Header Ads

  • Breaking News

    Chuyện Việt Nam ngày Thứ tư 21 tháng 12 năm 2022

    Quê Hương tổng hợp

    Nghiên cứu đa bên: Trung Quốc ảnh hưởng ít nhất đến Nhật Bản, Việt Nam ở Đông Á 

    21/12/2022 

    VOA Tiếng Việt 

    China Index 2022 cho thấy mức độ ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông và Đông Nam Á.

    China Index 2022 cho thấy mức độ ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông và Đông Nam Á. 

    Dự án nghiên cứu mang tên China Index 2022 (Chỉ số Trung Quốc 2022) với sự tham gia của nhiều bên vừa đưa ra kết quả cho thấy Trung Quốc có ảnh hưởng ít nhất đến Nhật Bản và Việt Nam ở Đông Á.

    China Index 2022 do Doublethink thực hiện cùng với 9 đối tác ở các khu vực khác nhau trên thế giới, thu thập dữ liệu về 82 nước ở 9 khu vực từ tháng 3/2021 đến tháng 3/2022. Doublethink là một tổ chức xã hội dân sự được một số học giả Đài Loan lập ra năm 2019.

    Theo kết quả nghiên cứu mà VOA xem được, Trung Quốc có ảnh hưởng ít nhất đến Việt Nam ở Đông Nam Á, còn tính chung cả vùng Đông và Đông Nam Á, tầm ảnh hưởng của Trung Quốc có mức độ ít nhất đối với Nhật Bản và ít nhì đối với Việt Nam.

    (VOA đang tiếp tục cập nhật các chi tiết.)

    Việt Nam: Bộ Chính trị 'xem xét kỷ luật Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn' 

    21/12/2022

    Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn

    Nguồn hình ảnh, Getty Images/Chụp lại hình ảnh, 

    Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn

    UBKT Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật ông Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và ông Vũ Hồng Nam, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản.

    Thông cáo của cơ quan kiểm tra kỷ luật của Đảng Cộng sản ngày 21/2 nêu ra các vi phạm của Bộ Ngoại giao Việt Nam. 

    “Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để Bộ Ngoại giao và nhiều tổ chức, cán bộ, đảng viên vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong tham mưu, tổ chức thực hiện các chuyến bay giải cứu, đưa công dân về nước trong đại dịch Covid-19."

    "Một số cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, vi phạm những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, tiêu cực, nhận hối lộ, bị khởi tố, bắt tạm giam."

    "Những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả nghiêm trọng, bức xúc trong xã hội; làm sai lệch chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, giảm uy tín của tổ chức đảng và Ngành Ngoại giao.”

    "Liên quan đến những vi phạm trên còn có trách nhiệm của một số cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy tại các Đảng bộ: Bộ Ngoại giao; Văn phòng Chính phủ; Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao; Cục Quản lý xuất, nhập cảnh, Bộ Công an và một số tổ chức đảng, đảng viên khác."

    Kỷ luật các đảng viên

    UBKT Trung ương ngày 21/12 nói họ quyết định thi hành kỷ luật:

    - Khiển trách Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Ngoại giao.

    - Cảnh cáo Đảng ủy Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.

    - Khai trừ ra khỏi Đảng: Nguyễn Hồng Hà, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản; Lý Tiến Hùng, nguyên cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Nga; Nguyễn Lê Ngọc Anh, cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia; Vũ Ngọc Minh, nguyên cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Angola.

    - Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng nhiệm kỳ 2020 - 2025 đối với Trần Việt Thái, Đại sứ Việt Nam tại Malaysia.

    - Cảnh cáo Nguyễn Hoàng Linh, Nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia.

    - Khiển trách: Phạm Sanh Châu, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ; Vũ Bình, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Fukuoka, Nhật Bản; Phạm Như Ý, cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ.

    Bộ Chính trị 'kỷ luật Bộ trưởng'

    UBKT Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam còn đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật ông Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và ông Vũ Hồng Nam, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản.

    Ông Bùi Thanh Sơn sinh năm 1962, vào Đảng Cộng sản năm 1986.

    Ông là Ủy viên Trung ương Đảng: Khóa XII, XIII, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (từ 4/2021).

    VinFast tuyên bố có đủ giấy phép bán những xe ô tô điện VF8 đầu tiên ở Mỹ 

    21/12/2022 

    VOA Tiếng Việt 

    Tàu hàng và những chiếc xe VinFast VF8 tại bến cảng Benicia, vùng Vịnh San Francisco hôm 19/12/2022 (Ảnh: Bùi Văn Phú)

    Tàu hàng và những chiếc xe VinFast VF8 tại bến cảng Benicia, vùng Vịnh San Francisco hôm 19/12/2022 (Ảnh: Bùi Văn Phú) 

    Hãng VinFast thuộc tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phậm Nhật Vượng tuyên bố có đủ giấy phép để bán ô tô điện ở Mỹ, Bloomberg và Carscoop đưa tin hôm 21/12.

