Header Ads

  • Breaking News

    Chuyện Việt Nam ngày Thứ ba 23 tháng 5 năm 2023

    Quê Hương tổng hợp

    COVID-19 lại tăng, một bệnh nhân tử vong tại Hà Nội

    Lê Thiệt /SGN


    Theo Bộ Y tế, khi đã từng nhiễm COVID-19 và được tiêm vaccine mũi 3, mũi 4 thì khả năng miễn dịch sẽ được khôi phục, duy trì hiệu lực bảo vệ trước nguy cơ nhiễm virus SARS-COV-2 đồng thời hạn chế các tình trạng hậu COVID-19, nếu bị nhiễm – Ảnh: Bộ Y tế Việt Nam 

    Vài ngày trước, Thủ tướng Việt Nam vừa yêu cầu Bộ Y tế phối hợp các bộ, ngành liên quan chuẩn bị hồ sơ theo quy định để chuyển dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B và công bố hết dịch.

    Tuy nhiên, theo tình hình hiện nay, kế hoạch này có thể sẽ bị chậm một thời gian.

    Báo Tuổi Trẻ trích thống kê của Bộ Y tế cho thấy, chỉ trong ngày 22 Tháng Năm, cả nước có 1,222 ca nhiễm COVID-19 mới, có 100 ca nặng, một người tử vong do COVID-19 tại Hà Nội.

    Kể từ đầu dịch COVD-19 đến nay Việt Nam có 11,603,960 ca nhiễm, đứng cao thứ 13/231 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi đ1o với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 120/231 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116,963 người nhiễm).

    Trong ngày 22 Tháng Năm có 304 ca được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số bệnh nhân được điều trị khỏi là 10,635,369 ca. Về tình hình tiêm vắc xin phòng COVID-19, ngày 21 Tháng Năm không có liều vaccine COVID-19 nào được tiêm.

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/05/03-Covid-1.jpg


    Biểu đồ thống kê số ca nhiễm COVID-19 cả nước – Ảnh: Bộ Y tế 

    Một chuyên gia dịch tễ, Bộ Y tế VN, đánh giá số ca nhiễm COVID-19 vẫn có biến động tuy nhiên đang được kiểm soát tốt. Ca COVID-19 mới mặc dù có gia tăng hơn so với giai đoạn trước nhưng chủ yếu vẫn nằm trong nhóm đối tượng người cao tuổi, có bệnh nền.

    Về lý do không tiêm thêm vaccine COVID-19, nhiều người Việt được hỏi cho biết họ sợ bị “mất trí nhớ” khi chích từ mũi thứ ba trở đi, vì nhiều người chích mũi thứ ba cho rằng chính do chích vaccine nhiều, nên trí nhớ của họ bị giảm đáng kể.

    Trong khi đó, WHO không đưa ra bất kỳ cảnh báo nào về phản ứng phụ như thế.

    Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ: Nhố nhăng một lũ hề!

    Lê Thiệt /SGN

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/05/01-Hoi-the-Trung-hieu-1.jpg


    Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ được ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, nhưng không một lãnh đạo đảng nào dám thề. Trong hình: ông Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương đã trao quyết định ghi danh Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho đại diện lãnh đạo quận Tây Hồ ( Ảnh: hanoi.gov.vn) 

    Ngày 22 Tháng Năm, nhiều tờ báo lớn đồng loạt đưa tin “Tối 21 Tháng Năm, lễ kỉ niệm 995 năm Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ và lễ công bố Quyết định ghi danh ‘Hội thề Trung hiếu’ đền Đồng Cổ vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được tổ chức long trọng tại đền Đồng Cổ, quận Tây Hồ, Hà Nội”.

    Theo vnexpress.com, đền Đồng Cổ nằm bên Hồ Tây, Phường Bưởi, Quận Tây Hồ, Hà Nội, được xây dựng năm 1028 đời vua Lý Thái Tông. Vua cho xây đền nhằm răn dạy các quan và dân. Ban đầu, vua lấy ngày 25 Tháng Ba hằng năm tổ chức hội thề, yêu cầu tất cả hoàng thân quốc thích, triều thần văn võ phải tham gia. Tuy nhiên, vì Tháng Ba có ngày quốc kỵ, nên hội thề chuyển sang ngày 4 Tháng Tư (âm lịch) hằng năm.

