lao động đi xuất khẩu lao động”

    Đó là phát biểu của Trần Kim Phẳng (Tỉnh đoàn Bến Tre) tại diễn đàn: Tổ chức Đoàn – người bạn đồng hành với thanh niên, diễn ra chiều 14 Tháng Mười Hai, tại Hà Nội mà báo chí đăng lại trong mấy ngày qua. Bài báo này mở ra một làn sóng phẫn nộ chen lẫn châm biếm về cách mà một chức sắc trong Đại hội Đoàn công khai cho khắp nước với thông điệp: Thanh niên là tài sản của chúng ta.

    Vâng, thay vì nói “Thanh niên là tài nguyên của đất nước” không rõ nghĩa mấy, “tài sản của chúng ta” sẽ minh họa chân thực nhất phát biểu của ông Phẳng. Chúng ta là ai? Dĩ nhiên không có nhân dân trong đó, chúng ta là bọn chúng nó, những Đảng, những Đoàn, những mặt trận này tổ chức nọ. “Chúng ta” là bọn cầm quyền, là lực lượng vũ trang, là công an nhân dân là những dư luận viên nồng cốt. Trong thế giới “chúng ta” ấy con người không được mưu cầu hạnh phúc mà chỉ có bổn phận “lao động là vinh quang” câu chữ của thế kỷ trước vẫn âm thầm làm bạc nhược tinh thần quần chúng nhưng lại tô hồng thêm cách mà Đảng, Đoàn kêu gọi.

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/12/vna_potal_han_quoc_van_la_thi_truong_xuat_khau_lao_dong_hap_dan_cua_viet_nam_6003489-scaled.jpg

    Hình minh hoạ: Báo VietnamPlus 

    Từ vài chục năm qua Việt Nam vươn dần lên với số vốn đến từ nước ngoài, ban đầu là kiều hối từ đồng bào hải ngoại rồi dần dần từ số phận của những nữ nô ra đi trong những chương trình lấy chống Hàn Quốc, Đài Loan… kéo theo đó là làn sóng xuất khẩu lao động sang các nước kể cả những đất nước có nền văn hóa trù dập con người. Đồng tiền xương máu đổ về cho gia đình họ gián tiếp kéo nền kinh tế “làm thuê, bán sạch tài nguyên” ra khỏi đầm lầy kinh tế xã hội chủ nghĩa, tạo ra khuôn mặt son phấn của những tên hề trên sân khấu hay lộng lẫy phút chốc của những tập đoàn lấy tham nhũng lót tay làm chuẩn thay vì đào tạo một lớp người có kiến thức và tay nghể để tự làm chủ trong đất nước của mình.

    Ông Phẳng còn nhấn mạnh: “xuất khẩu lao động rõ ràng giúp thanh niên có thu nhập cao, thoát được nghèo và quan trọng hơn là học hỏi được nhiều kỹ năng, ý thức kỷ luật và nâng cao tay nghề lao động hơn so với làm việc ở trong nước. Nhưng ở các địa phương hiện nay, vấn đề lao động xuất khẩu là công việc của ngành lao động, thương binh và xã hội và tổ chức Đoàn có rất ít để hoạt động để đồng hành hỗ trợ thanh niên.”

    Thói quen ăn tạp của Bộ Lao Động và Thương binh – Xã hội đã bị ông Phẳng “cạnh tranh” và nhấn mạnh. Thói quen này nhiễm vào thói tự mãn của nhà nước gây cho chúng những hưng phấn giả, những ngạo nghễ trẻ con và tạo thành tâm lý ăn xổi ở thì. Đồng tiền kiếm được từ lúc thành lập hồ sơ cho tới đưa một lao động xuất khẩu lên máy bay đã tạo cho nhà nước này một thứ “mãi lộ” không hơn không kém. Trung bình 7 ngàn đô la cho một hồ sơ đã làm cho ý tưởng mang 500 ngàn thanh niên xuất khẩu lao động trở thành háo hức, thành nghị quyết và thành chỉ tiêu như ông Phẳng công khai trong một đại hội lẽ ra phải bàn bạc làm cách nào để thanh niên tiến thân bằng chính kiến thức, nghể nghiệp của mình lại nói thẳng chỉ có con đường xuất khẩu lao động là tốt nhất.

    Mối lợi này vốn bị Bộ Lao Động và Thương Binh Xã Hội chiếm đoạt, nay ông Phẳng kêu gọi Đoàn phải lấy lại vì thanh niên là tài sản của “chúng ta”. 

