Header Ads

  • Breaking News

    Tình trạng bấp bênh của Mekong Phần 3. Hết




    Một ngư dân bị dời cư ở Pak Ou, Lào, nơi sông Mekong và Nam Ou gặp nhau. Đập Nam Ou 3 ở gần đó. [Ảnh: Nicholas Muller]

    Lo ngại cho bất an lương thực ở Cambodia

    Eyler nói rằng người Cambodia và người Việt Nam đang ưu tiên hóa an ninh lương thực trên danh sách những vấn đề Mekong của họ đặc biệt vì tầm quan trọng của việc xuất cảng gạo đến khu vực và phần còn lại của thế giới. Theo Ngân hàng Thế giới, việc sản xuất gạo, hoa màu chánh của Cambodia, chiếm gần 60% GDP nông nghiệp, tăng gần 9,3% trong năm sản xuất lúa 2021-2022, đạt 12,2 triệu tấn.


    “Ở Cambodia, chú trọng đến Tonle Sap và thủy sản và giữ cho chúng mạnh khỏe vì lo ngại an ninh lương thực. Nếu thủy sản của Tonle Sap thất bại, thì tình trạng của Cambodia cũng vậy, và sẽ có khủng hoảng lương thực nghiêm trọng bùng nổ ở đó. Vì thế có một khích lệ chánh trị cao để hành động khôn ngoan để hành động [đối với Tonle Sap], và Cambodia có một khích lệ lớn để làm việc về vấn đề thủy sản Mekong,” ông nói.

    Hiện nay Eyler không thấy bao nhiêu ý chí chánh trị để tham gia với Lào hay Trung Hoa trong một cách khôn ngoan hơn về việc điều hành đập.


    Một phụ nữ cân cá ở một chợ sáng sớm ở Kratie, Cambodia. [Ảnh: Nicholas Muller].

    Vào đầu tháng 8, lên tiếng báo động, Hoa Kỳ loan báo sẽ cung cấp cho Cambodia 25 triệu USD viện trợ nông nghiệp để giúp làm giảm bất an lương thực toàn cầu tồi tệ vì chiến tranh ở Ukraine và để ngăn ngừa khủng hoảng lương thực trong tương lai.

    “Nếu mùa nầy cũng giống như 3 mùa trước, thì điểm tới hạn hoặc rất gần hay đã vượt qua. Hệ sinh thái Mekong có sức chịu đựng, nó có thể hồi phục dưới một tình trạng không bị gián đoạn. Nhưng với ảnh hưởng của đập, và ảnh hưởng như thế nào của chúng đối với việc di chuyển của cá và sự phân phối phù sa, Mekong đã mất tính chịu đựng của nó và khả năng hồi phục từ những thời kỳ khó khăn đã qua nầy. Nếu có một mùa mưa ít thứ 4th hay 5th, thì chúng ta tiến gần hơn đến điểm vỡ, gần hơn với khủng hoảng lương thực,” Eyler nói.

    Một “trái tim đập trên máy trợ sinh”

    Abby Seiff, một chuyên viên về Tonle Sap, nói rằng các ảnh hưởng của thủy điện, kết hợp với thay đổi khí hậu và đánh cá quá mức, đã “tàn phá” các cộng đồng dựa vào đánh cá. Dòng chảy tự nhiên của sông bị ngăn chận, và “nhịp đập” của Tonle Sap chậm lại, gây ra những ảnh hưởng không thể đoán trước trong mùa mưa. Theo Eyler, “chủ yếu, nó bành trướng càng rộng hơn, thì mực nước càng cao, càng có nhiều cá đi ra khỏi hồ, và nó đã ở trên ‘máy trợ sinh’ trong 3 mùa mưa vừa qua.”




    Cư dân Tonle Sap đi lại trên hồ, nối các vùng xa xôi với các thị trấn lớn hơn và thủ đô Phnom Penh. [Ảnh: Nicholas Muller]

    Giống như ĐBSCL, Seiff nói những khó khăn khắc nghiệt hơn cho người dân sống chung quanh Tonle Sap đã đẩy họ vào tuyệt vọng gia tăng để tìm việc ở nơi xa hơn.

