Header Ads

  • Breaking News

    Việt Nam - Các nước trong vùng điều chỉnh chính sách, còn Việt Nam thì sao?

    Tác giả, Trần Hiếu Chân

    Gửi đến BBC News Tiếng Việt từ TP HCM

    13/02/2023

    Các lãnh đạo ASEAN nhóm họp tại Thượng đỉnh ASEAN tại Phnom Penh vào tháng 11/2022

    Nguồn hình ảnh, Getty Images/Chụp lại hình ảnh, 

    Các lãnh đạo ASEAN nhóm họp tại Thượng đỉnh ASEAN ở Phnom Penh vào tháng 11/2022

    Ngài Samdech Techno Hun Sen thăm Bắc Kinh (9-11/2) trùng với thời điểm Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm tận Singapore và Brunei (8-12/2). 

    Cuối năm ngoái, khi còn là Chủ tịch nước, ông Nguyễn Xuân Phúc cũng đã cất công sang Indonesia, trước khi "bị trả về địa phương". 

    Có phải vì thấy cánh phía Tây Trường Sơn "hở sườn", nên chính quyền Việt Nam phải đôn đáo sang phía Đông và Nam? 

    Nhìn vào các tuyến ngoại giao này, xét cho cùng thì Đông hay Tây thì cũng là không gian Đông Nam Á, mười quốc gia ASEAN. 

    Nói phía Tây "hở sườn" chẳng qua, vì dư luận thấy những điểm tựa truyền thống của Việt Nam có vẻ bị lung lay. 

    Tôi thấy cái từng có tên là Liên minh Việt – Miên – Lào không còn như xưa. Myanmar sau bước ngoặt dân chủ, nay rơi trở lại vào nội chiến dai dẳng giữa phe đảo chính được Trung Quốc hậu thuẫn với lực lượng của chính quyền cũ.

    Các chuyển biến Đông Nam Á "hậu Covid" diễn ra nhanh chóng mặt. 

    Nhãn quan chính trị của ông Hun Sen

    Hun Sen

    Nguồn hình ảnh, Getty Images/Chụp lại hình ảnh, 

    Ông Hun Sen đã thể hiện sự ủng hộ chính trị đối với Trung Quốc và gửi thông điệp về tình đoàn kết bền chặt giữa người dân hai nước. Tập Chủ tịch ca ngợi Campuchia như “một người bạn có mặt trong hoạn nạn và đó mới là bạn thật”, theo Khmer Times.

    Ngày 10/2, Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại Điếu Ngư Đài. “Trung Quốc kiên quyết ủng hộ Campuchia trong việc bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia, kiên quyết ủng hộ Campuchia trong việc thúc đẩy đều đặn các chương trình nghị sự chính trị lớn trong nước cũng như phát triển kinh tế và xã hội, đồng thời kiên quyết phản đối các thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia,” ông Tập được Tân Hoa Xã trích dẫn khi đón ông Hun Sen. 

    Bắc Kinh cam kết sẽ khuyến khích nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Campuchia, giúp xây dựng khu kinh tế Sihanoukville trên Vịnh Thái Lan và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông. Bên cạnh bảo đảm về an ninh, ông Tập cũng cam kết sẽ hỗ trợ Phnom Penh về phát triển kinh tế. 

    Cả lần trước lẫn lần này, ông Hun Sen đều chọn thời điểm thăm Trung Quốc vào lúc đại dịch Covid-19 tái bùng phát. Hun Sen đã thể hiện sự ủng hộ chính trị đối với Trung Quốc và gửi thông điệp về tình đoàn kết bền chặt giữa người dân hai nước. Tập Chủ tịch ca ngợi Campuchia như "một người bạn có mặt trong hoạn nạn và đó mới là bạn thật", theo Khmer Times.

    Bắc Kinh dự kiến sẽ cấp vốn mới cho Phnom Penh để xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nối thủ đô Campuchia với Poipet ở biên giới Thái Lan. Ngược lại, Trung Quốc đang âm thầm mở rộng phạm vi chiến lược của mình, với Căn cứ Hải quân Ream đi đầu, để chống lại chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ. 

    Chuyến đi diễn ra khi khoản nợ của Campuchia tiếp tục tăng, đã vượt quá 10% GDP và ước tính khoảng 5,3 tỷ USD đang được đầu tư vào đây như một phần của "Sáng kiến Vành đai và Con đường" (BRI). 

    Đổi lại, Campuchia là quốc gia sẵn sàng nhất trong tất cả các thành viên ASEAN đã/đang đáp ứng các lợi ích chiến lược của Trung Quốc, theo một đánh giá trên Foreign Brief

    Manila 'quay xe' với Trung Quốc

    Tổng thống Philippines Marcos gặp người đồng cấp Nhật Bản Fumio Kishida

    Nguồn hình ảnh, Getty Images/Chụp lại hình ảnh, 

    Ông Hun Sen đến Bắc Kinh cũng đúng thời điểm Tổng thống Philippines Marcos gặp người đồng cấp Nhật Bản Fumio Kishida và chứng kiến lễ ký kết 7 thỏa thuận kinh tế và an ninh (9/2)

    Đặt chuyến thăm của Hun Sen trong bối cảnh các nước đều đang có những điều chỉnh chính sách dữ dội mới thấy hết nhãn quan chính trị của ông. Lâu nay, sau mỗi lần tiếp các phái bộ từ Hà Nội, Hun Sen đều yêu cầu phía Việt Nam ngồi lại nghe giải bày những khó khăn của đất nước ông… để Việt Nam cảm thông. 