    Mà xuất khẩu lao động là gì hở ông Phẳng? Là ở đợ, là làm đĩ, là công nhân hạng bét. Là đói khát, là chui lủi, là bất hợp pháp nếu là nam. Là bạo hành, là cưỡng đoạt, là hiếp đáp nếu là nữ. Những cái “là” ấy chắc Nhà nước biết rõ trong lòng bàn tay nên hiếm khi nghe một viên chức nào phát biểu như ông cả, bởi họ ít ra còn một chút lương tri, không ăn càn nói bậy như ông vì tận cùng cái mục đích của xuất khẩu lao động là đem con bỏ chợ, là khước từ trách nhiệm của một nhà nước đối với nhân dân của mình.

    Đành rằng nghèo lắm họ mới đùm túm nhau để chết chùm một lúc ba mươi chín con người trong một chiếc container. Đành rằng gia đình đã đụng tới bến bờ tuyệt vọng mới đẩy con đi làm những Thúy Kiều thời đại. Đành rằng sau khi tốn tiền tốn công ngồi mài đũng quần trong các đại học hoành tráng vẫn không xin được việc khi ra trường họ mới buộc lòng nộp đơn đi làm cu li ở Nhật ở Hàn… Nhưng những cái “đành rằng” ấy do ai mà ra nếu không phải từ những cái đầu bần cố nông đang ở trong mọi vị trí lãnh đạo đất nước này?

    Ông có biết rằng mỗi năm họ gửi về gia đình nhiều tỷ mỹ kim có ý nghĩa như thế nào không? Đó là mồ hôi, là nước mắt là những đêm thức trắng làm việc ngoài giờ. Là những cay đắng trộn lẫn trong chén cơm ăn vội giữa giờ, là tuyết giá, là cái nóng nung người, là nước mắt phải nuốt vào trong khi chủ nhân giày xéo tra khảo bằng lời lẽ hay tay chân.

    Đáng lẽ là người hoạt động trong Đoàn thanh niên Cộng sản ông phải lợi dụng đại hội để nêu lên những điều đau lòng này và kêu gọi nhà nước nghĩ ra kế sách giúp cho thanh niên có kiến thức trong tay nghề, có lòng tự trọng và danh dự giống nòi. Thay vì ra chỉ tiêu ông nên lên tiếng cho các đại sứ quán có công nhân xuất khẩu phải thực hiện đúng bổn phận trách nhiệm của họ đối với công dân của mình thay vì tịch thu hộ chiếu, ngăn cản khiếu nại, đè ép đơn từ như vẫn đang làm.

    Năm trăm ngàn thanh niên nếu nộp đơn xin gia nhập đội quân xuất khẩu lao động thì nhà nước kiếm liền tay 37 tỉ tiền lệ phí. Nhưng cái con số ấy nghĩa lý gì khi quốc gia mỗi năm một nhiều số lượng ăn mày trên khắp thế giới?

    Việt Nam: Bắt tạm giam Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển (PLD) Hoàng Ngọc Giao

    RFA

    19-12-2022

    https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/12/1-45.jpeg

    TS Hoàng Ngọc Giao. Ảnh VTV 

    Phó giáo sư, tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao hiện là Viện trưởng Viện nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển (PLD) thuộc Liên hiệp các Hội khoa học, kỹ thuật Việt Nam (VUSTA).

    Theo thông tin từ ba nguồn độc lập, ngày 16/12, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã bắt giữ ông Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển (PLD) thuộc Liên hiệp các Hội khoa học, kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) với cáo buộc “Cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài; thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo điểm C, khoản 1 của Điều 110 “Tội gián điệp” trong Bộ luật Hình sự.

    Ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, một người quen biết với ông Hoàng Ngọc Giao, khẳng định với Đài Á Châu Tự Do (RFA) qua điện thoại vào trưa ngày thứ hai (19/12).

    “Anh ấy bị bắt vào thứ sáu (ngày 16/12). Hỏi lý do thì người ta bảo vì đưa tài liệu ra nước ngoài. Cũng không biết nước ngoài là nước nào và cho ai.”

    Phóng viên có gọi điện cho gia đình của ông Hoàng Ngọc Giao nhưng một phụ nữ nghe máy đã từ chối trả lời về thông tin ông này bị bắt. Phóng viên cũng gọi điện vào số máy của Viện nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển nhưng không ai nghe máy.

    Truyền thông Nhà nước Việt Nam hoàn toàn im lặng về vụ bắt giữ này. Phóng viên có gọi điện cho Văn phòng Bộ Công an Việt Nam nhưng không ai nghe máy.

    Theo luật hiện hành, Phó giáo sư, tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao, người hiện là Viện trưởng Viện nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển (PLD) thuộc Liên hiệp các Hội khoa học, kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), đối mặt với án tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình nếu bị kết tội.

    VUSTA là một tổ chức phi chính phủ, thành viên của Mặt trận Tổ quốc.

