Quê Hương tổng hợp
Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị tuyên án 30 năm tù
Hội An
Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn thời điểm chưa bị khởi tố (ảnh: NLĐ).
Ngày 4/1, TAND TP. Hà Nội đã ra phán quyết đối với Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tiến bộ quốc tế (Công ty AIC), và 35 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Công ty AIC. Trong đó, bị cáo Nhàn cùng 7 bị cáo khác đang bỏ trốn bị tuyên án vắng mặt.
Báo NLĐ đưa tin, theo đó, bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị phạt 14 năm tù về tội Đưa hối lộ, 16 năm tù về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Tổng hợp hình phạt chủ tịch Công ty AIC phải lĩnh là 30 năm tù.
Cùng với đó, Tòa cấp sơ thẩm tuyên cựu bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Trần Đình Thành 11 năm tù, cựu chủ tịch tỉnh Đinh Quốc Thái 9 năm tù cùng về tội Nhận hối lộ; cựu giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai Phan Huy Anh Vũ bị phạt mức án 9 năm tù về tội Nhận hối lộ, 10 năm tù về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Tổng hình phạt buộc bị cáo Vũ chấp hành 19 năm tù. Bồ Ngọc Thu, cựu giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai, lĩnh 3 năm 6 tháng tù về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Phó tổng giám đốc AIC Trần Mạnh Hà (đang bị truy nã) lĩnh tổng mức án 25 năm tù. Bị cáo Hoàng Thị Thúy Nga, phó tổng giám đốc Công ty AIC, lĩnh 12 năm tù về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
29 bị cáo còn lại lĩnh các mức án từ 30 tháng tù treo đến 6 năm tù.
Bản án xác định, muốn Công ty AIC được trúng 16 gói thầu cung cấp trang thiết bị y tế tại dự án xây dựng Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, bà Nhàn thiết lập quan hệ với cựu bí thư Tỉnh ủy Thành để được giới thiệu đi gặp các quan chức trong tỉnh.
Ông Thành và ông Thái, mỗi người nhận của AIC 14,5 tỷ đồng, ông Vũ 14,8 tỷ đồng để “tạo điều kiện” cho AIC. Sau khi thông thầu, AIC đã trúng 16 gói thầu, trị giá hơn 665 tỷ đồng, qua đó gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 152 tỷ đồng.
Vụ án có 11 trong 36 bị cáo là cựu lãnh đạo tỉnh, cán bộ sở ban ngành tại Đồng Nai. Các sai phạm bị VKS đánh giá là “minh chứng điển hình cho lợi ích nhóm”, thể hiện sự móc ngoặc, thông đồng giữa doanh nghiệp và người có thẩm quyền.
Bắc Giang: Khởi tố năm phó giám đốc, một đăng kiểm viên tại Trung tâm đăng kiểm 98-06D
RFA
04/01/2023
vov.vn
Năm lãnh đạo, cán bộ ở Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang đã bị khởi tố để điều tra hành vi nhận hối lộ.
Công an tỉnh Bắc Giang cho truyền thông nhà nước hay tin trên trong ngày 4/1, nêu rõ, năm người bị khởi tố gồm bốn phó giám đốc và một đăng kiểm viên ở Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 98-06D-thuộc Công ty đăng kiểm xe cơ giới Thái Nam có địa chỉ tại tỉnh Bắc Giang.
Qua điều tra từ tháng 3/2021 đến nay, Công an cho biết phát hiện nhiều lãnh đạo, đăng kiểm viên, nhân viên của Trung tâm có hành vi vòi vĩnh, nhận tiền của chủ phương tiện xe cơ giới đến kiểm định để bỏ qua một số lỗi các xe ô tô đến kiểm định và cấp giấy đăng kiểm.
Cũng theo công an, vào ngày 29/12, bốn phó giám đốc của trung tâm 98-06D gồm các ông Thân Văn Hòa, Trần Văn Quyền, Trần Văn Nam, Nguyễn Ngọc Tuyến, và Trương Ngọc Tân là nhân viên đăng kiểm đã đến Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang xin đầu thú, khai nhận hành vi nhận hối lộ trong quá trình đăng kiểm với số tiền nhiều tỷ đồng.
Trong cùng ngày 29/12, Giám đốc, phó giám đốc và 12 viên chức của Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Đường bộ ở Bắc Ninh đã bị khởi tố và bắt giam về tội “nhận hối lộ”.
Trước đó, ở các tỉnh phía Nam, trong ngày 28/12 Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đã có 43 lãnh đạo, cán bộ tại các Trung tâm Đăng kiểm tại TPHCM và các tỉnh, thành gồm Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, Đồng Tháp, Đồng Nai… liên quan đến sai phạm của ngành đăng kiểm đã bị khởi tố. Tội danh là môi giới hối lộ, đưa hối lộ, nhận hối lộ' và giả mạo trong công tác'.