    “Có rất nhiều dữ kiện tổng thể, nhưng chúng tôi biết rằng khi người dân không thể bắt đủ cá để sống họ quay sang đủ thứ cơ chế đối phó: vay nợ, cho trẻ thôi học, đi làm ở các hãng xưỡng hay các địa điểm xây cất, hay làm liều, làm di dân trái phép ở Thái Lan,” bà nói. “Nhưng khi những ngư dân bị đẩy vào tình trạng nầy, họ thường làm những công việc lương thấp và rủi ro hơn – không phải những thứ được theo đuổi vì chúng cho cơ hội tốt hơn mà chỉ vì không có sự chọn lựa khác.”

    Khi chúng tôi nói về giảm nhẹ ảnh hưởn của cái đang xảy ra cho hồ: năm nay là năm ruồng bố đánh cá trái phép quan trọng – trên lý thuyết, loại hành động nầy thì tích cực và có thể là cái cần thiết để phục hồi số cá. Nhưng trong thực tế, nó chỉ tước đoạt nguồn sống duy nhất của người nghèo nhất,” Seiff nói.

    Áp lực hồ, áp lực nợ

    Eyler nói rằng áp lực nợ đáng chú ý đã trở nên vô cùng cao chung quanh hồ trong khi số cá đánh được đã thấp hơn bình thường trong những năm có dòng chảy thấp vừa qua, có nghĩa là những người dựa vào thủy sản và lợi tức từ Tonle Sap, đó là hàng triệu người ở ven hồ và trong các nhà nổi. Hậu quả là, cuộc sống của họ đã bị áp lực vô cùng, và phải vay nợ thêm.


    Một ngư dân cột thuyền của ông trên hồ Tonle Sap, Cambodia. [Ảnh: Nicholas Muller]

    Ông thấy có những chỉ dấu tích cực từ chánh phủ Cambodia rằng họ đang có một đường lối tổng thể để bảo vệ Tonle Sap và tin rằng mục đích là để dân số của hồ tự hồi phục sau 3 năm chịu áp lực.

    “Trong một nỗ lực được phối hợp để cải thiện điều kiện, hồ được đóng trong mùa mưa năm nay, làm tổn hại những người dựa vào nó. Dữ kiện tôi có phản ánh điều đó. Có một nỗ lực toàn lực của chánh phủ đang diễn ra để kềm chế đánh cá đại qui mô với các biệt kích từ bộ môi trường, vá các cơ quan thi hành thủy sản, tất cả cùng làm việc để giữ cho đánh cá trái phép không xảy ra dọc theo hồ,” ông nói.

    Những ảnh hưởng đã được cảm nhận rộng rãi giữa tuyệt vọng nhất. “Thảm kịch ở đây là cuộc sống của người dân dựa vào số cá đánh được trong hồ đó, và họ không thể đánh cá ở mức mà họ từng có trong mùa mưa nầy, Khi mùa mưa đã qua, mùa đóng sẽ được mở. Sẽ có nhiều cá, nhưng có lẽ sẽ làm giảm số cá đánh được trong năm nay,” Eyler nói.


    Một cộng đồng đánh cá người Việt Nam lựa số cá đánh được trong ngày trên hồ Tonle Sap, Cambodia. [Ảnh: Nicholas Muller]


    Để đền bù cho hàng triệu người, Mekong đã có một năm mạnh hơn đáng kể so với 3 năm trước và sông đang hồi phục trở lại. “Bành trường [của Tonle Sap] đang xảy ra sốt sắng, nó thấp hơn 1 chút, nhưng dữ kiện cho thấy nó đang xảy ra. Ngư dân mong mõi nó có năng suất cao hơn trong năm nay. Các cộng đồng thủy sản đang gia tăng,” Eyler nói. Nay thì mùa mưa đã chấm dứt, lần đầu tiên trong 4 năm, mức ngập lụt theo mùa trở lại tình trạng bình thường hơn phù hợp với mức trung bình lịch sử. Eyler gởi twitter hồi giữa tháng 10: “Kính thưa Quý Bà và Quý Ông, lần đầu tiên trong 4 năm, chúng tôi rất vui để trình với quý vị, Mekong Hùng vĩ!” Năm nay, đỉnh của nhịp lũ trễ có lẽ sẽ cung cấp sự đền bù rất cần cho Tonle Sap và thủy sản của nó.