    Ông Nguyễn Khắc Mai cho RFA biết tháng trước ông có tham dự cuộc hội thảo về góp ý cho việc sửa đổi Luật Đất đai tổ chức bởi ông Hoàng Ngọc Giao và Viện nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển tại Nhà khách Chính phủ (37 Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội).

    Theo ông Mai, trong cuộc hội thảo có sự tham dự của nhiều cựu quan chức của Chính phủ như cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường Đặng Hùng Võ, ông Hoàng Ngọc Giao đã đề nghị chấm dứt hoặc hạn chế việc lấy đất của dân để giao cho doanh nghiệp làm dự án.

    Ông Nguyễn Khắc Mai đánh giá ông Hoàng Ngọc Giao là một luật sư có tấm lòng tử tế, có đóng góp nghiêm chỉnh, công tâm và khách quan cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi còn Viện nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển là một think-tank có nhiều đóng góp ở Việt Nam.

    Ông nghi ngờ việc bắt giữ ông Hoàng Ngọc Giao có liên quan đến việc ông này góp ý về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Ông nói với RFA:

    “Tôi sợ rằng họ kiếm một cái cớ để ngăn chặn Hoàng Ngọc Giao đi sâu vào vấn đề Luật Đất đai mà họ đang muốn sửa.”

    Quốc hội Việt Nam dự kiến sẽ đưa dự thảo Luật Đất đai sửa đổi ra thảo luận và hy vọng sẽ thông qua trong kỳ họp vào giữa năm 2023. Đây là bộ luật gây nhiều tranh cãi khi không thừa nhận quyền sở hữu đất đai của người dân, một vấn đề được nhiều chuyên gia đánh giá là nguồn gốc của những tranh chấp về đất đai giữa người dân và chính quyền, gây bất ổn xã hội tại Việt Nam.

    Ông Mai cũng nói góp ý của ông Hoàng Ngọc Giao cũng chỉ là một phần của nguyên nhân ông này bị bắt giữ vì buổi hội thảo không có vấn đề gì gay gắt. Ông giải thích về vụ bắt giữ này thêm như sau:

    “Ai mà làm trái ý chính quyền, những người lãnh đạo thì người ta tìm cách khống chế. Hoàng Ngọc Giao hay một vài người nào đấy có công tâm, có thẳng thắn, có đề nghị nào đấy nêu bật cái mâu thuẫn nghịch lý hiện nay thì đều có thể nằm trong tầm ngắm của những người họ không thích.”

    “Tài liệu gì mà trái ý của họ thì họ đều cho là vi phạm (an ninh) quốc gia chứ còn việc giao lưu trao đổi ý kiến quan điểm hay nghiên cứu với nhau thì bây giờ phải được coi là bình thường đi chứ!”

    Tiến sỹ Nguyễn Quang A, cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS (đã tự giải thể), nói với RFA rằng có nghe tin ông Hoàng Ngọc Giao bị bắt nhưng không nắm được chi tiết. Bình luận về vụ bắt giữ này, ông nói với RFA như sau:

    “Nhiều ý kiến cho rằng cuối năm họ có chỉ tiêu. Một điều chắc chắn là sự siết chặt càng siết hơn nữa.”

    Luật sư Hoàng Ngọc Giao là trọng tài viên lâu năm của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), tham gia giảng dạy tại nhiều trường luật uy tín ở Việt Nam hàng chục năm.

    Đầu tháng 10 vừa qua, ông được bầu là chủ tịch của Trung tâm Trọng tài Thương mại Quốc tế Việt-Trung (VCITAC). Ông còn là giám đốc Công ty Luật Hoàng Giao & Cộng sự.

    Trên website của mình, Viện nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển giới thiệu hoạt động của tổ chức này “nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước thông qua các hoạt động nghiên cứu–tư vấn, nghiên cứu-đánh giá, nghiên cứu-phản biện và tăng cường năng lực về các vấn đề Chính sách, Pháp luật trên các lĩnh vực phát triển kinh tế–xã hội.”

    Tổ chức này cũng “hợp tác cùng với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, các chuyên gia và nhà nghiên cứu” với mục tiêu “tập trung nỗ lực nhằm thúc đẩy việc thực hiện một nền quản trị quốc gia tốt, một nhà nước pháp quyền vững mạnh, hướng tới một xã hội Việt nam dân chủ, văn minh.”

