Header Ads

  • Breaking News

    Trung Quốc.sẽ tấn công đất liền Hoa Kỳ ngay khi trận chiến nổ ra tại Châu Á

    Khi phát biểu với các phóng viên hôm thứ Ba tại Bắc Kinh, Ngoại trưởng Trung Quốc Qin Gang, người từng là đại sứ tại Mỹ cho đến cuối năm ngoái, đã khẳng định rằng “xung đột và đối đầu” giữa hai cường quốc hàng đầu sẽ là điều không thể tránh khỏi nếu Washington không thay đổi hướng tiếp cận đối với những vấn đề khó giải quyết giữa hai quốc gia.

    Khi Hoa Kỳ và Trung Quốc thất bại trong việc giải quyết một trong những tranh chấp nghiêm trọng và nhạy cảm nhất trong mối quan hệ song phương của họ—đó là tình trạng của Đài Loan—cả hai quốc gia đang chuẩn bị cho viễn cảnh xung đột toàn diện ở Thái Bình Dương, và không bên nào tích cực tìm cách giải quyết, điều này có thể dẫn đến một kết cục tàn khốc.

    Và mới tuần trước, Bộ trưởng Lục quân Hoa Kỳ Christine Wormuth đã đưa ra một chiến lược về cách Ngũ Giác Đài cần phải “chuẩn bị chiến đấu và giành chiến thắng trong cuộc chiến có thể xảy ra” với Trung Quốc.

    Tuy nhiên, một trận chiến như vậy sẽ đặt ra những thách thức vô cùng phức tạp và độc đáo đối với Hoa Kỳ khi nước này sẽ gặp nhiều khó khăn để di chuyển nhân sự và thiết bị quân sự qua hàng ngàn dặm, băng qua những đại dương lớn nhất thế giới.

    Nhìn chung, Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ có diện tích khoảng 105 triệu dặm vuông, chiếm khoảng một nửa bề mặt Trái đất, phần lớn diện tích là biển khơi.

    Thiếu tướng John Klein, chỉ huy Trung tâm Viễn chinh Không quân Hoa Kỳ, gọi đó là “sự thử thách của khoảng cách” mà người Mỹ cần phải vượt qua để đối đầu trực diện với Trung Quốc.

    Không giống như các khu vực khác trên thế giới có thể khai thác tài nguyên quân sự tại chỗ, khu vực này cần có máy bay hoặc tàu để vận chuyển . Đây là lý do tại sao Hệ thống hỗ trợ di chuyển trên không toàn cầu (GAMSS) của Hoa Kỳ là một phần quan trọng trong mạng lưới hậu cần toàn cầu của Bộ Quốc phòng.

    Khi nổ ra chiến tranh, quân đội giao chiến với kẻ thù thì hệ thống GAMSS sẽ sử dụng các đội Cơ động trên không có thể cung cấp các chức năng hỗ trợ cơ động trên không tại các địa điểm không cố định. Nói cách khác, họ sẽ cung cấp dịch vụ cảng trên không và bảo trì thiết bị tại các địa điểm cơ động, không cố định.

    Các địa điểm như vậy sẽ chứng tỏ vai trò then chốt trong trường hợp xảy ra xung đột cách xa bờ biển Hoa Kỳ sẽ mang đến “sự kết hợp giữa tốc độ, phạm vi, tính linh hoạt và khả năng đáp ứng” mà bất kỳ phương thức vận chuyển nào khác không thể thấy được.

    Thực hiện nhiệm vụ GAMSS là Bộ chỉ huy di động trên không (AMC).

    Hệ thống GAMSS cung cấp cấu trúc nền tảng cho khả năng chiến đấu linh hoạt để bảo đảm chiến thắng.

    Riêng đối với hậu cần của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, gọi tắt là PLA, cũng đã chủ động xây dựng lực lượng của mình với mục đích vừa ngăn chặn một cuộc xung đột tiềm tàng vừa chuẩn bị để giành chiến thắng. Bộ Tư lệnh Mặt trận phía Đông và Bộ Tư lệnh Mặt trận phía Nam, chịu trách nhiệm chính về các hoạt động ở Thái Bình Dương, tổ chức các cuộc tập trận gần như hàng ngày về một loạt các hoạt động trên bộ, trên không và trên biển, bao gồm phòng không, hỏa lực pháo binh và đổ bộ.

