Header Ads

  • Breaking News

    Tập Cận Bình và Vladimir Putin muốn gì trước cuộc gặp tại Moscow?


    Theo như chuyến công du của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chính thức đến Nga là nhằm thúc đẩy mối quan hệ song phương giữa hai quốc gia láng giềng và chắc chắn hai chính phủ tuyên bố họ đang trở nên gắn kết hơn bao giờ hết, sau khi Tập Cận Bình vừa đáp xuống sân bay Vnukovo, gần Moscow và được đội quân nhạc cùng Phó thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko ra đón.


    Ngày 20/03/2023, chủ tịch TQ, Tập Cận Bình vừa đáp xuống sân bay Vnukovo gần Moscow và được đội quân nhạc cùng Phó thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko ra đón
    Chiều tối nay giờ Moscow ông Tập và TT Vladimir Putin sẽ ăn tối cùng trong một buổi gặp thân mật, trước lễ đón chính thức và hội đàm cao cấp ngày mai.

    Lần trước, Tổng thống Vladimir Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình đã gặp nhau tại Uzbekistan vào tháng 09/2022 bên lề hội một nghị khu vực.

    Một bài phân tích trên The Independent ngày 18/03 về chuyến công du Nga của Chủ tịch Tập Cận Bình có nội dung:

    "Dù có những lời nồng ấm về 'không có giới hạn' trong mối quan hệ hợp tác, Nga gần như đã ttrở thành nước chư hầu của Trung Quốc."

    Trước đó, BBC News đã đưa tin:

    Chủ tịch Tập Cận Bình đã lên đường đến Nga, chuyến công du đầu tiên của ông đến Moscow kể từ khi cuộc chiến tranh Ukraine bùng phát vào năm ngoái. Dự kiến ông Tập sẽ có các cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

    Biên tập viên tiếng Nga, Steve Rosenberg và phóng viên thường trú tại Trung Quốc, Stephen McDonell đưa ra phân tích mỗi bên đang muốn đạt được gì qua các cuộc hội đàm, và chúng ta biết gì từ mối quan hệ Nga-Trung.



    Putin tìm trợ giúp từ người bạn

    Phân tích của Steven Rosenberg, Biên tập viên chuyên về Nga của BBC

    Hãy tưởng tượng bạn là Vladimir Putin.

    Bạn đã khởi động một cuộc chiến tranh và nó diễn ra không theo kế hoạch; bạn rất bận bịu với các lệnh trừng phạt; và giờ Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) lại phát lệnh bắt giữ nhằm vào bạn với cáo buộc tội ác chiến tranh.

    Đôi khi chính vào những lúc như thế này bạn cần một người bạn.

    Tập Cận Bình bước vào.

    Chủ tịch Tập từng gọi Tổng thống Putin là "người bạn thân" của mình. Hai nhà lãnh đạo có rất nhiều điểm chung; họ đều là những nhà trị vì độc tài, và cả hai đều theo ý tưởng "một thế giới đa cực" không có sự thống trị của Mỹ.

    Tại Moscow, hai nhà lãnh đạo được cho sẽ ký kết một thỏa thuận về "làm sâu sắc mối quan hệ hợp tác toàn diện" giữa hai quốc gia.

    Chuyến thăm cấp nhà nước của vị chủ tịch Trung Quốc là một chỉ dấu rõ ràng về sự hậu thuẫn dành cho Nga và vị tổng thống của nước này, vào thời điểm Điện Kremlin đang chịu sức ép nặng nề từ quốc tế.

    Và mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc giữ vai trò mang tính nền tảng để vượt qua thời gian này.

    "Putin đang dựng nên thành trì riêng của chính mình. Ông ta không còn tin vào Phương Tây nữa - và ông ta sẽ không bao giờ tin một lần nữa," nhà báo Dmitry Muratov, người được trao giải Nobel Hòa Bình 2021 nhận định.

    "Vì vậy, Putin đang tìm kiếm các đồng minh và ra sức biến nước Nga trở thành một phần trong thành trì chung với Trung Quốc, cũng như Ấn Độ, một số nước ở Mỹ Latin và châu Phi. Putin đang dựng nên một thế giới chống Phương Tây của ông ta."