    Facebook, YouTube đã đáp ứng yêu cầu của nhà cầm quyền Việt Nam trên 90%

    An Vui
    19/12/2022

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/12/19.12.22_Nhung-phu-nu-tu-mien-Trung-lan-loi-vao-Sai-Gon-kiem-tien-bang-nghe-nhat-ve-chai-tai-duong-Le-Loi-quan-1_Anh-An-Vui.jpg

    Những phụ nữ từ miền Trung lặn lội vào Sài Gòn kiếm tiền bằng nghề nhặt ve chai tại đường Lê Lợi quận 1_Ảnh An Vui 

    Tại hội thảo văn hóa hôm 17 Tháng Mười Hai, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm đe dọa trong thời gian tới, Bộ sẽ chủ động ngăn chặn thông tin “xấu độc” từ bản “gốc”, trước khi thông tin tràn lan trên mạng xã hội.

    Báo Lao Động dẫn lời ông thứ trưởng cho biết khó khăn nhất hiện nay là nhà cầm quyền chưa nắm được thuật toán chia sẻ thông tin của các nền tảng mạng xã hội ngoại quốc và cần thêm thời gian để thay đổi thuật toán, hướng đến “những thông tin tốt” trên không gian mạng.

    Tuy vậy, ông Lâm cho biết từ ngày 1 Tháng Giêng 2023, nhà cầm quyền Việt Nam sẽ yêu cầu tất cả các nền tảng cung cấp nội dung phim ảnh ngoại quốc vào Việt Nam phải tuân thủ đầy đủ tất cả các quy định, hệt như doanh nghiệp trong nước, nếu không sẽ bị chặn.

    Trong năm tới, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng yêu cầu tất cả các nhà sản xuất tivi thông minh và điện thoại thông minh bày bán ở Việt Nam phải xin giấy phép cài đặt những ứng dụng, kể cả YouTube hay Netflix cũng không được cài đặt bất kỳ ứng dụng nào nếu chưa có phép. Ngoài ra, Việt Nam sẽ sản xuất những nội dung tuyên truyền sau đó phát lên những nền tảng mạng xã hội ngoại quốc (!)

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/12/19.12.22_Xa-hoi-Viet-Nam-phan-cap-giua-nguoi-ngheo-va-nguoi-giau-ngay-cang-ro-ret-nguoc-lai-voi-tuyen-truyen-cua-dang-cong-san-ve-mot-xa-hoi-binh-dang_Anh-An-Vui.jpg

    Xã hội Việt Nam phân cấp giữa người nghèo và người giàu ngày càng rõ rệt ngược lại với tuyên truyền của đảng cộng sản về một xã hội bình đẳng_Ảnh An Vui 

    Trong kỳ họp Quốc hội hồi Tháng Tám 2022, cũng báo Lao Động đưa tin Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết đang soạn thảo chỉ thị của thủ tướng buộc các bộ, ngành, địa phương phát hiện và loại trừ “tin rác” thuộc lĩnh vực mình quản lý. Ông Hùng tiết lộ các nền tảng như Facebook, YouTube đã nâng tỷ lệ đáp ứng yêu cầu của nhà cầm quyền từ dưới 20% hồi năm 2018 lên 90 – 95% hiện nay.

    Theo The Diplomat ngày 9 Tháng Mười Một, Việt Nam đã thắt chặt hạn chế đối với các nền tảng truyền thông xã hội, ra sắc lệnh yêu cầu họ gỡ bỏ thông tin “sai lệch” và “tin giả” trong vòng 24 tiếng đồng hồ – thay vì 48 tiếng đồng hồ như trước đây – khi nhà cầm quyền Việt Nam yêu cầu, đồng thời sẽ tăng mức phạt đối với người dân đăng và phổ biến thông tin “sai lệch”.

    Cũng theo The Diplomat, thông tin “sai lệch” và “tin giả” tương đương với định nghĩa về thông tin “chống phá nhà cầm quyền” và bất kỳ điều gì bị coi là “chống đảng độc quyền” trong bộ luật hình sự của nhà cầm quyền Việt Nam. 

    Việt Nam là quốc gia có số lượng người dùng mạng xã hội lớn thứ 7 trên thế giới, với 60 triệu người dùng YouTube và 20 triệu người dùng TikTok, và nhà cầm quyền muốn bảo đảm rằng những nền tảng mạng xã hội ngoại quốc này vẫn “hài hòa” với lợi ích chính trị của họ. 

    Với doanh thu ước tính $1 tỷ hằng năm, Meta – công ty mẹ của Facebook sẵn sàng chấp nhận các yêu cầu gỡ bỏ thông tin “sai lệch” của nhà cầm quyền Việt Nam. Trong một báo cáo được công bố vào cuối năm 2020, Tổ chức Ân xá Quốc tế tuyên bố rằng Facebook và YouTube đồng lõa với “kiểm duyệt và đàn áp quy mô rộng lớn” tại Việt Nam.