    Môt trong những làng nổi đánh cá trên hồ Tonle Sap, Cambodia. [Ảnh: Nicholas Muller]

    Hy vọng gia tăng cho Hợp tác khu vực

    Từ quan điểm chánh phủ, Eyler thấy sự phản chiếu của tính khẩn cấp ở mức quốc gia giữa các quốc gia Mekong. “Tôi nghĩ rằng Thái Lan, Cambodia và Việt Nam được báo động như nhau về cái đang xảy ra dọc theo thủy lộ cùa sông và các phụ lưu của nó và các cộng đồng, nhưng trong những cách khác nhau,” Eyler nói.

    Eyler hy vọng những khí cụ mới để theo dõi sông sẽ được chấp nhận rộng rãi trên khắp khu vực và của ASEAN và sẽ có nhiều chú trọng đến việc hỗ trợ MRC và biến nó thành một tổ chức có hiệu quả hơn. “ASEAN tránh những vấn đề địa chánh trị liên quan đến Mekong và thích tránh tranh cãi, nhưng chỉ [có thể] tránh chúng cho đến trước khi chúng trở nên rất rõ ràng như cái cần được đề cập đến,” ông nói.

    Cũng có sự hiểu biết rằng các viên chức đang thật sự dùng MDM để theo kịp với đập và các thứ khác ảnh hưởng đến sông như thế nào. MDM đã chứng tỏ là một chất xúc tác cho thay đổi tích cực trong khu vực, được phê chuẩn chánh thức bởi Ủy ban Mekong của Thái Lan và Việt Nam. Lào và Cambodia chưa làm như thế.

    Cũng có sự hiểu biết rằng các viên chức đang thật sự dùng MDM. MRC cũng vậy, đã bắt đầu dùng dữ kiện MDM cho các ấn bản nghiên cứu công khai và cho mục dích quy hoạch của mình. Họ lấy dữ kiện với nghiên cứu hỗn hợp với Trung Hoa và do đó có nhiều lực đòn bẫy đối với dự kiện mà Trung Hoa trình bày với họ và có sân chơi bằng phẳng hơn,” ông nói.




    Không ảnh chụp một làng nổi của người Việt Nam trên hồ Tonle Sap, Cambodia. [Ảnh: Nicholas Muller]

    Baird của Đại học Wisconsin-Madison nói rằng tình trạng quyến lợi cần được để sang một bên vì lợi ích của Mekong. “Nhưng không may, có quá nhiều chú tâm đến quyền lợi quốc gia và không đủ đối với toàn thể lưu vực,” ông nói. Cần có ít chú tâm quốc gia và chú tâm lớn hơn đến các vấn đề chung. Những chánh phủ có vẻ công nhận chúng, hay những nhóm không có đủ lực đòn bẫy.”

    Eyler chỉ thấy một con đường có thể đứng vững là tạo nên một hệ thống sông lành mạnh hơn như một hợp tác khu vực. Điều nầy có nghĩa là leo thang hợp tác giữa tất cả các phe dọc theo Mekong và thấy Thái Lan, Cambodia và Việt Nam mỗi nước có một chút can thiệp ở mức quốc gia, ngay cả phù hợp với một mức độ, nhưng những can thiệp đó không nói với nhau và không phối hợp.

    Ông, cùng với các chuyên viên Mekong khác, thấy Lào như một vấn đề quan trọng cho tương lai của hệ thống sông. “Thêm nhiều đập có thể được xây và không có đập nào trên phụ lưu có kèm thep các biện pháp giảm nhẹ môi trường như các đường cá đi hay cửa xả phù sa, và thiệt hại của Trung Hoa đã làm,” Eyler nói.