    Báo cáo mới nhất của Ngũ Giác Đài về sức mạnh quân sự của Trung Quốc, được công bố vào tháng 11, nhận thấy rằng Lực lượng Hỏa tiễn của Quân đội Trung Quốc đã phóng khoảng 135 hỏa tiễn đạn đạo vào năm 2021 để huấn luyện và tập trận, nhiều hơn cả phần còn lại của thế giới cộng lại, không bao gồm các khu vực xung đột đang hoạt động.

    Và trong khi Hoa Kỳ buộc phải dựa chủ yếu vào các tuyến đường hàng không và đường biển dễ bị tổn thương để vận chuyển nhân sự, đạn dược và hỏa lực, thì mạng lưới đường sắt toàn diện của Trung Quốc cho phép di chuyển tương đối nhanh các lực lượng và vũ khí như hệ thống hỏa tiễn bao trùm các vị trí đóng quân của Hoa Kỳ trên khắp Thái Bình Dương trong tầm bắn, bao gồm đảo Guam, nơi đầu năm nay Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã mở căn cứ mới đầu tiên sau 70 năm.

    Ngay trước khi khai trương căn cứ này, một bài báo trên tờ National Defense News của Quân đội Trung Quốc đã lập luận rằng kế hoạch bảo vệ Guam với căn cứ mới này của Hoa Kỳ có thể đối mặt với “nhiều vấn đề như khó khai triển cơ động và không có khả năng bảo vệ hiệu quả trước máy bay không người lái.”

    Trong khi Trung Quốc có thể chiếm thế thượng phong về mặt địa lý, thì vấn đề “khoảng cách là vấn đề đối với cả hai bên”.

    “Nói chung, khoảng cách đóng vai trò là một lợi thế cho Trung Quốc, và nó là yếu tố ảnh hưởng đến kế hoạch khai triển sức mạnh của Trung Quốc,”. Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó, Mỹ có thể bù đắp cho bất lợi về khoảng cách của mình bằng cách tăng cường khai triển tiền phương ở những nơi như Nhật Bản, Philippines, Nam Hàn cũng như các lực lượng cơ động ở vùng biển xung quanh Trung Quốc.

    Dù vậy, những cơ sở tiền phương ở Nhật Bản, Philippines, Nam Hàn sẽ không thể làm mất đi những bất lợi của các lực lượng Mỹ hoạt động xa đất liền Hoa Kỳ.

    Hiện nay, với mức độ ngờ vực ngày càng tăng và có khả năng gây nguy hiểm cho cả hai bên, các quan chức ở Bắc Kinh và Washington đã cáo buộc bên kia kích động các loại điều kiện có khả năng châm ngòi cho loại xung đột mà cả hai cường quốc nói rằng họ đang cố gắng tránh.

    Ngũ Giác Đài lập luận trong báo cáo quân sự mới nhất của Trung Quốc rằng “các tàu hải quân và máy bay của quân đội Trung Quốc đã cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ các hành vi không an toàn và thiếu chuyên nghiệp ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, có nguy cơ gây ra “tai nạn lớn trong khu vực“.

    Trong khi một cuộc xung đột ở cấp độ có khả năng nổ ra với Trung Quốc không thể so sánh với Mặt trận Thái Bình Dương trong Thế chiến II, những kinh nghiệm gần đây đã cho thấy những nỗ lực nhằm điều chỉnh phản ứng của Không quân Hoa Kỳ trong các tình huống khủng hoảng.

    Khi việc rút quân của Hoa Kỳ khỏi Afghanistan biến thành một cuộc tranh giành Sân bay Quốc tế Hamid Karzai (HKIA) khi Taliban nhanh chóng chiếm thủ đô Kabul, Lực lượng Không quân Hoa Kỳ đã sử dụng các đơn vị phản ứng dự phòng (CR) để hỗ trợ cho cuộc không vận bận rộn.

    Sử dụng những điểm tương đồng với các lực lượng CR, người Mỹ đang làm việc để tạo ra một Nhóm Lực lượng Nhu cầu (DFT) có thể khai triển dưới dạng các Đội Cơ động Trên không (AMT) để điều động quân đội cũng như chỉ huy cuộc chiến từ trên không.