    Trường Đại học ở Việt Nam in pano cờ Trung Quốc

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/12/pano-hinh-TQ.jpg

    Hình ảnh pano của Trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội có in nền cờ Trung Quốc. (Ảnh: Facebook) 

    Trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội đã tạm đình chỉ hai cán bộ thuộc Khoa Giáo dục, quốc phòng an ninh và Phòng Quản trị vì in pano đặt trong khuôn viên nhà trường có hình nền là cờ Trung Quốc.

    Mạng xã hội Facebook ngày 20/12 xuất hiện hình ảnh tấm pano của Trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội khiến dư luận xôn xao.

    Cụ thể, phông nền trên đầu ghi tên trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội, bên dưới là Khoa Giáo dục, quốc phòng và an ninh chào mừng 78 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2022); 33 năm ngày Hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2022); 50 năm chiến thắng Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không (12/1972 – 12/2022).

    Thế nhưng, ngay góc bên trái phông nền có in nền cờ quốc kỳ Trung Quốc.

    Cùng ngày (20/12), đại diện Trường (không nêu danh tính) nói với báo giới trong nước, nơi treo phông nền trên là cơ sở 2 trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội ở TP. Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

    Qua xác minh ban đầu xác định một người ở Khoa Giáo dục, quốc phòng và an ninh và một người ở Phòng Quản trị đã in pano này. Sự việc được sinh viên chụp lại đưa lên mạng xã hội.

    Theo báo Tuổi Trẻ, chiều 20/12, Hiệu trưởng Trường đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội đã ra quyết định đình chỉ công tác hai cán bộ trên.

    Hai cán bộ là ông Trịnh Mạnh Hùng, Phó Chủ nhiệm Khoa Giáo dục, quốc phòng và an ninh và ông Ngô Văn Công, Nhân viên Phòng Quản trị B.

    Thời gian tạm đình chỉ 30 ngày, kể từ 13h ngày 20/12.

    Minh Long

    5 năm, nữ giám đốc quỹ tín dụng nhân dân chiếm đoạt hơn 20,6 tỷ đồng

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/12/lap-khong-49-hop-dong-nu-giam-doc-quy-tin-dung-nhan-dan-chiem-doat-hon-206-ty-dong-768x480-1.jpg

    Người dân đến giao dịch tại phòng giao dịch của một quỹ tín dụng ở huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. (Ảnh: thaibinhtv.vn). 

    Lập “khống” hợp đồng vay để mang tiền của quỹ tín dụng đi đầu tư, thua lỗ lại tiếp tục lập thêm hợp đồng để rút tiền, trong vòng 5 năm, một giám đốc quỹ tín dụng nhân dân ở Thái Bình đã chiếm đoạt số tiền lên đến hơn 20,6 tỷ đồng.

    Ngày 19/12, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện khám xét nơi làm việc và nơi ở, đồng thời bắt bị can để tạm giam đối với bà Nguyễn Thị Hà (SN 1975) để điều tra về hành vi Tham ô tài sản theo khoản 4 Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015.

    Bà Hà là Giám đốc Quỹ tín dụng nhân dân thị trấn Đông Hưng (huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình).

    Theo thông tin ban đầu, từ năm 2018, bà Hà với cương vị là Giám đốc Quỹ tín dụng nhân dân thị trấn Đông Hưng đã lập “khống” nhiều hợp đồng tín dụng để vay hơn 11 tỷ đồng từ chính quỹ tín dụng do mình quản lý để đầu tư kinh doanh bên ngoài.

    Do các khoản đầu tư bị thua lỗ, để có tiền trả gốc và lãi cho các khoản vay cũ, bà Hà tiếp tục lập thêm nhiều hợp đồng vay vốn “khống” mới.

    Tính đến thời điểm bị khởi tố, bắt tạm giam, bà Hà đã lập “khống” tổng cộng 49 hợp đồng vay vốn với tổng số tiền hơn 20,6 tỷ đồng từ Quỹ tín dụng nhân dân thị trấn Đông Hưng.

    Hiện vụ việc đang được Công an tỉnh Thái Bình tiếp tục được điều tra.

    Trước đó, ngày 24/10, 4 cán bộ ở Quỹ tín dụng nhân dân xã Nghi Hoa (huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) đã bị khởi tố và bắt tạm giam để điều tra về sai phạm xảy ra tại Quỹ tín dụng nhân dân xã Nghi Hoa (huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An).

    Bốn người bị khởi tố gồm: ông Nguyễn Thành Công – nguyên Giám đốc quỹ tín dụng, ông Đặng Văn Thành – nguyên Phó Giám đốc quỹ tín dụng, bà Trần Thị Ngọc Hà – Kế toán trưởng quỹ tín dụng, bà Trần Thị Hà Phương – cán bộ quỹ tín dụng.