    “Bạn thật sự không thể duy trì sức khỏe của hệ thống sông mà không có sự hợp tác khu vực khôn ngoan,” Eyler nói. “Tôi không thấy điều đó giữa các quốc gia hạ lưu và có sự hợp tác xảy ra giữa thượng và hạ lưu với Trung Hoa có thể tạo nên đường lối hợp tác toàn lưu vực, nhưng một lần nữa vì những quan điểm chống đối trực tiếp. làm thế nào để bản vẽ hợp tác đó được thiết kế là một ẩn số. Tất cả điều nầy đang xảy ra giữa ảnh hưởng dữ dội của thay đổi khí hậu, một số bắt đầu tấn công, và sắp tấn công, và nó sắp trở nên tồi tệ.


    Một ngư dân xem xét số cá đánh được ở Pakse, Lào vào cuối ngày. [Ảnh: Nicholas Muller]

    Đồng hồ đang kêu tích tắc

    Zeb Hogan lo ngại rằng nhịp tăng tốc của việc phát triển ở thượng lưu và việc xây đập, cùng với ảnh hưởng cộng dồn của các áp lực xuyên biên giới vá ảnh hưởng sắp xảy ra của thay đổi khí hậu, đưa đến một lo ngại chung giữa những người làm việc và sống trong hạ lưu vực Mekong: lo sợ rằng sông, là mạch máu của hầu hết ĐNA, sẽ tù từ trở nên đứt khúc và sẽ mất chức năng, và sẽ không còn hỗ trợ sự đa dạng khổng lồ của đời sống hoang dã và hàng triệu người dựa vào nó.

    “Cần có thêm hành động bảo tồn. Nhiều chủng loại biểu tượng nhất của Mekong đang có nguy cơ tuyệt chủng.” Việc can thiệp của Hogan trong việc khám phá con cá đuối nặng 661 pounds trong tháng 6 “làm nổi bật cái đang gặp rủi ro và cái chúng ta có thể làm để giúp cứu những sinh vật đáng ngạc nhiên của Mekong.”

    “Mekong không phải như trước đây. Nó rạn nứt, nhưng nó không hoàn toàn mất căn nguyên, còn ở đó để được biến thành 1 đập lớn hiện nay,” Baird nói. “Nhưng, vẫn còn hàng triệu người dựa vào nó để có thực phẩm và vẫn còn một số cá khổng lồ và đa dạng sinh học ở dưới nước, vẫn còn các tiến trình đáng ngạc nhiên như việc di chuyển của cá xảy ra trong sông nầy mặc dù tất cả những thứ nầy gây ra nhiều vấn đề.”




    Không ảnh chụp Si Phan Don, hay 4.000 đảo, một quần đảo trong sông ở hạ Lào. [Ảnh: Nicholas Muller]

    Eyler nói. “MRC cần ôn lại khả năng của họ để chuẩn bị cho tương lai và không chỉ giảm nhẹ, nhưng cũng đương đầu với những cách để bồi thường và giúp các quốc gia thích ứng và xây dựng các biện pháp thích ứng vào thời điểm rất khó khăn sắp tới vì nguồn năng lượng tự nhiên của Mekong thật sự bắt đầu sáng tỏ.”

    Ông cũng tin rằng những người sông dọc theo sông cam kết duy trì tương lai của Mekong. “Có một tình yêu sông sâu đậm giữa những người nầy. Tình yêu nầy được khắc vào các câu chuyện văn hóa và văn học dân gian của các cộng đồng Mekong,” ông nói với WWF.

    Câu hỏi đi tới trước vô cùng quan trọng sẽ là làm thế nào để bảo vệ tính hùng vĩ của Mekong cho tương lai của 100 triệu người sẽ dựa vào nó ở ĐNA.


    Một ngư dân mang lưới xuống các tảng đá gần thác để đánh cá ở thác Li Phi trên biên giới Lào-Cambodia. Mekong tụt xuống ở đây và là một điểm gãy từ dòng chảy bình thường. [Ảnh: Nicholas Muller]

    Không có nhận xét nào