Header Ads

  • Breaking News

    Trần Lê Quỳnh* - Cách tiếp cận mới của Đảng Cộng sản Việt Nam về việc chịu trách nhiệm



    Tóm tắt: Nguyễn Xuân Phúc đã trở thành Chủ tịch nước Việt Nam đầu tiên từ chức, trong bối cảnh vụ bê bối tham nhũng đang diễn ra liên quan đến phản ứng với COVID-19 của đất nước này.

    Trong một diễn biến chưa từng có, hôm nay Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) cầm quyền tuyên bố, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ ngay lập tức rời khỏi chức vụ. Đây là lần đầu tiên một thành viên trong ban lãnh đạo cao nhất của ĐCSVN, được gọi là “tứ trụ”, đã từ chức sớm.

    Vào ngày 17 tháng 1, Ban chấp hành Trung ương đầy quyền lực của ĐCSVN đã tổ chức một cuộc họp bất thường tại Hà Nội để thảo luận về đơn từ chức của ông Phúc. Có vẻ như ông Chủ tịch nước đã bị đổ lỗi cho những vi phạm trong thời gian làm Thủ tướng. Thông cáo báo chí chính thức cho biết với tư cách là Thủ tướng trong nhiệm kỳ 2016-2021, ông Phúc đã lãnh đạo các nỗ lực trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19.

    Tuy nhiên, thông cáo báo chí cho biết, ông Phúc phải chịu trách nhiệm về việc “để một số cán bộ, trong đó có hai Phó Thủ tướng và ba Bộ trưởng, có sai phạm gây hậu quả nghiêm trọng.”

    Đầu tháng 1, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh cùng Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đệ đơn từ chức. Trong khi đó, ít nhất hai cựu bộ trưởng và quan chức khác đang phải đối mặt với cáo buộc hình sự vì phạm các tội bị cáo buộc của họ trong đại dịch.

    Diễn biến bất ngờ

    Thông cáo báo chí chính thức cho biết, “nhận thức rõ trách nhiệm của mình, ông Phúc quyết định từ chức và nghỉ hưu”. Việc từ chức của ông Phúc cần được sự chấp thuận của Quốc hội, một kỳ họp bất thường hiếm hoi sẽ được tổ chức trong tuần này.

    Sự cải tổ này đặt ra những câu hỏi quan trọng về tình hình chính trị Việt Nam hiện nay và tác động tiềm ẩn của việc ông Phúc từ chức đối với các chính sách đối nội và đối ngoại của đất nước này.

    Nhiều người đồn đoán về việc ông Phúc sẽ từ chức sau khi hai Phó Thủ tướng từng làm việc dưới quyền ông Phúc khi ông còn điều hành chính phủ, đã bị cách chức hồi đầu tháng. Một số nhà quan sát đã chỉ ra trường hợp của Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á đang diễn ra như một lý do. Vụ án này đã trở thành một vụ bê bối lớn và liên quan đến nhiều quan chức cấp cao trong nước, bao gồm cả cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long và các nhân vật hàng đầu khác đã bị khai trừ khỏi ĐCSVN. Hơn một năm qua, ngày càng nhiều cán bộ vướng vào vụ án trên; ít nhất 102 người đã bị bắt cho đến nay.

    Những diễn biến gần đây dường như cho thấy một mô hình mới, trong đó ĐCSVN buộc các nhà lãnh đạo phải chịu trách nhiệm về những vi phạm của họ, trong khi cho phép họ từ chức trong danh dự để bảo vệ uy tín của toàn đảng.

    Hậu quả từ các vụ bê bối tham nhũng liên quan đến đại dịch ở Việt Nam lên đến đỉnh điểm vào ngày 5 tháng 1, khi Quốc hội bỏ phiếu bãi nhiệm Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam khỏi chức vụ Phó Thủ tướng. Đáng chú ý, hai người này đã được phép từ chức – không giống như những trường hợp bị sa thải, bắt giữ và truy tố vào năm ngoái đã quét qua các quan chức cấp cao như Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long và Vũ Hồng Nam, cựu đại sứ tại Nhật Bản.

    Các quan chức được khuyến khích từ chức

    Điều này đánh dấu một bước ngoặt trong chiến dịch “đốt lò” chống tham nhũng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đảng đang cố gắng tạo ra cái gọi là “văn hóa từ chức”: khi bạn bị phát hiện mắc sai lầm hoặc chịu trách nhiệm về một vụ bê bối xảy ra dưới thời bạn, bạn sẽ phải từ chức. Bạn không đợi Đảng phải hành động chống lại bạn.