    “Chúng tôi đã được phê duyệt các giấy tờ cần thiết để bán ô tô điện ở Mỹ. Điều này có nghĩa là xe của chúng tôi đạt yêu cầu để bán ở thị trường này”, bà Lê Thị Thu Thủy, Tổng giám đốc điều hành của VinFast, cho hay trong một email, được Bloomberg dẫn lại.

    Lô xe gồm 999 chiếc VF8 của hãng cập cảng ở California, Mỹ, hôm 19/12 và với việc hãng nhận đủ giấy phép, hãng đặt mục tiêu bắt đầu giao xe cho khách hàng trong tháng này, Bloomberg và Carscoop cho biết.

    Hãng dịch vụ tài chính có tên US Bank sẽ giải quyết việc cho khách hàng vay tiền mua xe và thuê xe của VinFast, đồng thời, hãng cũng đang làm việc cùng với các hãng tài chính, ngân hàng khác ở Mỹ về dịch vụ cho vay, vẫn theo tuyên bố của bà Thúy, được Bloomberg trích dẫn.

    (VOA đang tiếp tục cập nhật các chi tiết).

    Việt Nam nhận gói tài trợ 107 USD từ ADB để phát triển năng lượng sạch

    RFA
    21/12/2022

    Việt Nam nhận gói tài trợ 107 USD từ ADB để phát triển năng lượng sạch

    Ảnh minh họa. Nhà máy điện gió đầu tiên tại Việt Nam, tại Tuy Phong, Bình Thuận. Hình chụp tháng 520/14. 

    AFP 

    Công ty cổ phần Điện gió BIM (BIM) vừa nhận được gói tài trợ 107 triệu USD để vận hành một trang trại điện gió công suất 88 MW ở tỉnh Ninh Thuận.

    Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đã ký gói tài trợ trên với kỳ vọng nhà máy điện gió ở Ninh Thuận sẽ giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu về năng lượng sạch và hành động khí hậu với việc bù trừ khoảng 215 ngàn tấn carbon dioxide mỗi năm.

    Truyền thông nhà nước loan tin trên trong ngày 21/12, đồng thời nêu cụ thể gói tài trợ dự án sáng tạo trị giá 107 triệu USD do ADB với vai trò bên chủ trì thu xếp và bảo lãnh chính thức, bao gồm 25 triệu USD từ quỹ nguồn vốn thông thường của ADB, 25 triệu USD từ Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản, 13 triệu USD từ Công ty trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn tín chấp Hồng Kông (Hong Kong Mortgage Corporation Limited), 17 triệu USD từ Tập đoàn Ngân hàng Sumitomo Mitsui; 18 triệu USD từ Ngân hàng ING và chín triệu USD từ Ngân hàng Cathay United.

    Bên cạnh đó, đại diện ADB cho biết cũng sẽ quản lý một khoản viện trợ trị giá năm triệu USD từ Quỹ Phát triển và Đổi mới khí hậu do Ngân hàng Goldman Sachs và tổ chức từ thiện Bloomberg Philanthropies tài trợ.

    Khoản viện trợ này, theo ADB, sẽ được sử dụng cho các sáng kiến liên quan tới các biện pháp bảo đảm an toàn môi trường và xã hội như giảm tác động của bóng tối đối với các cư dân tại khu vực dự án và bảo tồn môi trường sống hoang dã. 

    Đình chỉ thêm hai Trung tâm đăng kiểm tại TPHCM liên quan đường dây đưa hối lộ

    RFA
    21/12/2022

    Đình chỉ thêm hai Trung tâm đăng kiểm tại TPHCM liên quan đường dây đưa hối lộ

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngTạp chí giao thông 

    Hai Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới tại thành phố Hồ Chí Minh bị đình chỉ hoạt động ba tháng.

    Truyền thông nhà nước Việt Nam loan tin trên trong ngày 21/12 dựa theo nội dung quyết định của Cục Đăng kiểm Việt Nam ban hành vào cùng ngày.

    Cụ thể, hai trung tâm 50-10D (huyện Củ Chi) và 50-17D (huyện Nhà Bè) bị đình chỉ hoạt động từ 21/12/2022 đến hết ngày 20/3/2023 do vi phạm qui định tại Nghị định 139/2018 về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.