    Điều quan trọng đối với bất kỳ nỗ lực chiến tranh nào của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương sẽ là vai trò của mạng lưới các căn cứ rộng lớn của Hoa Kỳ đã có trong khu vực. Trong số những địa điểm chiến lược quan trọng nhất là Nhật Bản, một cựu thù trong Thế chiến II đã trở thành một trong những đồng minh mạnh mẽ của Hoa Kỳ trong nỗ lực đầu tư vào việc tăng cường vị thế quân sự ở châu Á.

    Có trụ sở tại Okinawa, Trung tướng James Bierman đóng vai trò là tướng chỉ huy của Lực lượng Viễn chinh Thủy quân lục chiến III và Lực lượng Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ tại Nhật Bản. Ông giải thích tầm quan trọng của việc hợp tác cùng với các đồng minh và đối tác, kể cả thông qua nhịp độ ngày càng tăng của các cuộc tập trận chung, cũng như vị trí mà Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đóng vai trò trong nỗ lực này.

    James Bierman nói rằng: “Khi chúng tôi huấn luyện với các đồng minh và đối tác trong khu vực, chúng tôi làm như vậy có mục đích và đó là phục vụ như một phần lực lượng của Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Công việc của chúng tôi là sẵn sàng chiến đấu với bất kỳ kẻ thù tiềm năng nào, chiếm giữ và bảo vệ địa hình hàng hải quan trọng, mở rộng khả năng chỉ huy và kiểm soát, đồng thời thiết lập các hỏa lực chính xác tầm xa để hỗ trợ chống trả và ngăn chặn trên biển, nỗ lực kiểm soát các vùng biển với Hạm đội và Lực lượng chung của các Đồng minh của chúng ta.”

    Lực lượng Viễn chinh Thủy quân lục chiến III (III MEF) được khai triển bên cạnh các đối tác trong Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và cũng đóng vai trò là lực lượng sẵn sàng hỗ trợ các đồng minh và đối tác khác trong khu vực.

    Khái niệm chuỗi đảo được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khi Hoa Kỳ phát triển các chiến lược nhằm kiềm chế một cường quốc cộng sản hàng đầu khác, đó là Liên Xô, một đồng minh cũ của Thế chiến thứ hai, trong những năm đầu của Chiến tranh Lạnh.

    Chiến lược chỉ định chuỗi đảo thứ hai chạy từ mũi cực bắc của nó ở phía đông Quần đảo Bonin và Quần đảo Núi lửa của Nhật Bản về phía Quần đảo Mariana, bao gồm cả lãnh thổ Guam của Hoa Kỳ, nơi có lực lượng máy bay ném bom có ​​khả năng hạt nhân luân phiên và một hạm đội tàu ngầm tấn công nhanh.

    Riêng chuỗi đảo thứ nhất gần bờ biển Trung Quốc hơn, chạy từ một nhóm đảo phía bắc bị chia cắt giữa quyền kiểm soát của Nga và Nhật Bản, qua quần đảo Nhật Bản, bao gồm quần đảo Ryukyu ở cực nam, và đi qua phía đông Đài Loan, phía tây bắc Philippines và kết thúc ở châu Á.

    Quần đảo Trường Sa, nơi tranh chấp bởi một số quốc gia trong khu vực và Trung Quốc.

    Việc Đài Loan được đưa vào chuỗi đảo thứ nhất này là cốt lõi trong mối quan hệ phức tạp của Washington với Đài Bắc, nơi được những người theo chủ nghĩa Quốc gia Trung Quốc thành lập làm thủ đô trên thực tế khi chạy trốn khỏi cuộc nội chiến chống lại những người Cộng sản chiến thắng ở đại lục vào năm 1949. Hoa Kỳ đã công nhận Đài Loan trong ba thập niên và qua hai cuộc khủng hoảng lớn với Trung Quốc, cho đến khi cắt đứt quan hệ có lợi cho Bắc Kinh vào năm 1979.