    Theo kết quả điều tra, ông Công đã chỉ đạo một số người trong Quỹ tín dụng nhân dân xã Nghi Hoa lập “khống” nhiều hồ sơ vay vốn để rút tiền chi tiêu cá nhân; tổng dư nợ tính đến ngày 16/10/2020 là hơn 23,6 tỷ đồng. Do mất khả năng thanh toán nợ, ông Công tiếp tục chỉ đạo cấp dưới lập hồ sơ khống để tất toán các khoản vay trước.

    Ông Công bị xác định đã chỉ đạo ông Thành, bà Hà, bà Phương lập “khống” 7 bộ hồ sơ vay để giải ngân, chiếm đoạt số tiền 1,365 tỷ đồng.

    Khánh Vy

    Tập đoàn Apple dự kiến sản xuất Macbook ở Việt Nam từ giữa năm 2023

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/12/macbook-2.jpg

    Apple đa dạng chuỗi cung ứng, dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang các quốc gia khác như Ấn Độ, Việt Nam,… (Ảnh minh họa: Gabo_Arts/Shutterstock) 

    Tập đoàn Apple dự kiến sẽ chuyển một số dây chuyền sản xuất máy tính Macbook từ Trung Quốc sang Việt Nam, trong bối cảnh căng thẳng công nghệ leo thang giữa Washington – Bắc Kinh và mong muốn đa dạng hóa chuỗi cung ứng của tập đoàn này, theo Nikkei. Các nhà sản xuất điện tử hàng đầu từ Apple, HP và Dell, đến Google và Meta đều đã thực hiện ít nhất một số kế hoạch chuyển sản xuất và tìm nguồn cung ứng ra khỏi Trung Quốc kể từ khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu cuộc chiến thuế quan chống lại Trung Quốc.

    Apple đã tác động đến nhà cung cấp hàng đầu của tập đoàn là Foxconn của Đài Loan để sớm bắt đầu sản xuất máy tính Macbook ở Việt Nam, dự kiến sớm nhất là vào khoảng tháng 5/2023, các nguồn tin của Nikkei cho biết.

    Thời gian qua, Apple đã làm việc để bổ sung các địa điểm sản xuất bên ngoài Trung Quốc cho tất cả các dòng sản phẩm chính của mình, nhưng với sản phẩm cuối cùng là MacBook đã mất nhiều thời gian hơn do chuỗi cung ứng phức tạp cần thiết để sản xuất máy tính xách tay.

    “Sau khi sản xuất MacBook thay đổi, tất cả các sản phẩm chủ lực của Apple về cơ bản sẽ có thêm một địa điểm sản xuất ngoài Trung Quốc… iPhone ở Ấn Độ và MacBook, Apple Watch và iPad tại Việt Nam”, một người có kiến thức trực tiếp về vấn đề này nói.

    “Những gì Apple muốn bây giờ là một lựa chọn ‘ngoài Trung Quốc’ cho ít nhất một phần sản xuất cho tất cả các sản phẩm của mình”.

    Công ty đã thực hiện kế hoạch chuyển một số nhà sản xuất MacBook sang Việt Nam trong gần hai năm và đã thiết lập một dây chuyền sản xuất thử nghiệm trong nước, Nikkei Asia đưa tin trước đó. Apple sản xuất từ 20 triệu đến 24 triệu MacBook mỗi năm, với sự phân bổ sản xuất giữa các cơ sở ở các TP Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên và Thượng Hải của Trung Quốc.

    Sự chuyển dịch sang Việt Nam diễn ra trong bối cảnh không chỉ căng thẳng địa chính trị gia tăng mà còn gián đoạn sản xuất do các chính sách Không COVID (Zero-COVID) của Trung Quốc và sự không chắc chắn từ việc nới lỏng bất ngờ của chính quyền Bắc Kinh trong những tuần gần đây.

    Trung Quốc không còn hấp dẫn vì chi phí nhân công thấp và đối mặt liên tiếp sự trừng phạt kinh tế, công nghệ từ Mỹ

    Đối với Trung Quốc, việc mất khóa sản xuất MacBook tượng trưng cho sự suy yếu rộng rãi hơn của vị thế là nhà máy của thế giới. Các nhà sản xuất điện tử hàng đầu từ Apple, HP và Dell, đến Google và Meta đều đã thực hiện ít nhất một số kế hoạch chuyển sản xuất và tìm nguồn cung ứng khỏi Trung Quốc kể từ khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu cuộc chiến thuế quan chống lại nước này.

    Ví dụ, việc sản xuất hầu hết các máy chủ trung tâm dữ liệu đến Hoa Kỳ được sản xuất cho Google, Meta, Amazon và Microsoft đã chuyển sang Đài Loan, Mexico hoặc Thái Lan.