Hứa đưa đi lao động ở Nhật và Hàn Quốc, Công ty Hùng Vương chiếm đoạt tiền tỷ từ hơn 100 người
RFA
03/01/2023
Công nhân lao động tại một công trường xây dựng ở Tokyo, Nhật Bản năn 2014 (minh hoạ) /AFP
Hơn một trăm người ở nhiều tỉnh và thành phố nộp tiền cho Công ty Cổ phần Tư vấn Thương mại và Dịch vụ Quốc tế Hùng Vương (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) để được doanh nghiệp này đưa đi lao động ở Hàn Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, công ty này không đưa được người đi và cũng không hoàn lại tiền cho họ, lãnh đạo doanh nghiệp còn bỏ trốn.
Theo một nạn nhân là ông Hoàng Minh Hiếu (Hà Nội), công ty do ông Nguyễn Võ Lâm làm tổng giám đốc có đăng ký kinh doanh và trụ sở chính ở số nhà 3679 đường Hùng Vương, Văn Phú, thành phố Việt Trì và văn phòng đại diện ở phòng 701 thuộc Chung cư 789 phường Mỹ Đình 1 (quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội). Nạn nhân của công ty này đến từ nhiều tỉnh thành như Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Phú Thọ, Hà Tĩnh…
Nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) ngày 03/1, ông Hiếu cho biết các nạn nhân nộp cho doanh nghiệp trên số tiền từ 30 triệu đồng đến 280 triệu đồng mỗi người để được sắp xếp đi lao động ở Nhật Bản hoặc Hàn Quốc.
“Khoảng tháng 10 năm 2019, tôi có qua một bạn tên là Tuần [Triệu Thị Tuần, nhân viên của công ty] có đơn hàng [chăm sóc] bò sữa đi Nhật Bản và Hàn Quốc. Chúng tôi có gửi hồ sơ và tiền cho các bạn ấy. Bạn ấy hứa hẹn là sang năm 2020 sẽ bay.
Sau khi hết giãn cách [vì đại dịch COVID] mà vẫn không có lịch bay, tôi có tìm hiểu qua Cục Xuất nhập cảnh thì được biết đơn hàng trên là ảo. Tôi có cảnh báo để mọi người dè chừng nhưng các bạn ấy tiếp tục lừa người khác. Theo tôi được biết, số tiền lừa được từ mọi người khoảng 2,7 tỷ đồng.”
Ông Hiếu cho biết ông cùng nhiều nạn nhân khác lên thành phố Việt Trì khiếu nại về việc Công ty Cổ phần Tư vấn Thương mại và Dịch vụ Quốc tế Hùng Vương lừa tiền nhưng công an Việt Trì nói rằng các nạn nhân nên tố cáo với chính quyền quận Nam Từ Liêm vì đó là nơi họ nộp tiền cho doanh nghiệp này.
Tuy nhiên, một nạn nhân khác là bà Trần Thị Thương từ huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) cho RFA biết công ty này thu tiền ở cả hai nơi, ở trụ sở chính của công ty ở thành phố Việt Trì và văn phòng đại diện ở Hà Nội.
Bà và chồng Đinh Văn Lợi đã nộp cho công ty 200 triệu đồng trong tổng số 340 triệu mà công ty yêu cầu với hy vọng được đi chăm sóc bò sữa ở Nhật Bản cùng mức lương 30 triệu đồng/tháng trong thời gian 3 năm. Hai vợ chồng bà biết được công ty này qua quảng cáo ở Facebook.
Tuy nhiên, công an Nam Từ Liêm từ chối khởi tố vụ án, cho rằng không đủ chứng cứ quy tội lừa đảo. Ông Hiếu nói:
“Rất nhiều lần tôi đưa ra Công an quận Nam Từ Liêm, anh Tuấn [cán bộ công an] thụ lý vụ án. Kết cục là không có câu trả lời thích đáng, chỉ nói là tạm dừng vì không đủ chứng cứ điều tra trong khi chúng tôi đã cung cấp đầy đủ chứng cứ hình ảnh dữ liệu video.”
Ông Hiếu nói các tài liệu này bao gồm hoá đơn thu tiền từ nạn nhân, video và hình ảnh trong đó ông Nguyễn Võ Lâm và bà Triệu Thị Tuần công nhận đã thu tiền từ nạn nhân và hứa trả lại cho họ. Ông Hiếu có hứa sẽ cung cấp cho phóng viên nhưng tới giờ phóng viên vẫn chưa nhận được.
Trong tháng 3/2020, một nhóm hơn 10 nạn nhân trong đó có ông Hiếu và bà Thương đã tới nhà riêng của cha mẹ ông Lâm ở Việt Trì để buộc ông Lâm và vợ là bà Thuý phải có trách nhiệm trả lại tiền cho các nạn nhân. Sau khi có sự đồng ý của công an địa phương, họ buộc ông Lâm về văn phòng đại điện ở Hà Nội.
Tuy nhiên, khi nhóm nạn nhân đang đòi ông Lâm và bà Tuần cam kết trả tiền tại văn phòng của công ty ở Hà Nội thì công an quận Nam Từ Liêm đến đưa họ về trụ sở với cáo buộc “bắt người trái pháp luật” rồi giữ họ từ 1 giờ đêm tới tận chiều tối hôm sau. Công an chỉ thả các nạn nhân sau khi họ đồng ý giải quyết chuyện tiền nong theo dạng tranh chấp dân sự với phía công ty.