    Hun Sen đến Bắc Kinh cũng đúng thời điểm Tổng thống Philippines Marcos gặp người đồng cấp Nhật Bản Fumio Kishida và chứng kiến lễ ký kết 7 thỏa thuận kinh tế và an ninh (9/2). Chuyến đi của Marcos diễn ra một tuần sau khi Manila cho phép quân đội Mỹ tiếp cận nhiều hơn với các căn cứ quân sự của Philippines.

    Các thỏa thuận cho thấy có sự sắp xếp lại trong chính sách của Philippines, khác với người tiền nhiệm của Marcos, Rodrigo Duterte, có quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc. Các thỏa thuận sẽ cho phép các cuộc tập trận chung và cung cấp khuôn khổ pháp lý cho việc triển khai quân nhân Nhật Bản tới Philippines trong tương lai. 

    Philippines quan hệ an ninh chặt chẽ hơn với Tokyo nhằm đối trọng với các hoạt động quân sự của Trung Quốc tại các tuyến đường biển Đông Nam Á vốn rất quan trọng để cung cấp cho nền kinh tế của hai nước. Vị trí địa lý của Philippines ở Biển Đông rất quan trọng đối với mục tiêu đó.

    Việt Nam cần 'món ăn gì để tư duy'?

    Đường sắt ở Việt Nam

    Nguồn hình ảnh, Getty Images/ Chụp lại hình ảnh, 

    Các nước cứ “đu dây”: Campuchia và Lào hiện áp dụng rất tốt bài học “đu dây” của Việt Nam. Chỉ khác nhau là Việt Nam “đu” giữa Mỹ và Trung Quốc, thì Lào và Campuchia lại “đu” giữa Trung Quốc và Việt Nam. 

    Các nhà hoạch định chính sách ở Hà Nội có lẽ đã dần hiểu được một tâm lý phổ quát: Việt Nam muốn “thoát Trung” như thế nào thì Campuchia và Lào cũng muốn “thoát Việt” như thế. Cho nên, “đừng làm điều gì anh không muốn người khác “áp” cho mình”. Lời dạy của Không Tử thiết nghĩ phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay. 

    Trong quốc tế chỉ có hai lựa chọn. Nếu mình cũng chỉ chọn vai vế phụ thuộc, bề dưới thì sẽ mất luôn cả “đồng minh chí cốt” một thời. Có lẽ cần phải tạo ra các cơ sở mới về an ninh và phát triển mỗi nước sao cho cả ba thực sự là đối tác “ruột” của nhau. Trong thời đại này, ai muốn Campuchia hay Lào thành “phụ thuộc Việt Nam”, chắc chắn sẽ thất bại. 

    Các nước cứ “đu dây”: Campuchia và Lào hiện áp dụng rất tốt bài học “đu dây” của Việt Nam. Chỉ khác nhau là Việt Nam “đu” giữa Mỹ và Trung Quốc, thì Lào và Campuchia lại “đu” giữa Trung Quốc và Việt Nam. 

    Riêng Hun Sen còn e ngại mình sẽ mất giá trong con mắt của Bắc Kinh khi quan hệ Việt – Trung được cải thiện. Vì thế, ông ta hành động mau lẹ để hoàn tất các căn cứ quân sự Trung Quốc, cả bí mật lẫn công khai, trên đất Chùa Tháp, như đài Mỹ VOA đưa tin.

    Bắc Kinh không chỉ tác động vào quan hệ Việt – Mỹ. Học giả Trung Quốc Ngô Sỹ Tồn gần đây còn bác bỏ thỏa thuận phân định biển Việt Nam – Indonesia. Bởi vì, đàm phán EEZ giữa Indonesia và Việt Nam sẽ thúc đẩy các đàm phán tương tự ở ASEAN mà Trung Quốc không bao giờ muốn ASEAN đoàn kết trong vấn đề Biển Đông. 

    Trở lại các chuyến đi của lãnh đạo Việt Nam. Thiết nghĩ vấn đề không phải là chạy sang Đông hay sang Tây, vấn đề là phải đón được “ngọn triều” thời đại. Trong kháng chiến trước đây, Hà Nội đã biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh quốc tế. 

    Nay không nhẽ chỉ vì 16 chữ vàng, mà bỏ qua cơn địa chấn được cảnh báo? Mỹ và đồng minh đã sẵn sàng chống lại bất kỳ một động thái mạnh nào của Trung Quốc ở châu Á và căng thẳng “khinh khí cầu Trung Quốc” báo hiệu sự cứng rắn tăng lên trong thái độ của Hoa Kỳ. Một chính sách “chậm và chờ” thụ động của Việt Nam liệu có còn khả thi giữa thời biến động?

    https://www.bbc.com/vietnamese


    Không có nhận xét nào