    Trước đó, Cục Đăng kiểm VN cũng đã ban hành quyết định tạm đình chỉ hoạt động kiểm định xe cơ giới ba tháng đối với Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 50-07V (phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, TP.HCM) và Trung tâm 50-15D (phường Long Thạnh Mỹ, Quận 9, TP.HCM), từ 19/12/2022 đến 18/3/2023. Hai trung tâm này cũng bị cho là vi phạm qui định tại Nghị định 139.

    Hôm qua 20/12, Công an TPHCM cho biết đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 33 lãnh đạo tại chín TTĐK xe cơ giới tại TPHCM và các tỉnh Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Bến Tre. Các trung tâm này liên quan đến đường dây đưa hối lộ, nhận hối lộ, giả mạo trong công tác.

    Theo công an, các giám đốc của các Trung tâm Đăng kiểm (TTĐK) trên đã chỉ đạo các Phó Giám đốc và nhân viên cố ý bỏ qua các lỗi vi phạm đối với trường hợp người dân đưa phương tiện xe cơ giới đường bộ đến đăng kiểm. Qua điều tra, công an xác định có khoảng 70 ngàn phương tiện được bỏ qua các lỗi vi phạm, mang về cho các Trung tâm đăng kiểm vi phạm hàng chục tỉ đồng.

    Bắt 33 cán bộ tại chín trung tâm đăng kiểm ở TPHCM và các tỉnh niền Tây

    RFA
    21/12/2022

    Bắt 33 cán bộ tại chín trung tâm đăng kiểm ở TPHCM và các tỉnh niền Tây

    Một trung tâm đăng kiểm có liên quan 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngCAND 

    Ba mươi ba người tại chín Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới đã bị khởi tố bị can, bắt tạm giam để điều tra về các hành vi đưa hối lộ, nhận hối lộ, giả mạo trong công tác.

    Cơ quan Cảnh sát Điều tra thuộc Công an thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) cho truyền thông hay tin trên trong ngày 20/12.

    Công an đồng thời cho biết đã khám xét khẩn cấp tại chín Trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TPHCM và các tỉnh Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Bến Tre.

    Trong đó có năm Trung tâm do Trần Lập Nghĩa làm giám đốc gồm Trung tâm Đăng kiểm: 62-03D (tỉnh Long An); 71-02D (tỉnh Bến Tre); 83-02D (tỉnh Sóc Trăng); 66-02D (tỉnh Đồng Tháp): 63-02D (tỉnh Tiền Giang). Ngoài ra còn có Trung tâm Đăng kiểm 50-15D (TP Thủ Đức, TP.HCM) do Nguyễn Trọng Vĩnh làm Giám đốc. Trung tâm đăng kiểm 50-07V (quận Bình Tân) do Ngô Ngọc Sơn làm giám đốc. Trung tâm đăng kiểm 50-10D (huyện Củ Chi) do Nguyễn Thanh Tâm làm giám đốc và Trung tâm đăng kiểm 50-17D (huyện Nhà Bè) do Hồ Hữu Tài làm Giám đốc.

    Theo công an, các giám đốc của các Trung tâm Đăng kiểm (TTĐK) trên đã chỉ đạo các Phó Giám đốc và nhân viên cố ý bỏ qua các lỗi vi phạm đối với trường hợp người dân đưa phương tiện xe cơ giới đường bộ đến đăng kiểm. Qua điều tra, công an xác định có khoảng 70 ngàn phương tiện được bỏ qua các lỗi vi phạm, mang về cho các Trung tâm đăng kiểm vi phạm hàng chục tỉ đồng.

    Công an TPHCM cho biết đang tiếp tục chỉ đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra phối hợp các Cục C03, C08 - Bộ Công an và Công an các địa phương mở rộng điều tra, chứng minh hành vi phạm tội tại các TTĐK để xử lý theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, công an cũng kiến nghị các cấp có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã được cấp sai quy định.

    Hủy gói thầu hơn 35 ngàn tỷ đồng thi công nhà ga hành khách phi trường quốc tế Long Thành

    Lê Thiệt
    20/12/2022

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/12/01-phi-truong-long-thanh-2.jpg

    Dự án phi trường quốc tế Long Thành – Ảnh: ACV 

    Chiều 18 Tháng Mười Hai, đại diện Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) xác nhận đã có quyết định hủy gói thầu “thiết kế và thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách” phi trường quốc tế Long Thành. Gói thầu bị hủy trị giá hơn 35,200 tỷ đồng.