    Trong ngày hội thề, vua cho đắp đàn cao trước đền, xung quanh cắm cờ xí, giáo gươm. Quan văn võ trong triều đi vào đền, quỳ trước thần vị, đọc lời thề:

    “Vị tử bất hiếu/ Vị thần bất trung/ Thần minh tử chi”

    (Làm con bất hiếu/ Làm tôi bất trung/ Thần minh chu diệt).

    Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ được duy trì qua thời Trần, Lê. Ngày nay, hội thề vẫn được chính quyền quận Tây Hồ và người dân địa phương tổ chức hằng năm, thể hiện tinh thần yêu nước, trung thành, hiếu nghĩa của người Việt.

    Năm nay, hội thề Đồng Cổ diễn ra hai ngày 21-22 Tháng Năm, có sự hiện diện của rất nhiều quan chức cao cấp như: Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Hoàng Đạo Cương, thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch; Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội; Hà Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội; Đỗ Đình Hồng, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao; Lê Thị Thu Hằng, TUV, Bí thư Quận ủy Tây Hồ; Nguyễn Đình Khuyến, Chủ tịch UBND quận; các đại biểu thuộc Sở, Ban, ngành thành phố Hà Nội và phòng, ban, ngành quận Tây Hồ, phường Bưởi cùng các nhà khoa học…

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/05/01-Hoi-the-Trung-hieu-3.jpg


    Chỉ có đám “diễn viên quần chúng” lên đọc ‘lời thề Trung hiếu” tại đền Đồng Cổ. (Ảnh: TTXVN) 

    Tuy nhiên, không có vị nào dám đọc ‘lời thề Trung hiếu” cả!? Người dân có thể hiểu lý do gì mà các vị ấy sợ. Có người nói ngay cả kêu gọi 4 triệu đảng viên thề “không trung với đảng, chết không toàn thây”, chưa chắc đã có người dám thề (!?)

    Điều nhố nhăng khác tại hội thề từ bao năm nay nhưng vẫn không được sửa đổi, đó là trong đền Đồng Cộ thờ “thần Trống Đồng”, và khi thề (dĩ nhiên là diễn viên thề) người ta thề trước ông thần trống đó “cho nó linh”. Thực ra, không có ông thần nào tên “Trống Đồng” cả.

    Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử chỉ ra cái sai này, nhưng những người có trách nhiệm cứ muốn “lộng giả thành chân” suốt bao nhiêu năm qua.

    Theo nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Công, mặc dù từ năm 2011 (Kỉ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội) cho đến nay, ông đã nhiều lên tiếng, đính chính sự ngộ nhận, lầm lẫn này, nhưng những người có trách nhiệm vẫn truyền bá cho cái sai một cách vô tư.

    Đến mức, dù là kết quả của cả một đề tài nghiên cứu, có khai quật khảo cổ học, nhưng cuốn sách “Di tích núi và đền Đồng Cổ” của TS. Lê Ngọc Tạo, cuối cùng vẫn mắc phải sai lầm như bao người khác, khi cho rằng, đền Đồng Cổ thờ “thần Trống Đồng”!

    Có lẽ cuốn sách này đã góp phần không nhỏ trong việc nhân cái sai lên gấp nhiều lần.

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/05/01-Hoi-the-Trung-hieu-2.jpg


    Ban Tổ chức chú trọng đến phần “hội” hơn phần “lễ”, nhưng theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, “Hà Nội đã làm hỏng lễ hội Đền Đồng Cổ. Can thiệp quá sâu, sân khấu hoá thô thiển, thiếu tôn trọng chủ thể lễ hội. Tầm thường hoá một nghi lễ mang tính lịch sử và lâu đời” – Ảnh: CAND 

    Vậy, đền Đồng Cổ thờ ai? Và “thề trung hiếu” là thề với vị thần nào? Ông Hoàng Tuần Công viết:

    “Thưa rằng, đền Đồng Cổ không hề thờ ‘thần Trống Đồng’.