    Điều đáng nói là gần đây ông Trọng đã nói: “Trung ương Đảng phải có chính sách khuyến khích những người có sai phạm – nếu họ tự giác từ chức và giao nộp tiền tham ô thì sẽ được xử lý nhẹ, thậm chí miễn hình phạt. Sẽ không tốt nếu trừng phạt nghiêm khắc tất cả, hoặc cách chức tất cả”.

    Tuyên bố trên thể hiện một sự thay đổi đáng kể trong cách tiếp cận của ĐCSVN. Nó cho thấy sự thừa nhận rằng không phải tất cả các quan chức tham gia vào các hành vi tham nhũng đều phải bị trừng phạt nghiêm khắc, và việc cho phép những người sẵn sàng đứng ra chịu trách nhiệm về hành động của họ, được từ chức mà không phải đối mặt với hậu quả khắc nghiệt có thể mang lại lợi ích tốt nhất cho Đảng và đất nước.

    Sự thay đổi chính sách này cho thấy, ĐCSVN sẵn sàng thực hiện một cách tiếp cận tinh tế hơn để giải quyết nạn tham nhũng trong đảng. Bằng cách khoan hồng cho các quan chức sẵn sàng đứng ra nhận trách nhiệm về hành động của mình, ĐCSVN đang gửi đi thông điệp rằng, đảng này cam kết diệt trừ tận gốc tham nhũng, đồng thời thừa nhận rằng không phải tất cả các quan chức tham gia hành vi tham nhũng đều phải bị trừng phạt như nhau.

    Sự thay đổi chính sách này có thể là một phản ứng trước mối lo ngại ngày càng tăng của công chúng về tham nhũng ở Việt Nam. Mặc dù điều này có thể tạo ra văn hóa chịu trách nhiệm và linh hoạt hơn trong cơ chế nhân sự của đảng, nhưng điều quan trọng cần lưu ý là các điều khoản mơ hồ của những lần từ chức này có thể có những tác động ngoài ý muốn, chẳng hạn như lãnh đạo sẽ ít trách nhiệm giải trình hơn trước công chúng và ít minh bạch hơn về lý do từ chức.

    Hệ lụy từ việc ông Phúc từ chức

    Nguyễn Xuân Phúc sinh năm 1954, giữ chức vụ thủ tướng từ năm 2016 đến năm 2021. Trong thời gian tại vị, ông Phúc chịu trách nhiệm thực hiện các chính sách của ĐCSVN và giám sát các nỗ lực của chính phủ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện mức sống cho công dân Việt Nam. Năm 2021, ông Phúc được bầu làm Chủ tịch nước.

    Trong các nhiệm kỳ Thủ tướng và Chủ tịch nước, ông Phúc được biết đến với các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Ông cũng ủng hộ các biện pháp cải thiện cơ sở hạ tầng của đất nước, xây dựng hệ thống luật pháp hiện đại và thúc đẩy nền kinh tế cởi mở và bền vững hơn. Quan điểm và chính sách chính trị của ông Phúc phù hợp với quan điểm và chính sách của ĐCSVN và nhằm mục đích duy trì sự nắm quyền của đảng đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế và cải thiện mức sống cho người dân Việt Nam.

    Việc ông Phúc từ chức có ý nghĩa quan trọng đối với chính trị và chính phủ Việt Nam. Một tác động tiềm ẩn là khả năng xảy ra đấu tranh quyền lực trong nội bộ ĐCSVN. Vào thời điểm viết bài, không rõ ai sẽ thay thế ông Phúc làm Chủ tịch nước mới. Kịch bản thứ nhất, trong đó Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tạm thời kết hợp chức vụ Chủ tịch nước và Tổng bí thư, giống như Tập Cận Bình ở Trung Quốc, có thể dẫn đến sự củng cố quyền lực trong đảng. Điều này có khả năng dẫn đến việc ra quyết định hiệu quả hơn trong ĐCSVN, nhưng nó cũng có thể dẫn đến chủ nghĩa độc đoán gia tăng và thiếu sự kiểm soát đối với quyền lực của đảng.