“Chúng tôi rất nhiều lần đề xuất nhưng công an Nam Từ Liêm vẫn cứ trả lời khi nào bắt được [anh Lâm] thì sẽ có phương án giải quyết, và mong người lao động cũng truy bắt. Nhưng khi chúng tôi mời được anh Lâm về trụ sở công ty thì công an phường Mỹ Đình lại bắt chúng tôi chứ không bắt anh Lâm, để người nhà anh Lâm bảo lãnh [anh ta] ra và trốn từ đó tới giờ.”
Ông Hiếu cho biết kể từ hôm đó đến nay, ông Lâm và bà Tuần bỏ trốn và không ai rõ hiện nay họ ở đâu. Nhóm ông Hiếu có đăng trên Facebook tặng số tiền 10 triệu đồng cho ai có thông tin về nơi lẩn trốn của ông Lâm.
Cả ông Hiếu và bà Thương đều nghi ngờ về thái độ của Công an huyện Nam Từ Liêm vì có dấu hiệu bao che cho các hành vi lừa đảo của ông Lâm, bà Tuần và công ty.
Bà Thương cho biết nhiều nạn nhân của ông Lâm-bà Tuần đã rơi vào khốn khó vì số tiền đã nộp. Nhiều trong số họ gặp đổ vỡ hạnh phúc gia đình, người khác thì phải đi xuất khẩu lao động ở nơi khác để kiếm tiền trả nợ.
Cả bà, ông Hiếu và nhiều nạn nhân khác nói sẽ gửi đơn tố cáo lên Công an thành phố Hà Nội để buộc công ty của ông Lâm-bà Tuần phải trả lại số tiền đã nhận từ họ, hoặc buộc những kẻ này phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi lừa đảo trên.
Chúng tôi tìm mọi cách để liên hệ với Công ty Cổ phần Tư vấn Thương mại và Dịch vụ Quốc tế Hùng Vương nhưng không được.
Phóng viên có gọi điện cho Công an quận Nam Từ Liêm và Công an thành phố Việt Trì để kiểm chứng thông tin nhưng người trực điện thoại nói phóng viên phải đến trụ sở của đơn vị này để được cung cấp thông tin chứ không thể trao đổi qua điện thoại.
Đồng Tháp: Bé trai 10 tuổi kẹt trong hố trụ bê tông đã tử vong
04/01/2023
Lực lượng cứu hộ đang kéo trụ bê tông ra để giải cứu em Thái Lý Hạo Nam, 10 tuổi, ở Đồng Tháp hôm 4/1/2023
AFP
Em Thái Lý Hạo Nam, 10 tuổi, người bị kẹt trong hố trụ bê tông suốt năm ngày qua, đã tử vong. Truyền thông Nhà nước dẫn lời ông Đoàn Tấn Bửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp xác nhận tin này vào tối ngày 4/1.
Ông Bửu cho biết, nguyên nhân tử vong của em Nam là do các yếu tố bao gồm: vị trí bé bị tai nạn, rơi vào ống cọc có độ sâu, thời gian kéo dài, bị chấn thương, đồng thời quan sát hiện trường cùng các yếu tố chuyên môn khác, nên giai đoạn đầu tiên lượng xấu.
"Đến thời điểm hiện nay các cơ quan chuyên môn đã có thủ tục xác định nạn nhân tử vong và tìm mọi cách đưa em lên sớm nhất để lo hậu sự", Phó chủ tịch tỉnh Đồng Tháp cho biết.
Cho đến chiều ngày 4/1, truyền thông Nhà nước cập nhật thông tin dẫn lời Phó Chủ tịch Ủy Ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp, ông Đoàn Tấn Bửu, rằng đến trưa ngày 4/1 lực lượng cứu hộ vẫn áp dụng phương pháp khoan guồng xoắn xuống để làm tan rã phần đất ngang đáy cọc bê tông ở độ sâu 34-35 mét.
Sau khi đất được tiến hành làm rã, từng đoạn ống bê tông sẽ được đưa lên bằng cáp, cẩu chuyên dụng. Ông này thừa nhận không thể xác định được thời gian chắc chắn về việc hoàn thành hoạt động này.
Ông Đoàn Tấn Bửu cho biết thêm ngay từ đầu đã có tiên lượng xấu vì cháu bé rơi xuống lòng ống chật hẹp, có thể bị đa chấn thương và thông khí không bảo đảm ở độ sâu. Tuy nhiên việc thông khí được duy trì liên tục với hy vọng nạn nhân có đủ oxy để sống sót.
Vụ tai nạn xảy ra lúc khoảng 11 giờ 30 phút sáng ngày 31/12 khi cháu bé 10 tuổi cùng một số bạn trong xóm đi vào công trình cầu Rọc Sen để nhặt sắt. Các bạn đi cùng hô hoán để người lớn đến cứu nhưng bất thành. Khoảng 300 người đã được huy động cùng phương tiện để cứu cháu bé.
Không có nhận xét nào