Header Ads

  • Breaking News

    Việt Nam chặn không gian pháp lý của Xã Hội Dân Sự



    GS Mark Sidel. Nguồn: ĐH Wisconsin-Madison

    Khi chúng ta nghĩ về việc sử dụng luật pháp và chính sách để hạn chế xã hội dân sự ở châu Á; Trung Quốc và Ấn Độ là những quốc gia thường được nghĩ đến.

    Ở Trung Quốc dưới thời Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Tập Cận Bình, chúng ta thấy một số tổ chức vận động chính sách bị cấm, những người lãnh đạo của họ bị bắt giữ, nguồn tài trợ nước ngoài bị hạn chế nghiêm trọng và các hoạt động hàng ngày chịu sự giám sát ngày càng gia tăng.

    Ở Ấn Độ dưới thời Thủ tướng Narendra Modi, là người theo chủ nghĩa dân tộc và đạo Hindu, các tổ chức Hồi giáo và dân chúng phải đối mặt với những giới hạn ngày càng nghiêm ngặt hơn. Tài trợ nước ngoài cho các tổ chức phi chính phủ (NGO) trong nước phải tuân theo các quy tắc và thủ tục phức tạp, cả các nhóm vận động trong nước và quốc tế đều gặp rắc rối.

    Nhưng xu hướng đóng cửa không gian dân sự vượt xa hai quốc gia này. Ở Việt Nam, một nhà nước Cộng sản độc đảng, trước đây đôi khi có thái độ linh hoạt hơn đối với xã hội dân sự, nhưng những năm gần đây, không gian cho các hoạt động này đã bắt đầu bị thu hẹp. Ngày nay, Việt Nam là một ví dụ điển hình về nhiều cách thức mà các chính phủ độc tài hoặc phi dân chủ có thể bóp nghẹt xã hội dân sự vào thời điểm mà nó đang chuẩn bị phát triển. Giai đoạn đại dịch COVID càng làm gia tăng các biện pháp kiểm soát này.

    Trước sự ớn lạnh mới này, xã hội dân sự Việt Nam gồm một loạt các tổ chức dịch vụ xã hội (được chính quyền khuyến khích), một số nhóm vận động chính sách (chỉ biết chịu đựng), một lãnh vực từ thiện trong nước đang phát triển, và một số ít các tổ chức xã hội dân sự độc lập luôn bị giám sát chặt chẽ và đôi khi bị hủy bỏ hoặc tổ chức lại.

    Thu nhập gia tăng và sự quan tâm từ những người trẻ tuổi trong công việc phi lợi nhuận đã giúp lĩnh vực này phát triển. Một phần của bối cảnh này vẫn còn, đặc biệt là các tổ chức phi chính phủ phục vụ xã hội và các nhóm từ thiện. Nhưng những tổ chức khác phải đối mặt với áp lực ngày càng gia tăng khi Đảng Cộng sản và chính phủ tăng cường kiểm soát xã hội theo cách tiếp cận của Trung Quốc.

    Việt Nam bắt đầu sử dụng luật thuế và bộ luật hình sự để bỏ tù các nhà lãnh đạo xã hội dân sự với tội danh trốn thuế, tuyên truyền chống nhà nước và “lợi dụng các quyền tự do dân chủ”.

    Những người bị kết án với những cáo buộc bịa ra như vậy, gồm các nhà lãnh đạo của Mạng lưới Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA), cơ quan thúc đẩy quyền của người lao động lớn hơn; bà Ngụy Thị Khanh là người sáng lập Trung tâm Phát triển và Sáng tạo Xanh Hà Nội, là người đã giành được giải thưởng môi trường Goldman, một trong những giải thưởng môi trường uy tín nhất thế giới; và một số nhà hoạt động xã hội dân sự và môi trường nổi bật khác.

    Một số người chỉ trích chính trị và bất đồng chính kiến cũng đã bị bắt và bị kết án trong những năm gần đây, gồm các nhà báo độc lập, các blogger và các nhà hoạt động khác. Và mới tháng trước, Hà Nội đã bỏ tù Giáo sư Hoàng Ngọc Giao, lãnh đạo đôi khi bộc trực và nóng nảy, có nhiều mối quan hệ, của một nhóm xã hội dân sự về chính sách pháp lý, cũng về tội trốn thuế.