    Nhưng mối quan hệ này đang ở một trong những điểm khó khăn nhất kể từ đó, khi Washington duy trì sự hỗ trợ chính trị và quân sự không chính thức nhưng ngày càng tăng đối với Đài Bắc trong khi Bắc Kinh tuyên bố Đài Loan là của riêng mình, đe dọa sẽ thống nhất eo biển bằng vũ lực nếu cần thiết. Vấn đề này, càng trở nên trầm trọng hơn bởi những bất đồng về nhân quyền, thương mại và các tranh chấp lãnh thổ khác, đã đẩy quan hệ Mỹ-Trung đến bờ vực.

    Trong bối cảnh địa chính trị bấp bênh này, Trung tướng James Bierman cho biết Thủy quân lục chiến Mỹ nắm giữ hai trách nhiệm chính. “Đầu tiên là hành xử theo cách ngăn chặn hành vi gây hấn, ngăn chặn một cuộc chiến mà tôi nghĩ sẽ là thảm họa đối với khu vực và tất cả các lợi ích tập thể của chúng ta”. “Thứ hai, chúng tôi có trách nhiệm sẵn sàng cho một cuộc xung đột nếu nó xảy ra.”

    Trung Quốc cũng đã chuẩn bị cho một cuộc xung đột như vậy. Chiến tranh Thái Bình Dương, bao gồm cuộc xung đột Mỹ-Nhật trong những năm 1940, là điểm nghiên cứu trọng tâm của Quân đội Giải phóng Nhân dân, và trong số các kết luận quan trọng nhất là cần phải nhắm mục tiêu vào điều mà các nhà nghiên cứu quân sự Trung Quốc coi là “quyền lực mềm của Mỹ ở Thái Bình Dương.”



    Lyle Goldstein, một nhà nghiên cứu học thuyết quân sự của Trung Quốc tại Đại học Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ giải thích rằng “Trung Quốc có các tuyến hậu cần bên trong, nghĩa là tại mọi thời điểm chiến đấu, họ có thể đưa hỏa lực nhanh hơn, trong khi người Mỹ chỉ có những tuyến bên ngoài, di chuyển chậm và gặp nhiều khó khăn hơn.”

    Trung Quốc biết rất rõ lợi thế lớn nhất của họ ở đây là các tuyến hậu cần bên trong lục địa, và họ biết rất rõ về các tuyến hậu cần bên ngoài của người Mỹ như thế nào.

    Ông khuyến nghị Hoa Kỳ nên thận trọng và cần chuẩn bị chu đáo để không bị bất ngờ trong việc điều hướng các vùng biển căng thẳng ở Thái Bình Dương. Ông coi Quân đội Trung Quốc có vị trí thuận lợi để chiếm Đài Loan trong trường hợp xảy ra xung đột, nhưng sẽ gặp khó khăn hơn nếu họ dự định tiến chiếm Philippines, Nhật Bản và Hawaii.

    Lời kết:

    Lyle Goldstein đưa ra nhận xét đáng sợ cho một viễn cảnh xấu nhất, đó là nếu chiến tranh xảy ra tại Đông Nam Á, thì ngày đó cũng có thể là ngày Trung Quốc sẽ tiến hành một cuộc tấn công phủ đầu vào các vị trí của Hoa Kỳ, nhưng không phải là các cơ sở quân sự của Hoa Kỳ ở Nhật Bản, Nam Hàn, Philippines hay xa hơn một chút là Hawaii, Guam mà chính là đất liền Hoa Kỳ.

    Một trận tấn công hạt nhân phủ đầu là điều mà không ai dám nghĩ đến hay sử dụng trước trong một cuộc chiến tranh thông thường ngay cả khi cuộc chiến chỉ mới bắt đầu. Cũng không ai có thể tưởng tượng Trung Quốc có đủ can đảm tấn công lãnh thổ Hoa Kỳ bằng vũ khí hạt nhân. Nhưng thế kỷ 21 này, một thời đại vũ khí công nghệ cao đang phát triển rất nhanh thì bất cứ chiến thuật nào có thể nhanh chóng giành được chiến thắng áp đảo vào đầu cuộc chiến đều có thể được sử dụng.

    Các nhà hoạch định chiến lược của cả hai bên đều đã nghĩ đến điều này trước chúng ta, vì họ biết trong thời đại ý thức hệ bị phân cực nặng nề như hiện nay, một cuộc quyết đấu sinh tử mang tính cách phủ đầu không còn là điều không thể xảy ra mà là khi nào nó sẽ xảy ra.

    Không có nhận xét nào