Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ, đại diện đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Hoa Kỳ, Tiến sĩ Henry Kissinger chúc mừng nhau sau lễ ký tắt. (Người đứng giữa, phía sau là Thư ký đoàn VNDHCH Lưu Văn Lợi)
Giải Nobel Hòa bình năm 1973 được trao cho nhà ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ Henry Kissinger và Lê Đức Thọ của Bắc Việt, một trong những phần thưởng gây tranh cãi nhất trong lịch sử của Nobel Hòa bình, được trao với sự hiểu biết đầy đủ rằng cuộc chiến tranh Việt Nam lúc đó khó có thể kết thúc sớm, theo các tài liệu mới công bố.
Các đề cử cho Giải thưởng Hòa bình vẫn được giữ bí mật suốt 50 năm.
Hôm 1 tháng 1, các tài liệu liên quan tới giải thưởng trao cho ông Kissinger và trưởng đoàn đàm phán của Hà Nội, Lê Đức Thọ, được trưng ra theo yêu cầu.
Quyết định ấy đã gây sốc cho nhiều người vào thời điểm đó vì ông Kissinger, lúc đó là cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ và là ngoại trưởng dưới thời Tổng thống Richard Nixon, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược quân sự của Hoa Kỳ trong giai đoạn cuối của cuộc chiến Việt Nam 1955-1975.
Ông Stein Toennesson, giáo sư tại Viện Nghiên cứu Hòa bình Oslo, người xem xét các tài liệu vừa được tiết lộ, nói với Reuters: “Tôi giờ đây thậm chí còn ngạc nhiên hơn lúc đó rằng ủy ban có thể đưa ra một quyết định tồi tệ như vậy.”
Ông Kissinger và ông Thọ đã đạt được Hiệp định Hòa bình Paris vào tháng 1 năm 1973, theo đó Washington hoàn thành việc rút quân khỏi miền Nam Việt Nam sau khi đã chấm dứt phần lớn các cuộc tấn công và tránh chiến đấu chống lại Cộng sản miền Bắc trước tình hình tinh thần quân đội ngày càng sa sút và các cuộc biểu tình phản chiến lớn ở Mỹ.
Nhưng lệnh ngừng bắn được quy định trong hiệp định đã sớm bị cả miền Bắc và miền Nam Việt Nam phớt lờ, miền Nam từ chối ký thỏa thuận và tuyên bố bị phản bội vì lực lượng của Hà Nội không bị buộc phải rút khỏi miền Nam.
Chiến tranh tiếp diễn ác liệt, lực lượng của miền Bắc nhanh chóng tiến vào miền Nam trong khi miền Nam lúc đó phải chiến đấu không có sự hỗ trợ quan trọng của Hoa Kỳ và bị suy yếu bởi tình trạng hỗn loạn và tham nhũng cấp cao.
Giao tranh chỉ kết thúc vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 sau khi các lực lượng Bắc Việt chiếm được thủ đô Sài Gòn của miền Nam, gây ra một cuộc sơ tán hỗn loạn và bẽ bàng của những người Mỹ còn lại và các đồng minh địa phương bằng trực thăng từ sân thượng Tòa đại sứ Hoa Kỳ.
Ông Lê Đức Thọ từ chối Giải thưởng Hòa bình với lý do hòa bình chưa được thiết lập. Hai trong số năm thành viên của Ủy ban Nobel Na Uy - tất cả nay không còn nữa - đã từ chức để phản đối. Ông Kissinger, dù nhận giải thưởng nhưng không đến Na Uy để dự buổi lễ và sau đó tìm cách trả lại giải thưởng nhưng vô vọng.
Ông Thọ, qua đời ở tuổi 78 vào năm 1990, là một nhà ngoại giao và là ủy viên Bộ Chính trị cầm quyền của Bắc Việt. Ông giám sát cuộc nổi dậy của Việt Cộng ở miền Nam chống lại chính quyền Sài Gòn từ cuối những năm 1950, và sau đó là cuộc tấn công quyết định của miền Bắc năm 1974-1975 mang lại thống nhất dưới sự cai trị của Hà Nội.