    Đôi khi các biện pháp khác được sử dụng để trừng phạt các tổ chức xã hội dân sự độc lập. Năm ngoái, Tổ chức Hướng tới Minh bạch Việt Nam, chi nhánh ở Việt Nam của tổ chức Minh bạch Quốc tế toàn cầu, đã ngừng hoạt động sau khi chính quyền thành phố Hà Nội phạt và đóng trang web của tổ chức này vì sử dụng bản đồ do tổ chức quốc tế cung cấp mà không hiển thị quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ở Biển Đông, thuộc lãnh thổ Việt Nam. Một nhà quan sát viết cho ban Việt ngữ BBC, đặt câu hỏi, liệu mục tiêu thật sự có phải là bịt miệng một tổ chức giám sát tham nhũng độc lập hay không.

    Các tổ chức phi chính phủ bảo trợ – giúp xây dựng năng lực cho các tổ chức phi chính phủ nhỏ hơn, tập hợp họ thành mạng lưới và đôi khi giúp họ gây quỹ – cũng bị Đảng Cộng sản và các cơ quan nhà nước giám sát chặt chẽ hơn. Trong những tháng gần đây, hai tổ chức phi chính phủ có uy tín tại Thành phố Hồ Chí Minh đã bị đóng cửa.

    Các nhà chức trách sử dụng luật hiện hành để thực hiện việc đàn áp của họ, nhưng cũng thực hiện các bước để thắt chặt khuôn khổ pháp lý, trong đó có các tổ chức phi chính phủ hoạt động. Tháng 8 năm 2022, chính phủ trung ương ban hành nghị định mới về đăng ký và quản lý các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (Nghị định số 58/2022/NĐ-CP), thay thế các quy định có từ năm 2012. Nghị định mới thắt chặt đáng kể các hạn chế đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ở Việt Nam, bằng cách thu hẹp định nghĩa về các nhóm được phép, trong khi vẫn giữ nguyên các lệnh cấm mở rộng đối với các hoạt động vi phạm “lợi ích quốc gia”, “trật tự xã hội”, “đạo đức xã hội”, “thuần phong mỹ tục”, “truyền thống” hoặc “đoàn kết dân tộc” của Việt Nam, trong số các quy định khác.

    Nghị định mới cũng làm cho việc đăng ký ở Việt Nam trở nên quan liêu và khó khăn hơn. Quy định rõ ràng rằng, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài không được gây quỹ từ các nguồn địa phương, đồng thời làm rõ và mở rộng các trường hợp trong đó các tổ chức phi chính phủ có thể bị đình chỉ hoặc bị đóng cửa. Cho đến nay, chưa tổ chức nước ngoài nào bị đình chỉ hoặc đóng cửa. Theo nhân viên của các tổ chức phi chính phủ quốc tế ở Việt Nam, nghị định mới chủ yếu được sử dụng để làm chậm quá trình phê duyệt và thu hẹp không gian của các tổ chức này hoạt động ở Việt Nam.

    Mối quan tâm thậm chí còn lớn hơn đối với các tổ chức xã hội dân sự trong nước của Việt Nam là cú hích mới để áp dụng những hạn chế mới đối với đời sống hiệp hội. Mùa hè năm 2022, chính phủ Việt Nam để lấy ý kiến công chúng về dự thảo nghị định mới của chính phủ trung ương, ban hành Quy chế Tổ chức, Hoạt động và Quản lý Hiệp hội. Ngay từ thập niên 1990, các tổ chức phi chính phủ non trẻ của Việt Nam đã bắt đầu thúc đẩy việc gia tăng quyền của Luật về Hội. Nhưng trong nhiều năm, luật như vậy đã bị chặn bởi những người trong đảng cầm quyền và chính phủ, những người phản đối sự phát triển của xã hội dân sự. Giờ đây, quả lắc trong trận chiến trường kỳ này đang đứng về phía các lực lượng hạn chế và dự thảo được công bố sẽ hệ thống hóa một số biện pháp hạn chế gần đây.

    Dự thảo cung cấp các khoản trợ cấp tài chính cho các hiệp hội trực thuộc đảng và chính phủ, củng cố vai trò của đảng trong việc quản lý các hiệp hội, và đưa ra một danh sách mở rộng và mơ hồ về các hoạt động bị cấm, có thể khiến các nhóm xã hội dân sự phải chịu các biện pháp trừng phạt đáng kể.

    Dự thảo quy định cũng làm cho quá trình thành lập tổ chức trở nên khó khăn và phức tạp, đòi hỏi phải có sự chấp thuận của chính phủ đối với nhiều thay đổi về điều lệ, quy tắc hoặc ban lãnh đạo của tổ chức, đồng thời cung cấp nhiều căn cứ để các hiệp hội có thể bị đình chỉ hoặc chấm dứt hoạt động. Một tài liệu dài từ Bộ Nội vụ Việt Nam đã trình bày các điều khoản quy định mở rộng và so sánh chúng với các quy định trước đó.