    “Nhìn chung, lợi ích của Trung Quốc về sản xuất chi phí thấp đang mờ dần và nhiều khách hàng Mỹ hiện muốn một số lựa chọn thay thế địa điểm sản xuất bên ngoài Trung Quốc”, một giám đốc điều hành tại Inventec, nhà cung cấp chính cho HP và Dell cho biết.

    “Đây đã là một xu hướng tăng tốc đối với hầu hết các thương hiệu toàn cầu và nó có thể sẽ không thay đổi trong tương lai”.

    Trong nhiều thập kỷ, Apple đã coi Trung Quốc là cơ sở lắp ráp quan trọng nhất của mình, nhưng công thức chiến thắng đó đã đạt đến điểm khủng hoảng trong năm 2022. Vào mùa xuân, các địa điểm sản xuất MacBook và iPhone quan trọng ở Thượng Hải đã phải đối mặt với sự gián đoạn lớn do lệnh phong tỏa COVID kéo dài nhiều tháng.

    Vào tháng 11, Apple đã cảnh báo về sự chậm trễ trong việc giao hàng iPhone 14 Pro và 14 Pro Max cao cấp cho kỳ nghỉ lễ, với lý do thiếu lao động liên quan đến đại dịch tại cơ sở sản xuất quan trọng nhất của họ ở TP Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam.

    Chiu Shih-fang, một nhà phân tích chuỗi cung ứng của Viện Nghiên cứu Kinh tế Đài Loan, cho biết những thay đổi đối với chuỗi cung ứng công nghệ là không thể đảo ngược.

    “Trước đây, hầu hết mọi người trong ngành luôn hy vọng rằng tình hình có thể giảm bớt và mọi thứ có thể quay trở lại những ngày xưa tốt đẹp”, Chiu nói.

    “Nhưng lần này, họ nhận ra rằng không có cách nào để quay trở lại và bất kể họ cần chuẩn bị những lựa chọn thay thế nào ngoài Trung Quốc”.

    Các chính sách COVID nghiêm ngặt của Trung Quốc đã đẩy nhanh sự thay đổi và nó hiện đang diễn ra nhanh hơn so với những gì các giám đốc điều hành ngành và các nhà phân tích thị trường nghĩ cách đây vài năm, ông Chiu nói và nói thêm rằng căng thẳng Mỹ – Trung gia tăng cũng đang đóng một vai trò nào đó.

    “Không ai muốn doanh nghiệp của họ bị mắc kẹt và bị ảnh hưởng nặng nề chỉ vì sản xuất của họ quá tập trung ở một nơi. Từ lớn đến nhỏ, các nhà cung cấp giờ đây cần phải có một số giải pháp để đối mặt với thực tế toàn cầu mới này”.

    Sự đa dạng hóa của Apple sang Việt Nam bắt đầu với AirPods, được đưa vào sản xuất hàng loạt ở đó vào năm 2020. Công ty cũng đã chuyển một số sản xuất iPad và Apple Watch sang các quốc gia Đông Nam Á trong năm nay, và vào tháng 10, họ thông báo đã bắt đầu sản xuất iPhone 14 tại Ấn Độ, chỉ vài tuần sau khi phát hành điện thoại hàng đầu mới nhất.

    Apple đặt mục tiêu tăng đáng kể sản lượng iPhone từ Ấn Độ trong năm nay và năm tới, với mục đích biến nước này thành một cơ sở sản xuất quan trọng khác cho các thiết bị này. Tập đoàn này cũng đặt mục tiêu chuyển một số sản phẩm tai nghe AirPods và Beats sang Ấn Độ.

    Nhất Tín, theo Nikkei

    Mùa 'ăn đèn' ở Sài Gòn trước Giáng Sinh

    Tidoo Nguyễn

    Gửi bài tới BBC từ Sài Gòn

    20/12/2022

    Sài Gòn

    Nguồn hình ảnh, Tidoo Nguyen

    Chụp lại hình ảnh, 

    Một cảnh Sài Gòn vê ̀đêm

    Từ “ăn” trong tiếng Việt cũng có nghĩa là đón mừng (celebrate) như là: “ăn tết”, “ăn lễ”, “ăn cưới”, “ăn giỗ”, “ăn tân gia”… Vì vậy việc mọi người đổ xô về trung tâm quận 1 chụp hình dịp cuối năm thường bị gọi đùa là “ăn đèn”.

    Mùa Noel là dịp dân Sài Gòn “ăn đèn” đông đảo và nhộn nhịp nhất, cho dù đường phố và các nơi công cộng ở quận 1 không được trang trí đèn rực rỡ giống như Tết nguyên đán “mừng đảng, mừng xuân”.  

    Hàng năm, từ cuối tháng 11, các trung tâm thương mại, khách sạn, nhà hàng thuộc tư nhân, liên doanh, hay 100% vốn đầu tư nước ngoài ở khu vực trung tâm Sài Gòn đã bắt đầu trang trí đèn trước trụ sở nhằm thu hút khách hàng. 