Ông Kissinger, nay 99 tuổi, vẫn là một nhà bình luận nổi tiếng về chính sách đối ngoại và giải quyết xung đột, bao gồm gần đây nhất là cuộc chiến Ukraine, đã không hồi đáp các yêu cầu bình luận về việc công bố hồ sơ Nobel Hòa bình năm 1973.
Biết rằng trao giải cho họ có thể không xứng đáng
Các tài liệu mà Reuters xem qua cho thấy ông Kissinger và ông Thọ được một thành viên của ủy ban Nobel, học giả người Na Uy John Sanness, đề cử vào ngày 29/1/1973 - hai ngày sau khi ký kết hiệp định Paris.
Hàng nghìn người có thể đề cử các ứng viên cho giải thưởng, bao gồm giáo sư, những người từng đoạt giải Nobel và các nguyên thủ quốc gia.
Ông Sanness viết trong bức thư đánh máy bằng tiếng Na Uy lúc đó rằng: “Lý do đề cử là sự lựa chọn đó nhấn mạnh điều tích cực rằng các cuộc đàm phán đã dẫn đến một thỏa thuận sẽ chấm dứt xung đột vũ trang giữa Bắc Việt và Hoa Kỳ,”
Nhưng ông Sanness, qua đời năm 1984, cũng nói thêm: “Tôi biết rằng chỉ trong thời gian tới người ta mới hiểu rõ (loại) ý nghĩa mà các hiệp định sẽ có trong thực tế.”
Giáo sư Toennesson nói thư đề cử và các báo cáo về ông Kissinger và ông Thọ cho các cuộc thảo luận của ủy ban cho thấy họ “nhận thức đầy đủ” rằng hiệp định Paris “không có khả năng được giữ vững”.
Ông nói: “Giải thưởng được trao cho ông Kissinger vì đã đưa Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam... mà không có bất kỳ giải pháp hòa bình nào cho Nam Việt Nam.” Vẫn theo lời giáo sư Toennesson, ông Thọ được đề cử vì ủy ban cảm thấy “không thể trao nó cho một mình ông Kissinger.”
“Ông ấy (Kissinger) cần một đối tác và sau đó họ bổ sung thêm Lê Đức Thọ, người mà họ ít biết đến. Báo cáo về (ông Thọ) rất yếu,” ông Toennesson nói thêm.
Trong số các tài liệu được công bố có bức điện tín gốc mà ông Thọ gửi từ Hà Nội nói rằng ông “không thể” nhận Giải thưởng Hòa bình.
Ông Thọ viết: “Khi hiệp định Paris về Việt Nam được tôn trọng, không còn tiếng súng và hòa bình thực sự được lập lại ở miền Nam Việt Nam, tôi sẽ xem xét việc nhận giải thưởng này”.
Sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ vào Việt Nam đầu những năm 1960 được coi là một động thái nhằm ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa Cộng sản.
Cuối cùng, hiệp định Paris đã đóng dấu lối thoát của Hoa Kỳ ra khỏi một cuộc chiến mà nhiều người trong nước chỉ trích là một vũng lầy gây chia rẽ và tốn kém vô cùng, nhưng hiệp định ấy không làm im tiếng súng hay mang lại một nền hòa bình theo thương thuyết tại Việt Nam.
Vào ngày 1/5/1975, tức một ngày sau khi Sài Gòn sụp đổ, kết thúc chiến tranh, ông Kissinger tìm cách trả lại giải thưởng, thông qua một bức điện tín từ Hoa Kỳ gửi tới ủy ban Nobel, trong đó ông nói rằng “hòa bình mà chúng tôi tìm kiếm thông qua các cuộc đàm phán đã bị đảo lộn bằng vũ lực.”
Nhưng khi đó ủy ban không chịu lấy lại giải thưởng.
Nobel Prize body knew Kissinger's 1973 Vietnam deal unlikely to bring peace, documents show
January 11, 2023
Portraits of Nobel Peace Prize laureates, including of Henry Kissinger, are seen in the meeting room where the Norwegian Nobel Committee holds its meetings at the Norwegian Nobel Institute in Oslo, Norway, January 3, 2023. REUTERS/Gwladys Fouche
OSLO, Jan 11 (Reuters) - The 1973 Nobel Peace Prize to top U.S. diplomat Henry Kissinger and North Vietnam's Le Duc Tho, among the most disputed in the award's history, was given in the full knowledge the Vietnam War was unlikely to end any time soon, newly released papers show.