    Trong "thế giới chống Phương Tây" này, Moscow phụ thuộc Bắc Kinh nặng nề - hơn bao giờ hết trong bối cảnh cuộc chiến tranh Ukraine vẫn đang tiếp diễn.

    "Chiến tranh đã trở thành một nguyên tắc tổ chức của nền chính trị trong nước, chính sách ngoại giao và chính sách kinh tế của Nga. Có một sự ám ảnh về việc phá hủy Ukraine," Alexander Gabuev, một nhà nghiên cứu cấp cao từ Carnegie Endowment for International Peace kết luận.

    "Để đạt được điều đó bạn cần vũ khí, tiền bạc và nguồn sống cho nền kinh tế. Trung Quốc cung cấp cho Nga, tối thiểu là các phụ tùng vũ khí, và công nghệ dân sự có thể được dùng cho những mục đích quân sự. Trung Quốc chắc chắn cung cấp tiền."



    Để chống lại các lệnh trừng phạt từ Phương Tây và tìm cách trụ đỡ cho nền kinh tế, Nga đã gia tăng giao thương với Trung Quốc, chủ yếu trong lĩnh vực năng lượng. Dự kiến các đường ống dẫn dầu, khí đốt và năng lượng sẽ nằm trong chương trình nghị sự trong các cuộc hội đàm giữa ông Tập và ông Putin.

    Nhưng một lần nữa, hãy tưởng tượng bạn là Putin. Một năm trước, bạn và Tập đã tuyên bố quan hệ hợp tác "không giới hạn". Nếu như vậy, thì liệu bạn có thể lúc này đây mong chờ Trung Quốc giúp bạn trong cuộc chiến Ukraine, bằng cách cung cấp vũ khí sát thương và mang lại một chiến thắng quân sự cho Moscow? Mỹ tuyên bố Trung Quốc đang cân nhắc thực hiện điều đó. Bắc Kinh đã bác bỏ.

    Người Nga có câu, "cứ đòi hỏi cũng chẳng hại gì" - nhưng điều này không có nghĩ là mong muốn đó sẽ đạt được. Năm ngoái đã cho thấy "quan hệ hợp tác không có giới hạn" đó đã có giới hạn. Cho tới thời điểm này, Bắc Kinh rõ ràng đã chần chừ trong việc hỗ trợ quân sự trực tiếp cho Moscow, với lo sợ có thể kích hoạt các lệnh trừng phạt phụ từ Phương Tây nhằm vào những công ty Trung Quốc. Theo như Bắc Kinh quan ngại: xin lỗi Nga... Trung Quốc là trên hết.

    Đây là một luận điểm đã được nêu thẳng thừng gần đây trong một chương trình trao đổi phát trên truyền hình nhà nước Nga.

    "Trước chuyến công du của ông Tập đến Moscow, một số chuyên gia đã thậm chí hào hứng quá mức," chuyên gia về quân sự Mikhail Khodarenok nói.

    "Nhưng Trung Quốc có thể chỉ có một đồng minh: đó là chính Trung Quốc. Trung Quốc chỉ có một loạt các lợi ích: đó là phục vụ cho Trung Quốc. Chính sách ngoại giao của Trung Quốc hoàn toàn không có chủ nghĩa vị tha."



    Cuộc gặp ban đầu ở Kremlin của hai nhà lãnh đạo TQ và Nga
    Tín hiệu của Tập dành cho Putin chỉ có thể đi theo ba hướng



    Búp bê Matrioshka hình hai ông Tập và Putin bán ở Moscow



    Phân tích của Stephen McDonnell, Phóng viên thường trú tại Trung Quốc của BBC

    Về chính thức, chuyến công du của Tập Cận Bình đến Nga là nhằm thúc đẩy mối quan hệ song phương giữa hai quốc gia láng giềng và chắc chắn hai chính phủ tuyên bố họ đang trở nên gắn kết hơn bao giờ hết.

    Sẽ có những thỏa thuận được ký kết, bữa ăn chung, và hai nhà lãnh đạo cùng đứng chung khung hình.

    Tất cả các chính phủ đều có những chuyến đi như vậy, thế nhưng tại sao chuyến công du này lại thu hút mọi sự quan tâm?