    Đền Đồng Cổ (Đồng Cổ sơn từ) thờ THẦN NÚI ĐỒNG CỔ (Đồng Cổ sơn thần). Còn cái ‘trống đồng’ để trong đền, chẳng qua chỉ là ‘vũ khí’, ‘nhạc khí’, ‘đồ tế khí’… của vị THẦN NÚI ĐỒNG CỔ mà thôi”.

    Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, nhà nghiên cứu văn học, lịch sử, cũng lên tiếng về cái gọi là “lễ hội” này. Ông cho rằng chính quyền Hà Nội đã “làm hỏng lễ hội Đền Đồng Cổ. Can thiệp quá sâu, sân khấu hoá thô thiển, thiếu tôn trọng chủ thể lễ hội. Tầm thường hoá một nghi lễ mang tính lịch sử và lâu đời”.

    Ông nói, khi đã hiểu sai về lịch sử thì không còn lễ hội đúng nữa, mà chỉ là một vở kịch.

    Nói cho cùng, đó là một vở hài kịch vụng về với những tên hề lên múa nhố nhăng, nhằm kiếm vài chục tỷ đồng tiền thuế của bá tánh mà thôi.

    Bộ Ngoại giao VN lên tiếng vụ 9 người Việt nghi nạn nhân buôn người thiệt mạng ở Trung Quốc 

    22/5/2023 

    VOA Tiếng Việt 

    Tiểu thương đi qua một cửa khẩu biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Khu vực biên giới là nơi từ lâu đã có hoạt động buôn bán hàng nông sản và người lao động từ Việt Nam sang tỉnh Quảng Tây tương đối nghèo nàn của Trung Quốc để tìm kiếm vận may.


    Tiểu thương đi qua một cửa khẩu biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Khu vực biên giới là nơi từ lâu đã có hoạt động buôn bán hàng nông sản và người lao động từ Việt Nam sang tỉnh Quảng Tây tương đối nghèo nàn của Trung Quốc để tìm kiếm vận may. 

    Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết đang khẩn trương phối hợp các cơ quan chức năng của Trung Quốc để xác minh nhân thân của 9 người Việt thiệt mạng sau khi một chiếc ô tô 7 chỗ rơi xuống một vách đá gần biên giới Việt Nam - Trung Quốc hôm 19/5.

    Chính quyền thành phố Tĩnh Tây, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, xác nhận chiếc ô tô chở 14 người đã lao xuống một vách đá trên con đường ven núi thuộc khu vực hẻo lánh vào ngày 19/5, theo Global Times.

    Chiếc xe bảy chỗ đã chở gấp đôi số người cho phép.

    Trong số 11 người thiệt mạng, có 9 người mang giấy tờ tùy thân Việt Nam. Ba người may mắn sống sót là 2 người Việt Nam khác và 1 tài xế người Trung Quốc.

    Chính quyền Trung Quốc đang tiến hành một cuộc điều tra vì nghi ngờ vụ tai nạn có liên quan đến buôn người.

    Hãng tin AP cho rằng vụ tai nạn đã việc nêu bật tình trạng dai dẳng của nạn buôn người ở khu vực biên giới Việt Nam – Trung Quốc, nơi từ lâu đã có hoạt động buôn bán hàng nông sản và người lao động từ Việt Nam sang tỉnh Quảng Tây tương đối nghèo nàn của Trung Quốc.

    Trong khi đó, cơ hội việc làm hạn chế ở các khu vực biên giới Việt Nam đã khiến nhiều người Việt tìm kiếm vận may ở những quốc gia có mức lương cao hơn, bao gồm cả những vùng khá giả hơn một chút của Trung Quốc.

    Vụ tai nạn cũng gợi nhớ lại thảm kịch 39 thanh niên Việt Nam là nạn nhân buôn người đã được phát hiện chết ngộp trong một xe container ở vùng đông nam nước Anh vào năm 2019.

    Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 20/5 cho biết các cơ quan ngoại giao Việt Nam tại Nam Ninh đang làm việc với chính quyền địa phương để xác minh thông tin và thực hiện các biện pháp cần thiết, đồng thời yêu cầu phía Trung Quốc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các công dân Việt Nam liên quan đến vụ việc.

    Bộ này nói rằng họ cũng đang phối hợp với các cơ quan chức năng tại Việt Nam để xác minh danh tính các nạn nhân và hỗ trợ gia đình của họ trong việc xử lý hậu sự.

    Vụ thông thầu AIC: VKS đề nghị giảm ba năm tù với cựu giám đốc BV Đồng Nai

    RFA
    23/5/2023


    Vụ thông thầu AIC: VKS đề nghị giảm ba năm tù với cựu giám đốc BV Đồng Nai


    Phan Huy Anh Vũ tại phiên toà cấp phúc thẩm 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngLĐO 

    Ông Phan Huy Anh Vũ, cựu giám đốc Bệnh viện đa khoa Đồng Nai được Viện kiểm sát nhân dân cấp cao Hà Nội xem xét giảm nhẹ án do đã nộp thêm 500 triệu đồng khắc phục hậu quả.

    Đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) Cấp cao tại Hà Nội trong ngày 23/5 được truyền thông loan, đã công bố bản luận tội với các bị cáo có đơn xin giảm nhẹ trong vụ án sai phạm xảy ra tại Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế (Công ty AIC) và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai.

    VKS cho rằng ông Phan Huy Anh Vũ, đại diện chủ đầu tư nhưng vì lợi ích vật chất, đã nhận 14,8 tỉ đồng từ Nguyễn Thị Thanh Nhàn Chủ tịch Công ty AIC (đang bỏ trốn và bị truy nã) để phía công ty này thực hiện việc thông thầu, gây thiệt hại cho nhà nước hơn 152 tỉ đồng.

    Tuy vậy, VKS cho rằng ông Vũ dù không phải bồi thường song đã tích cực tác động đến gia đình nộp thêm 500 triệu đồng để khắc phục hậu quả. Theo đó, Viện Kiểm sát thấy có căn cứ chấp nhận nội dung kháng cáo của ông Vũ. Viện Kiểm sát đề nghị giảm một phần hình phạt với ông Vũ ở tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" và tuyên giảm án 30-36 tháng tù giam, còn hơn bảy năm tù (án sơ thẩm 10 năm). Mức án ở tội "Nhận hối lộ", Viện đề nghị giữ nguyên (9 năm).

    Đối với bị cáo Hoàng Thị Thúy Nga, đồng phạm giúp sức tích cực cho bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn –Chủ tịch công ty AIC, VKS cho rằng án sơ thẩm tuyên có căn cứ và bị cáo không có tình tiết mới do đó VKS đề nghị bác kháng cáo, giữ nguyên mức án 12 năm tù với bà này.

    Nguyên đơn dân sự là Bệnh viện đa khoa Đồng Nai đề nghị yêu cầu bồi thường, phía Công ty AIC tự nguyện bồi thường. Tuy nhiên, theo Viện Kiểm sát, Công ty AIC không còn tài sản đảm bảo cho việc thi hành án.

    Hơn nữa, trong vụ án này, bị cáo Nhàn, Trần Mạnh Hà - cựu Phó Tổng Giám đốc Công ty AIC (đang bỏ trốn) và Nga có vai trò cao nhất, trực tiếp chỉ đạo điều hành.

    "Cấp sơ thẩm tuyên buộc Công ty AIC và ba bị cáo trên liên đới bồi thường là hợp lý", Viện Kiểm sát đánh giá. Vì vậy, VKS nhận định việc tuyên buộc AIC phải bồi thường 15 tỉ đồng là phù hợp nên không có căn cứ chấp nhận kháng cáo của Công ty AIC.


    Không có nhận xét nào