    Hoạt động “ăn đèn” Noel ở Sài Gòn đã gây ra tình trạng chen chúc trước những nơi này, vì số người muốn chụp hình quá đông và số xe lưu thông trên đường quá nhiều, cản trở số người phải di chuyển trên đường với mục đích khác.  Những ai có việc ra quận 1 từ chạng vạng tối trong thời gian này sẽ khốn khổ vì bị kẹt xe hàng giờ, thậm chí nếu sử dụng xe công nghệ hay taxi thì sẽ không đón được xe khi trở về.

    Ánh sáng trang trí mùa Noel ở những nơi trên chắc chắn còn thua xa các nước khác trên thế giới nhưng cũng đủ thu hút nam thanh nữ tú, phụ huynh có con nhỏ, và rất nhiều phụ nữ ở độ tuổi trung niên từ khắp nơi – ngay cả tỉnh lân cận - “tiến về Sài Gòn” để “ăn đèn”. Điều này cho thấy sự phát triển giữa các quận huyện (và các tỉnh, thành) không đồng đều, các khu vui chơi công cộng dường như chỉ tập trung ở quận 1, Sài Gòn. 

    Dân Việt thích “ăn đèn” có hai kiểu. Ai tiết kiệm chi phí thì chỉ dạo quanh chụp hình cùng với đèn trang trí, ai có điều kiện hơn thì “check in” trung tâm thương mại, khách sạn hay nhà hàng để vừa thưởng thức ăn uống vừa ngắm đèn. Bọn trẻ thích tụ tập tại khu food court trong trung tâm thương mại, còn khách trung niên thì tìm về các điểm 4-5 sao.

    Hôm 16 tháng 12 vào khoảng 6 giờ tối, tôi “bắt” một chiếc xe ôm công nghệ đến trung tâm thương mại Diamond Plaza. Khi tài xế đến đón, anh ta đã càu nhàu: “Giờ này mà anh ra quận Nhứt thì kẹt xe dữ lắm. Ai cũng đổ về đó!”. 

    Khi đến Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở đường Lê Duẩn thì tài xế không đi tiếp được nữa nên tôi đã xuống xe ở đây. Lý do kẹt xe là quá đông người đang bu quanh mặt trước của tòa nhà Diamond Plaza (đường Lê Duẩn) để chụp hình.

    Trong khi đó khu quảng trường Công xã Paris phía trước nhà thờ Đức Bà chỉ cách Diamond Plaza vài chục mét thì vắng hoe và tối thui. Nhà thờ Đức Bà đang sửa chữa nằm lọt thỏm trong bóng tối. Trước tượng Đức Bà Hòa Bình chỉ có vài người dân lặng lẽ cầu nguyện. 

    Ghé vào đường sách Nguyễn Văn Bình song song với đường Lê Duẩn chỉ nhìn thấy hai người nước ngoài đến mua sách. Có lẽ vào mùa này, giới trẻ Sài Gòn thích “ăn đèn” hơn ăn học và đọc sách.

    Khi bước vào đường Đồng Khởi – con đường đẹp nhất Sài Gòn, thường rực rỡ đèn hoa và cờ khi sắp Tết nguyên đán và kéo dài đến 30 tháng Tư – tôi thấy cũng như bao mùa Noel khác, đèn đường nhạt nhòa. Dù vậy, nhà nước không quên thắp đèn sáng chói toàn trụ sở Sở Văn hóa và Thông tin TP.HCM (164 Đồng Khởi, Bến Nghé, quận 1) để soi rõ hình ảnh của các áp phích và khẩu hiệu bao bọc bờ tường bên ngoài, trong đó nổi bật hình ảnh anh bộ đội tay cầm “nòng súng vươn lên trời cao”.

    Trung tâm thương mại Takashimaya đông khách

    Nguồn hình ảnh, Tidoo Nguyễn

    Chụp lại hình ảnh, 

    Trung tâm thương mại Takashimaya 

    Khi so sánh với một nước thuộc khối ASEAN là Singapore vào mùa Noel, tôi thấy chính phủ Singapore trang trí chủ đề Noel trên các con đường và ở nhiều nơi công cộng nhằm thu hút du khách, mặt khác cũng làm ấm lòng dân địa phương theo đạo Công giáo.

    Thời nay, ở Việt Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng, đa số các trang trí bám sát chủ đề “Chúa giáng sinh” chỉ có thể nhìn thấy trong khuôn viên nhà thờ hay ở những khách sạn, nhà hàng… mà chủ doanh nghiệp là người theo đạo Công giáo. 


    Không có nhận xét nào