    Vâng, vì một lý do, đây là nhà lãnh đạo của một trong hai siêu cường thế giới vào năm 2023 đã đi thăm đồng minh - vốn là người đã phát động một cuộc xâm lược đẫm máu nhằm vào quốc gia châu Âu khác.

    Nhiều nhà phân tích đã suy ngẫm về việc Trung Quốc có thể làm gì nếu như Nga đang đối mặt với một thất bại rõ ràng và nhục nhã trên chiến trường.

    Chính phủ Trung Quốc nói mình trung lập. Liệu Bắc Kinh có lùi bước và để chuyện đó xảy ra, hay bắt đầu bơm vũ khí để giúp quân đội Nga đạt được lợi thế tốt hơn?

    Sau khi Tập đến Moscow, ông ấy và người đồng cấp Nga có thể trao đổi về những vấn đề khác, nhưng tất cả sự quan tâm sẽ về cuộc khủng hoảng Ukraine.

    Những tín hiệu của ông Tập dành cho Vladimir Putin có thể chỉ đi theo ba hướng sau:

    1. Thời gian cân nhắc để rút lui với một sự dàn xếp nào đó giúp giữ được thể diện

    2. Bật đèn xanh để tiếp tục đi tiếp hoặc tiến tới thậm chí mạnh mẽ hơn

    3. Đối với nhà lãnh đạo Trung Quốc, cả hai hướng này đều không xảy ra

    Trung Quốc đã gây ấn tượng khi đóng vai trò trung gian trong một thỏa thuận thiết lập lại mối hệ ngoại giao giữa Iran và Saudi Arabia. Quốc gia này ngày càng trở nên sẵn sàng hơn bao giờ hết trong việc đặt mình tham gia những vấn đề vượt khỏi bờ cõi quốc gia. Điều này dường như sẽ khiến lựa chọn số ba trở nên không khả thi.

    Với phương án số một, nếu liên quan đến việc Bắc Kinh một lần nữa giành được vị thế của một nhà kiến tạo hòa bình thế giới, theo sau thỏa thuận Iran-Saudi, thì đây sẽ được coi là một thành tựu với Tập Cận Bình.

    Vấn đề chính với các lựa chọn là Trung Quốc sẽ đạt được lợi ích đến mức độ nào.

    Lựa chọn kém hấp dẫn nhất là số hai, nhưng cuộc chiến tranh Ukraine cũng đóng vai trò trong chiến lược địa chính trị của Bắc Kinh.

    Điện Kremlin đang chống lại Phương Tây, vét cạn nguồn lực của Nato và cuộc chiến Ukraine càng kéo dài, thì đây cũng là phép thử đối với công chúng Phương Tây về việc xảy ra thêm cuộc xung đột khác nếu Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa tiến vào chiếm lấy Đài Loan bằng vũ lực.

    Tính toán từ Bắc Kinh có thể là, nếu cuộc chiến tranh Ukraine này càng kéo dài, thì ít người sẽ muốn can dự vào một cuộc chiến tranh khác.

    Tuyên bố của chính phủ Trung Quốc về tính trung lập không tương thích với cách đưa tin từ truyền thông do nhà nước kiểm soát. Các bản tin tối trên truyền hình đưa tin về lập trường của Điện Kremlin và dành phần lớn thời lượng để lên án "Phương Tây" cho "cuộc xung đột". Các bản tin không nói về "một cuộc chiến tranh" và không thể nào mơ đến chuyện đề cập một "cuộc xâm lược" nhằm vào Ukraine.

    Về mặt công khai, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền của tất cả các quốc gia nên được tôn trọng (ví dụ như của Ukraine), nhưng cũng nói đến "những quan ngại an ninh chính đáng" của các quốc gia khác (như Nga) cũng nên được tôn trọng như vậy.

    Thế mà ông Tập không phải thăm Kyiv. Mà chính là Moscow.

    Vì vậy, khi ông Tập rời Moscow trong vài ngày tới, ông Putin hoặc sẽ lo lắng về sự hỗ trợ từ Trung Quốc bị giảm bớt hoặc phấn chấn hơn với sự hỗ trợ từ một trong hai siêu cường mạnh nhất trên hành tinh.

    Khả năng thứ hai dường như sẽ có khả năng xảy ra hơn.

    Không có nhận xét nào