    Đây là gói thầu có giá trị lớn nhất trong các gói thầu của công trình nhà ga hành khách sân bay quốc tế Long Thành giai đoạn 1.

    Theo ACV, thời gian thực hiện hợp đồng gói thầu trên là 990 ngày (tương đương 33 tháng), bao gồm cả ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ, nghỉ Tết theo quy định của pháp luật Việt Nam kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực.

    Hình thức đấu thầu gói thầu 5.10 là đấu thầu rộng rãi quốc tế, không qua mạng, không sơ tuyển. Thời gian phát hành hồ sơ mời thầu từ cuối Tháng Chín đến lần gia hạn cuối cùng để đóng thầu vào cuối tháng Mười Một năm 2022.

    Tuy nhiên, theo ACV, tất cả các hồ sơ dự thầu nhận được “không đáp ứng được yêu cầu của hồ sơ mời thầu nên phải hủy thầu” (?)

    Các nhà thầu đã được  thông báo đến văn phòng ACV nhận lại hồ sơ dự thầu. Sau đó, ACV sẽ tổ chức đấu thầu lại với gói thầu này.

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/12/01-phi-truong-long-thanh-1.jpg

    Một góc khu vực san nền làm nhà ga phi trường quốc tế Long Thành do ACV làm chủ đầu tư – Ảnh: Tuổi Trẻ 

    Được biết, khi ACV tổ chức hội nghị tiền đấu thầu đã thu hút gần 10 nhà thầu đến từ Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam tham dự. Tuy nhiên, đến thời điểm đóng thầu (8 Tháng Mười Một) chỉ có một nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu.

    Việc hủy gói thầu này làm rộ lên nhiều giả thiết không tốt cho ACV. Có người cho rằng với tư duy và các quản lý như Việt Nam thì chắc nhà thầu ở các nước tư bản sẽ chẳng dại gì bỏ tiền ra mua hồ sơ đấu thầu khi biết chắc chắn sẽ bị loại.

    Một nhà thầu giấu tên nêu một số giả thiết, rất có thể đây là bước đệm để chủ đầu tư ACV đi đến chỉ định một nhà thầu nào đó dù không nộp hồ sơ dự thầu nhưng có đủ năng lực, và cho dù giá cao nhưng có lý do chính đáng.

    Hoặc có nhà thầu sẵn sàng ứng vốn ra làm với một giá rất “khả thi”, để rồi sau đó từng bước nâng giá thành lên… chóng mặt.

    Và cũng có thể, họ sẽ “đón” một nước cho vay ODA rồi đấu thầu chọn một trong các nhà thầu ở nước cho vay đó, như dự án Cát Linh – Hà Đông.

    Tất cả giả thiết trên đều đi đến một cái tên chung, đó là nhà thầu Trung Quốc!

    Hà Nội bác bỏ thông tin có 4,700 công an xin nghỉ việc

    An Vui
    20/12/2022

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/12/maxresdefault-2-1.jpg

    Ảnh chụp màn hình 

    Nhiều báo đưa tin trong cuộc họp báo của Bộ công an chiều 19 Tháng Mười Hai, ông Nguyễn Hải Trung, Giám đốc công an Hà Nội, bác bỏ thông tin có 4,700 công an Hà Nội xin nghỉ việc, bao gồm Trưởng công an quận Hoàn Kiếm và Trưởng công an Đống Đa xin nghỉ hưu sớm.

    Ông Trung đã khẳng định chỉ có tối đa 170 công an xin nghỉ việc hàng năm trong tổng số 20,000 công an chính thức, với hai lý do chính là phẩm chất kém hoặc hoàn cảnh gia đình neo đơn. Một số nguyên nhân khác, chiếm tỷ lệ nhỏ, là gia đình công an đó có điều kiện kinh doanh, xin nghỉ việc để dễ làm ăn

    Khi tra từ khóa “4,700 công an Hà Nội ra khỏi ngành” trên Google có 241,000 kết quả, hầu hết đều là tin phủ nhận. Tuy nhiên, theo thường lệ, những thông tin nào mà nhà cầm quyền Việt Nam phủ nhận đều xảy ra trong thực tế. Ví dụ trong đợt bùng phát dịch Covid, nhà cầm quyền phủ nhận thông tin phong tỏa nhưng thực tế lại phong tỏa hoàn toàn Sài Gòn gần ba tháng trong cảnh thiếu đồ ăn và thuốc men chữa trị.