    Kịch bản thứ hai là một Ủy viên Bộ Chính trị khác được thăng chức Chủ tịch nước. Điều này có thể dẫn đến khả năng thay đổi cán cân quyền lực trong ĐCSVN; nó cũng có thể mang lại những quan điểm và ý tưởng mới cho cấp lãnh đạo. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này cũng có thể đặt ra những thách thức khi các phe phái khác nhau trong đảng làm quen với ban lãnh đạo mới. Ngoài ra, việc ông Phúc từ chức cũng có thể dẫn đến việc cải tổ các quan chức chính phủ và hình thành các liên minh mới trong đảng. Điều này có khả năng ảnh hưởng đến sự ổn định của Việt Nam và khả năng của chính phủ trong việc điều hành và đưa ra các quyết định quan trọng một cách hiệu quả.

    Một hàm ý tiềm năng khác của việc ông Phúc từ chức là tác động đối với các chính sách đối ngoại của Việt Nam. Phúc là một nhà lãnh đạo nổi tiếng và đã thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với các quốc gia khác, bao gồm cả Mỹ và các quốc gia phương Tây khác. Với sự ra đi của ông, phương Tây có thể lo lắng khi phải tìm hiểu ban lãnh đạo mới và các chính sách của họ.

    Mặt khác, Việt Nam là một quốc gia độc đảng và các hành động của chính phủ nước này gắn chặt với chương trình nghị sự và các ưu tiên của ĐCSVN. Vì vậy, trong khi sự ra đi của ông Phúc có thể dẫn đến một số điều không chắc chắn, thì có khả năng là cách tiếp cận tổng thể của Việt Nam đối với quan hệ đối ngoại khó có thể thay đổi. ĐCSVN sẽ tiếp tục là cơ quan ra quyết định chính, và Chủ tịch nước sẽ phải tuân theo đường lối của đảng.

    Chính sách đối ngoại của Việt Nam được đánh dấu bằng sự tập trung nhất quán vào việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp với tất cả các nước, cân bằng mối quan hệ với các cường quốc và thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua thương mại và đầu tư nước ngoài. Mỹ là đối tác nhất quán của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, thương mại và đầu tư, an ninh, giáo dục và y tế. Đây là cách tiếp cận nhất quán của Việt Nam trong nhiều năm, bất kể ai nắm giữ các vị trí hàng đầu.

    Mặc dù việc từ chức của ông Phúc có thể dẫn đến một số bất ổn và điều chỉnh trong ngắn hạn, nhưng có khả năng ban lãnh đạo mới sẽ tiếp tục tuân thủ các chính sách đối ngoại đã được thiết lập của ĐCSVN và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các nước khác, đặc biệt là Mỹ, để phục vụ lợi ích của đất nước và công dân của mình.

    Việc ông Phúc từ chức diễn ra vào thời điểm Việt Nam đang đối mặt với một số thách thức kinh tế và xã hội quan trọng. Mặc dù là một trong những nền kinh tế hoạt động tốt nhất ở Đông Nam Á vào năm 2022, với tốc độ tăng trưởng GDP hơn 8%, Việt Nam đang phải đối mặt với những cơn gió ngược dưới dạng suy thoái kinh tế toàn cầu tiềm ẩn và chi phí sinh hoạt gia tăng.

    Nền kinh tế của quốc gia này đã phục hồi vào năm 2022, nhờ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, nhưng vẫn phụ thuộc vào xuất khẩu và dễ bị tổn thương trước những thay đổi của điều kiện thị trường toàn cầu. Với các thị trường lớn như Mỹ và châu Âu đang đối mặt với cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt, và trong bối cảnh bất ổn do Nga xâm lược Ukraine và Trung Quốc mở cửa trở lại, nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu của Việt Nam đang đối mặt với một số rủi ro suy giảm.

    Trong bối cảnh đó, việc ông Phúc từ chức làm tăng thêm tính bấp bênh, khó lường của tình hình kinh tế Việt Nam. Việc bổ nhiệm Chủ tịch nước mới cũng sẽ là cơ hội để xem phương hướng mà ĐCSVN muốn đưa đất nước này đến đâu, và cách họ lên kế hoạch giải quyết những thách thức hiện tại cũng như định vị Việt Nam cho sự tăng trưởng và phát triển trong tương lai.

    Chiến dịch chống tham nhũng của Nguyễn Phú Trọng đã làm cho nền chính trị Việt Nam trở nên thú vị và khó đoán hơn. Điều này khiến cho việc theo dõi chặt chẽ diễn biến trong những tháng tới trở nên rất quan trọng để có thể hiểu được ý nghĩa đầy đủ của sự kiện này đối với các chính sách đối nội và đối ngoại, cũng như tương lai chính trị và kinh tế của đất nước này. Với tư cách là người quan sát, đây là một cơ hội tuyệt vời để có cái nhìn sâu hơn về bối cảnh chính trị của Việt Nam, đồng thời hiểu được những thay đổi và thách thức mà đất nước này đang phải đối mặt.