    Những lời chỉ trích dự thảo luật mới bắt đầu nổi lên ngay lập tức. Tại một hội thảo do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), tổ chức bảo trợ chính thức, tổ chức hội thảo với sự tham dự của nhiều tổ chức phi chính phủ, cũng như các tổ chức nghiên cứu và kinh doanh, những người tham dự đã chỉ ra “nhiều bất cập” trong dự thảo quy định và thúc giục mở rộng phạm vi cho phép, vận động chính sách của các hiệp hội, trong số các khuyến nghị khác.

    Các ý kiến của các tổ chức và công chúng dự kiến sẽ được gửi đến Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – một nhóm xúc tiến kinh doanh chính thức đóng vai trò là cơ quan trung gian cho nhiều ý kiến về dự thảo luật kinh doanh và các luật khác – trước cuối tháng 8 năm 2022. Kể từ đó, dự thảo Quy định vẫn đang được xem xét.

    Nhìn chung, các hoạt động của Việt Nam trong những năm gần đây đã gây áp lực ngày càng gia tăng đối với xã hội dân sự và không gian dân sự, thường sử dụng các biện pháp để điều hành, nhưng đôi khi được dùng để truy tố hình sự. Sự phản kháng đã phần nào bị dập tắt, có thể hiểu được, do lo sợ trở thành nạn nhân kế tiếp. Không gian dân sự khép kín của Việt Nam có thể nằm trong tầm ngắm so với hai nước láng giềng lớn hơn là Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng xu hướng này tương tự [như hai nước láng giềng kia] và đáng ngại.

    ______

    Tác giả: Mark Sidel là giáo sư luật và quan hệ công chúng tại Đại học Wisconsin-Madison và là thành viên hội đồng quản trị tại Trung tâm Quốc tế về Luật Phi Lợi Nhuận.


    Vietnam’s Closing Legal Space for Civil Society

    January 31, 2023

    Volume 3, Number 14


    By Mark Sidel

    When we think about the use of law and policy to restrict civil society in Asia, China and India are the countries that usually come to mind.

    In China under Communist Party General Secretary Xi Jinping, we have seen some advocacy organizations banned, their leaders arrested, foreign funding severely constrained, and day-to-day activities subject to increasing scrutiny.

    In India under Hindu nationalist Prime Minister Narendra Modi, Muslim and grassroots organizations face ever-tighter limits. Foreign funding for domestic non-government organizations (NGOs) is subject to byzantine rules and procedures, and both domestic and international advocacy groups are in trouble.

    But the trend of closing civic space goes far beyond these two countries. In Vietnam, a one-party Communist state that sometimes took a more flexible attitude toward civil society in the past, the space for activities has begun closing in recent years. Today Vietnam is an under-the-radar example of the many ways in which authoritarian or nondemocratic governments can stifle civil society at a time when it is poised to flourish. The COVID era has only accelerated these controls.

    Before the new chill, Vietnamese civil society included a range of social service organizations (which were encouraged by the authorities), some policy advocacy groups (merely tolerated), a growing domestic philanthropic sector, and a handful of independent civil society organizations that were always strictly surveilled and sometimes were dismantled or reorganized.

    Rising incomes and interest from young people in nonprofit work helped the sector flourish. Some pieces of this landscape still remain, particularly social service NGOs and philanthropic groups. But others face increasing pressure as the Communist Party and government intensify social controls in an echo of China’s approach.

    Vietnam has begun using the tax laws and criminal code to jail civil society leaders on charges of tax evasion, anti-state propaganda, and “abusing democratic freedoms.”

    Those convicted on such spurious charges include the leaders of the EU-Vietnam Free Trade Agreement (EVFTA) Network, which has pressed for greater labor rights; Ms. Nguy Thi Khanh, the founder of the Green Innovation and Development Centre in Hanoi, who won the Goldman environmental prize, one of the world’s most prestigious environmental awards; and several other prominent civil society and environmental activists.

    A significant number of political critics and dissidents have also been arrested and convicted in recent years, including independent journalists, bloggers, and other activists. And just last month Hanoi jailed Professor Hoang Ngoc Giao, the sometimes outspoken and irascible leader of a well-connected legal policy civil society group, also on tax evasion charges.