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/12/ca-16641585516381787165147.jpg

    Việt Nam có lực lượng công an rất đông so với tỷ lệ dân số. Ảnh báo Chính phủ điện tử 

    Thực chất, con số 4,700 công an Hà Nội nghỉ việc cũng “như muối bỏ bể” so với số công an còn đương chức, được cho là quá đông, nhưng không thể tìm ra quân số chính thức, vì đó là một bí mật. Trong bài phát biểu trước Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc hồi Tháng Sáu 2014, cựu cán bộ ngoại giao Đặng Xương Hùng, người đã xin tị nạn tại Thụy Sĩ, tiết lộ: “Trung bình cứ 18 người là có một người làm việc cho an ninh”. Như vậy số người làm việc cho an ninh, theo khẳng định của ông Đặng Xương Hùng, vào khoảng 5 triệu người. Số người này bao gồm cả lực lượng bán chuyên trách như dân phòng, thanh niên xung phong.

    Báo Thanh Niên ngày 11 Tháng Chín 2020 dẫn lời Bộ trưởng công an Tô Lâm nói rằng lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở  – bao gồm bảo vệ dân phố, dân phòng và công an bán chuyên trách là khoảng 1.5 triệu người. Số bán chuyên trách mà đã 1.5 triệu người, thì chắc hẳn số công an chính thức cũng tương đương hoặc hơn.

    So sánh nhẹ: Hoa Kỳ có 313 triệu dân chỉ cần 800,000 cảnh sát bao gồm cả cảnh sát liên bang và cảnh sát các tiểu bang, trung bình cứ 100,000 dân thì có 248 cảnh sát. Việt Nam có 90 triệu người và 1.5 triệu công an bán chuyên trách, trung bình 100,000 người Việt có 1,600 công an bán chuyên trách + công an chính thức chưa rõ bao nhiêu. Chả trách ở Việt Nam, cứ nói tới công an là ai cũng sợ. Chính vì vậy mà bọn lừa đảo qua mạng cứ xưng danh công an hù người Việt là nhiều nạn nhân phải móc tiền ra ngay.

    Nhân ngày kỷ niệm thành lập công an hồi Tháng Tám 2022, báo VOV đã khẳng định: “Nhiệm vụ đầu tiên của lực lượng công an là: “Luôn kiên định nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp, toàn diện về mọi mặt” và định nghĩa công an là “lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ trấn áp các tổ chức phản cách mạng, giữ gìn trật tự an ninh xã hội, bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân”. Đảng luôn đi trước “nhân dân”!

    Chấp hành viên Viện KSND tối cao bắt quả tang nhận hối lộ 300 triệu đồng

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/12/cuc-thi-hanh-an-dan-su-700x480.jpg

    Trụ sở Cục Thi hành án Dân sự TP.HCM. (Ảnh: Trần Quốc Học/Cục Thi hành án dân sự Tp. Hồ Chí Minh/Facebook) 

    Bà Kim Thanh Hạnh – Chấp hành viên của Cục Thi hành án Dân sự TP.HCM vừa bị bắt quả tang khi đang nhận hối lộ 300 triệu đồng tại Bệnh viện Phụ sản Mê Kông (quận Tân Bình, TP.HCM).

    Tối ngày 20/12, Cơ quan điều tra thuộc VKSND tối cao phối hợp cùng Công an quận Tân Bình (TP.HCM) xử lý việc bắt quả tang bà Kim Thanh Hạnh (SN 1979) nhận hối lộ tại Bệnh viên Phụ sản Mê Kông (số 243A, đường Hoàng Văn Thụ, phường 1, quận Tân Bình, TP.HCM).

    Bà Hạnh là Chấp hành viên của Phòng 1, Cục Thi hành án Dân sự TP.HCM.

    Vào lúc 18h cùng ngày, khi bà Hạnh đang nhận số tiền 300 triệu đồng tại bệnh viện nói trên thì bị Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao bắt quả tang. Bà Hạnh bị lập biên bản về hành vi Nhận hối lộ, có sự chứng kiến của Cơ quan công an phường 1, quận Tân Bình và nhân viên bảo vệ của Bệnh viện phụ sản Mê Kông.

    Cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra sơ bộ túi xách, đồ vật, tài liệu trên người bà Hạnh, phát hiện có nhiều cọc tiền mệnh giá 500.000 đồng. Đến 20h cùng ngày, cơ quan chức năng vẫn còn đang làm việc với bà Hạnh và những người liên quan, hiện trường vẫn còn phong tỏa.

    Trong tối 20/12, Cục thi hành án Dân sự TP.HCM cho hay cơ quan này chưa nắm được và chưa có thông tin chính thức về vụ việc, báo Việt Nam Net đưa tin.

    Thạch Lam


    Không có nhận xét nào