    The Communist Party of Vietnam’s New Approach to Accountability

    Nguyen Xuan Phuc has become the first Vietnamese president to resign from office, amid an ongoing graft scandal linked to the country’s COVID-19 response.

    By Quynh Le Tran

    January 17, 2023


    Vietnam’s President Nguyen Xuan Phuc arrives at the APEC Economic Leaders Meeting, Nov. 19, 2022, in Bangkok, Thailand.

    Credit: Jack Taylor/Pool Photo via AP, File

    In an unprecedented development, the ruling Communist Party of Vietnam (CPV) announced today that President Nguyen Xuan Phuc would be leaving his position immediately. It is the first time a member of the CPV’s top leadership, known as the “four pillars,” has resigned early.

    On January 17, the party’s powerful Central Committee held an extraordinary meeting in Hanoi to discuss Phuc’s resignation letter. It seems that the president was blamed for violations during his time as prime minister. The official press release said as the prime minister during the 2016-2021 period, Phuc led efforts in the fight against the COVID-19 pandemic.

    However, the press release said Phuc was responsible for “letting several officials, including two deputy prime ministers and three ministers, commit violations that caused severe consequences.”

    In early January, Politburo member and Permanent Deputy Prime Minister Pham Binh Minh, together with another deputy prime minister, Vu Duc Dam, submitted their resignations. In the mean time, at least two former ministers and other official are facing criminal charges for their alleged crimes during the pandemic.

    The official press release stated, “as he was well aware of his responsibilities, Phuc decided to resign from his positions and retire.” Phuc’s resignation requires approval from the National Assembly, a rare extraordinary meeting of which will be held this week.

    This shake-up raises important questions about the current state of Vietnamese politics and the potential impact of Phuc’s resignation on the country’s domestic and foreign policies.

    Many people were speculating about Phuc’s resignation after the two deputy prime ministers who worked under him when he was in charge of the government were dismissed earlier this month. Some observers have pointed to the ongoing Viet A Technology Corporation case as a possible reason. The case has been a major scandal and has implicated many high-ranking officials in the country, including former Health Minister Nguyen Thanh Long and other leading figures who were expelled from the CPV. Over the past year, more and more officials have been caught up in the case; at least 102 people have been arrested so far.

    These recent developments seem to indicate a new pattern in which the CPV is holding leaders accountable for their violations while allowing them to resign with grace and honor in order to protect the prestige of the party as a whole.

    The fallout from Vietnam’s pandemic-related graft scandals came to a head on January 5, when its National Assembly voted to dismiss Pham Binh Minh and Vu Duc Dam as deputy prime ministers. Notably, the pair were allowed to resign – unlike those caught up in last year’s rash of sackings, arrests, and prosecutions that swept up senior officials like then Health Minister Nguyen Thanh Long and Vu Hong Nam, the former ambassador to Japan.

    Officials Encouraged to Resign

    This marks an inflection point in party General Secretary Nguyen Phu Trong’s “blazing furnace” anti-corruption campaign. The party is trying to create a so-called “culture of resignation,” so that when you are found to have made a mistake or be responsible for a scandal that happened under your watch, you are expected to resign. You don’t wait for the party to take action against you.

    It is significant that Trong recently said, “The Party Central Committee must have a policy which encourages those who have committed mistakes – if they voluntarily resign and hand over the corrupt payments, they will be lightly handled or even exempted from punishment. It is not good to have all severely punished, or to remove all from office.”

    The statement represents a significant shift in the CPV’s approach. It indicates a recognition that not all officials who have engaged in corrupt practices should be punished severely, and that it may be in the best interest of the party and the country to allow those who willingly come forward to take responsibility for their actions to do so without facing harsh consequences.

    This shift in policy demonstrates the CPV’s willingness to take a more nuanced approach to addressing corruption within the party. By offering leniency to officials who willingly come forward and take responsibility for their actions, the party is sending a message that it is committed to rooting out corruption, while also acknowledging that not all officials who engage in corrupt practices should be punished equally.