Nominations to the Peace Prize remain secret for 50 years. On Jan. 1, documents about the prize awarded to Kissinger and Hanoi's chief negotiator Tho were made available on request.
The decision shocked many at the time as Kissinger, then U.S. national security adviser and secretary of state under President Richard Nixon, played a major role in U.S. military strategy in the final stages of the 1955-75 Vietnam conflict.
"I am even more surprised than I was at the time that the committee could come to such a bad decision," Stein Toennesson, a professor at the Peace Research Institute Oslo who reviewed the documents, told Reuters.
Kissinger and Tho reached the January 1973 Paris Peace Accords under which Washington completed a military withdrawal from South Vietnam after having largely ended offensives and avoided combat against the Communist North in the face of worsening troop morale and huge anti-war protests in America.
But the ceasefire stipulated by the accords was soon ignored on the ground by both North and South Vietnam, which refused to sign the deal claiming betrayal as Hanoi's forces were not required to withdraw from the South.
The war raged on with the North's forces rapidly advancing in the South, now left to fight without critical U.S. support and weakened by high-level state corruption and disarray.
Fighting ended only on April 30, 1975 after North Vietnamese forces captured the South's capital Saigon, triggering a chaotic and humiliating evacuation of remaining Americans and local allies by helicopter from the U.S. Embassy rooftop.
Le Duc Tho refused the Peace Prize on the grounds peace had not yet been established. Two out of the five members of the Norwegian Nobel Committee - all now dead - resigned in protest. Kissinger, while accepting the award, did not travel to Norway for the ceremony and later tried in vain to return the prize.
Tho, who died at 78 in 1990, was a general, diplomat and member of North Vietnam's ruling Politburo. He oversaw the southern Viet Cong insurgency against the Saigon government from the late 1950s, and later the North's decisive 1974-75 offensive that brought about unification under rule from Hanoi.
Kissinger, 99 and still a prominent commentator on foreign policy and conflict resolution including most recently the Ukraine war, did not immediately respond to requests for comment on the release of the 1973 Nobel Peace files.
AWARENESS THAT AWARD MIGHT PROVE UNMERITED
The papers, reviewed by Reuters, reveal Kissinger and Tho were nominated by a member of the Nobel committee, Norwegian academic John Sanness, on Jan. 29, 1973 - two days after the signing of the Paris accords.
Thousands of people can nominate prize candidates, including certain professors, former Nobel laureates and heads of state.
"My reasoning is that this choice would underline the positive that talks have led to a deal that will bring armed conflict between North Vietnam and the United States to an end," Sanness said in his typewritten letter, in Norwegian.
But Sanness, who died in 1984, added: "I am aware that it is only in the time ahead that it will become clear (what kind of) significance the accords will have in practice."
The nomination letter and the reports prepared on Kissinger and Tho for the committee's deliberations showed it was "fully aware" the accords were "unlikely to hold", said Toennesson.
"The prize was given to Kissinger for having gotten the U.S. out of Vietnam ... without any peaceful solution in South Vietnam," he said. Tho, he said, was nominated because the panel felt it "could not give it to Kissinger alone".
"He (Kissinger) needed a partner and they then added Le Duc Tho, whom they knew little about. The report on (him) is quite weak," added Toennesson.
Among the released documents is the original telegram Tho sent from Hanoi that said it was "impossible" for him to accept the Peace Prize.
Tho wrote: "When the Paris agreement on Vietnam is respected, guns are silenced and peace is really restored in South Vietnam, I will consider the acceptance of this prize."
The U.S. military intervention in Vietnam in the early 1960s was billed as a move to contain the spread of Communism.
In the end, the Paris accords sealed the U.S. exit from a war widely reviled at home as a hugely costly and divisive quagmire, but did not silence the guns or bring a negotiated peace in Vietnam.
On May 1, 1975, the day after the fall of Saigon that ended the war, Kissinger tried to return the prize, via a U.S. cable to the Nobel committee in which he said the "peace we sought through negotiations has been overturned by force".
The committee refused to take back the award.
Reporting by Gwladys Fouche in Oslo, editing by Terje Solsvik and Mark Heinrich
Không có nhận xét nào