    Sometimes other means are used to punish independent civil society organizations. Last year Towards Transparency in Vietnam, the Vietnam affiliate of the worldwide organization Transparency International, ceased activities after the Hanoi municipal government fined it and shut down its website for using a map provided by the international organization that did not display the Spratly and Paracel Islands in the South China Sea as Vietnamese territory. One observer writing for the BBC Vietnamese service queried whether the real goal was to silence an independent corruption monitoring organization.

    Umbrella NGOs – which help build capacity of smaller NGOs, gather them in networks, and sometimes help them raise funds – also have come under increased scrutiny from Communist Party and state authorities. In recent months two well-respected umbrella NGOs in Ho Chi Minh City have closed their doors.

    Authorities have made use of existing laws to carry out their crackdown, but also have taken steps to tighten the legal framework in which NGOs operate. In August 2022, the central government issued a new decree on the registration and management of foreign NGOs (Decree No. 58/2022/ND-CP), which replaces rules dating back to 2012. The new decree significantly tightens restrictions on foreign NGOs in Vietnam by narrowing the definition of permitted groups while retaining expansive prohibitions against activities that violate Vietnamese “national interests,” “social order,” “social ethics,” “national customs,” “traditions,” or “national unity,” among other provisions.

    The new decree also makes registration in Vietnam more bureaucratic and difficult. It makes clear that foreign NGOs may not raise funds from local sources, and clarifies and expands the circumstances in which NGOs can be suspended or closed. So far, no foreign organizations have been suspended or shut down. According to international NGO staff in Vietnam, the new decree is mostly being used to slow down approval processes and narrow the space available for those organizations to operate in Vietnam.

    Of even more concern for Vietnamese domestic civil society organizations is the renewed push to adopt new restrictions on associational life. In summer 2022, the Vietnamese government released for public comment a new draft central government decree that would promulgate the Regulation on the Organization, Operation and Management of Associations. As early as the 1990s, nascent Vietnamese NGOs began pressing for a rights-enhancing Law on Associations. But for years such legislation was blocked by those in the ruling party and government who opposed the growth of civil society. Now, the pendulum in this long battle is on the side of the restrictive forces, and the draft that was released would codify some of the recent restrictive measures.

    The draft provides financial subsidies for party and government-affiliated associations, strengthens the role of the party in managing associations, and provides an expansive and vague list of prohibited activities that can subject civil society groups to significant sanctions.

    The draft regulation also makes the process of establishing organizations onerous and difficult, requires government approval for many changes to an organization’s charter, rules, or leadership, and provides a wide range of grounds on which associations may be suspended or terminated. A lengthy transmittal document from the Vietnamese Ministry of Home Affairs laid out the expanded regulatory provisions and compared them to earlier regulations.

    Criticisms of the new draft law began to emerge immediately. At a workshop convened by the Vietnam Union of Science and Technology Associations (VUSTA), an official umbrella organization hosting many NGOs as well as research and business organizations, participants pointed out “many shortcomings” in the draft regulation and pressed for an expansion of permitted policy advocacy by associations, among other recommendations.

    Comments from organizations and the public were due to be submitted by the end of August 2022 to the Vietnam Chamber of Commerce and Industry, an official business promotion group that serves as a clearinghouse for many comments on draft business and other laws. Since then the draft Regulation remains under consideration.

    Taken as a whole, Vietnam’s moves in recent years have put increasing pressure on civil society and civic space, usually using regulatory means but occasionally using criminal prosecutions. Resistance has been somewhat muted, understandably, due to fear of becoming the next victim. Vietnam’s closing civic space may fall under the radar compared to its larger neighbors China and India, but the trend is similar and ominous.

    ***

    Mark Sidel is the Doyle-Bascom professor of law and public affairs at the University of Wisconsin-Madison and a board member at the International Center for Not-for-Profit Law.





    Suggested Citation:
    Mark Sidel, “Vietnam’s Closing Space for Civil Society,” in USALI Perspectives, 3, No. 14, Jan. 31, 2023, https://usali.org/usali-perspectives-blog/vietnams-closing-space-for-civil-society.

    Vietnam’s Closing Legal Space for Civil Society

    Asia Sentinel

    Tác giả: Mark Sidel

    Hồ Động Đình, chuyển ngữ

    3-2-2023

    Bài viết đã được dịch và đăng lại từ NYU USALI, ngày 31-1-2023: https://usali.org/usali-perspectives-blog/vietnams-closing-space-for-civil-society

    Song ngữ Việt Anh

    Không có nhận xét nào