    This policy change may be a response to the growing public concern over corruption in Vietnam. While this could create a culture of accountability and more flexibility within the party’s personnel mechanism, it is important to note that the vague terms of these departures may have unintended effects, such as less accountability to the public and less transparency about the reasons for the resignations.

    Implications of Phuc’s Resignation

    Nguyen Xuan Phuc, who was born in 1954, served as prime minister from 2016 to 2021. During his time in office, Phuc was responsible for implementing the policies of the CPV and overseeing the government’s efforts to promote economic growth and improve the standard of living for Vietnamese citizens. In 2021, Phuc was elected state president.

    During his tenures as prime minister and president, Phuc was known for his pro-business policies and his efforts to attract foreign investment to Vietnam. He also supported measures to improve the country’s infrastructure, build a modern legal system, and promote a more open and sustainable economy. Phuc’s political positions and policies were in line with those of the CPV and were aimed at maintaining the party’s grip on power while also promoting economic development and improving the standard of living for Vietnamese citizens.

    Phuc’s resignation has significant implications for Vietnamese politics and government. One potential impact is the possibility of a power struggle within the CPV. At time of writing, it is unclear who will replace Phuc as the new president. The first scenario, in which party chief Nguyen Phu Trong temporarily combines the posts of president and general secretary, like Xi Jinping in China, could lead to a consolidation of power within the party. This could potentially lead to more efficient decision making within the CPV, but it could also lead to increased authoritarianism and a lack of checks on the party’s power.

    The second scenario envisions another Politburo member being promoted to the post of president. This could lead to a potential shift in the balance of power within the CPV; it may also bring new perspectives and ideas to the leadership table. However, this transition could also pose challenges as different factions within the party adjust to the new leadership. Additionally, Phuc’s resignation may also lead to a reshuffling of government officials and the formation of new alliances within the party. This could potentially have an impact on the country’ stability and the government’s ability to effectively govern and make important decisions.

    Another potential implication of Phuc’s resignation is the impact on Vietnam’s foreign policies. Phuc was a well-known leader and had established good relationships with other countries, including the United States and other Western nations. With his departure, the West may be anxious to try to understand the new leadership and its policies.

    On the other hand, Vietnam is a one-party state and the government’s actions are closely tied to the agenda and priorities of the CPV. Therefore, while Phuc’s departure may lead to some uncertainty, it is likely that the country’s overall approach to foreign relations is unlikely to change. The CPV will continue to be the main decision maker, and the new president will be expected to follow the party line.

    Vietnam’s foreign policy has been marked by a consistent focus on maintaining good relations with all countries, balancing its relationships with major powers, and promoting economic development through trade and foreign investment. The United States has been a consistent partner of Vietnam in many fields, trade and investment, security, education, and health. This has been Vietnam’s consistent approach over the years, regardless of who holds the top positions.

    While Phuc’s resignation may lead to some uncertainty and adjustments in the short term, it is likely that the new leadership will continue to adhere to the established foreign policies of the CPV and maintain good relationships with other countries, particularly the U.S., in order to serve the interests of the country and its citizens.

    Phuc’s resignation comes at a time when Vietnam is facing a number of important economic and social challenges. Despite being one of the best-performing economies in Southeast Asia in 2022, with a GDP growth of more than 8 percent, Vietnam is facing headwinds in the form of a potential global recession and rising costs of living.

    The country’s economy rebounded in 2022, driven by exports and domestic consumption, but it remains dependent on exports and is vulnerable to changes in global market conditions. With major markets like the U.S. and Europe facing a cost-of-living crisis, and amid uncertainty due to Russia’s invasion of Ukraine and China’s reopening, Vietnam’s export-dependent economy is facing a number of downside risks.

    In this context, Phuc’s resignation adds to the uncertainty and unpredictability of the country’s economic situation. The appointment of a new president will also be an opportunity to see the direction in which the CPV wants to move the country, and how they plan to address the current challenges and position the country for future growth and development.

    Nguyen Phu Trong’s anti-corruption campaign has made Vietnamese politics more interesting and unpredictable. This makes it more important to closely monitor the developments in the coming months to understand the full implications of this event for the country’s domestic and foreign policies, as well as its political and economic future. As observers, it is a great opportunity to take a more in-depth look at Vietnam’s political landscape, and understand the changes and challenges that the country is facing.




    * Quynh Le Tran is a London-based journalist, with 20 years of experience working for the BBC World Service.

    Cù Tuấn, dịch

    18-1-2023

    Song ngữ Việt Anh

    Không có nhận xét nào